Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ngoài giờ chính khóa
Số hiệu: | 04/2014/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Nguyễn Vinh Hiển |
Ngày ban hành: | 28/02/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2014 |
Ngày công báo: | 20/03/2014 | Số công báo: | Từ số 339 đến số 340 |
Lĩnh vực: | Giáo dục, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thủ tục đăng ký tổ chức dạy ngoại khóa
Kể từ ngày 15/04, để được tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống hay giáo dục ngoài giờ chính khóa thì các trường, trung tâm…cần tiến hành qua 2 bước xin phép:
Thứ nhất, cần xin cấp phép hoạt động tại giám đốc sở GD&ĐT hoặc hiệu trưởng trường. Hồ sơ đề nghị cấp phép cần:
- Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Danh sách, lý lịch kèm minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, giáo viên…
- Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ sẽ nhận được quyết định cấp phép hoặc không.
Thứ hai, cần tiến hành đăng ký hoạt động tại giám đốc sở GD&ĐT hoặc trưởng phòng GD&ĐT. Hồ sơ đăng ký cần:
- Công văn đăng ký tổ chức hoạt động
- Danh sách, lý lịch kèm minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên…
- Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ sẽ được ra quyết định xác nhận đã đăng ký hoạt động hoặc không.
Nội dung này được quy định tại Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT .
Văn bản tiếng việt
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2014/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; các tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa bao gồm: điều kiện; thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động; trách nhiệm quản lý; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
2. Văn bản này áp dụng đối với:
a) Các nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học, và trung tâm học tập cộng đồng (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục) có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
b) Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các trung tâm thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp (sau đây gọi chung là các đơn vị) có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục.
Điều 2. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
1. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong quy định này được hiểu là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống.
2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trong quy định này được hiểu là hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu người học không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
1. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho người học; có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
2. Cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về các nội dung giáo dục, chất lượng giáo dục kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa.
3. Không vi phạm Quy định về dạy thêm, học thêm.
4. Người học tham gia trên tinh thần tự nguyện.
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
1. Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
2. Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.
Điều 5. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên
1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.
Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.
THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP PHÉP, XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ, ĐÌNH CHỈ, THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
Điều 7. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động
1. Thẩm quyền cấp phép hoạt động:
a) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp phép hoạt động đối với các đơn vị quy định tại mục b, khoản 2, Điều 1 Quy định này;
b) Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng cấp phép cho các đơn vị thuộc trường hoạt động trong khuôn viên của trường.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
b) Giấy phép đăng ký kinh doanh;
c) Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
d) Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
3. Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động:
a) Đơn vị lập hồ sơ xin cấp phép gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra các điều kiện hoạt động để quyết định cấp phép hoặc không cấp phép. Trường hợp không đồng ý cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 8. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký hoạt động
1. Thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động:
a) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo xác nhận đăng ký hoạt động đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học và các đơn vị thuộc trường đại học, cao đẳng đặt ngoài khuôn viên của trường.
b) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện xác nhận đăng ký hoạt động đối với nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú và trung tâm học tập cộng đồng.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của các cơ sở giáo dục bao gồm:
a) Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
b) Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
c) Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
3. Trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký hoạt động:
a) Cơ sở giáo dục lập hồ sơ gửi cho cơ quan có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của cơ sở giáo dục với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho cơ sở giáo dục. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Cơ sở giáo dục, đơn vị hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Không thực hiện đúng các nội dung đã cam kết, đăng ký với cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động;
b) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
c) Người cấp phép không đúng thẩm quyền;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa được thực hiện như sau:
a) Người có thẩm quyền cấp phép hoặc xác nhận đăng ký hoạt động thành lập đoàn thanh tra đánh giá tình trạng thực tế của cơ sở giáo dục, đơn vị và lập phương án đề xuất xử lý;
b) Căn cứ kết quả thanh tra, người có thẩm quyền cấp phép hoặc xác nhận đăng ký hoạt động ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Trong quyết định đình chỉ hoạt động phải xác định rõ lý do đình chỉ, quy định rõ thời hạn đình chỉ; các biện pháp đảm bảo quyền lợi người học. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Sau thời gian đình chỉ hoạt động, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép hoạt động trở lại. Trong trường hợp chưa cho phép hoạt động trở lại, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo rõ lý do và hướng giải quyết.
3. Người có thẩm quyền cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
4. Trong trường hợp khẩn cấp, khi phát hiện cơ sở giáo dục, đơn vị vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, người có thẩm quyền cấp phép hoạt động, xác nhận đăng ký hoạt động hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quyết định đình chỉ ngay hoạt động của cơ sở giáo dục, đơn vị, sau đó thực hiện các trình tự, thủ tục để đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc đơn vị.
1. Đơn vị bị thu hồi giấy phép hoạt động trong các trường hợp:
a) Không triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trong thời gian 12 tháng liên tục;
b) Có hành vi gian lận để được cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
2. Người có thẩm quyền cấp phép hoạt động có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
Điều 11. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp
1. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trên địa bàn;
b) Chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo, các đơn vị có liên quan trong việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
2. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh
a) Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trên địa bàn;
b) Chỉ đạo phòng giáo dục đào tạo và các đơn vị có liên quan trong việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Điều 12. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trên địa bàn.
2. Cấp phép hoạt động và xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo quy định.
3. Chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
5. Tổng hợp kết quả, báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất.
Điều 13. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo quy định.
2. Chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
4. Tổng hợp kết quả, báo cáo ủy ban nhân dân cấp huyện và sở giáo dục và đào tạo khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất.
Điều 14. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục
1. Bảo đảm chất lượng giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
2. Khi tổ chức các hoạt động phải đảm bảo an toàn về tính mạng và các quyền lợi hợp pháp về vật chất, tinh thần cho người học, người dạy; đồng thời phải chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi tham gia bảo hiểm rủi ro cho người học.
3. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, bao gồm: hồ sơ đăng ký; danh sách người dạy; danh sách người học; kế hoạch, tài liệu; hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.
4. Khi các cơ sở giáo dục liên kết với các đơn vị để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải có hợp đồng giữa hai bên. Hợp đồng phải quy định rõ về nội dung dạy học, kinh phí, đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, địa điểm tổ chức và trách nhiệm của mỗi bên. Sau khi ký kết hợp đồng phải báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp.
5. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
Điều 15. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
1. Thực hiện nghiêm túc Quy định này và các quy định khác có liên quan. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động phải báo cáo cơ quan cấp phép trước 10 ngày và thông báo công khai cho người học biết, đồng thời hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học tương ứng với các nội dung, thời lượng chưa được thực hiện do tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động.
2. Bảo đảm chất lượng giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
3. Khi tổ chức các hoạt động phải đảm bảo an toàn về tính mạng và các quyền lợi hợp pháp về vật chất, tinh thần cho người học, người dạy; đồng thời phải chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi tham gia bảo hiểm rủi ro cho người học.
4. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, bao gồm: hồ sơ cấp phép hoạt động; danh sách người dạy; danh sách người học; kế hoạch, tài liệu; hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.
5. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
Điều 16. Quản lý tài chính đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
1. Cơ sở giáo dục, đơn vị được thu học phí để chi trả thù lao cho giáo viên, báo cáo viên, công tác quản lý, khấu hao tài sản cố định, chi thường xuyên khác.
2. Cơ sở giáo dục, đơn vị phải xây dựng mức thu học phí theo nguyên tắc lấy thu bù đắp chi phí hoạt động; báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên.
3. Cơ sở giáo dục, đơn vị có trách nhiệm:
a) Thực hiện 3 công khai theo quy định hiện hành;
b) Tổ chức hoạt động kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán;
c) Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 17. Tổ chức thanh tra, kiểm tra
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan, của chính quyền các cấp.
1. Cơ sở giáo dục, đơn vị vi phạm quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa thì bị xử lý kỷ luật theo quy định./.
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 04/2014/TT-BGDDT |
Hanoi, February 28, 2014 |
INTRODUCING REGULATIONS ON MANAGEMENT OF LIFE SKILLS EDUCATION AND EXTRACURRICULAR ACTIVITIES
Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005; the Law on Amendments and Supplements to the Law on Education dated November 25, 2009;
Pursuant to the Government's Decree No. 36/2012/ND-CP dated April 18, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministries and Ministry-level bodies;
Pursuant to the Government's Decree No. 32/2008/ND-CP dated March 19, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education; the Government's Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 on revision and supplementation of the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education; the Government’s Decree No. 07/2013/ND-CP dated January 9, 2013 amending point b of clause 13 of Article 1 of the Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 amending and supplementing certain Articles of the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006 elaborating and providing guidance on implementation of certain articles of the Law on Education;
Pursuant to the Government’s Decree No. 115/2010/ND-CP dated December 24, 2010 providing for responsibilities of state management of educational activities;
Upon the request of the Director of the Department of Continuing Education,
The Minister of Education and Training herein issues the following decision:
Article 1. Regulations on Management of Life Skills Education and Extracurricular Activities are enclosed herewith.
Article 2. This Circular shall enter into force as of April 15, 2014.
Article 3. The Office’s Chief, the Director of the Department of Continuing Education, Heads of affiliates of the Ministry of Education and Training; the Presidents of the People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, the Directors of Departments of Education and Training; the Directors of universities and academies; the Rectors of universities, colleges, professional secondary schools; entities and persons concerned, shall be responsible for implementing this Circular./.
|
PP. MINISTER |
MANAGEMENT OF LIFE SKILLS EDUCATION AND EXTRACURRICULAR ACTIVITIES
(Annexed to the Circular No. 04/2014/TT-BGDDT dated February 28, 2014 of the Minister of Education and Training)
Article 1. Scope and subjects of application
1. This document sets out regulations on the management of life skills education and extracurricular activities, including: requirements; authority, documentation and procedures required for permission and certification for these educational activities, revocation or suspension of business licenses; responsibilities for management of these activities; inspection, supervision, examination and handling of offences.
2. This instrument shall apply to:
a) Small-scale childcare facilities; kindergartens and preschools; elementary schools, lower or upper secondary schools, boarding high schools for ethnic minorities, semi-boarding high schools for ethnic minorities, college preparatory schools, specialized schools, gifted schools, professional secondary schools, colleges, universities; continuing education centers, foreign languages and informatics centers and community learning centers (hereinafter collectively referred to as educational institutions) involved in life skills education and extracurricular activities;
b) Enterprises established in accordance with the Law on Enterprises that are registered to operate in the field of education; centers controlled by socio-political organizations, socio-professional organizations (hereinafter collectively referred to as units) involved in life skills education and extracurricular activities at educational institutions.
Article 2. Life skills education and extracurricular activities
1. Life skills education activities referred to in these Regulations are understood as educational activities that help learners form and develop positive and healthy habits, behaviors and attitudes in dealing with personal and social life situations, thereby perfecting their personality and further improving their personal development orientation on the basis of life values.
2. Extracurricular activities referred to in this regulation are understood as educational activities designed to meet the needs of learners that are not part of the educational programs or plans approved by competent authorities.
Article 3. Principles of life skills education and extracurricular activities
1. Life skills education and extracurricular activities should contribute to consolidating and improving knowledge, skills and character education for learners; should be tailored to psycho-physiological characteristics of learners and aligned with Vietnamese fine customs and traditions.
2. Educational institutions shall be held responsible for educational contents and quality of life skills education and extracurricular activities.
3. None of violations against Regulations on extra-class learning or tutoring activities is permitted.
4. Learners can participate in these educational activities of their own free will.
ELIGIBILITY REQUIREMENTS FOR PROVISION OF LIFE SKILLS EDUCATION AND EXTRACURRICULAR ACTIVITIES
Article 4. Physical facilities
1. There are classrooms and function rooms that are well illuminated and satisfy school sanitation requirements as legally prescribed.
2. Teaching equipment must be safe and fit for teaching contents, activities and age-related psychological characteristics of learners.
Article 5. Teachers, presenters and coaches
1. Fully meet health requirements.
2. Are of good moral character; are not facing disciplinary action in the form of warning or more severe sanction, or are not being prosecuted for penal liability.
3. Have completed professional certificates in pedagogy majors; have a good command of related areas of life skills or other educational activities.
Article 6. Syllabuses and curriculum documents
Syllabuses and curriculum documents circulated or approved by the Ministry of Education and Training should be provided in full. If they are selected or created autonomously, they must be approved by competent licensing or certification agencies stated in Article 7 and Article 8 of these Regulations; must meet requirements, convey information tailored to traditional customs and values of Vietnam, and not challenge legislation.
LICENSING AND CERTIFICATION AUTHORITY, DOCUMENTATION REQUIREMENTS AND PROCEDURES FOR REGISTRATION, REVOCATION AND WITHDRAWAL OF LICENSES FOR PROVISION OF LIFE SKILLS EDUCATION AND EXTRACURRICULAR ACTIVITIES
Article 7. Licensing authority, documentation requirements, application processes and procedures for licenses for provision of life skills education and extracurricular activities
1. Licensing authority:
a) Directors of Departments of Education and Training are vested with authority to grant licenses to the units specified in paragraph b of clause 2 of Article 1 in these Regulations;
b) Rectors of universities and colleges are accorded authority to license their controlled units to provide in-house life skills education and extracurricular activities.
2. Documentation submitted to apply for licenses, including:
a) Request form for the license for provision of life skills education and extracurricular activities. The request form should clearly state the followings: training and coaching objectives, tasks, programs and activities; land, facilities, equipment, location, organizational apparatuses, finance and other resources; commitment to ensuring security, order and environmental sanitation, strict compliance with regulations imposed by supervisory authorities of the places where life skills education and extracurricular activities take place;
b) Business registration certificate;
c) List and biodata with valid proofs of leaderships, teachers, coaches and presenters (clearly give their full name, education level, position, occupation, pedagogical capacity and expertise in the fields of life skills or related educational activities) participating in planning, design and provision of life skills education and extracurricular activities;
d) Plan of action, syllabuses, textbooks, curriculum documents used in teaching and coaching activities.
3. Licensing processes and procedures:
a) Units prepare applications for licenses and submit them to competent licensing authorities;
b) Within 15 working days of receipt of valid application packages, competent licensing authorities verify submitted applications and check whether applicants comply with operational requirements to issue decisions on approval of grant of licenses or reject applications. In case of such rejection, written responses clearly stating reasons should be sent.
Article 8. Certification authority, documentation requirements, application processes and procedures for certification of registration for life skills education and extracurricular activities
1. Authority over certification of registration for life skills education and extracurricular activities:
a) Directors of Departments of Education and Training are accorded authority to certify registration for life skills education and extracurricular activities of professional secondary/intermediate schools, high schools and multi-level high schools in which the upper secondary level is the highest, boarding general education schools for ethnic minorities, college preparatory schools, specialized schools, gifted schools, continuing education centers, foreign languages and informatics centers and off-campus units of universities and colleges.
b) Directors of Subdepartments of education and training in districts are accorded authority to certify registration for life skills education and extracurricular activities of small-scale childcare facilities; kindergartens and preschools; primary schools, lower secondary schools, multi-level general education schools in which the level of lower secondary education is the highest, semi-boarding general education schools for ethnic minorities and community learning centers.
2. The followings are required in the application package for registration for life skills education and extracurricular activities:
a) Written application for registration for life skills education and extracurricular activities;
b) List and biodata with valid proofs of teachers, coaches and presenters (clearly give their full name, education level, position, occupation, pedagogical capacity and expertise in the fields of life skills or related educational activities) participating in planning, design and provision of life skills education and extracurricular activities;
c) Plan of action, syllabuses, textbooks, curriculum documents used in teaching and coaching activities.
3. Processes and procedures for certification of registration for life skills education and extracurricular activities:
a) Educational institutions prepare registration application for submission to competent authorities;
b) Within 05 working days of receipt of valid application, competent authorities mark their certification of registration for life skills education and extracurricular activities on applications for registration submitted by educational institutions, stating that it is to certify that registration is granted, and then send them back to educational institutions. In case of refusal to grant registration, written responses clearly stating reasons should be sent.
Article 9. Suspension of life skills education and extracurricular activities
1. Educational institutions, units providing life skills education and extracurricular activities may be suspended from providing these activities in the following cases:
a) They fail to comply with commitments made or activities registered with competent licensing and registration certification authorities;
b) They breach law on education to the extent that administrative sanctions must be imposed in the form of suspension of these activities;
c) The license is issued ultra vires;
d) Other circumstances prescribed in law arise.
2. Suspension processes and procedures:
a) Competent licensing or registration certification persons set up inspection teams to assess the actual condition of educational institutions or units and put forward recommended remedy plans;
b) Based on inspection results, competent licensing or registration certification persons issue their decisions to suspend life skills education and extracurricular activities. In each decision on suspension of life skills education and extracurricular activities, reasons for such suspension should be clarified; and suspension duration and measures to protect learners' rights should be clearly specified. The decision on suspension of life skills education and extracurricular activities must be publicly announced on mass media;
c) After expiry of the suspension duration, if causes of such suspension are eliminated, the competent authority issuing the suspension decision can issue the decision on resumption of life skills education and extracurricular activities. In case there is no permission for resumption, the competent authority sends a written notice clearly stating reasons and recommended actions.
3. Competent licensing or registration certification persons are accorded authority to suspend life skills education and extracurricular activities.
4. In case of emergencies, when discovering that any educational institution or unit seriously violates law, the competent licensing or registration certification person or the competent authority referred to in law can decide to immediately suspend their activities and then take required steps or complete required procedures to suspend their activities.
Article 10. Revocation of licenses
1. Licenses may be revoked in the following cases:
a) Life skills education and extracurricular activities are not provided during the consecutive period of 12 months;
b) Fraudulent acts are committed with the aim of obtaining licenses for provision of life skills education and extracurricular activities.
2. Competent licensing persons are accorded authority to revoke licenses for provision of life skills education and extracurricular activities.
RESPONSIBILITIES FOR MANAGEMENT OF LIFE SKILLS EDUCATION AND EXTRACURRICULAR ACTIVITIES
Article 11. Responsibilities of all-level People’s Committees
1. Responsibilities of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces
a) Take control of life skills education and extracurricular activities;
b) Direct Departments of Education and Training and their units involved in management of life skills education and extracurricular activities.
2. Responsibilities of People’s Committees of provincially-run districts, cities or towns
a) Take control of life skills education and extracurricular activities;
b) Direct Sub-departments of Education and Training and their units involved in management of life skills education and extracurricular activities.
Article 12. Responsibilities of Departments of Education and Training
1. Advise provincial People’s Committees on life skills education and extracurricular activities provided within their remit.
2. Grant licenses and certification of registration for life skills education and extracurricular activities in accordance with regulations.
3. Assume responsibility to provincial People’s Committees for management of life skills education and extracurricular activities of educational institutions within their remit.
4. Take charge of and cooperate with relevant agencies and units in inspecting, examining and handling violations under their jurisdiction, or requesting competent authorities to handle violations.
5. Consolidate results and compile reports submitted to provincial-level People's Committees, Ministry of Education and Training at the end of school year or on request.
Article 13. Responsibilities of Sub-departments of Education and Training
1. Grant certification of registration for life skills education and extracurricular activities in accordance with regulations.
2. Assume responsibility to district-level People’s Committees for management of life skills education and extracurricular activities of educational institutions within their remit.
3. Take charge of and cooperate with relevant agencies and units in inspecting, examining and handling violations under their jurisdiction, or requesting competent authorities to handle violations.
4. Consolidate results and compile reports submitted to district-level People's Committees, Departments of Education and Training at the end of school year or on request.
Article 14. Responsibilities of educational institutions
1. Ensure conformance to standards concerning the quality of life skills education and extracurricular activities.
2. When providing educational activities, it is necessary to ensure safety for human life and protect legitimate mental and material rights for learners and teachers; at the same time, bear responsibility for assuring the benefits of participating in risk insurance for learners.
3. Retain and keep custody of documents and records, including registration dossiers; list of teachers, trainers or instructors; list of trainees or learners; lesson plans or curriculum documents; financial records according to current regulations.
4. When any educational institution cooperates with a unit to provide life skills education and extracurricular activities, they must enter into a contract. The contract must clearly prescribe teaching contents, budget, teachers, trainers, locations of activities and responsibilities of each party. After entering into that contract, the report on terms and conditions of this contract should be submitted to the directly supervisory authority.
5. Assent to the inspection and supervision of regulatory authorities and educational regulatory authorities at all levels; submit reports in full at the request of educational regulatory authorities.
Article 15. Responsibilities of units engaged in providing life skills education and extracurricular activities
1. Strictly comply with these Regulations and other relevant regulations. If life skills education and extracurricular activities are temporarily suspended or terminated, licensing authorities must be informed 10 days in advance; such temporary suspension or termination should be publicly information to learners; at the same time, remaining amounts of money in proportion to activities not yet provided and length of time during which these activities are not yet provided due to such temporary suspension or termination must be refunded.
2. Ensure conformance to standards concerning the quality of life skills education and extracurricular activities.
3. When providing educational activities, it is necessary to ensure safety for human life and protect legitimate mental and material rights for learners and teachers; at the same time, bear responsibility for assuring the benefits of participating in risk insurance for learners.
4. Retain and keep custody of documents and records, including dossiers on grant of licenses; list of teachers, trainers or instructors; list of trainees or learners; lesson plans or curriculum documents; financial records according to current regulations.
5. Assent to the inspection and supervision of regulatory authorities and educational regulatory authorities at all levels; submit reports in full at the request of educational regulatory authorities.
Article 16. Financial management of life skills education and extracurricular activities
1. Educational institutions and units may collect tuition fees to pay wages to teachers, presenters, or pay for management and depreciation of fixed assets, and pay other overhead costs.
2. Educational institutions and units shall decide amounts of tuition fees according to the principle that revenues must compensate for operating costs; shall report these amounts to competent licensing authorities or registration certification authorities for regular inspection and supervision purposes.
3. Educational institutions and units shall assume the following responsibilities:
a) Apply the rules of 3 things that need to be publicly disclosed under regulations in effect;
b) Carry out accounting activities in accordance with the Law on Accounting;
c) Fulfill payment obligations to the state budget in accordance with legislation.
INSPECTION, EXAMINATION AND MANAGEMENT OF OFFENCES
Article 17. Inspection and examination
Life skills education and extracurricular activities shall be subject to the inspection and examination by educational regulatory authorities, State inspection agencies, relevant specialized inspection agencies and local authorities at all levels.
Article 18. Disciplinary actions
1. Educational institutions and units that violate regulations on management of life skills education and extracurricular activities may be subject to administrative sanctions or prosecuted for criminal liability as legally prescribed, depending on the nature and seriousness of their offences.
2. Heads of agencies, entities or units; officials, civil servants or public employees violating regulations on management of life skills education and extracurricular activities shall be disciplined in accordance with regulations./.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực