Thông tư 08/TT năm 1988 hướng dẫn về khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông do Bộ Giáo dục ban hành
Số hiệu: | 08/TT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Nghiêm Chưởng Châu |
Ngày ban hành: | 21/03/1988 | Ngày hiệu lực: | 21/03/1988 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIÁO DỤC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/TT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 1988 |
HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC KHEN THƯỞNG VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
Kính gởi: |
- Các Sở Giáo dục |
Bộ Giáo Dục đã quy định về quyền hạn, nhiệm vụ học sinh quy định về việc khen thưởng và kỉ luật học sinh các trường phổ thông. Nay Bộ hướng dẫn cụ thể việc khen thưởng và thi hành kỉ luật học sinh phổ thông như sau:
I. Mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc tiến hành việc khen thưởng và thi hành kỉ luật đối với học sinh. Các đối tượng khen thưởng và thi hành kỉ luật:
1. Việc khen thưởng và thi hành kỉ luật đối với học sinh là một trong các biện pháp giáo dục quan trọng trong nhà trường phổ thông, nhằm mục đích:
- Khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên, noi theo các gương tốt để tu dưỡng và rèn luyện bản thân.
- Ngăn chặn không để các hiện tượng sai trái phát triển, giáo dục các học sinh phạm sai lầm, giúp các học sinh này phấn đấu trở thành học sinh tốt.
- Thúc đẩy học sinh tự giác thực hiện quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao ý thức góp phần xây dựng mọi nề nếp, kỷ cương trong nhà trường.
2. Việc khen thưởng và kỉ luật đối với học sinh được thực hiện đúng đắn sẽ góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường phổ thông từng bước thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường và từng cấp học. Muốn vậy, cần phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:
a) Chính xác, khách quan, vô tư, không định kiến, hẹp hòi, tùy tiện.
b) Dân chủ, bình đẳng, có lí có tình đối với mọi học sinh.
c) Lấy giáo dục làm chính, đồng thời giữ nghiêm kỉ luật. Phát huy ưu điểm, bồi dưỡng những nhân tố tích cực, lấy đó làm chỗ dựa để khắc phục những thiếu sót, những biểu hiện tiêu cực.
d) Tiến hành kịp thời những hình thức thích hợp.
e) Tạo ra trong nhà trường và ngoài xã hội một dư luận đúng đắn, ủng hộ cái tốt, phê phán cái sai.
f) Có kế hoạch theo dõi sự tiến bộ và sửa chữa của học sinh phạm lỗi.
g) Khen phải kèm theo hình thức thưởng thích đáng.
3. Đối tượng khen thưởng và thi hành kỉ luật:
Đối tượng khen thưởng là những học sinh gương mẫu, thực hiện nhiệm vụ của mình đã được Bộ quy định. Đối tượng thi hành kỉ luật là những học sinh có khuyết điểm tương đối nghiêm trọng, vi phạm những quy định về nhiệm vụ học sinh đã được Bộ quy định.
Bộ hướng dẫn thực hiện việc khen thưởng như sau:
1. Khen trước lớp:
Những học sinh làm tốt mặt này hoặc mặt khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trong từng tháng hoặc từng học kì qua các biểu hiện sau đây sẽ được khen trước lớp.
a) Có biểu hiện tốt và hành vi đạo đức như:
Nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập và sinh hoạt, có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong học tập và sinh hoạt; tích cực góp phần tham gia vào việc bảo vệ trật tự, trị an trong xã hội, nhặt được của rơi trả lại cho người mất, có thái độ hành vi tốt trong việc cư xử với mọi người v.v…
b) Có biểu hiện tốt về mặt học tập nhu:
Đạt kết quả học tập tốt trong tháng (tất cả các bài được kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết đều đạt từ điểm 7 trở lên)
- Cần cù, vượt khó vươn lên, tiến bộ vượt bậc trong học tập.
- Tích cực giúp đỡ bạn học tập yếu, kém vươn lên và có tiến bộ rõ rệt trong học tập v.v…
c) Có biểu hiện tốt về mặt lao động như:
Hăng hái tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong buổi lao động của nhà trường tổ chức (đi đúng giờ, mang đầy đủ dụng cụ, có ý thức tổ chức kỉ luật và có năng suất cao trong lao động, v.v…)
d) Hăng hái tham gia và đạt được kết quả tốt trong các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao xây dựng tập thể tổ, lớp học v.v…
Ngoài những biểu hiện tốt trên đây, nếu học sinh nào có biểu hiện tốt khác ở mức độ tương đương thì cũng được xét khen trước lớp.
Việc khen trước lớp do giáo viên chủ nhiệm thay mặt Hiệu trưởng thực hiện và khen bằng lời.
Riêng đối với học sinh các lớp cấp 1, ngoài hình thức khen trước lớp trên đây, còn hai hình thức khen thưởng sau đây:
* Thưởng phiếu khen:
Những học sinh lớp 1 và lớp 2, nếu có 1 trong các ưu điểm sau đây thì được thưởng phiếu khen:
- Chăm chỉ và đạt kết quả cao trong học tập.
- Lễ phép với thầy, cô giáo và mọi người trong gia đình, ngoài xã hội.
- Có tiến bộ nhanh trong học tập, trong việc sửa chữa khuyết điểm, sai sót về hành vi nếp sống v.v…
Hình thức khen thưởng này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét và thực hiện từng tháng, sau đó báo cáo để hiệu trưởng biết và theo dõi.
* Ghi tên vào bảng danh dự của lớp:
Những học sinh các lớp cấp 1, nếu phấn đấu đạt 1 trong các thành tích sau đây thì được ghi tên vào bảng danh dự của lớp:
- Đạt kết quả cao nhất lớp về các mặt giáo dục.
- Có thành tích nổi bật đáng nêu gương cho cả lớp về từng mặt giáo dục, v.v… Hình thức khen thưởng này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét và thực hiện 2 tháng 1 lần, mỗi lần từ 3 đến 5 học sinh, sau đó báo cáo để Hiệu trưởng biết và theo dõi.
2. Khen trước toàn trường:
Những học sinh làm tốt mặt này hoặc mặt khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình ở mức cao hơn, đáng nêu gương trước toàn trường thì giáo viên chủ nhiệm lớp có thể đề nghị Hiệu trưởng khen trước toàn trường để phát huy tác dụng chung.
Việc khen trước toàn trường do Hiệu trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức khen thưởng có thể là biểu dương hoặc bằng lời hoặc vừa biểu dương bằng lời vừa cấp giấy khen.
3. Được tặng danh hiệu “học sinh khá” là những học sinh phấn đấu đạt tiêu chuẩn xếp loại khá trở lên về các mặt giáo dục sau mỗi học kì hoặc mỗi năm học theo quy định hiện hành của việc xếp loại các mặt giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm lập danh sách các học sinh đạt tiêu chuẩn “học sinh khá” của lớp mình phụ trách, báo cáo để Hiệu trưởng xét quyết định và cấp giấy khen. Tùy theo khả năng của mình, trường học lớp có thể trao tặng phần thưởng.
4. Được tặng danh hiệu “học sinh giỏi” là những học sinh phấn đấu đạt tiêu chuẩn loại tốt về đạo đức, lao động, thể dục vệ sinh quân sự loại giỏi về văn hóa theo quy định hiện hành về việc xếp loại các mặt giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm lập danh sách các học sinh đạt tiêu chuẩn “học sinh giỏi” của lớp mình phụ trách báo cáo để Hiệu trưởng xét quyết định và cấp giấy khen. Tùy theo khả năng của mình, trường hoặc lớp có thể trao tặng phần thưởng.
5. Được ghi tên vào bảng danh dự của trường là những học sinh tiêu biểu trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, lao động, thể dục thể thao, những học sinh đặc biệt tích cực tham gia hoạt động tập thể, công tác xã hội… ở các cập học phổ thông, kể cả cấp 1. Những học sinh này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách, báo cáo Hiệu trưởng quyết định khen và ghi vào bảng danh dự của trường vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học.
6. Được tặng danh hiệu học sinh xuất sắc là những học sinh cuối cấp học hay bậc học đã liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi trong một cấp học hay bậc học. Những học sinh này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách để Hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục nhà trường xét chọn và đề nghị cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cấp giấy khen hoặc bằng khen và tặng phần thưởng. Học sinh xuất sắc ở các trường PTCS sẽ do Phòng giáo dục tổng hợp, xét chọn. Học sinh xuất sắc ở các trường PTTH sẽ do trường PTTH tổng hợp, xét chọn và đề nghị lên Sở Giáo dục quyết định tặng danh hiệu học sinh xuất sắc của cấp học hay bậc học đồng thời cấp giấy khen hoặc bằng khen và tặng phần thưởng.
7. Được khen thưởng đặc biệt:
a) Những học sinh phổ thông các cấp đạt giỏi trong các kì thi chọn lọc học sinh giỏi cấp huyện quận, tỉnh thành phố và toàn quốc về các bộ môn văn hóa, sẽ được khen thưởng đặc biệt theo quy định sau:
- Học sinh đạt giải ở cấp quận, huyện sẽ được phòng giáo dục cấp giấy khen và tặng phần thưởng.
- Học sinh đạt giải ở cấp tỉnh, thành phố sẽ được Sở giáo dục cấp giấy khen và UBND huyện, quận, thị xã… tặng phần thưởng.
- Học sinh đạt giải ở cấp toàn quốc sẽ được Bộ giáo dục cấp bằng khen và UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương tặng phần thưởng.
- Những học sinh trong đội tuyển quốc gia đi dự học sinh giỏi và thi vô địch trong các kì thi quốc tế sẽ được Bộ giáo dục cấp bằng khen và tặng phần thưởng.
b) Học sinh đạt giải về các bộ môn thể thao trong “Hội khỏe Phù Đổng” và các bộ môn lao động kĩ thuật trong các “Hội thi khéo tay kĩ thuật” ở cấp tỉnh huyện thì Sở giáo dục và Phòng giáo dục cấp giấy khen và tặng phần thưởng.
c) Những học sinh có thành tích đặc biệt, đột xuất (như dũng cảm cứu người bị nạn, dũng cảm đấu tranh bảo vệ tài sản XHCN, đấu tranh chống tiêu cực, chống thiên tai, dịch họa, có sáng chế phát minh trong khoa học, kĩ thuật, v.v…) thì tùy theo ý nghĩa và mức độ tác dụng của hành động, Hiệu trưởng nhà trường sẽ khen thưởng hoặc lập hồ sơ đề nghị lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên (Phòng giáo dục, Sở giáo dục, Bộ giáo dục) khen thưởng.
III. Hình thức thi hành kỉ luật:
Theo qui định của Bộ, việc thi hành kỉ luật đối với học sinh phổ thông phạm khuyết điểm trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình với 5 hình thức, cụ thể vận dụng như sau:
1. Khiển trách trước lớp:
Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ cấp bản thân sẽ bị khiển trách trước lớp:
- Nghỉ học không xin phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Không thuộc bài hoặc làm bài, không chuẩn bị bài đầy đủ do thầy, cô giáo quy định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Đi học không đúng giờ hoặc đi lao động không mang theo dụng cụ lao động mà nhà trường đã qui định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Nói năng thô tục, đánh bạc (chơi số đề) hút thuốc lá…
- Mắc khuyết điểm sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã có tác hại nhất định đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: quay cóp hoặc gà bài cho bạn trong giờ kiểm tra bài, có thái độ kém văn hoá hoặc hành vi thiếu đạo đức đối với thầy cô giáo, đối với cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh, gây mất đoàn kết trong tổ, nhóm học tập, bao che hoặc đồng tình với hành động sai phạm của bạn, không báo cáo với nhà trường những việc làm sai trái của bạn mà mình đã biết để nhà trường có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, hoặc kiểm điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ có tác hại tương đương.
- Việc quyết định khiển trách trước lớp sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn và cán bộ lớp và công bố kịp thời vào buổi sinh hoạt lớp hàng tuần, sau đó giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo Hiệu trưởng để biết va theo dõi.
2. Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường:
- Những học sinh phạm 1 trong các những khuyết điểm sau đây: trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường
- Tái phạm nhiều lần một trong các khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước lớp.
- Mắc khuyết điểm, sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã gây nhiều tác hại ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: ăn cắp bút, sách, tiền bạc, đồ dùng tư trang, … của bạn bè, thầy cô giáo, gia đình hoặc của nhân dân nơi mình ở: gây gổ, đánh nhau với bạn bè và những người ở ngoài nhà trường: tung dư luận xấu, phao tin đồn nhảm; tham gia tuyên truyền các hoạt động mê tín dị đoan; nghe nhạc, xem phim hoặc truyền báo sách báo có nội dung xấu; hoặc mắc các khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương.
- Trong trường hợp học sinh mắc khuyết điểm, sai phạm những điều nhà trường nghiêm cấm, song chưa đến mức độ phải khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường như tái phạm một trong các khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước lớp thì giáo viên chủ nhiệm lớp có thể tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn, cán bộ lớp đề nghị Hiệu trưởng quyết định cho khiển trách trước lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp cần công bố kịp thời kỉ luật đọc trước lớp và thông báo cho cha mẹ học sinh biết để phối hợp giáo dục
- Việc khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ do Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thực hiện
3. Cảnh cáo trước toàn trường:
- Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sai phạm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị Hội đồng kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường
- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm
- Đã nhiều lần trốn học, trốn lao động hoặc quay cóp gà bài cho bạn trong lúc kiểm tra
- Mắc khuyết điểm sai phạm lớn, dù chỉ là một lần, song có tác hại nghiêm trọng như: ăn cắp hoặc cướp giật ở trong và ngoài trường; có lời nói và hành động vô lễ với thầy cô giáo; trêu chọc hoặc có hành vi thô bỉ với phụ nữ, với người nước ngoài; có những biểu hiện rõ ràng về gây rối trật tự an ninh; bị công an tạm giam giữ hoặc thông báo cho nhà trường biết; đánh nhau có tổ chức hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương
- Hình thức kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường sẽ do Hội đồng kỉ luật nhà trường đề nghị. Hiệu trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết
4. Đuổi học một tuần lễ:
- Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trôn cắp, chấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi
- Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục
- Trong thời gian 1 tuần sẽ bị đuổi học, học sinh này phải kiểm điểm và suy nghĩ một cách sâu sắc về những khuyết điểm sai phạm của mình, nếu tỏ ra thành khẩn ăn năn, hối lỗi, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học Hiệu trưởng có thể xét và quyết định cho tiếp tục học. Thời gian học sinh bị đuổi học sẽ được coi là nghỉ học có phép nếu được học lại.
- Nếu trong thời gian bị đuổi học 1 tuần lễ, học sinh mắc khuyết điểm sai phạm không tỏ ra thành khẩn hối lỗi và quyết tâm sửa chữa, thậm chí còn phạm thêm nhiều khuyết điểm sai phạm khác thì Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ đề nghị Hiệu trưởng quyết định đuổi học 1 năm
- Gia đình học sinh có trách nhiệm quản lí và giáo dục con cái trong thời gian học sinh bị đuổi học
5. Đuổi học 1 năm:
- Những học sinh mắc 1 trong các khuyết điểm sai phạm sau đây sẽ bị Hội đồng kỉ luật của nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, có ghi học bạ và thông báo cho gia đình, đồng thời giao cho gia đình, đoàn đội và chính quyền địa phương tiếp tục giáo dục
- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác
- Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương
- Sau khi thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáo ngay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lí là Phòng giáo dục (đối với học sinh cấp 2) và Sở giáo dục (đối với học sinh PTTH) để biết và theo dõi
- Những học sinh sau 1 năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện về tuổi và muốn học lại thì phải làm đơn xin trường cũ xét cho học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương (phường, xã, thị xã, thị trấn, …) về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình về việc giáo dục con mình
- Ngoài hình thức thi hành kỉ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải một trong các sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn, nhắc nhở, … Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau
IV. Tổ chức thực hiện khen thưởng và xử lí kỉ luật
A. Lập hồ sơ khen thưởng:
1. Hồ sơ đối với học sinh được thưởng phiếu khen và ghi tên vào bảng danh dự của lớp (đối với học sinh cấp 1) gồm có danh sách học sinh được giáo viên chủ nhiệm lớp thưởng phiếu khen hoặc ghi tên vào bảng danh dự của lớp
2. Hồ sơ đối với học sinh được khen trước lớp gồm có:
- Ý kiến đề nghị của giáo viên chủ nhiệm lớp
- Ý kiến quyết định của Hiệu trưởng
3. Hồ sơ đối với học sinh được khen trước toàn trường gồm có:
- Báo cáo tóm tắt của giáo viên chủ nhiệm lớp về thành tích của học sinh và ý kiến đề nghị Hiệu trưởng khen
- Những giấy tờ, hồ sơ có liên quan về thành tích của học sinh được đề nghị khen (công văn của đơn vị, cơ quan, đoàn thể đề nghị nhà trường khen về thành tích bảo vệ tài sản XHCN của học sinh hoặc 1 thứ giấy khen, 1 bài báo đã đăng về đức tính thật thà của học sinh đã nhặt được của rơi trả lại cho người mất,…)
- Quyết định khen của Hiệu trưởng kèm theo danh sách học sinhđược khen
4. Hồ sơ đối với học sinh được tặng danh hiệu “học sinh khá”, “học sinh giỏi” và học sinh được ghi tên vào bảng danh dự của trường gồm có:
- Danh sách học sinh đạt danh hiệu “học sinh khá” “học sinh giỏi” của từng lớp học (theo tiêu chuẩn qui định của Bộ giáo dục) sau mỗi học kỳ hoặc cuối năm học
- Danh sách học sinh và ý kiến của giá viên chủ nhiệm lớp đề nghị Hiệu trưởng quyết định hình thức khen thưởng được ghi tên vào bảng danh dự của trường
- Quyết định khen của Hiệu trưởng kèm theo danh sách học sinh được khen đã nói trên
5. Hồ sơ đối với học sinh được tạng danh hiệu “học sinh xuất sắc” gồm có:
- Danh sách học sinh đạt danh hiệu “học sinh xuất sắc” của từng lớp học (theo tiêu chuẩn quy định của Bộ giáo dục) được Hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục nhà trường xét chọn và đề nghị cơ quan quản lý giáo dục cấp trên khen thưởng
- Biên bản xét chọn và ý kiến đề nghị của Hội đống giáo dục nhà trường với cấp trên
- Quyết định khen thưởng của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên kèm theo danh sách học sinh được khen thưởng
6. Hồ sơ đối với học sinh được khen thưởng đặc biệt:
a) Đối với học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi, gồm có:
- Danh sách học sinh của nhà trường đã đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, quận, tỉnh, thành phố, đạc khu trực thuộc Trung ương và toàn quốc về các bộ môn văn hóa, các bộ môn thể thao trong “Hội khỏe Phù đổng”, các bộ môn trong lao động kỹ thuật, trong các “Hội thi khéo tay kỹ thuật” các cấp
- Quyết định khen thưởng các cơ quan quản lí giáo dục các cấp và quyết định tặng phần thưởng của chính quyền các cấp (nếu có)
b) Đối với các học sinh đi dự các kỳ thi quốc tế, gồm có:
- Danh sách học sinh trong các đội tuyển quốc gia đi dự thi giỏi và thi vô địch trong các kỳ thi quốc tế
- Quyết định khen thưởng của Bộ giáo dục
c) Đối với học sinh có thành tích đặc biệt, đột xuất, gồm có 2 loại:
* Khen ở trường:
- Danh sách học sinh của trường có thành tích đặc biệt, đột xuất kèm theo bản thành tích cụ thể của từng học sinh
- Quyết định khen thưởng của Hiệu trưởng
* Cấp trên khen:
- Danh sách học sinh của trường có thành tích đặc biệt, đột xuất (kèm theo bản thành tích cụ thể của từng học sinh) được nhà trường đề nghị bên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên khen thưởng
- Quyết định khen thưởng của cơ quan quản lí cấp trên
B. Lập hồ sơ đề nghị xét kỉ luật (đối với những hình thức kỉ luật tự khiển trách trước Hội đồng nhà trường trở lên)
1. Sau khi phát hiện những học sinh mắc khuyết điểm sai phạm từ mức độ cần đề nghị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường trở lên, giáo viên chủ nhiệm lớp phải lập hồ sơ và báo cáo ngay với Hiệu trưởng và Hội đồng kỉ luật của nhà trường để xét và thi hành kỉ luật kịp thời, qua đó giáo dục chung cho học sinh toàn trường, đồng thời nhà trường phải thông báo cho gia đình học sinh biết để có trách nhiệm phối hợp cùng nhà trường tiến hành giáo dục con em sửa chữa khuyết điểm.
Hồ sơ xét kỉ luật đối với những học sinh phạm lỗi này bao gồm:
- Bản tự kiểm điểm sai phạm của học sinh phạm lỗi (sau khi đã tham khảo ý kiến của tập thể lớp của học sinh phạm lỗi) kèm theo những tài liệu, tang vật nếu có
2. Xét quyết định kỉ luật:
- Trên cơ sở hồ sơ đề nghị, xét kỉ luật do giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo và đề nghị Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ căn cứ vào ý thức phạm lỗi, tính chất và mức độ tác hại của hành động phạm lỗi của từng học sinh mà quyết định hình thức kỉ luật thích đáng (từ mức độ khiển trách trước Hội đồng kỉ luật trở lên).
- Thành phần của Hội đồng kỉ luật nhà trường bao gồm: Hiệu trưởng, đại biểu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoặc đại biểu Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường, Giáo viên chủ nhiệm lớp của học sinh phạm lỗi và hai giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và được Hội đồng giáo dục tín nhiệm về đạo đức cử làm ủy viên của Hội đồng kỉ luật.
- Hiệu trưởng chủ trì các phiên họp của Hội đồng kỉ luật, Hội đồng kỉ luật họp kín khi biểu quyết kỉ luật. Phương thức biểu quyết là bỏ phiếu kín. Cha mẹ học sinh và bản thân học sinh phạm lỗi được mời đến tham dự buổi họp của Hội đồng kỉ luật để nghe báo cáo về khuyết điểm sai phạm của học sinh. Khi Hội đồng kỉ luật bàn bạc và biểu quyết hình thức kỉ luật thì không được tham dự. Hội đồng kỉ luật biểu quyết theo đa số. Riêng đối với hình thức đuổi học phải có ít nhất là 2/3 số thành viên biểu quyết tán thành. Những vụ kỉ luật phức tạp cần được đưa ra trước Hội đồng giáo dục của nhà trường bàn hướng giải quyết trước khi Hội đồng kỉ luật họp để xét và biểu quyết.
- Biên bản thảo luận và biểu quyết của Hội đồng kỉ luật phải được chuyển ngay cho Hiệu trưởng để xét và quyết định kỉ luật. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với Hội đồng kỉ luật phải báo ngay với Phòng giáo dục (cấp PTCS) hoặc Sở giáo dục (cấp PTTH) xét, quyết định và thông báo ngay cho học sinh và gia đình học sinh biết.
3. Thời hạn xét kỉ luật:
- Xét định kì hàng tháng, cuối học kì, cuối năm học.
- Xét đột xuất để thi hành kỉ luật kịp thời nhắm nâng cao tác dụng giáo dục chung cho toàn trường và nhanh chóng hạn chế tác hại của hành động phạm lỗi.
4. Quyền khiếu nại của học sinh và cha mẹ học sinh
Học sinh và cha mẹ học sinh có quyền khiếu nại về kỉ luật của mình từ mức kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường trở lên trong thời hạn một tuần lễ kể từ ngày được thông báo quyết định kỉ luật:
a) Nếu bị kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường hoặc bị đuổi học 1 tuần lễ thì làm đơn khiếu nại với nhà trường. Hiệu trưởng phải xem xét lại vụ kỉ luật và tra lời ngay cho đương sự trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Nếu phát hiện có sai lầm trong việc xét kỉ luật thì Hiệu trưởng phải triệu tập ngay Hội đồng kỉ luật của nhà trường để bàn bạc, xem xét vụ kỉ luật cho thỏa đáng trong phạm vi 1 tuần lễ kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
b) Nếu bị kỉ luật đuổi 1 năm thì có thể làm đơn khiếu nại với nhà trường hoặc cơ quan giáo dục cấp trên (Phòng giáo dục đối với cấp 1, 2; Sở giáo dục đối với cấp PTTH). Hiệu trưởng phải xem xét lại vụ kỉ luật và trả lời ngay cho đương sự trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Nếu phát hiện có sai lầm trong việc xét kỉ luật thì Hiệu trưởng phải triệu tập ngay Hội đồng kỉ luật của nhà trường để bàn bạc xem xét vụ kỉ luật cho thỏa đáng trong phạm vi 1 tuần kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
Phòng, Sở giáo dục sau khi nhận được đơn khiếu nại của học sinh hoặc cha mẹ học sinh phải xem xét lại vụ kỉ luật và trả lời cho đương sự trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
V. Việc giúp đỡ học sinh bị kỉ luật sửa chữa khuyết điểm, xét hạ mức hoặc xóa kỉ luật:
Đối với những học sinh bị kỉ luật, giáo viên chủ nhiệm lớp, các giáo viên bộ môn. Đội thiếu nhi tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tập thể lớp có trách nhiệm theo dõi, tích cực giúp đỡ rèn luyện, sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ.
1. Cuối năm học, Hội đồng kỉ luật của nhà trường dưới sự điều khiển của Hiệu Trưởng sẽ họp để xét quyết định hạ mức hoặc xóa kỉ luật cho học sinh phạm lỗi trong năm học nếu học sinh đó tích cực sửa chữa và có tiến bộ. Học sinh và cha mẹ học sinh được mời đến tham dự cuộc họp này, nhưng khi Hội đồng kỉ luật biểu quyết xóa kỉ luật thì không được tham dự. Việc biểu quyết này sẽ tiến hành bằng bỏ phiếu kín và theo nguyên tắc đa số. Quyết định hạ mức hoặc xóa bỏ kỉ luật phải được công bố tại nơi đã công bố thi hành kỉ luật, đồng thời thông báo cho học sinh và cha mẹ học sinh biết.
Hồ sơ để xét hạ mức hoặc xóa kỉ luật gồm :
a) Bản tự kiểm điểm về quá trình phấn đấu sửa chữa khuyết điểm và mức độ tiến bộ của học sinh phạm lỗi.
b) Đề nghị hạ mức hoặc xóa kỉ luật của giáo viên chủ nhiệm lớp sau khi đã tham khảo ý kiến của tập thể lớp sau của học sinh phạm lỗi.
2. Việc kỉ luật vào học bạ của học sinh chỉ tiến hành vào cuối năm học, sau khi Hội đồng kỉ luật đã họp xét và quyết định hạ mức hoặc xóa kỉ luật cho học sinh phạm lỗi và ghi theo mức kỉ luật mới (nếu được hạ mức) hoặc không ghi kỉ luật (nếu đã được xóa kỉ luật). Chỉ ghi vào học bạ các kỉ luật từ mức bị cảnh cáo trước toàn trường trở lên.
Hội đồng kỉ luật chỉ xét xóa kỉ luật cho những học sinh bị mức kỉ luật từ cảnh cáo trước toàn trường trở lên. Ví dụ:
Một học sinh A, trong học kì I mắc khuyết điểm, sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật quyết định xử lý trước toàn trường. Đến cuối năm học đó, đã cố gắng phấn đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ, học sinh này đã được Hội đồng kỉ luật xét hạ mức kỉ luật từ cảnh cáo trước toàn trường xuống mức độ khiển trách trước Hội đồng kỉ luật. Như vậy, nhà trường không ghi vào học bạ của học sinh này mức độ kỉ luật cảnh cáo nữa.
Các quyết định hạ mức hoặc xóa kỉ luật đối với học sinh phạm lỗi, nhà trường phải thông báo ngay cho gia đình học sinh để phối hợp cùng nhà trường động viên con em tiếp tục phấn đấu tiến bộ hơn nữa.
VI. Việc lưu trữ hồ sơ khen thưởng, kỉ luật và hồ sơ hạ mức hoặc xóa kỉ luật:
1. Hồ sơ khen thưởng:
- Hồ sơ đối với học sinh được thưởng phiếu khen, được ghi tên vào bảng danh dự của lớp hoặc được khen trước lớp sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp lưu giữ tại sổ chủ nhiệm lớp trong thời hạn học sinh đang theo học trong cấp 1.
- Hồ sơ đối với học sinh được khen trước toàn trường, học sinh được tặng danh hiệu “học sinh khá”, “học sinh giỏi”, “học sinh xuất sắc” học sinh được ghi tên vào bảng danh dự của trường, học sinh được khen đặc biệt… sẽ do văn phòng nhà trường lưu giữ lâu dài.
2. Hồ sơ kỉ luật, hồ sơ hạ mức hoặc xóa kỉ luật đối với học sinh cần được bảo quản đầy đủ và lưu giữ lâu dài tại văn phòng nhà trường (đối với những học sinh bị Hội đồng kỷ luật của nhà trường xử lý) và lưu giữ tại sổ chủ nhiệm lớp trong thời hạn học sinh đang theo học ở từng cấp học (đối với những học sinh bị giáo viên chủ nhiệm lớp khiển trách trước lớp).
Trên đây là hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỉ luật đối với học sinh các trường phổ thông áp dụng thống nhất trong cả nước từ năm học 1987 – 1988. Những văn bản thông tư hướng dẫn trước đây trái với thông tư hướng dẫn này đều bãi bỏ.
Các Sở giáo dục phải tổ chức phổ biến nhanh chóng và đầy đủ nội dung thông tư này tới các trường phổ thông để thi hành.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
THE MINISTRY OF EDUCATION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 08/TT |
Hanoi, March 21, 1988 |
GUIDANCE ON COMMENDATION AND DISCIPLINARY ACTIONS APPLIED TO SCHOOL STUDENTS
To: |
- Educational Institutions – Schools under the Ministry of Education. |
The Ministry of Education has defined rights, duties of students, commendation and school disciplinary actions applied to students from grades 1 to 12 (hereinafter referred to as students) and also provide specific guidance on commendation and disciplinary actions applied to students as follows:
I. Purposes, meanings and principles of implementing commendation and disciplinary actions on students given commendation and students facing disciplinary actions respectively:
1. Commendation and disciplinary actions applied to students are one of the important educational measures in schools, aimed at:
- Encouraging students to strive for advancement and follow good role-models for improvement and fulfillment of themselves.
- Preventing the spread of mischief, improper conducts and misleading education to help students strive for becoming good role-models.
- Fostering their self-awareness of the regulations on rights, duties of their own to heighten a sense of contribution to the construction of orders and disciplines in schools.
2. Proper implementation of commendation and disciplinary actions on students shall make a positive contribution to the consolidation and development of “Two goods” emulation movement in schools, gradually achieving targets of training set by schools and individual grades. To accomplish the goals as such, the following principles should be ensured:
a) Being accurate, objective, impartial, unprejudiced, not narrow-minded and unsystematic.
b) Being democratic, equal and sensible toward students
c) Taking education as primary and at the same time strictly keeping discipline. Bringing into play strong points, cultivating positive factors taken as foundations for overcoming shortcomings and negative expressions.
d) Taking appropriate measures punctually.
e) Creating in schools and in society proper public opinions, being in favor of goods and against wrongs.
f) Having a plan to monitor progress and correction made by mischievous students.
g) Commendation should be accompanied with proper rewarding.
3. Students subject to commendation and disciplinary actions:
Those subject to commendation are model students who fulfill duties as stipulated by the Ministry. Those subject to disciplinary actions are students who commit relatively serious mistakes, violating rules on duties of students as stipulated by the Ministry.
The Ministry shall instruct the implementation of commendation as follows:
1. Commendation before class
Those who do good in this area or the other during the execution of their duties in each month or term through the following expressions shall be given commendation before class.
a) Showing good expressions and moral behaviors as follows:
Be enthusiastic about helping friends in learning and daily activities, have a spirit in fighting negative expressions in learning and daily activities; actively participate in the protection of social order and law, return dropped objects to their owners, have good attitudes toward people...
b) Show good expressions in learning such as:
Achieve good school performance outcomes in a month (All exams conducted orally, on a 15-minute, 45-minute basis achieve 7 points and over)
- Be hard-working, overcome difficulties to move forward and show a great progress in learning.,
- Be enthusiastic about helping students with poor performance outcomes to better themselves and achieve an obvious progress in learning...
c) Show good expressions in assigned labor such as:
Actively take part and complete assignments successfully in labor activities organized by schools (punctuality, adequate tools, sense of discipline and productivity in labor...)
d) Actively take part and accomplish good results in activities of performance, sports, construction of team, class collectives...
In addition to good expressions above, any student who shows a similar good expression in other areas shall be considered for being moved up a class.
Commendation before class shall be carried out by head teachers on behalf of headmasters with praises being given.
As for primary students, in addition to aforementioned manner of commendation before class, the two manners below are also applied:
* Commendation paper:
1st and 2nd graders shall be awarded commendation papers if they can show either of the following strong points:
- Be studious and have achieved great outcomes in academic activity.
- Be well-behaved toward teachers and people in families and society.
- Show quick progress in learning, correction of shortcomings in behaviors and lifestyles.
Such manner of commendation shall be considered and executed on a monthly basis, and shall be informed to headmasters for monitoring.
* Enter names on the class' roll of honor
Name of any primary student who strives to make either of the following achievements shall be entered on the class’ roll of honor:
- Make remarkable achievements in all educational areas
- Make outstanding achievements worthy of a class role model in each educational area... Such manner of commendation shall be considered and executed on a two-month basis, from 3 to 5 students each, and shall be informed to headmasters for monitoring.
2. Commendation before school:
For those who do good in this area or the other during the execution of their duties at higher level deserving to be shown as a good example before school, head teachers shall be responsible for sending proposal to headmasters for commendation before school as a way to exert general effects.
Commendation before school shall be decided and implemented by headmasters Manner of commendation can be done by either praises or praises and commendation certificate combined.
3. Titles “Good students” shall be awarded to those who have strived to accomplish good and over grades in educational areas after each term or school year according to applicable regulations on grading in all educational areas.
Head teachers shall be responsible for making a list of students who have achieved “Good students” titles and reporting to headmasters for decision and awarding commendation certificates. Depending on financial resources, reward presentation ceremony can be organized before class or school.
4. Titles “Good students” shall be awarded to those who have strived to accomplish excellent grades in morality, labor, physical education, sanitation, military practices and awareness under applicable regulations on grading in all educational areas.
Head teachers shall be responsible for making a list of students who have achieved “Excellent students” titles and reporting to headmasters for decision and awarding commendation certificates. Depending on financial resources, reward presentation ceremony can be organized before class or school.
5. Entered on the school’s roll of honor shall be names of students who have shown their exceptional abilities in learning, moral improvement and practice, labor activities, physical education, and students who are specially active in participating in collective activities and social works...at all levels, including primary level. Such students shall be listed and reported by head teachers to headmasters for decision about commendation and their names shall be entered on the school’s roll of honor at the end of term and school year.
6. Titles “Exceptional students” shall be awarded to students who have repeatedly achieved “Good students” titles at the end of each level or individual grades. Such students shall be listed and reported by head teachers to headmasters and educational council for selection and submitting proposal to educational management agencies at higher level for awarding commendation certificate or rewards. Exceptional students from lower secondary schools shall be collected, classified and selected by the Educational Office. Exceptional students from upper secondary schools shall be collected, classified and selected by upper secondary schools themselves and submitted to the Services of Education for decision about commendation for exceptional titles and at the same time awarding commendation certificate or rewards.
7. Special commendation:
a) Students who achieve excellence in excellent student selection examinations in cultural subjects at district, municipal, provincial and national levels shall be considered for special commendation under the following regulations:
- Students who win prizes at district level shall be commended and granted rewards by the Educational Office of the district.
- Students who win prizes at municipal and provincial levels shall be awarded commendation certificate by the Services of Education and rewards by people’s committees of districts...
- Students who win prizes at national level shall be awarded commendation certificate by the Ministry of Education and rewards by municipal and provincial people’s committees under the Center.
- Students in the national student team taking part and wining championships in international examinations for excellent students shall be awarded commendation certificate and rewards by the Ministry of Education.
b) Students who win sports contests at “National Phu Dong Sports Festival” and technical labor contests at “Technical Craftsmanship Competition” at district and provincial levels shall be awarded commendation certificate and rewards by the Services of Education.
c) Students with special or unexpected achievements (show bravery in rescuing people in danger, struggling to protect national properties, fighting misconduct, national disaster, epidemics, have some invention in science and technology...), depending on meaning and extent of impact, headmasters shall grant commendation or send proposal to educational management agencies (Educational Office, the Services of Education and Ministry of Education) for commendation.
According to the Ministry’s regulations, disciplinary actions on students committing violations while exercising their rights and duties take the following forms:
1. Giving reprimands before class
Students committing either of the following violations while exercising school rules, rights and duties of their own shall be reprimanded before class:
- Be absent from school three classes and over in a month without leave
- Fail to do homework or lesson preparation three times and over in a month.
- Be absent from school three classes and over in a month without leave
- Use bad language, gambling (betting on the last two numbers of the first prize (national lottery), smoking cigarettes...
- Commit the following violations only once but its effect is exerted powerfully upon the school’s comprehensive education: cheating in exams, having uncultivated attitudes or immoral behaviors toward teachers, parents, friends and people around, causing disunity among class groups and teams, screening or conniving in wrongdoings by friends, failing to report such wrongdoings to headmasters for punctually taking appropriate prevention measures or reviewing other violations of similar nature and adverse effects.
- Decision about giving reprimands before class shall be made by head teachers after consulting with officers of Communist youth branch and class monitors and shall be announced early in weekly class activities, then informed to headmasters for monitoring.
2. Giving reprimands before the student disciplinary panel:
- Students committing either of the following violations while exercising school rules, rights and duties of their own shall be reprimanded before the student disciplinary panel:
- Committing one of the previously reprimanded violations repeatedly
- Commit the following violations only once but its effect is exerted powerfully upon the school’s comprehensive education: pilferage of books, pens, money, jewelry... from friends, teachers, parents, and people around, being fond of picking up a quarrel and exchanging blows with friends and people outside of schools, spreading bad public opinions and untruthful rumors; joining propaganda about superstition; listening, watching or spreading music, movies or reading materials containing negative contents; or commit other violations of similar nature and adverse effects.
- In case students commit such violations but their effects are not so powerful as to be reprimanded before the student disciplinary panel as repeating one of the previously reprimanded violations, head teachers may consult with officers of youth branch, class monitors for sending proposal to headmasters for decision about reprimands before class. Head teachers need to inform the class and parents about the violation for cooperation.
- Giving reprimands before the student disciplinary panel shall be considered and proposed by the student disciplinary panel to headmaster for decision and execution.
3. Warning before school:
- Students committing either of the following violations while exercising school rules, rights and duties of their own shall be given warning before school by the student disciplinary panel:
- Not only fail to correct the misbehavior previously reprimanded by the student disciplinary panel but repeat it.
- Repeatedly play truant, cut classes, evade work or cheat in exams.
- Commit violations only once but its adverse effect is all-pervasive such as stealing or robbery inside and outside of schools; have rude words or misbehaviors toward teachers; tease or have uncivil words toward women and foreigners; show obvious signs of disturbing order and security; get detained by police; participate organized exchanges of blows or commit other violations of similar nature and adverse effect.
- Disciplinary action as warning before school shall be proposed by the student disciplinary panel. Decision and execution shall be made by headmasters. Such disciplinary action shall be recorded in students' school reports and informed to parents.
4. One-week expulsion from school
- As for students who commit misbehaviors previously reprimanded before school but show no remorse or correction exerting negative effects upon other students; or commit violations for the first time but their adverse effects are found serious, hurting reputation, honor of schools, teachers and students... such as theft, mugging, ignite and organize exchanges of blows inflicting injuries on others,...or commit other violations of similar nature and effect, the student disciplinary panel shall consider a proposal to headmasters for decision and disciplinary actions, and at the same time report to educational management agencies for monitoring.
- This form of disciplinary action shall be recorded in students' school reports and informed to parents for cooperation.
- During the expulsion, if students show signs of real remorse or deep acknowledgement of their misbehaviors and prove a great determination to make correction for advancement, headmasters may consider and decide their return to school after the expulsion. Such expulsion period shall be considered as leave of absence if their return to school is accepted.
- During such one-week expulsion, if students not only show no sign of real remorse for their misbehaviors and determination to make correction but also commit more violations, the student disciplinary panel shall consider to send proposal to headmasters for one-year expulsion.
- Concerned families shall be responsible for managing and educating such students during the expulsion.
5. One-year expulsion from school
- Students who commit either of the following violations shall be suggested by the student disciplinary panel to headmasters for one-year expulsion from school, shall be recorded in school reports and informed to families, and at the same time shall be delivered to families, youth unions and local authorities for further education.
- Not only show no sign of real remorse and determination to correct misbehaviors resulting in one-week expulsion but also commit more violations,
- Commit a serious violation only once but such action is found intentional and self-motivated, resulting in pervasive adverse effects and posing danger to social properties and human lives such as participation in organized theft, mugging, debauchery and reactionary...use of weapons (knives, bayonets, guns, grenades...), organize exchanges of blows inflicting injuries on others, get detained by police for criminal acts outside of school or commit other violations of similar nature and effect.
- After a penalty for one-year expulsion takes effect, the school has to formulate adequate documentation and report immediately to Educational Office (with respect to lower secondary school students) and to the Services of Education (with respect to upper secondary school students) for monitoring.
- After one year of expulsion is served, if finding that conditions of age are met and returning to school is desirable, punished students may submit application to old school for consideration and such application must be accompanied by confirmations from local authorities (wards, communes, hamlets...) on the student's self-improvement, and undertakings from families on educating such students.
- In addition to forms of discipline mentioned above, to ensure pedagogy and earnestness of teaching and learning in classes, subject teachers may temporarily suspend learning and report to headmasters on any student who commits either of the following violations: have rude words or discourteous attitudes toward teachers; ignite exchanges of blows with other classmates; cause disturbance in class despite being advised and warned by subject teachers...such students shall be forced out of class until the following period.
IV. Commendation and disciplinary actions
A. Documentation of commendation
1. Documentation of students who are granted commendation certificate and recorded in the class’ roll of honor (with respect to primary school students) shall include a list of students being granted commendation certificate and entered on the class' roll of honor by the head teacher.
2. Documentation of students praised before class include:
- Head teachers’ proposals
- Headmaster’s comments and decision
3. Documentation of students praised before school include:
- Head teacher’s summary report on students’ achievements and proposals to headmaster for commendation
- Papers, documents related to achievements made by students proposed for commendation comprise an official dispatch from units, agencies or unions to the school on the student’s achievement in protection of national properties or some commendation certificate or a press article depicting such student’s honest deed of returning dropped object to its owner...)
- Headmaster’s commendation decision accompanied by a list of students subject to commendation.
4. Documentation of students achieving titles “Good students”, “Excellent students”, and students whose names are entered on the class’ roll of honor comprise:
- List of students achieving titles “Good students” and “Excellent students” (according to standards regulated by the Ministry of Education) after each term or school year.
- List of students on the class’s honor proposed to headmasters for decision about form of commendation accompanied by head teacher’s comments.
- Headmaster’s commendation decision accompanied by a list of commended student mentioned above
5. Documentation of students achieving titles “Exceptional students” comprise:
- List of students achieving title “Exceptional students” (according to standards regulated by the Ministry of Education) to be selected and proposed by headmasters and educational council to educational management agencies for commendation.
- Minutes of selection and educational council’s proposing comments to higher levels
- Educational management agency’s commendation decision accompanied by a list of commended student
6. Documentation of students subject to special commendation:
a) Students wining prizes in excellent student selection examinations comprise:
- List of students who have won prizes in excellent student selection examinations at district, municipal, provincial, special zone and national levels on cultural subjects, physical educations at “National Phu Dong Sports Festival”, and contests in ergonomics at “Technical Craftsmanship Competition” of all levels.
- Commendation decision issued by educational management agency of all levels and reward granting decision (if any) by authorities of all levels.
b) Students participating in international examinations comprise:
- List of students from the national excellent student team participating in international examinations.
- The Ministry of Education’s commendation decision
c) Students making special and unexpected achievements comprise:
* Commendation at school:
- List of students making special and unexpected achievements accompanied by particular achievement table of individual students.
- Headmaster’s commendation decision
* Commendation from upper level:
- List of students making special or unexpected achievements (accompanied by particular achievement table of individual students) to be proposed to educational management agencies for commendation.
- Educational management agency’s commendation decision
B. Documentation of disciplinary actions (Forms of disciplinary actions from reprimands before the student disciplinary panel and over)
1. When finding any student committing misbehaviors from level of reprimands before the student disciplinary panel and over, head teacher should document and report immediately to headmaster and the student disciplinary panel for inspection and enforcement of disciplinary actions. Doing such shall help exert strong influence on all students in general and at the same time report should be sent to concerned parents for cooperation with the school in educating and correcting their misbehaviors.
Documentation of students committing such misbehavior includes:
- Admission made by misbehaving students (after consulting with collectives of the class where misbehaving students learn) accompanied by materials or exhibits (if any)
2. Consideration for disciplinary actions
- Based on considerations and proposals for disciplinary actions made by head teacher and depending on nature and severity of violations committed by individual students, the student disciplinary panel shall decide forms of discipline as appropriate (from level of reprimands before the student disciplinary panel and over).
- The student disciplinary panel comprises headmasters, representatives of Communist Youth Union of Ho Chi Minh City or Ho Chi Minh Young Pioneer Organization of the school, head teachers of misbehaving students and two teachers having experience in education and being appointed as executive members of the panel by council of ethical education.
- Headmasters shall chair meetings with the student disciplinary panel and a private meeting shall be held among members of the panel for voting on a discipline. Method of voting is secret ballot. Parents and misbehaving students shall be invited to the meeting held by the student disciplinary panel for being informed of misbehaviors committed by such students. No one is invited during a private meeting to vote on a discipline. As for expulsion, at least two third of the vote is in favor. As for complicated cases, they should be brought before the school’s educational council for discussion and solution before the student disciplinary panel sits down and votes.
- Minutes of private meeting shall be delivered immediately to the headmaster for examination and decision about a form of discipline. If the headmaster does not agree with the student disciplinary panel, the Office of Education (lower secondary level), or the Services of Education (upper secondary level) should be reported immediately for consideration, decision and the result should be informed immediately to misbehaving students and parents.
3. Time limit for consideration of discipline
- On a monthly, end-of-term, end-of-school year basis.
- Unexpected consideration may be carried out to enforce discipline punctually to improve education in general and quickly restrict adverse effect of the misbehavior.
4. Claimant’s rights of students and parents
Students and parents are entitled to claim their own disciplines from the form of warning before school and over within a period of one week since notice of discipline is released.
a) If forms of discipline such as warning before school or one-week expulsion are given, lodge a complaint with the school. Headmaster shall review the case and reply immediately to the person concerned within a period of three days since the complaint is received. Upon finding any mistake arising from discussion for discipline, the headmaster shall convene the student disciplinary panel immediately for discussion and consideration of the case as appropriate within a period of one week since the complaint is received.
b) If form of one-year expulsion is given, complaints can be lodged with the school or educational management agency (Office of Education with respect to primary and lower secondary level; the Services of Education with respect to upper secondary level) The headmaster shall review the case and reply immediately to the person concerned within a period of three days since the complaint is received. Upon finding any mistake arising from discussion for disciplinary action, the headmaster shall convene the student disciplinary panel immediately for discussion and consideration of the case as appropriate within a period of one week since the complaint is received.
Upon receipt of the complaint lodged by students and parents, the Office, Services of Education shall review the case and reply immediately to the person concerned within a period of fifteen days at the latest since the complaint is received.
V. Helping disciplined students to correct misbehaviors, get mitigation or clearance of punishment
As for disciplined students, head teachers, subject teachers, Ho Chi Minh Young Pioneer Organization, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City and class collectives shall be responsible for keeping a close watch on and actively helping train and correct their misbehaviors for advancement.
1. At the end of school year, the student disciplinary panel, under control of the headmaster, shall hold a meeting to decide mitigation or clearance of punishment for disciplined students in a year if such students show signs of real remorse and advancement. Students and parents are invited to such meetings except private meetings held by the student disciplinary panel to vote on clearance of disciplinary action. Such voting shall be carried out by means of secret ballot and under the majority rule. Decision about mitigation or clearance of punishment shall be announced at the place where the disciplinary action is enforced and be informed immediately to students and parents.
Documentation for mitigation or clearance of punishment
a) Records of disciplined students’ progress in correcting misbehaviors and level of advancement
b) Proposals for mitigation or clearance of punishment made by head teacher after consulting with class collectives of disciplined students.
2. Making disciplinary comments on school reports shall be done at the end of school year after the student disciplinary panel has held a meeting to decide mitigation or clearance of punishment for disciplined students and record a new disciplinary action (in case of mitigation) or no disciplinary action at all (in case of clearance). Only disciplinary actions from warning before school and over are recorded in school reports.
Only students disciplined from warning before school and over are considered for clearance by the student disciplinary panel. For example:
Student A, in the first term, committed a violation and was disciplined before school by the student disciplinary panel. At the end of the school year, after striving to correct his/her misbehaviors for advancement, the disciplinary action incurred by such student was mitigated to reprimands before the student disciplinary panel. Thus, the disciplinary action as warning before school was not recorded in school reports.
Decisions to mitigate or clear disciplinary action with respect to disciplined students shall be informed to student parents for cooperation in encouraging students to continue advancement.
VI. Documentation of commendation, disciplinary actions, mitigation or clearance of punishment
1. Documentation of commendation
- Documentation of students granted commendation certificates, whose names entered on the class’ roll of honor, or commended before class shall be kept in the class’ record book during their learning in primary schools.
- Documentation of students commended before school, granted title “Good student,” or “Excellent students”, “Exceptional students”, students whose names are entered on the school' roll of honor, students granted special commendation....shall be kept permanently in school.
2. Documentation of disciplinary actions, mitigation or clearance of punishment should be appropriately and permanently protected (with respect to students disciplined by the student disciplinary panel) and kept in the class’ record book during their learning in school (with respect to students reprimanded before class by head teachers)
The foregoing is a guidance on commendation and disciplinary actions in schools which is uniform across the country from the school year 1987-1988. Previous documents, guidance which go against this guiding circular shall be abrogated.
All educational establishments shall be responsible for spreading this circular quickly and adequately to schools for execution.
|
PP THE MINISTER OF EDUCATION |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực