Thông tư 05/2015/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng phối hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng trong cho vay có bảo lãnh quy định tại Quyết định 58/2013/QĐ-TTg do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 05/2015/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Đồng Tiến |
Ngày ban hành: | 04/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 18/06/2015 |
Ngày công báo: | 18/05/2015 | Số công báo: | Từ số 551 đến số 552 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
12/02/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng trong cho vay
Bên cho vay, Quỹ bảo lãnh tín dụng và khách hàng có thỏa thuận bằng văn bản để đảm bảo bên cho vay có quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp Quỹ bảo lãnh từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 05/2015/TT-NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng trong cho vay có bảo lãnh (có hiệu lực từ ngày 18/6/2015).
Trong thỏa thuận phối hợp giữa bên cho vay và Quỹ bảo lãnh phải có những nội dung cơ bản như:
- Trình tự phối hợp giữa các bên trong tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và giải quyết nhu cầu vay vốn.
- Nội dung về phối hợp trong việc cung cấp chứng từ giải ngân; thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay…
- Phối hợp trong việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng.
Ngoài ra, Thông tư còn quy định về các nguyên tắc cho vay, chuyển giao và xử lý tài sản bảo đảm…
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2015/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHỐI HỢP VỚI QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÓ BẢO LÃNH CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG THEO QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 58/2013/QĐ-TTG NGÀY 15/10/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư này hướng dẫn các tổ chức tín dụng phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế).
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là bên cho vay).
3. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ bảo lãnh tín dụng bảo lãnh vay vốn theo quy định của Quy chế (sau đây gọi là khách hàng).
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Phối hợp trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Bên cho vay, Quỹ bảo lãnh tín dụng và khách hàng có thỏa thuận bằng văn bản để đảm bảo bên cho vay có quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh trong trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trước khi thực hiện cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, bên cho vay và Quỹ bảo lãnh tín dụng:
a) Căn cứ phương thức tổ chức điều hành hoạt động của từng Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quy chế, thực hiện ký thỏa thuận khung hoặc thỏa thuận từng lần về việc phối hợp cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng (sau đây gọi là Thỏa thuận phối hợp) để thống nhất các nội dung phù hợp với quy định tại Quy chế và pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng;
b) Trường hợp các bên có nhu cầu sửa đổi, bổ sung Thỏa thuận phối hợp đã ký kết thì việc sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện bằng văn bản và là một bộ phận không tách rời của Thỏa thuận phối hợp.
Điều 4. Nội dung Thỏa thuận phối hợp giữa bên cho vay và Quỹ bảo lãnh tín dụng
Thỏa thuận phối hợp giữa bên cho vay và Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
1. Trình tự phối hợp giữa các bên trong việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ (thẩm định độc lập, phối hợp thẩm định, thành lập tổ thẩm định chung,...) và giải quyết nhu cầu vay vốn có bảo lãnh của khách hàng.
2. Các nội dung liên quan đến phối hợp trong việc cung cấp chứng từ giải ngân; thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay và việc hoàn trả nợ vay đảm bảo giám sát được mục đích sử dụng vốn vay, hoàn trả nợ vay của khách hàng theo đúng cam kết tại hợp đồng tín dụng, quy định tại Quy chế và làm căn cứ để Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi phát sinh.
3. Phối hợp trong việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng; các trường hợp dừng giải ngân vốn vay, thu hồi nợ trước hạn khi khách hàng vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, vi phạm hợp đồng bảo lãnh tín dụng hoặc có những dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Các biện pháp thu hồi nợ bên cho vay sẽ áp dụng trong trường hợp đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Quy chế và các quy định của pháp luật.
5. Quy định cụ thể các trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng được từ chối thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh phù hợp với Quy chế, quy định pháp luật liên quan đến khoản vay và khả năng kiểm soát rủi ro của bên cho vay.
6. Trách nhiệm phối hợp của các bên trong chuyển giao quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh cho bên cho vay trong trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
7. Phối hợp cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương thức tổ chức điều hành và thẩm quyền phát hành chứng thư bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho bên cho vay khi có yêu cầu.
8. Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 5. Nguyên tắc cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng đã được Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Quy chế.
2. Bên cho vay xem xét, quyết định cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng được Quỹ bảo lãnh tín dụng bảo lãnh theo quy định pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, các quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Bên cho vay thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
1. Khi khoản vay đến hạn trả nợ (ghi trong hợp đồng tín dụng) hoặc hạn trả nợ cụ thể trong trường hợp thu hồi nợ trước hạn mà khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, bên cho vay xác định rõ nguyên nhân không trả được nợ và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ đã được các bên thống nhất trong Thỏa thuận phối hợp. Trong thời gian 07 ngày làm việc sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ, bên cho vay có văn bản đề nghị kèm theo các hồ sơ, tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan (nếu có) để Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của bên cho vay, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Trong trường hợp từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải có văn bản gửi bên cho vay nêu rõ lý do từ chối. Quá thời hạn này mà Quỹ bảo lãnh tín dụng không có văn bản từ chối thì mặc nhiên được xem là Quỹ bảo lãnh tín dụng đã chấp thuận thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản từ chối của Quỹ bảo lãnh tín dụng, bên cho vay phải có văn bản phản hồi chấp thuận hoặc không chấp thuận việc từ chối của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Quá thời hạn này, bên cho vay được xem là chấp thuận việc từ chối của Quỹ bảo lãnh tín dụng nếu không có văn bản phản hồi gửi Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Điều 7. Chuyển giao và xử lý tài sản bảo đảm
Khi nhận được văn bản của bên cho vay chấp thuận việc từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này mà bên cho vay không có văn bản phản hồi về việc từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh của khách hàng như sau:
1. Trường hợp từ chối thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh: Quỹ bảo lãnh tín dụng chuyển giao ngay quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh của khách hàng cho bên cho vay theo nội dung các văn bản thỏa thuận quy định tại Điều 3 Thông tư này. Bên cho vay hoàn trả bản gốc chứng thư bảo lãnh cho Quỹ bảo lãnh tín dụng ngay sau khi Quỹ bảo lãnh tín dụng đã thực hiện chuyển giao tài sản bảo đảm đầy đủ.
2. Trường hợp từ chối thực hiện một phần nghĩa vụ bảo lãnh:
a) Đối với phần nghĩa vụ bảo lãnh được chấp thuận: Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện ngay việc trả nợ thay cho khách hàng (bao gồm gốc và lãi tương ứng);
b) Đối với phần nghĩa vụ bảo lãnh không được chấp thuận: Quỹ bảo lãnh tín dụng phối hợp với bên cho vay thực hiện xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh của khách hàng. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm sau khi trừ các chi phí liên quan đến quá trình xử lý tài sản bảo đảm, sẽ được thanh toán cho dư nợ của khách hàng tại bên cho vay (phần dư nợ bị từ chối bao gồm cả gốc và lãi tương ứng), phần còn lại sẽ được thanh toán cho dư nợ của khách hàng tại bên bảo lãnh. Trường hợp sau khi hoàn trả đầy đủ nợ gốc, lãi và chi phí phát sinh liên quan đến khoản vay mà số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn thì Quỹ bảo lãnh tín dụng chuyển trả vào tài khoản của khách hàng.
Điều 8. Trách nhiệm của bên cho vay
1. Phối hợp chặt chẽ với Quỹ bảo lãnh tín dụng trong thực hiện cho vay các khách hàng theo quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, đảm bảo an toàn, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
2. Định kỳ hàng tháng (trước ngày 10 của tháng tiếp theo), bên cho vay báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn tổng hợp báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế).
Điều 9. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế:
a) Đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện hoạt động cho vay của bên cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện việc thanh tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm của bên cho vay trong việc chấp hành các quy định tại Quy chế và Thông tư này.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Định kỳ hàng tháng (chậm nhất vào ngày 15 của tháng tiếp theo), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (thông qua Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phối hợp với các Sở, Ban ngành tại địa phương xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương. Trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) để được xem xét, xử lý.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 06 năm 2015.
2. Thông tư số 01/2006/TT-NHNN ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Đối với các hợp đồng tín dụng đã được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng.
Chánh Văn phòng; Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng, doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
ĐƠN VỊ BÁO CÁO: ………………… |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP CÓ BẢO LÃNH CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG THEO NGÀNH KINH TẾ
Tháng …… năm ……..
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-NHNN ngày 04/5/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Ngành kinh tế |
Số doanh nghiệp được chấp thuận cho vay |
Tổng hạn mức tín dụng |
Số tiền giải ngân |
Số tiền thu nợ |
Dư nợ cuối kỳ |
Số tiền QBLTD trả thay lũy kế đến kỳ báo cáo |
Số tiền QBLTD từ chối trả thay lũy kế đến kỳ báo cáo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
Trong kỳ b/c |
Lũy kế |
Trong kỳ b/c |
Lũy kế |
Trong kỳ b/c |
Lũy kế |
Trong kỳ b/c |
Lũy kế |
Tổng số |
Trong đó |
Nợ xấu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
Ngắn hạn |
Trung hạn |
Dài hạn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Nông, lâm nghiệp và thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Công nghiệp và xây dựng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Thương mại và dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Ngành kinh tế khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
(1) + (2) + (3) + (4) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……, ngày …… tháng …. năm…. |
1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức tín dụng
2. Thời gian gửi báo cáo: Trước ngày 10 của tháng tiếp theo tháng báo cáo.
3. Hình thức gửi báo cáo: Báo cáo bằng văn bản.
4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ghi chú:
- Đề nghị ghi rõ họ tên và số điện thoại người lập bảng.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời bằng văn bản hoặc qua số điện thoại 04 38269905.
- Cột (2): Phân loại theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV trong từng thời kỳ (hiện nay là Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/9/2009).
- Cột (4), (6), (8), (10) chỉ tính lũy kế từ thời điểm đầu năm báo cáo đến thời điểm báo cáo.
- Cột (15): Dư nợ xấu bao gồm toàn bộ dư nợ tín dụng thuộc nhóm nợ 3, nhóm nợ 4, nhóm nợ 5 được phân loại theo quy định hiện hành của Thống đốc NHNN.
ĐƠN VỊ BÁO CÁO: ……………………. |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP CÓ BẢO LÃNH CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỊA PHƯƠNG THEO ĐỊA BÀN
Tháng ……… năm ……..
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-NHNN ngày 04/5/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Địa bàn |
Số doanh nghiệp được chấp thuận cho vay |
Tổng hạn mức tín dụng |
Số tiền giải ngân |
Số tiền thu nợ |
Dư nợ cuối kỳ |
Số tiền QBLTD trả thay lũy kế đến kỳ báo cáo |
Số tiền QBLTD từ chối trả thay lũy kế đến kỳ báo cáo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
Trong kỳ b/c |
Lũy kế |
Trong kỳ b/c |
Lũy kế |
Trong kỳ b/c |
Lũy kế |
Trong kỳ b/c |
Lũy kế |
Tổng số |
Trong đó |
Nợ xấu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
Ngắn hạn |
Trung hạn |
Dài hạn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Ngân hàng A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Ngân hàng B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Ngân hàng C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
(1) + (2) + (3) + … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……, ngày …… tháng …. năm…. |
1. Đối tượng áp dụng: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2. Thời gian gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 15 của tháng tiếp theo tháng báo cáo.
3. Hình thức gửi báo cáo: Báo cáo bằng văn bản.
4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ghi chú:
- Đề nghị ghi rõ họ tên và số điện thoại người lập bảng.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời bằng văn bản hoặc qua số điện thoại 04 38269905.
- Cột (4), (6), (8), (10) chỉ tính lũy kế từ thời điểm đầu năm báo cáo đến thời điểm báo cáo.
- Cột (15): Dư nợ xấu bao gồm toàn bộ dư nợ tín dụng thuộc nhóm nợ 3, nhóm nợ 4, nhóm nợ 5 được phân loại theo quy định hiện hành của Thống đốc NHNN
THE STATE BANK OF VIETNAM |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 05/2015/TT-NHNN |
Hanoi, May 4, 2015 |
INSTRUCTING CREDIT INSTITUTIONS TO COLLABORATE WITH CREDIT GUARANTEE FUND IN OFFERING SECURED LOANS OF CREDIT GUARANTEE FUND UNDER THE PROVISIONS OF THE PRIME MINISTER'S DECISION NO. 58/2013/QĐ-TTG DATED OCTOBER 15, 2013
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Government's Decree No. 156/2013/NĐ-CP dated November 11, 2013 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the Government's Decree No. 56/2009/NĐ-CP dated June 30, 2009 on assisting in the development of medium and small enterprises;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 58/2013/QĐ-TTg dated October 15, 2013 on introducing the Charter for establishment, organization and operation of the Credit Guarantee Fund for medium and small enterprises;
At the request of the Director of Economic Sector Credit Department;
The Governor of the State Bank of Vietnam hereby adopts the Circular on instructing credit institutions to collaborate with Credit Guarantee Fund in offering secured loans of Credit Guarantee Fund under the provisions of the Prime Minister's Decision No. 58/2013/QĐ-TTg dated October 15, 2013.
Article 1. Scope of application
This Circular provides instructions for credit institutions to collaborate with Credit Guarantee Fund in offering secured loans of Credit Guarantee Fund in accordance with regulations laid down in the Charter for establishment, organization and operation of Credit Guarantee Fund for medium and small enterprises issued together with the Prime Minister's Decision No. 58/2013/QĐ-TTg dated October 15, 2013 (hereinafter referred to as the Charter).
Article 2. Applicable entities
1. The Credit Guarantee Fund established, organized or operated under the Prime Minister’s Decision No. 58/2013/QĐ-TTg dated October 15, 2013.
2. Credit institutions established and operated under the law on credit institutions (hereinafter referred to as creditor).
3. Medium and small enterprises of which loans secured by the Credit Guarantee Fund under the provisions of the Charter (hereinafter referred to as client).
4. Other relevant organizations or individuals.
Article 3. Collaboration in offering loans secured by the Credit Guarantee Fund
1. The creditor, Credit Guarantee Fund and client shall enter into the written agreement in order to ensure that the creditor shall have the right to receive and deal with collateral if the Credit Guarantee Fund refuses to fulfill their obligation to secure loans in conformity with regulations laid down in this Circular and other relevant laws.
2. Before offering loans secured by the Credit Guarantee Fund, the creditor and the Credit Guarantee Fund are obliged to:
a) Based on the modality of management of operations of specific Credit Guarantee Funds stipulated in Clause 1 Article 12 of the Charter, sign the framework or specific agreement on collaborating in loans secured by the Credit Guarantee Fund (hereinafter referred to as the collaboration agreement) in order to ensure the consistent contents in conformity with regulations enshrined in the Charter and current laws on loans offered to clients by credit institutions;
b) If parties wish to modify or supplement the collaboration agreement which they have concluded, such modification or supplementation must be carried out in writing and become an integral part of this collaboration agreement.
Article 4. Content of the agreement on collaboration between the creditor and the Credit Guarantee Fund
The agreement on collaboration between the creditor and the Credit Guarantee Fund shall consist of the following major contents:
1. Process of collaboration between parties in receiving and verifying applications (independent, collaborative and general collaboration, etc) and dealing with the demand of clients for secured loans.
2. Contents relating to collaboration in provision of revenue allocation documents; inspection and supervision of loan use process, assets acquired from loans and debt repayment in which the purpose of using loans, debt repayment of clients must be managed in conformity with terms and conditions of the credit contract and under the provisions of the Charter, and serve as the basis for the Credit Guarantee Fund's fulfillment of obligation to secure loans which may arise.
3. Collaboration in considering the rescheduling of client's debt repayment; circumstances under which loan disbursement or premature debt collection occurs if clients breach terms and conditions of the credit contract, credit guarantee contract or show signs of violation against laws.
4. Measures to collect debts that the creditor shall take if clients fail to make their debt repayment on the due date or repay a full amount of loan as stipulated in Clause 2 Article 28 of the Charter and other relevant legal regulations.
5. Specific provisions on cases in which the Credit Guarantee Fund shall have the right to refuse part or all of loan guarantee obligation in conformity with the Charter, legal regulations concerning loans and risk control ability of the creditor.
6. Responsibility for collaboration between parties in transferring the right to receive and deal with collateral to the creditor in case the Credit Guarantee Fund refuses to fulfill their guarantee obligation.
7. Collaboration in providing information or records on the Charter for organization and operation of the Credit Guarantee Fund, administration methods and authority of the Credit Guarantee Fund to issue the guarantee certificate to the creditor upon request.
8. Other contents as agreed upon between parties which must conform to legal regulations.
Article 5. Principles of offering loans secured by the Credit Guarantee Fund
1. Investment projects and business plans of clients must be subject to the Credit Guarantee Fund's assessment and loan guarantee decision in accordance with the Charter.
2. The creditor must consider and decide loans in Vietnamese dong for investment projects or business plans of clients guaranteed by the Credit Guarantee Fund under the provisions of current laws on offering loans of credit institutions to clients, provisions laid down in this Circular and other relevant legal regulations.
3. The creditor shall classify debts, set aside and use allowances for risks in accordance with current regulations of the State Bank of Vietnam and relevant laws.
Article 6. Implementation of guarantee obligations
1. If clients fail to repay debts or do not repay a full amount of debts on the due date (defined in the credit contract) or specified deadline for premature debt repayment, the creditor shall clearly identify causes for such failure to repay debts and implement measures to recover debts as agreed upon by parties in the collaboration agreement. Within a period of 07 working days, after necessary measures to collect debts from clients have been implemented but they still fail to repay their debts, the creditor shall send a written request, enclosing valid records, documents or vouchers (if available) to the Credit Guarantee Fund to request their fulfillment of guarantee obligations.
2. Within a permitted period of 10 working days of receipt of such written request from the creditor, the Credit Guarantee Fund is obliged to fulfill their agreed-upon guarantee obligations. If the Credit Guarantee Fund refuses to implement their guarantee obligations, they must send a written explanation in which reasons for such refusal must be clearly stated to the creditor. After the deadline, if the Credit Guarantee Fund has not sent any written refusal, it is automatically implied that the Credit Guarantee Fund has consent to implementation of their agreed-upon guarantee obligations.
3. Within a permitted period of 07 working days of receipt of such written refusal from the Credit Guarantee Fund, the creditor must respond with their agreement or disagreement over this refusal of the Credit Guarantee Fund. After the deadline, it is automatically implied that the creditor has given their consent to the refusal of the Credit Guarantee Fund if they do not have any written response to the Credit Guarantee Fund.
Article 7. Transfer and treatment of collateral
Upon receipt of a written consent of the creditor to the refusal to implement guarantee obligations, or if the creditor has not had any written response to the refusal to implement guarantee obligations after the permitted deadline stipulated in Clause 3 Article 6 hereof, the Credit Guarantee Fund shall carry out the treatment of collateral provided by clients as follows:
1. In case of refusal to implement all of guarantee obligations: the Credit Guarantee Fund shall promptly transfer the right to receive and treat collateral of clients to the creditor under the terms and conditions of agreements stipulated in Article 3 hereof. The creditor shall return the original of guarantee certificate to the Credit Guarantee Fund immediately after the Credit Guarantee Fund has managed to transfer a full amount of collateral.
2. In case of refusal to implement part of guarantee obligations:
a) As for approved portion of guarantee obligations: the Credit Guarantee Fund shall immediately act on behalf of clients to repay their debts (inclusive of equivalent principal and interest);
b) As for disapproved portion of guarantee obligations: the Credit Guarantee Fund shall collaborate with the creditor to treat collateral provided by clients. The sum collected from the treatment of collateral after deducting expenses incurred in the collateral treatment process shall be used to pay for the client's outstanding debts to the creditor (disapproved portion of outstanding debts including equivalent principal and interest), and the remaining portion of this sum shall be used for paying the outstanding debt of clients to the guarantor. If the sum collected from the collateral treatment is not used up after the full repayment of principal or interest and expenses incurred from loans, the Credit Guarantee Fund shall deposit this residual sum in the client’s accounts.
Article 8. Responsibility of the creditor
1. Closely cooperate with the Credit Guarantee Fund in offering loans to clients under the provisions of this Circular, relevant regulations, and ensuring the safety and compliance with legal regulations.
2. Send a monthly report (before the 10th day of the subsequent month) on loans offered to medium and small enterprises secured by the Credit Guarantee Fund to the State Bank of Vietnam (Economic Sector Credit Department) according to the Appendix No. 01 enclosed herewith.
3. In the course of implementation, if there is any difficulty that may arise, report to the State Bank of Vietnam (Economic Sector Credit Department).
Article 9. Responsibility of affiliates of the State Bank of Vietnam
1. Economic Sector Credit Department:
a) Act as the focal point to monitor and report the creditor's offer of loans secured by the Credit Guarantee Fund to medium and small enterprises;
b) Preside over and collaborate with relevant organizations in dealing with any difficulty that may arise in the course of implementing this Circular.
2. Bank Supervision and Inspection Agency and Supervision and Inspection Agency for State Bank Branches, shall be charged with inspecting, supervising and handling, within their jurisdiction, violations committed by the creditor against compliance with regulations laid down in the Charter and this Circular.
3. The State Bank Braches of centrally-affiliated cities and provinces shall assume their responsibility as follows:
a) Send a monthly report (not later than the 15th day of the subsequent month) on the offer of loans to medium and small enterprises secured by the Credit Guarantee Fund in their areas to the State Bank of Vietnam (forwarded by the Economic Sector Credit Department) according to the Appendix No. 02 enclosed herewith;
b) Collaborate with local Departments and agencies in handling any difficulty that may arise in the course of offering loans secured by the Credit Guarantee Fund in their areas. If this falls outside of their competence, promptly report to the People’s Committee of centrally-affiliated cities and provinces, the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam (Economic Sector Credit Department) for their consideration and possible solutions.
1. This Circular shall come into force as from June 18, 2015.
2. The Circular No. 01/2006/TT-NHNN of the State Bank of Vietnam dated February 20, 2006 on providing guidance on several contents of contribution of capital for establishment of the Fund for medium and small enterprise credit guarantee shall terminate its validity as from the effective date of this Circular.
3. Credit contracts which have been signed before the effective date of this Circular shall be uninterruptedly executed till the end of its validity.
The Office Chief; the Director of the Economic Sector Credit Department; the Head of affiliates of the State Bank; the Director of the State Bank Branches of centrally-affiliated cities and provinces; the Chairperson of the Board of Directors and the Board of Members and the Director General (Director) of credit institutions, the Credit Guarantee Fund, and medium and small enterprises as loan clients, shall be responsible for implementing this Circular.
|
PP. THE GOVERNOR |
REPORTER:....................... |
Appendix No. 01 |
REPORT ON OFFER OF LOANS SECURED BY THE CREDIT GUARANTEE FUND TO ENTERPRISES BY ECONOMIC SECTORS
Date (mm, yyyy)……………..
(Issued together with the Circular No. 05/2015/TT-NHNN of the State Bank of Vietnam dated May 4, 2015)
Unit: VND million
No. |
Economic sector |
Number of enterprises obtaining loaning approval |
Total credit limit |
Disbursed sum |
Collected debt sum |
Closing balance of outstanding debts |
CGF’s payment accrued till the reporting period |
CGF’s refused payment accrued till the reporting period |
||||||||
Within the reporting period |
Accrued |
Within the reporting period |
Accrued |
Within the reporting period |
Accrued |
Within the reporting period |
Accrued |
Total |
In which |
Bad debt |
|
|
||||
Short term |
Medium term |
Long term |
|
|
|
|||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
1 |
Agriculture, forestry and fishery |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Industry and construction |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Trade and service |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Other economic sectors |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
(1) + (2) + (3) + (4) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
............,date........... |
1. Applicable entities: Credit institutions
2. Reporting deadline: Ahead of the 10th day of the month following the reporting month.
3. Reporting method: Written report.
4. Report-receiving organization: Economic Sector Credit Department - the State Bank of Vietnam.
Note:
- Please specify the full name and telephone number of the reporter.
- In the course of implementation, if there is any difficulty, please notify us in writing or call us at 04 38269905.
- Column (2): Classification according to the Government’s regulations on assisting in the development of small and medium enterprises for specific periods (currently the Decree No. 56/2009/NĐ-CP dated September 30, 2009).
- At column (4), (6), (8) and (10), the accrued sum shall only be calculated from the beginning of the reporting year to the reporting date.
- Column (15): Bad outstanding debts shall include all of outstanding debts classified into group 3, 4 and 5 in accordance with current regulations of the Governor of the State Bank.
REPORTER:....................... |
Appendix No. 02 |
REPORT ON OFFER OF LOANS SECURED BY THE LOCAL CREDIT GUARANTEE FUND TO ENTERPRISES BY LOCALITIES
Date (mm, yyyy)……………..
(Issued together with the Circular No. 05/2015/TT-NHNN of the State Bank of Vietnam dated May 4, 2015)
Unit: VND million
No. |
Locality |
Number of enterprises obtaining loaning approval |
Total credit limit |
Disbursed sum |
Collected debt sum |
Closing balance of outstanding debts |
CGF’s payment accrued till the reporting period |
CGF’s refused payment accrued till the reporting period |
||||||||
Within the reporting period |
Accrued |
Within the reporting period |
Accrued |
Within the reporting period |
Accrued |
Within the reporting period |
Accrued |
Total |
In which |
Bad debt |
|
|
||||
Short term |
Medium term |
Long term |
|
|
|
|||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
1 |
Bank A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Bank B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Bank C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
(1) + (2) + (3) + … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
............,date........... |
1. Applicable entities: The State Bank Braches of centrally-affiliated cities and provinces
2. Reporting deadline: Not later than the 15th day of the month following the reporting month.
3. Reporting method: Written report.
4. Report-receiving organization: Economic Sector Credit Department - the State Bank of Vietnam.
Note:
- Please specify the full name and telephone number of the reporter.
- In the course of implementation, if there is any difficulty, please notify us in writing or call us at 04 38269905.
- At column (4), (6), (8) and (10), the accrued sum shall only be calculated from the beginning of the reporting year to the reporting date.
- Column (15): Bad outstanding debts shall include all of outstanding debts classified into group 3, 4 and 5 in accordance with current regulations of the Governor of the State Bank.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực