Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 về Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế
Số hiệu: | TCVN4451:2012 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | Năm 2012 | Ngày hiệu lực: | *** |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
ICS: | *** |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 4451:2012
NHÀ Ở - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ
Dewllings – Basic principles for design
Lời nói đầu
TCVN 4451:2012 thay thế TCVN 4451:1987.
TCVN 4451:2012 được chuyển đổi từ TCVN 4451:1987 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) khoản 1 Điều 6 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 4451:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NHÀ Ở - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ
Dewllings – Basic principles for design
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới hoặc cải tạo các loại nhà ở chung cư (nhà ở căn hộ), nhà ở ký túc xá xây dựng tại các thành phố, thị xã, thị trấn hay khu nhà ở của các cơ quan, xí nghiệp và trường học.
CHÚ THÍCH: Nhà ở chung cư, nhà ở ký túc xá sau đây gọi tắt là nhà ở.
1.2. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng đối với những nhà ở cũ khi sửa chữa lại thuộc nhà nước quản lí, nhà ở của tư nhân xây dựng trong phạm vi khu đất nội thành, nội thị.
1.3. Khi thiết kế xây dựng nhà ở tại các điểm dân cư nông trường, lâm trường, phải tuân theo những quy định về diện tích ở, vệ sinh và an toàn trong tiêu chuẩn này. Diện tích các công trình phụ được phép thiết kế theo những quy định riêng cho phù hợp yêu cầu đặc trưng của từng địa phương.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2622, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế;
TCVN 4474, Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 4513, Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 4450, Căn hộ ở - Yêu cầu thiết kế;
TCVN 5687:2010, Thông gió – Điều hòa không khí. Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 6772:2000, Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt. Giới hạn ô nhiễm cho phép;
TCVN 9210:2012, Nhà ở cao tầng. Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 9385:2012(1), Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
TCVN 9386-1÷2:2012(1), Thiết kế công trình chịu động đất;
TCXD 16:1986(2), Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng;
TCXD 29:1991(2), Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXDVN 377:2006(2), Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXDVN 387:2006(2), Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Căn hộ ở
Không gian ở cho một gia đình, một cá nhân hay tập thể, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của một gia đình, của tập thể cũng như của mỗi thành viên.
3.2. Nhà ở chung cư
Nhà ở hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều căn hộ gia đình, cá nhân.
3.3. Tầng trên mặt đất
Tầng mà cốt sàn của nó cao hơn hoặc bằng cốt mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.
3.4. Tầng hầm
Tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.
3.5. Tầng nửa hầm
Tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cốt mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.
3.6. Tầng áp mái
Tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có), không cao quá mặt sàn 1,5m.
3.7. Chiều cao tầng
Chiều cao tầng là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàng tầng kế tiếp.
3.8. Chiều cao thông thủy
Chiều cao từ mặt sàn hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu chịu lực hoặc trần đã hoàn thiện của tầng đó.
3.9. Phòng ở
Các phòng trong căn hộ được sử dụng độc lập hoặc kết hợp các chức năng. Phòng ở gồm phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng tiếp khách, phòng làm việc học tập, phòng ăn….
4. Quy định chung
4.1. Nhà ở được thiết kế theo loại và cấp công trình như quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng [1].
4.2. Khi thiết kế nhà ở phải đảm bảo độ bền vững, an toàn, tiện nghi sử dụng của công trình, phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên, phong tục tập quán, đáp ứng yêu cầu về an toàn sinh mạng và sức khỏe [2], đảm bảo yêu cầu tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật theo quy định hiện hành.
4.3. Khi tầng kỹ thuật được thiết kế dưới nền của tầng một hoặc tầng trệt (trong tầng hầm) thì chiều cao thông thủy tầng kỹ thuật không được nhỏ hơn 1,6 m và phải được thông trực tiếp với bên ngoài bằng cửa hoặc lỗ qua tường có nắp không nhỏ hơn 0,6 m x 0,6 m.
4.4. Khi chiều cao tầng nửa hầm, tầng áp mái kể cả tầng trên mặt đất tính từ cao độ mặt đất theo quy hoạch được duyệt đến mặt trần hoàn thiện không nhỏ hơn 2 m thì được xác định là tầng của ngôi nhà.
CHÚ THÍCH: Cao độ mặt đất theo quy hoạch được duyệt là cao độ vỉa hè được quy định là cao độ ± 0,000 tại vị trí có công trình để tính toán chiều cao cho phép của ngôi nhà.
4.5. Khi thiết kế chỗ lắp đặt thiết bị điều hòa, chỗ phơi quần áo cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kiến trúc mặt đứng của công trình và vệ sinh môi trường. Chỗ để điều hòa cần thống nhất vị trí, kích thước để đảm bảo mỹ quan.
4.6. Tùy vào yêu cầu cụ thể để thiết kế phòng thu gom rác tại chỗ đặt tại các tầng hay bố trí đường ống đổ rác cho tòa nhà.
4.7. Mặt ngoài công trình không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây ảnh hưởng tới thị giác, sức khỏe con người. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, tiếng ồn, tầm nhìn, cảnh quan và vệ sinh môi trường.
4.8. Biển quảng cáo gắn với tòa nhà ở chung cư phải tuân thủ quy định có liên quan về quảng cáo.
4.9. Phân định diện tích trong nhà ở được quy định trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này.
4.10. Phương pháp xác định hệ số khối, hệ số mặt bằng của nhà ở được xác định theo Phụ lục B của tiêu chuẩn này.
4.11. Khi thiết kế nhà ở căn hộ và nhà ở ký túc xá, ngoài việc tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn này cần tuân thủ các quy định trong TCVN 4450 và TCVN 9210:2012.
5. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
5.1. Khu đất xây dựng nhà ở phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
- Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, đáp ứng yêu cầu hiện tại và phát triển trong tương lai;
- Không được bố trí trong khu vực cấm xây dựng; hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, ngập úng, bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, bãi rác, nghĩa trang.
- Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
5.2. Khi thiết kế nhà ở phải tính đến khả năng sử dụng linh hoạt, tùy theo cơ cấu căn hộ ở, vị trí trên khu đất xây dựng, không gian kiến trúc để thiết kế cho phù hợp với những yêu cầu về xây dựng đô thị [3].
5.3. Nên lựa chọn hướng nhà là hướng của cửa sổ phòng ở mở ra để đón gió mát hoặc lấy ánh sáng. Trong nhà ở căn hộ, ít nhất phải có một số phòng quay về hướng quy định:
- Căn hộ có 2 và 3 phòng: 1 phòng;
- Căn hộ có 4 phòng trở lên: 2 phòng;
Trong nhà ở tập thể (ký túc xá): ít nhất có 40 % số phòng ở có hướng tiếp xúc với bên ngoài nhà.
CHÚ THÍCH:
1) Hướng đón gió mặt xác định theo những số liệu khí hậu tự nhiên dùng trong xây dựng [4].
2) Đối với những phòng ở có hướng không phù hợp cần có biện pháp che chắn.
6. Yêu cầu thiết kế kiến trúc
6.1. Cao độ sàn lối vào nhà phải cao hơn cao độ lề đường ở lối vào tối thiểu 0,15 m.
6.2. Các phòng ở phải bố trí tại các tầng trên mặt đất. Khi nhà ở được xây dựng sát với chỉ giới đường đỏ, cao độ mặt nền (sàn) phòng ở phải cao hơn cao độ vỉa hè ít nhất là 0,50m.
6.3. Diện tích tối thiểu căn hộ ở trong nhà ở chung cư là:
- 30 m2 đối với nhà ở xã hội;
- 45 m2 đối với nhà ở thương mại.
6.4. Tiêu chuẩn diện tích ở tối thiểu đối với nhà ở ký túc xá dành cho các đối tượng là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là 4 m2/người.
6.5. Phòng ở trong ký túc xá cũng được kết hợp với các phòng như tiền phòng, bếp, phòng vệ sinh.
6.6. Trong nhà ở ký túc xá được thiết kế bếp hoặc khu vệ sinh chung cho một số phòng ở, nhưng không lớn hơn 25 người. Cần bố trí các gian phòng phục vụ công cộng như sinh hoạt văn hóa, học tập, thể thao, nghỉ ngơi, ăn uống công cộng, phục vụ y tế, quản trị, hành chính. Thành phần và diện tích phòng phục vụ công cộng lấy theo nhiệm vụ thiết kế.
6.7. Tùy thuộc vào chức năng sử dụng và yêu cầu về khối tích của từng phòng ở trong căn hộ ở, trong ký túc xá mà thiết kế chiều cao và chiều rộng cho thích hợp.
- Chiều cao tầng không được nhỏ hơn 3,0m;
- Chiều cao thông thủy của phòng không được nhỏ hơn 2,7m;
- Chiều cao thông thủy của phòng ở trong tầng áp mái không được nhỏ hơn 1,5m;
- Đối với các phòng ở trong ký túc xá sử dụng giường tầng, chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3,3m. Trong trường hợp này chiều rộng thông thủy của phòng không được nhỏ hơn 3,3m.
6.8. Chiều cao thông thủy của các phòng phụ không nhỏ hơn 2,4m.
6.9. Chiều cao tầng kỹ thuật được xác định trong từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào loại thiết bị và hệ thống bố trí trong tầng kỹ thuật có tính tới điều kiện vận hành sử dụng.
6.10. Chiều sâu thông thủy của phòng ở tính theo chiều lấy ánh sáng tự nhiên trực tiếp (lấy ánh sáng từ một phía) không được vượt quá 6,0 m và không được lớn hơn hai lần chiều rộng phòng ở.
Trong điều kiện cần thiết để phù hợp với kích thước mô đun cho phép tăng chiều sâu nhưng không quá 5%.
6.11. Các phòng tắm, rửa, giặt, xí, tiểu của tầng trên không được bố trí trên bếp, kho, chỗ chuẩn bị thức ăn của tầng dưới.
6.12. Sàn của các tầng trong nhà ở phải được cách âm.
6.13. Số bậc ở cầu thang (đợt thang) hoặc chuyển bậc không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18.
6.14. Chiều rộng hành lang trong nhà ở giữa các cầu thang hoặc giữa cầu thang với đầu hành lang tối thiểu phải đạt yêu cầu sau:
- Khi chiều dài hành lang đến 40 m: 1,4 m;
- Khi chiều dài hành lang trên 40 m: 1,6m.
6.15. Cầu thang và chiếu nghỉ phải có kết cấu bao che, tay vịn. Đối với nhà ở cho người già yếu và người khuyết tật phải làm thêm tay vịn dọc tường.
6.16. Lan can lôgia và ban công nhà cao từ 3 tầng trở lên phải làm bằng vật liệu không cháy.
6.17. Lôgia và ban công không được lắp kính để sử dụng vào các mục đích khác.
6.18. Nhà ở cao trên 6 tầng phải thiết kế thang máy. Số lượng và các chỉ tiêu của thang máy được tính toán phù hợp với giải pháp thiết kế được lựa chọn.
6.19. Chiều rộng sảnh trước thang máy phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thang máy chở người trọng tải 400 kg: 1,2 m;
- Thang máy chở người trọng tải 630 kg và buồng thang máy (2 100 mm x 1 100 mm): 1,6m;
- Buồng thang máy (1 100 mm x 2 100 mm): 2,1 m.
CHÚ THÍCH: Kích thước buồng thang máy được tính theo chiều rộng x chiều sâu.
6.20. Giếng thang máy không được bố trí kề bên phòng ở.
6.21. Khi nhà ở quay ra mặt phố hay ra quảng trường, được phép bố trí ở tầng một (tầng trệt) hoặc tầng hầm, tầng nửa hầm các cửa hàng công nghệ phẩm, siêu thị, dịch vụ ăn uống công cộng, cửa hàng, cửa hiệu, phòng quản lý khu ở, phòng thể dục dưới 150 m2, phòng sinh hoạt công cộng. Trong trường hợp này phải đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy, cách âm và chống gây mùi ô nhiễm cho nhà ở bằng các giải pháp kỹ thuật thích hợp. Khi trong nhà ở hoặc liền kề với nhà ở có bố trí các cửa hàng, siêu thị thì không được thiết kế lối vào nhà trực tiếp với sân nhập hàng.
6.22. Trong nhà ở không được bố trí:
- Trạm bơm và nồi hơi;
- Trạm biến thế ở trong hoặc liền kề với nhà;
- Trạm điện thoại tự động, trừ trạm điện thoại phục vụ cho tòa nhà;
- Trụ sở cơ quan hành chính các cấp;
- Phòng khám bệnh, trừ khám phụ khoa và răng;
- Phòng ăn, giải khát trên 50 chỗ;
- Nhà vệ sinh công cộng;
- Các bộ phận phát sinh ra tiếng động, tiếng ồn, hơi độc hại và chất thải độc hại quá giới hạn cho phép;
- Các cửa hàng vật liệu xây dựng, hóa chất, tạp phẩm mà khi hoạt động làm ô nhiễm môi trường xung quanh nhà ở;
- Các cửa hàng buôn bán vật liệu cháy, nổ;
- Nhà tắm công cộng, xông hơi, nhà giặt và tẩy hóa chất (trừ khu thu nhận đồ và nhà giặt tự phục vụ).
6.23. Dưới các phòng ở không được bố trí:
- Các lò đun nước nóng của hệ thống cấp nước nóng cho ngôi nhà;
- Phòng lạnh của các xí nghiệp buôn bán và phục vụ công cộng.
6.24. Khi thiết kế nhà ở tại vùng có động đất phải tuân thủ quy định trong TCVN 9386-1÷2:2012.
7. Yêu cầu về hệ thống kỹ thuật
7.1. Yêu cầu thiết kế cấp thoát nước
7.1.1. Thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho nhà ở phải tuân thủ các quy định trong TCVN 4474 và TCVN 4513.
7.1.2. Mạng lưới phân phối của đường ống cấp nước bên trong phải được đặt ngầm trong tường hoặc trong hộp kỹ thuật. Các van đặt trong rãnh ngầm hoặc hộp kỹ thuật phải có cửa kiểm tra để thuận tiện cho việc quản lý và sửa chữa.
7.1.3. Đường ống cấp nước và thoát nước không được phép đặt lộ dưới trần của các phòng.
7.1.4. Hệ thống xử lý nước thải phải được thiết kế đảm bảo chất lượng nước thải theo quy định của TCVN 6772:2000 trước khi chảy vào hệ thống thoát nước của khu vực.
7.1.5. Phải thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái để đảm bảo thoát nước mưa với mọi thời tiết trong năm. Các ống đứng thoát nước mưa không được phép rò rỉ, bố trí không ảnh hưởng đến mỹ quan kiến trúc và phải được nối vào hệ thống thoát nước của tòa nhà.
7.2. Yêu cầu thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí
7.2.1. Phải triệt để tận dụng thông gió tự nhiên cho phòng ở. Không giải quyết thông gió tự nhiên cho các phòng ở thông qua bếp, rửa, giặt, tắm, xí và kho. Thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí theo TCVN 5687:2010.
7.2.2. Các phòng xí, tiểu, tắm nếu không được thông gió tự nhiên trực tiếp phải được thông gió nhân tạo.
7.2.3. Vị trí lắp đặt điều hòa không khí, các ống thoát khí và thoát nước ngưng phải bố trí ở vị trí không ảnh hưởng đến các căn hộ xung quanh và ảnh hưởng đến mỹ quan, vệ sinh môi trường.
7.3. Yêu cầu thiết kế hệ thống điện chiếu sáng và thiết bị điện
7.3.1. Hệ thống điện chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên được thiết kế theo TCXD 16:1986 và TCXD 29:1991.
7.3.2. Cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên ở những nơi sau đây: phòng ở, bếp, khu vệ sinh, tiền phòng, tổng cầu thang, hàng lang chung, phòng sinh hoạt công cộng trong ký túc xá. Đối với các phòng tắm, rửa, giặt, xí, tiểu, kho không nhất thiết phải được chiếu sáng tự nhiên trực tiếp.
7.3.3. Tỷ lệ diện tích ô cửa được chiếu sáng của tất cả các phòng ở, bếp, so với diện tích sàn các khu vực kể trên không lớn hơn 1:5, tối thiểu, không nhỏ hơn 1:8.
7.3.4. Cách tính diện tích của các loại cửa lấy ánh sáng tham khảo quy định trong Phụ lục C.
7.3.5. Khi chiếu sáng qua ô cửa ở tường ngoài phía đầu hồi, thì chiều dài hành lang chung là 24 m và hai đầu hồi là 48 m.
Trường hợp hành lang dài hơn các giá trị trên cần phải thiết kế chiếu sáng tự nhiên bổ sung qua khoang lấy (chiếu) sáng. Khoảng cách giữa 2 khoang lấy sáng không lớn hơn 24 m. Khoảng cách giữa khoang lấy sáng và cửa chiếu sáng ở đầu hành lang không lớn hơn 30 m.
Nếu hành lang ngắn hơn 10 m, có thể chiếu sáng qua buồng thang hoặc cửa các phòng phụ bố trí dọc bên hành lang.
CHÚ THÍCH:
1) Bề rộng khoang lấy ánh sáng phải lớn hơn 1/2 bề sâu của khoang tính từ tường ngoài đến cạnh hành lang.
2) Khi dùng cửa sổ buồng thang để chiếu sáng bổ sung, tỉ lệ diện tích sàn buồng thang phải lớn hơn 1/6.
7.3.6. Việc cung cấp điện từ tủ, bảng điện tầng đến bảng điện của từng căn hộ phải sử dụng các tuyến dây hoặc cáp điện dọc theo hành lang và chôn ngầm trong tường. Trường hợp kẹp nổi phải luồn dây qua ống nhựa chống cháy hoặc ống thép.
7.3.7. Hệ thống chiếu sáng trong căn hộ được bảo vệ bằng các áptomát. Số lượng các ổ cắm trong phòng không được ít hơn 2. Ổ cắm điện và các hộp nối lắp đặt trong phòng tắm và nhà bếp phải có bộ phận ngắt dòng và phải được đặt ở vị trí và độ cao thích hợp. Để an toàn, tất cả các công tắc, ổ cắm nối với nguồn điện phải được bảo vệ bằng bộ phận ngắt dòng tiếp đất.
7.3.8. Trong nhà ở căn hộ phải đặt đồng hồ đếm điện cho từng căn hộ. Trong nhà ở ký túc xá phải đặt đồng hồ đếm điện cho từng phòng hoặc cho từng đơn nguyên.
7.3.9. Thiết kế hệ thống chống sét phải tuân theo quy định trong TCVN 9385:2012.
7.4. Yêu cầu thiết kế hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
7.4.1. Thiết kế, lắp đặt hệ thống thông tin, liên lạc, phát thanh, truyền hình cho nhà ở phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc khai thác sử dụng và đấu nối với hệ thống các dịch vụ của nhà cung cấp đồng thời phải đảm bảo có khả năng thay thế, sửa chữa và có khoảng cách tối thiểu tới các đường ống kỹ thuật khác.
7.4.2. Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin, liên lạc, phát thanh, truyền hình phải tuân theo các quy định có liên quan.
7.4.3. Các hệ thống thông tin liên lạc, truyền hình cần chôn sẵn ống cáp vào trong tường. Ở mỗi tầng cần bố trí hộp nối dây.
7.4.4. Hệ thống mạng lưới truyền thanh, truyền hình từ tủ phân phối đến các căn hộ phải đi ngầm trong hộp kỹ thuật, đồng thời phải có giải pháp chống sét cho các cột thu sóng.
Trên mái nhà ở được phép bố trí cột ăng-ten, chảo thu, phát sóng truyền thanh, truyền hình tại vị trí được cơ quan quản lý đô thị cho phép và đảm bảo an toàn, mỹ quan theo quy định có liên quan. Trường hợp cần thiết cho phép bố trí ở tầng áp mái các thiết bị thu sóng truyền hình.
7.5. Yêu cầu thiết kế hệ thống cung cấp ga, khí đốt.
7.5.1. Khi trong nhà ở có nhu cầu lắp đặt hệ thống cung cấp khí đốt phải đảm bảo tuân thủ TCXDVN 377:2006 và TCXDVN 387:2006.
7.5.2. Khi thiết kế lắp đặt hệ thống cung cấp ga, khí đốt phải đảm bảo các thông số kỹ thuật về đường ống, giá đỡ, dụng cụ đo, thiết bị an toàn, quy cách, không gian lắp đặt thiết bị và phải có giải pháp chống ăn mòn thiết bị, đường ống.
7.5.3. Không thiết kế đường ống cấp chính, ống đứng đi qua phòng ngủ, phòng tắm, phòng vệ sinh hoặc phòng chứa rác thải.
7.5.4. Phòng bếp sử dụng khí đốt phải có cửa thoát khói. Thể tích phòng bếp phải đảm bảo đủ không khí cho quá trình cháy tự nhiên.
8. Yêu cầu về phòng chống cháy
8.1. Nhà ở không được vượt quá mức giới hạn cho phép về bậc chịu lửa, số tầng, chiều dài, diện tích xây dựng như quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Quy định về bậc chịu lửa, số tầng, chiều dài, diện tích xây dựng
Bậc chịu lửa |
Số tầng |
Chiều dài giới hạn lớn nhất của ngôi nhà m |
Diện tích xây dựng lớn nhất cho phép m2 |
||
Có tường ngăn cháy |
Không có tường ngăn cháy |
Có tường ngăn cháy |
Không có tường ngăn cháy |
||
I-II |
Không quy định |
Không quy định |
110 |
Không quy định |
2 200 |
III |
Từ 1 đến 5 |
Không quy định |
90 |
Không quy định |
1 800 |
IV |
1 |
140 |
70 |
2 800 |
1 400 |
2 |
100 |
50 |
2 000 |
1 000 |
|
V |
1 |
100 |
50 |
2 000 |
1 000 |
2 |
80 |
40 |
1 600 |
800 |
|
CHÚ THÍCH: Nhà ở kiểu đơn nguyên với bậc chịu lửa I và II có kết cấu chịu lực của mái không cháy thì cho phép không xây dựng tường ngăn cháy. |
8.2. Khoảng cách lớn nhất từ cửa vào của phòng ở tới buồng thang hoặc lối thoát ra ngoài gần nhất được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Khoảng cách lớn nhất từ cửa phòng ở tới buồng thang hoặc lối thoát gần nhất
Kích thước tính bằng mét
Bậc chịu lửa |
Khoảng cách xa nhất cho phép |
|
Từ những phòng bố trí giữa hai lối đi, hay hai buồng thang |
Từ những phòng có lối vào hành lang bên cụt |
|
I |
40 |
25 |
II |
40 |
25 |
III |
30 |
20 |
IV |
25 |
15 |
V |
20 |
10 |
8.3. Chiều rộng tổng cộng của các cầu thang, các đường đi trên lối thoát nạn của ngôi nhà, tính theo số người trong tầng đông nhất, không kể tầng 1 được quy định trong như sau:
- Đối với nhà ở hai tầng: 1,00 m chiều rộng cho 125 người;
- Đối với nhà ở ba tầng trở lên: 1,00 m chiều rộng cho 100 người;
- Khi số lượng ở tầng đông nhất dưới 125 người (đối với nhà 2 tầng) hoặc dưới 100 người (đối với nhà 3 tầng trở lên) thì chiều rộng tổng cộng lấy bằng 0,90 m.
8.4. Chiều rộng mỗi vế thang trên lối thoát nạn phải bảo đảm bằng hoặc lớn hơn chiều rộng nhỏ nhất cầu thang. Độ dốc phải nhỏ hơn độ dốc lớn nhất quy định trong Bảng 3.
8.5. Cần thiết kế hệ thống báo cháy tự động để thông báo cho mọi người biết khi có cháy.
8.6. Ngoài những quy định trên đây, khi thiết kế nhà ở còn phải tuân theo những quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình [5] và TCVN 2622.
Bảng 3 – Quy định chiều rộng và độ dốc thang
Loại cầu thang |
Chiều rộng nhỏ nhất m |
Độ dốc lớn nhất |
1. Thang chính a) Trong nhà ở hai tầng |
0,90 |
1 : 1,5 |
b) Trong nhà ở trên ba tầng |
1,00 |
1 : 1,75 |
c) Có vệt dắt xe đạp |
- |
1 : 2,5 |
2. Thang phụ |
|
|
a) Xuống tầng hầm, chân tường không để ở |
0,90 |
1 : 1,5 |
b) Lên tầng áp mái |
0,09 |
1 : 1,25 |
c) Trong nội bộ căn hộ |
0,90 |
1 : 1,25 |
CHÚ THÍCH: 1) Chiều rộng về thang tính thông thủy giữa mặt tường và cốn thang, giữa hai mặt tường hoặc hai cốn thang. 2) Khi chiều rộng vế thang bằng mức nhỏ nhất thì tay vịn phải để phía ngoài cùng của vế thang. 3) Chiều rộng của chiếu nghỉ, chiếu tới không được nhỏ hơn 1,2 m đối với mọi cầu thang thông thường. Đối với cầu thang có vệt dắt xe đạp, xe máy không được nhỏ hơn 2,1 m. 4) Vệt dắt xe đạp không tính vào chiều rộng của vế thang. Khi thiết kế vệt dắt xe phải tính toán điều kiện an toàn cho thoát nạn khi có sự cố. 5) Độ dốc cầu thang tính bằng tỉ lệ chiều cao trên chiều rộng của bậc. |
8.7. Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất cho phép của lối thoát nạn được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 – Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất của lối thoát nạn
Kích thước tính bằng mét
Loại lối đi |
Chiều rộng nhỏ nhất cho phép |
1. Lối đi |
1,00 |
2. Hành lang |
1,40 |
3. Cửa đi |
0,80 |
4. Vế thang |
1,05 |
CHÚ THÍCH 1) Khi chiều dài đoạn hành lang thẳng không lớn hơn 40 m thì chiều rộng hành lang được phép giảm đến 1,2 m. 2) Lối đi bên trong căn hộ được giảm đến 0,90 m. 3) Các cửa đi trên lối thoát nạn không được nhỏ hơn 2,0 m. |
Phụ lục A
(quy định)
Phân định diện tích trong nhà ở
A.1 Diện tích sử dụng của mỗi căn hộ là tổng diện tích ở và diện tích phụ sử dụng riêng biệt. Đối với nhà ở nhiều căn hộ thì diện tích sử dụng của mỗi căn hộ là diện tích sử dụng riêng biệt của từng căn hộ cộng với phần diện tích phụ dùng chung cho nhiều hộ, được phân bổ theo tỷ lệ với diện tích ở của từng căn hộ.
A.2 Diện tích các phòng, các bộ phận sử dụng đều được tính theo kích thước thông thủy (trừ bề dày tường, vách, cột kể cả lớp trát nhưng không trừ bề dày lớp vật liệu ốp chân tường hay ốp tường).
Diện tích các gian phòng có chiều cao thấp hơn được tính vào tổng diện tích với hệ số 0,7.
CHÚ THÍCH: Các ống rác, ống khói, thông hơi, điện, nước và các đường ống kỹ thuật khác đặt trong phòng hay bộ phận nào thì không tính vào diện tích các gian phòng hay bộ phận đó.
A.3 Diện tích sử dụng trong nhà ở là tổng diện tích các phòng ở và các phòng phụ, được tính như sau:
a) Diện tích ở là tổng diện tích các phòng chính dùng để ở bao gồm:
- Phòng ở (phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng khách, phòng làm việc, giải trí) trong nhà ở căn hộ;
- Phòng ở, phòng ngủ trong nhà ở ký túc xá;
- Các tủ tường, tủ xây, tủ lẩn có cửa mở về phía trong phòng ở;
- Diện tích phần dưới cầu thang bố trí trong các phòng ở của căn hộ (nếu chiều cao từ mặt nền đến mặt dưới cầu thang dưới 1,60 m thì không tính phần diện tích này).
b) Diện tích phụ: là tổng diện tích các phòng phụ hoặc bộ phận sau đây:
- Phòng tiếp khách, sinh hoạt chung, phòng quản lý trong nhà ở ký túc xá;
- Bếp (chỗ đun nấu, rửa, gia công, chuẩn bị) không kể diện tích chiếm chỗ của ống khói, ống rác, ống cấp, thoát nước;
- Phòng tắm rửa, giặt, xí, tiểu và lối đi bên trong các phòng đối với nhà ở thiết kế khu vệ sinh tập trung;
- Kho;
- Một nửa diện tích lôgia;
- 0,3 diện tích ban công, thềm;
- 0,35 diện tích sân trời;
- Các hành lang, lối đi của căn hộ hoặc các phòng ở;
- Các tiền sảnh, phòng đệm… sử dụng riêng cho một căn hộ hoặc một vài phòng ở;
- Các lối đi, lối vào, phòng đệm của khu bếp hay khu tắm rửa, giặt, xí, tiểu tập trung;
- Các tủ xây, tủ lẩn của căn hộ có cửa mở về phía trong các bộ phận hay phòng phụ.
CHÚ THÍCH: Trong nhà ở nhiều căn hộ, diện tích phụ dùng chung cho nhiều căn hộ như phòng để xe, phòng sinh hoạt công cộng chung, phòng quản lý hoặc bảo vệ thì không tính vào diện tích trên.
A.4 Tổng diện tích sử dụng các gian phòng trong ký túc xá được xác định bằng tổng diện tích các phòng ở, phòng phụ trợ, phòng phục vụ công cộng, lôgia, ban công, hiên. Trong đó lôgia, ban công, hiên được tính theo quy định ở A. 3 b).
A.5 Không tính vào tổng diện tích nhà ở các trường hợp sau: diện tích tầng hầm để thông gió, tầng áp mái, tầng áp mái có đặt hệ thống kỹ thuật, tầng kỹ thuật, hệ thống kỹ thuật bên ngoài căn hộ, buồng đệm cầu thang, giếng thang máy, cầu thang ngoài trời.
A.6 Diện tích nhà ở được tính bằng tổng diện tích các tầng nhà, trong giới hạn mặt bên trong của tường ngoài, với diện tích ban công và lôgia. Diện tích cầu thang, giếng thang máy, được tính vào diện tích tầng nhà của tầng đó.
A.7 Diện tích các gian phòng trong nhà ở được tính theo các kích thước đo giữa các bề mặt ngăn cách của tường và tường ngăn trên sàn nhà (không tính gờ chân tường). Khi xác định diện tích tầng áp mái thì tính như sau:
- Trần áp mái dốc 30o – chiều cao trần lấy 1,5 m;
- Trần áp mái dốc 45o – chiều cao trần lấy 1,1m;
- Trần áp mái dốc 60o trở lên – chiều cao trần lấy 0,5m.
A.8 Diện tích giao thông là tổng diện tích các bộ phận sử dụng chung cho căn hộ hoặc các phòng ở vào việc đi lại trong ngôi nhà. Diện tích các bộ phận sau đây đều tính vào diện tích giao thông:
a) Buồng thang, kể cả chiếu nghỉ, chiếu tới;
b) Hành lang sử dụng chung cho các căn hộ, các phòng ở;
c) Tiền sảnh, sành tầng;
d) Các thang ngoài nhà;
A.9 Diện tích kết cấu là tổng số diện tích của tường vách, cột tính trên mặt bằng (mặt cắt bằng). Diện tích các bộ phận sau đây đều tính vào diện tích kết cấu:
a) Tường chịu lực hay không chịu lực, tường ngăn, vách ngăn, cột;
b) Ngưỡng cửa đi, bậu cửa sổ các loại;
c) Các ống khói, các ống thông hơi, ống điện, nước và các ống kỹ thuật khác kể cả phần lòng ống và thành ống;
d) Các hốc tường, các khoảng trống giữa hai phòng (không lắp cửa đi) có chiều rộng nhỏ hơn 1,50m và chiều cao nhỏ hơn 1,90m.
CHÚ THÍCH: Diện tích kết cấu được xác định bằng cách lấy diện tích nền (sàn) của tầng trừ đi các diện tích ở, diện tích phụ, diện tích giao thông của tầng ấy. Nếu là tầng một (tầng trệt) thì chính là diện tích xây dựng trừ đi các diện tích ở, diện tích phụ, diện tích giao thông.
A.10 Diện tích khác là tổng số diện tích của các phòng hay bộ phận không dùng để ở mà chỉ dùng vào các chức năng sử dụng khác của ngôi nhà như: ăn uống, giải khát, cắt tóc, cửa hàng bán lẻ, chỗ để xe, phòng giặt công cộng…
A.11 Diện tích xây dựng là diện tích tính theo kích thước phủ bì của tường ngoài, dãy cột có mái che, cầu thang ngoài nhà, bậc thềm, lối đi, cửa đi, lôgia, sân trời.
CHÚ THÍCH: Diện tích xây dựng bằng tổng diện tích ở, diện tích phụ, diện tích giao thông, diện tích kết cấu và diện tích khác của tầng một.
A.12 Khối tích xây dựng nhà ở được tính bằng tổng khối tích xây dựng tại cao độ ± 0.000 (phần trên mặt đất) và dưới cao độ đó (phần dưới mặt đất).
A.13 Khối tích xây dựng của ngôi nhà, một tầng nhà, một căn hộ là tích số của diện tích xây dựng của ngôi nhà, diện tích sàn của tầng hoặc căn hộ với chiều cao của ngôi nhà, tầng nhà và từng căn hộ. Chiều cao được tính như quy định tại 6.8 và 6.9 của tiêu chuẩn này.
A.14 Khu bếp và khu vệ sinh tập trung, bố trí ngoài ngôi nhà ở, không tính vào diện tích của nhà ở, diện tích của những công trình phụ này được tính riêng.
A.15 Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư.
a) Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư.
b) Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:
- Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lôgia gắn liền với căn hộ đó;
- Phần diện khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật;
- Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ, phần diện tích thuộc sở hữu riêng.
c) Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm:
- Phần diện tích nhà còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 2 của A.15;
- Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào;
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó.
Phụ lục B
(quy định)
Phương pháp xác định hệ số khối mặt bằng của nhà ở
B.1 Khi thiết kế nhà ở phải tính toán hệ số khối: K, K1, K2.
B.2 Hệ số khối mặt bằng K, K1, K2 được xác định như sau:
a) Hệ số mặt bằng K là tỉ số của diện tích ở trên diện tích xây dựng hoặc diện tích ở căn hộ trên diện tích sàn của căn hộ.
K = |
Diện tích ở |
(1) |
Diện tích xây dựng (sàn) |
b) Hệ số mặt bằng K1 là tỉ số của diện tích ở trên diện tích sử dụng của ngôi nhà hoặc căn hộ:
K1 = |
Diện tích ở |
(2) |
Diện tích sử dụng |
c) Hệ số khối K2 là tỉ số của khối tích xây dựng của ngôi nhà (căn hộ) trên diện tích ở:
K2 = |
Khối tích xây dựng của ngôi nhà (căn hộ) |
(3) |
Diện tích ở |
d) Các hệ số khối, mặt bằng có thể dao động trong các khoảng:
K = 0,40 đến 0,45
K1 = 0,48 đến 0,55
K2 = 0,50 đến 6,50
Phụ lục C
(tham khảo)
Diện tích và loại cửa lấy ánh sáng
C.1 Diện tích của cửa lấy ánh sáng được tính như sau:
a) Với cửa sổ lấy bằng khoảng tường trống để lắp cửa;
b) Với cửa đi lấy bằng diện tích của khoảng kính lấy ánh sáng không trừ đố;
c) Với lỗ hoa lấy bằng khoảng trống của lỗ hoa, khi bề dày của lỗ hoa không quá 10 cm. Nếu quá 10 cm thì lấy bằng 2/3 khoảng trống của lỗ hoa.
C.2 Những cửa sau đây được tính vào diện tích lấy ánh sáng:
a) Cửa sổ mở trực tiếp ra ngoài trời, hiên lô gia, ban công hoặc hành lang bên thoáng (không có tường ngoài và cửa sổ);
b) Phần kính của cửa đi khi mở trực tiếp ra hiên, lô gia, ban công hoặc hành lang thoáng.
C.3 Những loại cửa sau đây không tính vào diện tích lấy ánh sáng:
a) Cửa sổ và cửa mở đi về phía hành lang giữa, hành lang bên;
b) Cửa hãm, lôgia, lỗ trống dùng để thông hơi;
c) Cửa ngăn cách giữa các phòng.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] QCVN 03:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị;
[2] QCXDVN 05:2008/BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe;
[3] QCXDVN 01:2008/BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng;
[4] QCXDVN 02:2008/BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng – Phần 1;
[5] QCVN 06:2010/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Quy định chung
5 Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
6 Yêu cầu thiết kế kiến trúc
7 Yêu cầu về hệ thống kỹ thuật
7.1 Yêu cầu thiết kế cấp thoát nước
7.2 Yêu cầu thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí
7.3 Yêu cầu thiết kế hệ thống điện chiếu sáng và thiết bị điện
7.4 Yêu cầu thiết kế hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
7.5 Yêu cầu thiết kế hệ thống cung cấp ga, khí đốt
8 Yêu cầu về phòng cháy
Phụ lục A (quy định) Phân định diện tích trong nhà ở
Phụ lục B (quy định) Phương pháp xác định hệ số khối mặt bằng của nhà ở
Phụ lục C (quy định) Diện tích và loại cửa lấy ánh sáng
Thư mục tài liệu tham khảo
NATIONAL STANDARDS
TCVN 4451:2012
DWELLINGS – BASIC PRINCIPLES FOR DESIGN
Foreword
The TCVN 4451:2012 replaces the TCVN 4451:1987.
The TCVN 4451:2012 is carried over from the TCVN 4451:1987 in accordance with Clause 1 Article 69 of the Law on Technical Standards and Regulations and Point b) Clause 1 Article 6 of Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007 of the Government elaborating the Law on Technical Standards and Regulations.
The TCVN 4451:2012 is compiled by Vietnam Institute of Architecture, Urban and Rural Planning, proposed by the Ministry of Construction, appraised by the Directorate for Standards, Metrology, and Quality, and published by the Ministry of Science and Technology.
DWELLINGS – BASIC PRINCIPLES FOR DESIGN
1. Scope
1.1. This Standard applies to design or renovation of apartment buildings (flats), dorms built in cities, towns, city-level towns, or housing complex of agencies, industrial workshops, and schools.
NOTE: Flats of apartment buildings, dorms are hereinafter referred to as “dwellings”.
1.2. This Standard may be applied to old dwellings undergoing repair and under management of the Government, private dwellings built on plots located in cities.
1.3 Design and construction of dwellings in farm dwellings, forestry dwellings shall conform to regulations pertaining to living area, hygiene, and safety under this document. Area of auxiliary structures may adhere to specific regulations depending on local demands.
2. Referencing document
The following referencing document is necessary for the application of this Standard. If a reference document is mentioned together with its publishing year, only the referenced edition shall prevail. If a reference document is not mentioned together with its publishing year, the latest version and all its amendments and revisions (if any) shall prevail.
TCVN 2622, Fire prevention and firefighting for buildings and constructions. Design requirements;
TCVN 4474, Internal drainage - Design standards;
TCVN 4513, Internal water supply - Design standards;
TCVN 4450, Flats - Design requirements;
TCVN 5687:2010, Ventilation - Air conditioning - Design standards;
TCVN 6772:2000, Water quality. Domestic wastewater. Limit contamination;
TCVN 9210:2012, High-storey dwellings. Design standards;
TCVN 9385:20121), Protection of structures against lightning - Guide for design, inspection and maintenance;
TCVN 9386-1-20121), Design of earthquake-resistant structures;
TCXD 16:19862), Artificial lighting in civil constructions;
TCXD 29:19912), Natural lighting in civil constructions - Design standards;
TCXDVN 377:20062), Central heating systems in dwellings - Design standards;
TCXDVN 387:20062), Central heating systems in dwellings - Construction and commissioning standards.
3. Terms and definitions
In this Standard, the following definitions are used:
3.1. Flat
Refers to living space of a household, a person, or a group of people, satisfies living demands of a family, a group, and each member.
3.2. Apartment building
Refers to a building of at least two storeys with walkways, staircases, and infrastructures for common use by multiple households, individuals.
3.3. Above-ground storey
Refers to a storey whose floor plane is at or higher than ground level of the building according to approved planning.
3.4. Basement
Refers to a storey with more than half of its height below ground level of the building according to approved planning.
3.5. Semi-basement
Refers to a storey with half of its height located above or at ground level according to approved planning.
3.6. Attic
Refers to a storey located in the space directly beneath the pitched roof where a part or the entire vertical surface of the storey is created by roof pitches or gables while surrounding walls (if any) are not taller than 1,5 m from the floor.
3.7. Storey height
Refers to the distance from a floor to the floor of the next storey.
3.8. Clear height
Refers to the distance from a finished floor to the underside of load-bearing structures or finished ceiling.
3.9. Dwelling unit
Refers to rooms in a flat used as is or incorporated with other functions. Consists of sleeping units, common rooms, living rooms, study rooms, dining rooms, etc.
4. General provisions
4.1. Dwellings shall be designed depending on classifications under regulations on classifications of civil construction [1].
4.2. Dwelling design shall guarantee rigidity, safety, convenience, conform to climate, natural conditions, traditions, customs, satisfy life and health safety requirements [2], ensure accessibility for people with disability as per the law.
4.3. If mechanical floor is located below floor of the first storey or the ground floor (in the basement), clear height of the mechanical floor shall not be lower than 1,6 m and mechanical floor shall lead directly outside via doors or wall openings with protectives of minimum dimensions of 0,6 m x 0,6 m.
4.4. If height of semi-basements, attics, and above-ground storeys from ground elevation to finished ceiling is not lower than 2 m, such storeys shall be considered storeys of the building.
NOTE: Ground elevation according to approved planning refers to kerb height and is considered grade plane for the purpose of calculating permissible building height.
4.5. Design of installation locations of air-conditioners and drying racks shall not affect vertical architecture of the building and environmental hygiene. Placement of air-conditioners shall be consistent in terms of location and sizes so as to maintain aesthetic.
4.6. Depending on practical demands, garbage collection rooms on storeys or garbage chutes shall be installed.
4.7. Building façade shall not use color or materials that affect vision or health of people. Ensure security, noise, visibility, scenery, and environmental hygiene requirements.
4.8. Advertising panels attached to apartment buildings shall conform to relevant regulations on advertising.
4.9. Area distribution in dwellings is specified under Appendix A hereof.
4.10. Methods for determining block coefficient and plan coefficient of dwellings shall be identified in accordance with Appendix B hereof.
4.11. Design of flats and dorms shall also adhere to TCVN 4450 and TCVN 9201:2012 in addition to this document.
5. Construction plot and general premise planning requirements
5.1. Dwelling construction plots shall satisfy basic principles below:
- Conform to approved construction planning;
- Consist of unified technical infrastructure and social infrastructure satisfying current and future development requirements;
- Not be located in areas where construction activities are prohibited; protective corridors of traffic, irrigation, embankment, energy structures, historical - cultural heritages, and protective zones of other structures as per the law; areas prone to landslide, inundation, contaminated by industrial waste, landfills, cemeteries.
- Ensure fire safety and environmental hygiene.
5.2. Design of dwellings shall take into account flexible use capability and, depending on structure of flats, position on construction plots, architectural space, conform to urban construction requirements [3].
5.3. Dwelling orientation shall the direction which windows of dwelling units face to take in wind or light. A minimum number of rooms facing the stipulated direction shall be required in flats:
- Flats with 2 and 3 rooms: a minimum of 1 room;
- Flats with at least 4 rooms: a minimum of 2 rooms;
Tenements (dorms): a minimum of 40% of dwelling units facing the outside.
NOTE:
1) Direction of facing wind is determined by natural climate parameters in construction [4].
2) In respect of dwelling units facing in appropriate direction, protective solutions shall be required.
6. Architectural design requirements
6.1. Floor elevation shall be at least 0,15 m above kerb height at the entrance.
6.2. Dwelling units shall be located on above-ground storeys. If dwellings are built close to property line, floor elevation of dwelling units shall be at least 0,5 m above kerb height.
6.3. Minimum flat area in apartment buildings:
- 30 m2 in case of social housing;
- 45 m2 in case of residential real estates.
6.4. Minimum living area standards in dorms for students and learners of universities, colleges, intermediate professional education, and vocational education and training institutions shall be 4 m2/person.
6.5. Dwelling units in dorms may be incorporated with other rooms such as lobbies, kitchens, restrooms.
6..6 Dorms may facilitate the same kitchens or restrooms for several dwelling units and up to 25 people. Public rooms serving cultural, study, sports, rest, dining, healthcare, administration purposes are required. Composition and area of rooms serving public purposes shall conform to design tasks.
6.7. Depending on occupancy and volume requirements of dwelling units in flats and dorms, height and width shall be designed accordingly.
- Minimum storey height shall be 3,0 m;
- Minimum clear height of rooms shall be 2,7 m;
- Minimum clear height of rooms in attics shall be 1,5 m;
- Minimum clear height of dwelling units in dorms that utilize bunk beds shall be 3,3 m. In this case, minimum clear width of rooms shall be 3,3 m.
6.8. Minimum clear height of auxiliary rooms shall be 2,4 m.
6.9. Height of mechanical floor shall be determined on a case-by-case basis depending on the type of equipment and system therein and operating conditions.
6.10. Maximum depth of dwelling units measured in the direction in which natural light enters the room shall be 6,0 m and twice the width of the dwelling units.
When necessary and for the purpose of increasing module dimensions, depth may be increased by no more than 5%.
6.11. Washing rooms, showers, toilets of upper storeys shall not be directly above kitchens, pantries, and food preparation places in the lower storeys.
6.12. Floors in dwellings shall be soundproofed.
6.13. Number of treads (a flight of stairs) shall not be lower than 3 nor greater than 18.
6.14. Minimum width of corridors between stairs or between stairs and beginning of the corridors shall be:
- 1,4 m if the corridor is up to 40 m in length;
- 1,6 m if the corridor is above 40 m in length.
6.15. Stairs and intermediate landings shall be fitted with enclosing structures and guardrails. In respect of dwellings for senile people and people with disabilities, wall-side guardrails shall be required.
6.16. Balconies and loggias of buildings of at least 3 storeys shall be of non-combustible materials.
6.17. Loggias and balconies shall not be fitted with glass to serve other purposes.
6.18. Dwellings of more than 6 storeys shall be fitted with elevators. Quantity and parameters of elevators shall be calculated in accordance with selected design solutions.
6.19. Width of elevator lobbies shall be:
- 1,2 m in case of passenger elevators of a load capacity of 400 kg;
- 1,6 m in case of passenger elevators of a load capacity of 630 kg and elevator car of a dimension of (2 100 mm x 1 100 mm);
- 2,1 m in case of elevator car of a dimension of (1 100 mm x 2 100 mm).
NOTE: Dimensions of elevator car are defined as width x depth.
6.20. Elevator shafts shall not be adjacent to dwelling units.
6.21. If dwellings face strips or city squares, retailers, supermarkets, public food vendors, stores, shops, residential complex management, sports centers below 150 m2, public rooms can be located on the first storey (the ground floor) or basements and semi-basements. In his case, fire safety, soundproofing, and odorproof requirements shall be met in form of appropriate technical solutions. If stores or supermarkets are located in or adjacent to dwellings, entrance to the dwellings shall not be shared with goods loading entrance.
6.22. Dwellings must not contain:
- Pump stations and boilers;
- Electrical substations in or adjacent to buildings;
- Automatic telephone broadcasting stations, other than telephone broadcasting stations serving buildings;
- Headquarters of administrative authorities of all levels;
- Clinics, other than those for gynecology and dental health;
- Dining rooms and cafeterias of more than 50 seats;
- Public restrooms;
- Units that emit sound, noises, toxic vapor, and toxic wastes in an excessive quantity;
- Stores of construction materials, chemicals, general items that cause environmental contamination around dwellings;
- Stores selling combustible, explosive commodities;
- Public showers, saunas, chemical washing and bleaching facilities (other than item reception areas and self-serving washing facilities).
6.23. Spaces below dwelling units shall not accommodate:
- Water heaters of hot water supply systems;
- Cold rooms of industrial workshops specializing in business activities and public service.
6.24. Design of dwellings in areas prone to earthquake shall conform to the TCVN 9386-1-2012.
7. Technical system requirements
7.1. Water supply and drainage system design requirements
7.1.1. Design of water supply and drainage system of dwellings shall conform to TCVN 4474 and TCVN 4513.
7.1.2. Distribution network of internal water supply pipes shall be placed behind walls or in technical ducts. Valves placed in trenches or technical ducts shall be accompanied by ports for inspection, management, and repair.
7.1.3. Water supply and drainage pipes shall not be installed uncovered below ceilings of rooms.
7.1.4. Wastewater treatment system shall be designed to meet wastewater quality under TCVN 6772:2000 prior to discharging wastewater into area drainage system.
7.1.5. Rooftop rainwater drainage system shall be designed so as to drain rainwater in all weather conditions. Rainwater downpipes must not leak, must be positioned in a way that does not affect architecture and aesthetic, and must be connected to building drainage system.
7.2. Ventilation and air-conditioning system design requirements
7.2.1. Natural ventilation shall be prioritized for dwelling units. Natural ventilation serving dwelling units shall not reach said welling units through kitchens, washing areas, showers, toilets, storage units. Design of ventilation and air-conditioning system shall conform to TCVN 5687:2010.
7.2.2. Toilets and showers shall receive mechanical ventilation in absence of natural ventilation.
7.2.3. Air-conditioners, gas and condenser outlets shall be installed at a position that does not affect other flats, aesthetic, and environmental hygiene.
7.3. Electrical lighting and electric appliance system design requirements
7.3.1. Electrical system for artificial lighting and natural lighting shall be designed in accordance with TCXD 16:1986 and TCXD 29:1991.
7.3.2. Natural lighting shall be prioritized in dwelling units, kitchens, sanitary areas, lobbies, stairs, common corridors, public rooms in dorms. Direct natural lighting is not required in showers, washing areas, toilets, storage units.
7.3.3. Ratio of area of light-transmitting openings in dwelling units and kitchens to floor area of these rooms shall not be greater than 1:5 and lower than 1:8.
7.3.4. Area of light-transmitting openings shall be calculated in accordance with Appendix C.
7.3.5. If lighting is facilitated via openings on exterior walls from gables, common corridor shall be 24 m in length and gables shall be 48 m in length.
If corridor length is higher than the aforementioned values, additional natural lighting shall be facilitated in form of light-transmitting compartments. Two light-transmitting compartments shall not be more than 24 m apart. A light-transmitting compartment shall not more than 30 m away from a light-transmitting opening at the end of the corridor.
If the corridor is below 10 m in length, lighting can be facilitated via stairwells or doors of rooms located along the corridor.
NOTE:
1) Width of light-transmitting openings shall be greater than 1/2 of depth thereof from exterior wall to the side of the corridor.
2) If additional lighting is facilitated by windows of stairwells, ratio of floor area of the stairwells shall be greater than 1/6.
7.3.6. Power supply from electrical panels and cabinets of storey to electrical cabinets of each flat shall be done via wires or cables installed along corridors and behind walls. If junction boxes are used, wires shall be contained in fire-resistance-rated plastic tubes or steel tubes.
7.3.7. Lighting systems in flats shall be protected by circuit breakers. Minimum quantity of sockets in rooms shall be 2 sockets. Sockets and junction boxes in showers and kitchens shall be fitted with circuit breakers and located at appropriate height. For safety purposes, all switches and sockets shall be protected by grounded circuit breakers.
7.3.8. Electricity meters shall be installed for each flat. Electricity meters shall be installed for each dorm room or each dorm block.
7.3.9. Lightning protection system shall be designed in accordance with TCVN 9385:2012.
7.4. Communication and telecommunication system design requirements
7.4.1. Design and installation of communication, telecommunication, broadcasting, television systems of dwellings shall ensure safety and convenience in operation, use, connection to service systems of service providers, replacement and repair capability, and separation distance to other technical ducts.
7.4.2. Design and installation of communication, telecommunication, broadcasting, television systems shall conform to relevant regulations.
7.4.3. Cables of communication and television system shall be placed behind walls. A junction box shall be located on each storey.
7.4.4. Radio broadcasting and television network from distribution panels to flats shall travel behind walls in technical ducts; lightning rods shall be protected by lightning protection measures.
Antennas, satellite discs for radio and television signals are allowed on roofs at positions that are allowed by urban authorities and guarantee safety and aesthetic. If necessary, television signal transmitters and receivers are allowed in attics.
7.5. Gas supply system design requirements
7.5.1. If gas supply system is required in dwellings, the installation shall conform to the TCXDVN 377:2006 and TCXDVN 387:2006.
7.5.2. Design and installation of gas supply system shall satisfy technical specifications regarding pipelines, brackets, measuring instruments, safety equipment, regulations, installation space, and anti-corrosive measures for equipment and pipes.
7.5.3. Main supply pipes and standpipes shall not cross sleeping units, showers, toilets, or garbage storage units.
7.5.4. Kitchens where combustible gas is used shall be fitted with smoke outlets. Kitchen volume shall be sufficient for air during natural combustion.
8. Fire prevention requirements
8.1. Dwellings shall not exceed any limit pertaining to fire resistance category, number of storey, length, construction area under Schedule 1.
Schedule 1 - Fire resistance category, storey, length, construction area limits
Fire resistance category |
Storey |
Maximum length m |
Maximum construction area m2 |
||
With fire walls |
Without fire walls |
With fire walls |
Without fire walls |
||
I-II |
No requirement |
No requirement |
110 |
No requirement |
2 200 |
III |
1 to 5 |
No requirement |
90 |
No requirement |
1 800 |
IV |
1 |
140 |
70 |
2 800 |
1 400 |
2 |
100 |
50 |
2 000 |
1 000 |
|
V |
1 |
100 |
50 |
2 000 |
1 000 |
2 |
80 |
40 |
1 600 |
800 |
|
NOTE: Point-access dwellings with fire resistance categories I and II where load-bearing structure of the roofs are non-combustible, fire walls shall not be required. |
8.2. Maximum distance from doors of dwelling units to stairwells or the nearest exit discharges is specified under Schedule 2.
Schedule 2 - Maximum distance from doors of dwelling units to stairwells or the nearest exit discharges
All dimensions in meter
Fire resistance category |
Maximum permissible distance |
|
From rooms between two walkways or two stairwells |
From rooms entering dead-end single-loaded corridors |
|
I |
40 |
25 |
II |
40 |
25 |
III |
30 |
20 |
IV |
25 |
15 |
V |
20 |
10 |
8.3. Total width of stairs, walkways on means of egress of dwellings, dependent on number of occupants on the most crowded storey other than the first storey, shall be:
- In respect of two-storey dwellings: 1,00 m in width for 125 occupants;
- In respect of three-storey dwellings or higher: 1,00 m in width for 100 occupants;
- If the number of occupants on the most crowded storey is below 125 occupants (in case of two-storey dwellings) or below 100 occupants (in case of three-storey dwellings or higher), the total width shall equal 0,9 m.
8.4 Width of each stringer on means of egress shall be equal to or greater than minimum width of stairs. Slope degree shall be lower than the maximum degree in Schedule 3.
8.5. Automatic fire alarm system shall be implemented if necessary.
8.6. In addition, dwelling design shall also conform to regulations on fire safety of buildings and constructions [5] and TCVN 2622.
·Waiting for server...
Type of stairs |
Minimum width m |
Maximum slope |
1. Primary stairs a) In two-storey dwellings |
0,90 |
1 : 1,5 |
b) In three-storey dwellings or higher |
1,00 |
1 : 1,75 |
c) With bicycle loading ramps |
- |
1 : 2,5 |
2. Secondary stairs |
|
|
a) To basements, non-habitable wallsides |
0,90 |
1 : 1,5 |
b) To attics |
0,09 |
1 : 1,25 |
c) Within apartment buildings |
0,90 |
1 : 1,25 |
NOTE: 1) Width of a flight of stairs refers to the clear dimension between the wall and closed stringers or between two walls or two closed stringers. 2) If width of a flight of stairs is at the lowest value, guardrails shall be located on the outermost side of the flight of stairs. 3) Width of intermediate landings and landings shall not be lower than 1,2 m in respect of regular stairs. Width of intermediate landings and landings shall not be lower than 2,1 m in respect of stairs with bicycle, motorbike loading ramps. 4) Bicycle loading ramps shall not be included in width of flight of stairs. Design of vehicle loading ramps shall ensure safety during emergency evacuation. 5) Slope of stairs shall be calculated by ratio of height to total run of the stairs. |
8.7. Minimum clear width of exit accesses is specified under Schedule 4.
Schedule 4 - Minimum clear width of means of egress
All dimensions in meter
Type of exit access |
Minimum width |
1. Walkway |
1,00 |
2. Corridor |
1,40 |
3. Door |
0,80 |
4. Stringer |
1,05 |
NOTE 1) If length of a straight section of corridor is not higher than 40 m, width of the corridor may be reduced to 1,2 m. 2) Walkways in flats may be reduced to 0,9 m. 3) Doors on means of egress shall not be smaller than 2,0 m. |
Appendix A
(regulation)
Area distribution in dwellings
A.1 Usable area of each flat means total living area and separate area for auxiliary purposes. In respect of multi-storey and multi-unit dwellings, usable area of each flat means area distinct to each flat plus area under common ownership shared by multiple dwelling units, proportionate to living area of each flat.
A.2 Area of rooms and usable sections shall be calculated in proportion to carpet area (other than thickness of walls, partitions, pillars, plaster layers but including thickness of baseboard materials).
Area of rooms with lower height shall be multiplied by 0,7 for the purpose of calculating total area.
NOTE: Garbage chutes, chimneys, vents, power tubes, water pipes, and other technical pipes placed in rooms or other sections shall not be included in area of said rooms and sections.
A.3 Usable area in dwellings means total area of dwelling units and auxiliary rooms and is calculated as follows:
a) Living area means total area of primary rooms serving accommodation purposes, including:
- Dwelling units (bedrooms, living rooms, work rooms, playrooms) in flats;
- Dwelling units, bedrooms in dorms;
- Wall cabinets, wardrobes, and cabinets opening towards the inside of dwelling units;
- Area of the underside of stairs in dwelling units of flats (if height from the floor to the underside of stairs is lower than 1,6 m, this area is not included).
b) Auxiliary area: means total area of auxiliary rooms or sections below:
- Guestrooms, living rooms, administration rooms in dorms;
- Kitchens (cooking, washing, processing, preparation area) not including spaces occupied by chimneys, garbage chutes, water supply and drainage pipes;
- Showers, washing rooms, toilets, walkways in rooms in dwellings with shared toilet;
- Storage units;
- Half of loggia area;
- 0,3 times of balcony and porch area;
- 0,35 times of courtyard area;
- Corridors and walkways of flats or dwelling units;
- Vestibules, anterooms, etc. serving a single flat or several dwelling units;
- Walkways, entrance, anterooms of shared kitchens, washing areas, showers, toilets;
- Wardrobes, and cabinets opening towards the inside of auxiliary sections or rooms.
NOTE: In respect of multi-unit dwellings, auxiliary area serving multiple flats such as parking rooms, common rooms, administration rooms, or security posts shall not be included in the aforementioned area.
A.4 Total usable area of rooms in dorms shall be determined by total area of dwelling units, auxiliary rooms, common rooms, loggias, balconies, porches. Where loggias, balconies, and porches are calculated in accordance with A.3b).
A.5 The following area is not included in total dwelling area: basement area serving ventilation, attics, attics fitted with mechanical system, mechanical floor, technical system outside of flats, staircase vestibules, elevator shafts, outdoor staircases.
A.6 Dwelling area is calculated by adding up area of all storeys limited by the inside of exterior walls, balcony and loggia area. Area of staircases and elevator shafts shall be included in area of said storeys.
A.7 Area of rooms in dwellings shall be determined by dimensions limited by walls (not including baseboards). Area of attics shall be calculated as follows:
- Ceiling height shall be 1,5 m if the ceiling is pitched at a 30o angle;
- Ceiling height shall be 1,1 m if the ceiling is pitched at a 45o angle;
- Ceiling height shall be 0,5 m if the ceiling is pitched at a 60o angle or higher;
A.8 Traffic area means total area of common sections of flats or dwelling units used for moving around inside dwellings. Area of sections below is included in traffic area:
a) Staircases, including intermediate landings and landings;
b) Common corridors serving flats and dwelling units;
c) Vestibules, lobbies;
d) Outdoor staircases;
A.9 Structural area means total area of walls, pillars on plan view. Area of sections below is included in structural area:
a) Load-bearing and non-load bearing walls, partitions, pillars;
b) Door thresholds, window sills;
c) Chimneys, vents, power tubes, water pipes, other technical ducts, including the inside and the casing;
d) Wall niches, empty spaces between two rooms (without doors) with width below 1,5 m and height below 1,9 m.
NOTE: Structural area is determined by subtracting living area, auxiliary area, and traffic area from floor area of a storey. in case of the first storey (ground floor), this area is construction area less living area, auxiliary area, and traffic area.
A.10 Other area means total area of rooms or sections not serving accommodation purposes such as: dining area, retailers, parking spaces, hairdresser’s, public washing rooms, etc.
A.11 Construction area means gross dimensions of exterior walls, pillars with roofs, outdoor staircases, steps, walkways, doors, loggias, courtyards.
NOTE: Construction area equals the sum of living area, auxiliary area, traffic area, structural area, and other area of the first storey.
A.12 Building volume equals the sum of building volume at grade plane (for above-ground sections) and below grade plane (for underground sections).
A.13 Building volume of a dwelling, a storey, a flat means the product of construction area of the dwelling, floor area of a storey or a flat and height of the dwelling, storey, and flat. Height shall be calculated in accordance with 6.8 and 6.9 hereof.
A.14 Kitchens and sanitary areas that are shared or located outdoors shall not be included in dwelling area; area of these auxiliary sections shall be calculated independently.
A.15 Private area and common area in apartment buildings.
a) Apartment buildings mean dwellings with at least two storeys, with walkways, staircases, and infrastructures shared by multiple households and individuals. Apartment buildings consist of private sections of each household, individual, and common sections shared by all households and individuals therein.
b) Private sections in apartment building include:
- Area inside flats, including balconies and loggias associated with the flats;
- Other area in apartment buildings recognized as private area as per the law;
- Technical equipment system for private use and associated with flats, private area.
c) Common sections in apartment buildings include:
- Remaining area in apartment buildings other than those in Clause 2 of A.15;
- Space and load-bearing elements, technical equipment for common use in apartment buildings, including frames, pillars, load-bearing walls, exterior walls, separating walls, floors, ceilings, rooftops, corridors, staircases, elevators, means of egress, garbage chutes, technical boxes, parking spaces, power supply system, water supply system, gas supply system communication, radio, television system, water drainage system, septic tank, lightning rods, fire safety, and other sections not owned by any single flat;
- Outdoor technical infrastructures connected to the apartment buildings.
Appendix B
(regulation)
Methods for determining block coefficient of dwellings
B.1 Dwelling design shall include calculation of coefficients: K, K1, K2.
B.2 Coefficients K, K1, and K2 shall be determined as follows:
a) Coefficient K means ratio of living area to construction area or living area of flat to floor area of the flat.
K = |
Living area |
(1) |
Construction area (floor area) |
b) Coefficient K1 means ratio of living area to usable area of a dwelling or a flat:
K1 = |
Living area |
(2) |
Usable area |
c) Coefficient K2 means ratio of building volume of a dwelling (or a flat) to living area:
K2 = |
Building volume of dwelling (flat) |
(3) |
Living area |
d) Coefficients may vary:
K = 0,40 to 0,45
K1 = 0,48 to 0,55
K2 = 0,50 to 6,50
Appendix C
(Reference)
Area and types of light-transmitting openings
C.1 Area of light-transmitting openings shall be calculated as follows:
a) Equal to area of empty walls for window installation in case of windows;
b) Equal to area of light-transmitting glass section including mullions in case of doors;
c) Equal to clear space of perforations if perforation thickness does not exceed 10 cm. Or 2/3 of clear space of perforations if perforation thickness exceeds 10 cm.
C.2 The following openings are included in light-transmitting area:
a) Windows opening towards the outside, loggias, balconies, or single-loaded corridors;
b) Glass section of windows opening directly towards porches, loggias, balconies, or open corridors.
C.3 The following openings are not included in light-transmitting area:
a) Windows and doors leading to center corridors, single-loaded corridors;
b) Doorstops, loggias, empty spaces for ventilation;
c) Doors between rooms.
REFERENCE
[1] QCVN 03:2009/BXD, National Technical Regulation on Classifications of civil, industrial structures and urban technical infrastructures;
[2] QCXDVN 05:2008/BXD, National Construction Regulation - Houses and public structures - Life and Health Safety;
[3] QCXDVN 01:2008/BXD, National Construction Regulation– Construction planning;
[4] QCXDVN 02:2008/BXD, National Construction Regulation– Natural Condition Parameters in Construction – Part 1;
[5] QCVN 06:2010/BXD, National Technical Regulations - Fire safety for buildings and structures.
Table of contents
Foreword
1 Scope
2 Reference documents
3 Definitions
4 GENERAL PROVISIONS
5 Construction plot and general premise planning requirements
6 Architectural design requirements
7 Technical system requirements
7.1. Water supply and drainage system design requirements
7.2 Ventilation and air-conditioning system design requirements
7.3 Electrical lighting and electric appliance system design requirements
7.4 Communication and telecommunication system design requirements
7.5 Gas supply system design requirements
8 Fire safety requirements
Appendix A (regulation) Area distribution in dwellings
Appendix B (regulation) Methods for determining block coefficient of dwellings
Appendix C (regulation) Area and types of light-transmitting openings
Reference
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực