Chương II Thông tư 102/2018/TT-BTC: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 102/2018/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 14/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 08/02/2019 | Số công báo: | Từ số 197 đến số 198 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ngoài các chứng từ kế toán ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, Thông tư này hướng dẫn bổ sung 30 chứng từ kế toán áp dụng cho các cơ quan BHXH.
2. Danh mục, biểu mẫu, giải thích nội dung và phương pháp lập 30 chứng từ kế toán bổ sung tại Khoản 1, Điều này được quy định tại Phụ lục số 01 “Hệ thống chứng từ kế toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam” ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Ngoài các tài khoản (TK) kế toán ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, Thông tư này hướng dẫn bổ sung 15 TK cấp 1 áp dụng cho các cơ quan BHXH như sau:
a) Tài khoản 135- Ứng trước cho NSNN: Tài khoản này sử dụng cho BHXH Việt Nam để phản ánh các khoản phải thu và tình hình thanh toán các khoản phải thu của BHXH Việt Nam với NSNN về các khoản kinh phí đã ứng trước để chi cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm từ nguồn NSNN đảm bảo, chi phí khám chữa bệnh BHYT của đối tượng quân nhân, công an nhân dân do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân phát hành thẻ BHYT và người làm công tác cơ yếu đang công tác tại các Bộ, ngành địa phương trong trường hợp vượt quỹ khám chữa bệnh là chi phí ngoài phạm vi mức hưởng.
b) Tài khoản 139- Phải thu của các đối tượng đóng bảo hiểm: Tài khoản này phản ánh các khoản phải thu và tình hình thanh toán các khoản phải thu về các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng các loại bảo hiểm; phải thu về số chi sai các chế độ bảo hiểm của đối tượng; phải thu bảo hiểm của đối tượng quân nhân, công an nhân dân và các khoản phải thu bảo hiểm khác.
c) Tài khoản 142- Phải thu nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm: Tài khoản này sử dụng cho BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, BHXH huyện phản ánh quan hệ phải thu nghiệp vụ quỹ bảo hiểm giữa cơ quan BHXH cấp trên với cơ quan BHXH cấp dưới hoặc ngược lại về các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm.
d) Tài khoản 145- Phải thu hoạt động đầu tư quỹ: Tài khoản này phản ánh các khoản phải thu về hoạt động đầu tư quỹ như tiền lãi đầu tư tài chính; cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản phải thu khác.
đ) Tài khoản 175- Chi các loại bảo hiểm của tỉnh, huyện: Tài khoản này sử dụng cho BHXH tỉnh, BHXH huyện để phản ánh số chi các loại bảo hiểm từ quỹ bảo hiểm và NSNN đảm bảo cho các đối tượng.
e) Tài khoản 335- Tạm thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng: Tài khoản này dùng cho BHXH tỉnh, BHXH huyện để phản ánh các khoản tạm thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng và các khoản tạm thu khác (nếu có) phát sinh tại cơ quan BHXH.
g) Tài khoản 339- Phải trả của các quỹ bảo hiểm: Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả giữa cơ quan BHXH tỉnh, BHXH huyện với các tổ chức, cá nhân là đối tượng có trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm.
h) Tài khoản 342- Phải trả nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm: Tài khoản này sử dụng cho BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, BHXH huyện phản ánh quan hệ phải trả nghiệp vụ quỹ bảo hiểm giữa cơ quan BHXH cấp trên với cơ quan BHXH cấp dưới hoặc ngược lại về các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm.
i) Tài khoản 343- Thanh toán về chi bảo hiểm với các đơn vị ngoài ngành: Tài khoản này sử dụng ở BHXH tỉnh, BHXH huyện để phản ánh các khoản thanh toán với đại diện chi trả; đơn vị sử dụng lao động; cơ sở khám chữa bệnh; cơ sở dạy nghề; trường học; cơ quan lao động và các khoản phải thanh toán khác.
k) Tài khoản 346- Kinh phí cấp cho cấp dưới: Tài khoản này chỉ mở ở các đơn vị cấp trên để theo dõi tình hình kinh phí đã cấp cho các đơn vị cấp dưới có tổ chức kế toán riêng bằng tiền hoặc hiện vật. Các đơn vị cấp dưới khi nhận được kinh phí của đơn vị cấp trên cấp xuống không phản ánh ở tài khoản này mà phản ánh vào các tài khoản liên quan theo nội dung từng khoản kinh phí đơn vị cấp trên cấp.
l) Tài khoản 375- Thu các loại bảo hiểm của tỉnh, huyện: Tài khoản này sử dụng BHXH tỉnh, BHXH huyện để phản ánh số thu các loại bảo hiểm và lãi chậm đóng các loại bảo hiểm trên địa bàn tỉnh, huyện.
m) Tài khoản 422- Quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư tài chính: Tài khoản này sử dụng ở BHXH Việt Nam để phản ánh sự hình thành và tình hình sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư tài chính của BHXH.
n) Tài khoản 475- Quỹ bảo hiểm: Tài khoản này chỉ sử dụng ở BHXH Việt Nam để phản ánh sự hình thành và tình hình sử dụng các loại quỹ bảo hiểm, bao gồm: quỹ BHXH; quỹ BHYT; quỹ BHTN.
o) Tài khoản 575- Thu các loại bảo hiểm: Tài khoản này chỉ sử dụng ở cơ quan BHXH Việt Nam để phản ánh và tổng hợp số thu các loại bảo hiểm đã thực hiện trên địa bàn cả nước.
p) Tài khoản 675- Chi từ quỹ bảo hiểm: Tài khoản này sử dụng ở BHXH Việt Nam để phản ánh số thực chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng do quỹ BHXH đảm bảo; chi BHYT; BHTN và chi BHXH do NSNN đảm bảo trên địa bàn cả nước.
2. Danh mục tài khoản kế toán, nguyên tắc, kết cấu nội dung, phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu của các TK bổ sung tại Khoản 1, Điều này được quy định tại Phụ lục số 02 “Hệ thống Tài khoản kế toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam” ban hành kèm theo Thông tư này.
Hướng dẫn bổ sung một số nghiệp vụ kinh tế có liên quan được quy định lại Phụ lục số 05 “Hướng dẫn bổ sung một số nghiệp vụ kinh tế” ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Ngoài các sổ kế toán ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, Thông tư này hướng dẫn bổ sung 16 sổ kế toán chi tiết áp dụng cho các cơ quan BHXH.
2. Danh mục, biểu mẫu 16 sổ kế toán bổ sung tại khoản 1 Điều này được quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam” ban hành kèm theo Thông tư này.
Các đơn vị kế toán cơ sở thuộc hệ thống BHXH Việt Nam phải lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho hoạt động tài chính nội ngành của đơn vị theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC.
Đơn vị kế toán cấp trên thuộc hệ thống BHXH Việt Nam phải lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định tại Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày 01/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quy định lập các báo cáo khác liên quan đến hoạt động tài chính nội ngành của đơn vị thì các đơn vị còn phải lập các báo cáo này theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm
a) Đối tượng lập báo cáo
- Các đơn vị kế toán cơ sở thuộc hệ thống BHXH Việt Nam phải lập Báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm theo quy định của Thông tư này.
- Đơn vị kế toán cấp trên thuộc hệ thống BHXH Việt Nam có các đơn vị trực thuộc (BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh) phải tổng hợp báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm từ các đơn vị trực thuộc theo quy định của Thông tư này.
Để tổng hợp số liệu từ các đơn vị trực thuộc, đơn vị kế toán cấp trên phải lập Bảng tổng hợp các chỉ tiêu báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm (Mẫu B01/BTH-QBH, quy định tại phụ lục số 04) để hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm của các đơn vị kế toán cấp dưới trực tiếp thuộc phạm vi lập báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm tổng hợp, đồng thời đơn vị kế toán cấp trên phải xác định các giao dịch nội bộ thuộc hoạt động quỹ bảo hiểm để loại trừ khi tổng hợp. BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn các giao dịch nội bộ phải loại trừ khi tổng hợp báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên đối với hoạt động quỹ bảo hiểm.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm (Mẫu B01/BTH-QBH) được lưu trữ tại đơn vị lập như đối với sổ kế toán.
b) Mục đích của báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm
Báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm của đơn vị kế toán dùng để cung cấp thông tin tài chính về hoạt động các quỹ BHXH, BHYT, BHTN (ngoài hoạt động tài chính nội ngành đã được quy định tại Điều 6 Thông tư này) mà nhà nước giao cho cơ quan BHXH quản lý nhằm cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về hoạt động của các quỹ này.
Báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm của đơn vị kế toán cơ sở còn đồng thời là thông tin cơ sở để tổng hợp báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm của đơn vị kế toán cấp trên trực tiếp.
Báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm tổng hợp do BHXH Việt Nam lập đồng thời được sử dụng để cung cấp thông tin cho KBNN lập báo cáo tài chính nhà nước theo quy định.
c) Thời hạn nộp báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm
Thời hạn nộp báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm do BHXH Việt Nam quy định để đảm bảo thời gian tổng hợp số liệu cho lập báo cáo tài chính nhà nước và báo cáo các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định.
d) Công khai báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm
Báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm được công khai theo quy định của pháp luật kế toán, pháp luật quy định về quỹ BHXH, BHYT, BHTN và các văn bản khác có liên quan.
đ) Danh mục, mẫu biểu, giải thích nội dung và phương pháp lập hệ thống báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm quy định tại Phụ lục số 04 “Hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ quỹ bảo hiểm do hệ thống BHXH Việt Nam quản lý” ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo nghiệp vụ về hoạt động quỹ bảo hiểm
a) Danh mục, mẫu biểu của hệ thống báo cáo nghiệp vụ về hoạt động quỹ bảo hiểm quy định tại Phụ lục số 04 “Hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ quỹ bảo hiểm do hệ thống BHXH Việt Nam quản lý” ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Giải thích nội dung, phương pháp lập và kỳ hạn lập hệ thống báo cáo nghiệp vụ về hoạt động quỹ bảo hiểm do BHXH Việt Nam hướng dẫn nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý và báo cáo cơ quan có thẩm quyền,
c) Ngoài các báo cáo quy định tại chế độ này, các đơn vị trong hệ thống BHXH Việt Nam còn phải lập các báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có). Các yêu cầu báo cáo số liệu khác giữa các đơn vị trong nội bộ hệ thống BHXH do BHXH Việt Nam hướng dẫn phù hợp với yêu cầu quản lý.