Quyết định 761/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt "Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020"
Số hiệu: | 761/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 23/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 23/05/2014 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 761/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014 |
PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO ĐẾN NĂM 2020”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020” với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phát triển trường nghề chất lượng cao để đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp cao, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của người lao động và của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Phát triển trường nghề chất lượng cao trên cơ sở kế thừa, phát huy thành tựu và những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về đào tạo nghề của thế giới; bảo đảm tính hệ thống, dài hạn với các giải pháp đồng bộ, khả thi, có lộ trình, bước đi phù hợp.
3. Phát triển trường nghề chất lượng cao theo hướng “mở”. Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù và hỗ trợ đầu tư đồng bộ cho các trường nghề được lựa chọn để đạt các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao; đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa để những trường nghề khác xây dựng đạt các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao và được đánh giá, công nhận.
1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nghề ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2014 - 2016
Từng bước thí điểm đào tạo 34 nghề theo các chương trình đào tạo nghề được chuyển giao từ nước ngoài theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với quy mô tối thiểu 25 học sinh, sinh viên mỗi nghề một năm. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ cho những trường nghề đã được lựa chọn có năng lực đào tạo tốt, gần với các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao.
b) Giai đoạn 2017 - 2020
Từng bước mở rộng đào tạo các nghề đã thí điểm đào tạo có học sinh, sinh viên tốt nghiệp được đánh giá, công nhận văn bằng, chứng chỉ bởi các tổ chức giáo dục đào tạo có uy tín của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế. Phấn đấu đến năm 2018 có khoảng 15 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường nghề chất lượng cao; đến năm 2019 có thêm khoảng 15 trường và đến năm 2020 có khoảng 40 trường chất lượng cao.
III. TIÊU CHÍ CỦA TRƯỜNG NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO
Trường được công nhận là trường nghề chất lượng cao khi được cơ quan kiểm định chất lượng dạy nghề đánh giá đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
1. Về quy mô đào tạo: Quy mô đào tạo tối thiểu là 2.000 học sinh, sinh viên hệ trung cấp nghề, cao đẳng nghề (tính theo số học sinh, sinh viên quy đổi), trong đó có ít nhất 30% học sinh, sinh viên học các nghề trọng điểm.
2. Về việc làm sau đào tạo: Có ít nhất 80% số học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng nghề được đào tạo trong vòng 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp, trong đó các nghề trọng điểm đạt ít nhất là 90%.
3. Về trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo: 100% học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp nghề đạt bậc 2/5, hệ cao đẳng nghề đạt bậc 3/5 của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và có trình độ tin học đạt tiêu chuẩn IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 300 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. Trong đó, học sinh, sinh viên tốt nghiệp các nghề trọng điểm theo chương trình đào tạo được chuyển giao từ nước ngoài có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên và được các tổ chức giáo dục, đào tạo có uy tín của khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận văn bằng, chứng chỉ.
4. Về kiểm định chất lượng: Trường đạt cấp độ 3 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề; 100% nghề đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.
5. Về giáo viên, giảng viên: 100% giáo viên đạt chuẩn quy định, có trình độ tin học IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 350 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. Trong đó, giáo viên dạy các nghề trọng điểm được chuyển giao có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên.
6. Về quản trị nhà trường: 100% cán bộ quản lý của trường được cấp chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ quản lý dạy nghề. Các hoạt động quản lý của trường và chương trình đào tạo các nghề trọng điểm được số hóa và mô phỏng hóa theo các công nghệ phần mềm tiên tiến trên thế giới.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Lựa chọn một số trường nghề có năng lực đào tạo nghề tốt và có phương án, lộ trình hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ theo quy định để đạt tiêu chí của trường nghề chất lượng cao vào năm 2020 (danh sách trường nghề được lựa chọn tại Phụ lục kèm theo).
2. Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, đổi mới công tác quản lý và giảng dạy theo hướng tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế đối với các trường nghề được lựa chọn, cụ thể:
a) Đối với nghề đào tạo theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài: Triển khai có hiệu quả Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” giai đoạn 2012 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hỗ trợ đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo được chuyển giao;
b) Đối với các nghề đào tạo khác: Xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn cho giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; hỗ trợ đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị, phần mềm, học liệu dạy nghề theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
c) Đào tạo ngoại ngữ, tin học cho giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên học các nghề trọng điểm có đủ năng lực, trình độ quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo tiêu chí của trường nghề chất lượng cao.
3. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở các trường nghề được lựa chọn; triển khai số hóa các hoạt động quản lý đào tạo, quản lý chất lượng, quản lý cán bộ, giáo viên và mô phỏng hóa các chương trình đào tạo, trước hết là các nghề trọng điểm theo các công nghệ phần mềm tiên tiến trên thế giới.
4. Về cơ chế, chính sách phát triển trường nghề chất lượng cao
a) Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa và khuyến khích các trường nghề (công lập và tư thục) tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo tiêu chí của trường nghề chất lượng cao, bao gồm:
- Ưu đãi về tín dụng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề theo quy định của pháp luật;
- Ưu đãi về thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề; sử dụng chương trình, giáo trình dạy các nghề trọng điểm;
- Thí điểm đào tạo các nghề trọng điểm từ ngân sách nhà nước.
b) Ngoài cơ chế theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, các trường nghề được lựa chọn đầu tư để trở thành trường nghề chất lượng cao được thí điểm áp dụng, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và quản lý tài chính, tài sản, bao gồm:
- Xây dựng và quy định mức thu học phí, lệ phí thi và tuyển sinh và báo cáo Bộ, ngành, địa phương là cơ quan chủ quản của trường phê duyệt và công khai mức thu trước khi thực hiện;
- Quyết định các nội dung và mức chi từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên (bao gồm cả kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và thu sự nghiệp) trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ, bảo đảm công khai, minh bạch và hiệu quả theo yêu cầu về chất lượng và tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tự chủ quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo (kể cả liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật); tự chủ về tiền công, tiền lương đối với giáo viên, cán bộ và học sinh, sinh viên trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo.
c) Khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp trực tiếp cùng với nhà trường tổ chức đào tạo một số nghề trọng điểm gắn với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Các trường nghề được công nhận đạt tiêu chí của trường nghề chất lượng cao được Nhà nước ưu tiên đặt hàng thực hiện các dịch vụ dạy nghề từ ngân sách nhà nước.
5. Chủ động, tích cực triển khai hội nhập quốc tế về dạy nghề theo “Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Tổ chức kiểm định, đánh giá, công nhận
a) Việc đánh giá, công nhận trình độ của học sinh, sinh viên tốt nghiệp các nghề đào tạo theo chương trình được chuyển giao phải được tổ chức giáo dục, đào tạo có uy tín trên thế giới có chức năng đánh giá, thẩm định và công nhận bằng cấp thực hiện.
b) Việc kiểm định, đánh giá, công nhận chương trình đào tạo của từng nghề và trường nghề chất lượng cao do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
V. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Ngân sách Trung ương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015 và các chương trình, dự án trọng điểm trong giai đoạn 2016 - 2020 theo cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách Trung ương, bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ cho các trường được lựa chọn với các nội dung:
a) Phát triển hệ thống thông tin, số hóa và mô phỏng hóa các hoạt động quản lý và chương trình đào tạo các nghề trọng điểm;
b) Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề;
c) Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề;
d) Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phần mềm, học liệu dạy nghề;
đ) Đào tạo các nghề trọng điểm theo cơ chế Nhà nước đặt hàng;
e) Phát triển các hoạt động kiểm định, đánh giá và công nhận.
2. Các Bộ, ngành, địa phương chủ quản trường nghề có trách nhiệm huy động các nguồn lực từ kinh phí chi thường xuyên, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các chương trình, dự án trong và ngoài nước, nguồn thu sự nghiệp của các trường và các nguồn vốn hợp pháp khác để cùng với hỗ trợ của ngân sách Trung ương đầu tư đồng bộ cho các trường được lựa chọn nhằm đạt các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao; bảo đảm chi phí đào tạo nghề của các trường.
3. Đẩy mạnh việc huy động và lồng ghép các nguồn lực tài chính từ các chương trình, dự án ODA, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ đầu tư tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của các trường.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Đề án, cụ thể:
a) Ban hành Thông tư quy định chi tiết về tiêu chí, cách thức và quy trình đánh giá, công nhận trường nghề đạt tiêu chuẩn chất lượng cao; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương và các trường nghề tổ chức thực hiện;
b) Xây dựng phương án, lộ trình hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ cho các trường nghề được lựa chọn phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các cơ chế, chính sách để phát triển trường nghề chất lượng cao;
d) Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán và tổng hợp nhu cầu kinh phí đầu tư trường nghề chất lượng cao, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung vào kế hoạch, dự toán ngân sách 5 năm và hàng năm; tổ chức thực hiện đầu tư tập trung, đồng bộ cho các trường nghề chất lượng cao được lựa chọn theo quy định;
đ) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển các trường nghề chất lượng cao gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung vào quy hoạch phát triển nhân lực chung của cả nước;
e) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án sau 3 năm thực hiện và tổng kết vào năm 2020.
2. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan bố trí kinh phí sự nghiệp theo phân cấp ngân sách hiện hành và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể các cơ chế, chính sách để phát triển trường nghề chất lượng cao; kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan bố trí vốn đầu tư phát triển, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ (nếu có), vốn ODA và các chương trình, dự án, đề án trọng điểm quốc gia để thực hiện Đề án theo phân cấp ngân sách hiện hành và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nhân lực và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, hướng dẫn các cơ chế, chính sách để phát triển trường nghề chất lượng cao; phối hợp kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện.
4. Các Bộ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chủ quản của các trường được lựa chọn đầu tư:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo các trường căn cứ vào tiêu chí của trường nghề chất lượng cao và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng dự án đầu tư theo lộ trình;
b) Phê duyệt dự án đầu tư trường nghề chất lượng cao theo quy định (sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung ương) và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, theo dõi và xây dựng kế hoạch, kinh phí hàng năm;
c) Huy động và phân bổ các nguồn kinh phí hàng năm cho các trường theo lộ trình thực hiện dự án và đồng bộ với nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương, bảo đảm đủ vốn thực hiện dự án đã phê duyệt;
d) Bảo đảm các điều kiện về đất đai, biên chế, kinh phí chi thường xuyên để các trường triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao;
đ) Hàng năm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
DANH SÁCH TRƯỜNG NGHỀ ĐƯỢC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TẬP TRUNG, ĐỒNG BỘ THEO TIÊU CHÍ TRƯỜNG NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020”)
TT |
Tên trường |
Thuộc Bộ, Ngành, Tỉnh/Thành phố |
Nằm trên địa bàn Tỉnh/Thành phố |
1 |
Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn |
Bình Định |
Bình Định |
2 |
Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh |
Thành phố Hồ Chí Minh |
Thành phố Hồ Chí Minh |
3 |
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
Ninh Bình |
4 |
Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Vĩnh Phúc |
5 |
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội |
Thành phố Hà Nội |
Hà Nội |
6 |
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Hà Nội |
7 |
Trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
8 |
Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc |
Vĩnh Phúc |
Vĩnh Phúc |
9 |
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc |
Nghệ An |
Nghệ An |
10 |
Trường Cao đẳng nghề số 3 |
Bộ Quốc phòng |
Hải Phòng |
11 |
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội |
Thành phố Hà Nội |
Hà Nội |
12 |
Trường Cao đẳng nghề Nha Trang |
Khánh Hòa |
Khánh Hòa |
13 |
Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ |
Cần Thơ |
Cần Thơ |
14 |
Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng |
Đà Nẵng |
Đà Nẵng |
15 |
Trường Cao đẳng nghề số 8 |
Bộ Quốc phòng |
Đồng Nai |
16 |
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bình Định |
17 |
Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh |
Hà Tĩnh |
Hà Tĩnh |
18 |
Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Trung ương II |
Bộ Giao thông Vận tải |
Hải Phòng |
19 |
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tp Hồ Chí Minh |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Thành phố Hồ Chí Minh |
20 |
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế |
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch |
Thừa Thiên Huế |
21 |
Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 |
Bộ Xây dựng |
Đồng Nai |
22 |
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Phú Thọ |
23 |
Trường Cao đẳng nghề Du lịch và dịch vụ Hải Phòng |
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch |
Hải Phòng |
24 |
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái |
Yên Bái |
Yên Bái |
25 |
Trường Cao đẳng nghề số 4 - BQP |
Bộ Quốc phòng |
Nghệ An |
26 |
Trường Cao đẳng nghề Hải Dương |
Hải Dương |
Hải Dương |
27 |
Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương |
Thành phố Hồ Chí Minh |
Thành phố Hồ Chí Minh |
28 |
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Hà Nội |
29 |
Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt |
Lâm Đồng |
Lâm Đồng |
30 |
Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên |
Đắk Lắk |
Đắk Lắk |
31 |
Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Đồng Nai |
32 |
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang |
Bắc Giang |
Bắc Giang |
33 |
Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Trung ương I |
Bộ Giao thông Vận tải |
Hà Nội |
34 |
Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Trung ương III |
Bộ Giao thông Vận tải |
Thành phố Hồ Chí Minh |
35 |
Trường Cao đẳng nghề Nam Định |
Nam Định |
Nam Định |
36 |
Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ninh Bình |
37 |
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu |
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
38 |
Trường Cao đẳng nghề Du lịch - Thương Mại Nghệ An |
Nghệ An |
Nghệ An |
39 |
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh |
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |
Hà Tĩnh |
40 |
Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang |
Kiên Giang |
Kiên Giang |
41 |
Trường Cao đẳng nghề số 1 |
Bộ Quốc phòng |
Thái Nguyên |
42 |
Trường Cao đẳng nghề số 20 |
Bộ Quốc phòng |
Nam Định |
43 |
Trường Cao đẳng nghề số 5 |
Bộ Quốc phòng |
Đà Nẵng |
44 |
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Bắc Ninh |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bắc Ninh |
45 |
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore |
Bình Dương |
Bình Dương |
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 761/QD-TTg |
Ha Noi, May 23, 2014 |
approving “the high quality vocational school development PROJECT by 2020”
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2006 Law on Vocational Training;
Pursuant to the Decision No. 579/QD-TTg dated April 19, 2011 of the Prime Minister on approving the Strategy on development of Vietnamese human resources during 2011-2020 period;
Pursuant to the Decision No. 630/QD-TTg dated May 29, 2012 of the Prime Minister on approving the vocational training development Strategy during 2011-2020 period;
At the proposal of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs,
DECIDES:
Article 1. To approve “The high quality vocational school development Project by 2020”, with the following main contents:
1. Development of high quality vocational school for training technical personnel directly in manufacturing, service with knowledge, skills and high professional responsibility, in order to strengthen the competitiveness of the labourers and of the country in the context of international integration, contributing to successful implementation of the industrialization and modernization of the country.
2. Development of high quality vocational school on the basis of inheriting and promoting achievement and new factors, selectively acquiring the vocational training experience of the world; ensuring systematic and long-term quality with synchronized and feasible solutions and appropriate schedule and steps.
3. Development of high quality vocational schools towards “open”. The State shall have specific mechanism, policies and synchronized investment support for selected vocational schools to meet the criteria of high quality vocational schools; concurrently shall have mechanism and policies for encouraging and promoting socialization so that other vocational schools can strive for the criteria of high quality vocational schools and be appreciated and recognized.
1. General objectives
By 2020, it will have been striven to obtain around 40 high quality vocational schools qualified for training in some vocations recognized by the advanced countries in the ASEAN region or in the world, contributing to the basic and comprehensive innovation of vocational training in Vietnam and meeting the requirement of high quality human resources for socio-economic development of the country.
2. Specific objectives
a) 2014 – 2016 period
Step by step training in 34 pilot vocations according to vocational training programs transferred from abroad under the Project approved by the Prime Minister with a minimum size of 25 students for each vocation in each year. Centralized and synchronized investment support shall be prioritized for the selected vocational schools with good training capacity and closely meeting the criteria of high quality vocational schools.
b) 2017 – 2020 period
Gradually expanding the vocational training for the pilot vocations in which graduates’ diplomas or certificates shall be assessed and recognized by the prestigious education and training organizations of the advanced countries in the ASEAN region or in the world. It will have been striven to obtain approximately 15 vocational schools assessed and accredited with meeting the criteria of high quality vocational schools by 2018; around 15 additional schools by 2019 and about 40 high quality vocational schools by 2020.
III. the criteria of high quality vocational schools
The schools shall be recognized as the high quality vocational schools when certified by the vocational training quality control body that those schools meet all the following criteria:
1. Regarding the training scale: Minimum training scale is 2,000 students for vocational schools and vocational colleges (based on the number of converted students), in which at least 30% of students follow the key vocations.
2. Regarding employment after training: At least 80% of graduates have a proper job within 6 months after graduation, in which at least 90% are the key occupations.
3. Regarding the qualification of students after training: 100% graduates from vocational schools shall qualify for level 2/5 and from vocational colleges shall qualify for level 3/5 of the national vocational skill standards and their computing qualification shall meet IC3 standard or equivalent and above, their English proficiency shall score 300 on TOEIC or equivalent and above. In particular, graduates from the key vocations under the vocational training programs transferred from abroad shall achieve English proficiency of 450 on TOEIC or equivalent and above, and their diplomas or certificates shall be recognized by the prestigious education and training organizations in the ASEAN region or in the world.
4. Regarding quality control: The schools must achieve level 3 of vocational colleges quality control standard; 100% trained professions shall meet the standard of training programs quality control.
5. Regarding teachers and lecturers: 100% teachers must meet the regulated standard, possessing IC3 computing qualification or equivalent and above, achieving English proficiency of 350 on TOEIC or equivalent and above. In particular, the teachers of transferred key vocations must possess English proficiency of 450 on TOEIC or equivalent and above.
6. Regarding school administration: 100% school administrators must have professional certificates of vocational training management. The management operations of schools and training programs for key vocations must be digitized and simulated under the advanced software technologies in the world.
IV. DUTIES, SOLUTIONS TO PROJECT IMPLEMENTATION
1. Selecting some vocational schools with good training capacity and building a plan, a schedule for centralized and synchronized investment support as regulated so that those schools shall qualify for the high quality vocational schools in 2020 (selected vocational school list in the attached Appendix).
2. Enhancing the quality assurance conditions, innovating the management and teaching operations in the direction of approaching the qualification of the advanced countries in the ASEAN region and in the world with regard to the selected vocational schools, namely:
a) Regarding the trained vocations under the vocational training programs transferred from abroad: Effectively deploying the Project “Transfer of curriculums; training teachers and vocational education managers; experimental training in key occupations that meet ASEAN and international standards” during 2012 – 2015 period which was approved by the Prime Minister; synchronized investment support in facilities, training equipment that meet the requirements of the transferred training program;
b) Regarding the other trained vocations: Developing and promulgating programs and curriculums based on the national vocational skill standards; standardly training and retraining teachers, vocational education managers; synchronized investment support in facilities, training equipment, software, materials as required by the curriculums;
c) Teaching foreign language, information technology for teachers, management staff and students of key vocations with qualified capacity, management skill, teaching skill, learning and research ability under the criteria of high quality vocational schools.
3. Building and applying education quality management system in the selected vocational schools; implementing the digitization of the training management, quality control, staff and teacher management, and simulating the training programs, firstly for the key vocations under the advanced software technologies in the world.
4. Regarding mechanism and policy on high quality vocational school development
a) Building mechanism and policy on promoting socialization and encouraging vocational schools (public and private) to enhance the training quality assurance conditions in accordance with the criteria of the high quality vocational schools, including:
- Credit incentives for investment in facilities, training equipment as regulated by law;
- Tax incentives for production, business and services associated with the training activities as regulated by law;
- Support in training management staff and vocational trainers; using the programs and curriculums of the key vocations;
- Pilot training the key vocations from the State budget.
b) In addition to the mechanism as currently regulated by the State for the public service bodies, the selected vocational schools to be invested to qualify for high quality vocational schools will be put into pilot practice and implementation by the mechanism of the financial autonomy and the finance and assets management, including:
- Establishing and regulating tuition fees, entrance examination fees and reporting to the Ministry, branch and localities who are the governing bodies of the schools for approval and disclosing the fees prior to the implementation;
- Deciding on the contents and expenditure level from the regular operation funds (including funds from the State budget and service income) on the basis of internal expense regulations, ensuring the publicity, transparency and effectiveness as required by the quality and implementation progress of the assigned tasks;
- Autonomy of managing and using facilities, equipment invested for production, business and services associated with training (including joint ventures, co-operation with organizations and individuals for service operation to meet the needs of society as prescribed by law); autonomy of wages and salaries of teachers, staff and students directly involved in the production, business and services associated with training.
c) Encouraging and prioritizing enterprises directly in co-operation with the schools to organize training in some key vocations associated with the production and business of the enterprises.
d) The vocational schools recognized as meeting the criteria of the high quality vocational schools shall be prioritized by the State in obtaining orders of provision of vocational training services from the State budget.
5. Proactively and aggressively deploying the international integration of vocational training under “the Project on international integration of education and vocational training by 2020” approved by the Prime Minister.
6. Organizing verification, assessment and recognition
a) The assessment and recognition of qualifications of students and graduates of vocational training under the transferred programs must be carried out by the internationally prestigious education and training organizations which have the functions of certificate assessment, verification and recognition.
b) The assessment, verification and recognition of training programs of every vocation and every high quality vocational school shall be regulated by the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs.
V. FINANCIAL MECHANISM OF PROJECT IMPLEMENTATION
1. The Central Budget via the National Targeted Program of Employment and Vocational Training for the period 2012 - 2015 and the key programs, projects during the period 2016 - 2020 in accordance with the targeted support mechanism from the Central Budget, ensuring the centralized and synchronized investment for the selected schools under the following contents:
a) Developing information system, digitizing and simulating the management operations and training programs of the key vocations;
b) Developing vocational training programs and curriculums;
c) Training, retraining vocational teachers and management staff;
d) Investment support in facilities, training equipment, software, materials;
e) Training in the key vocations under the State’s orders;
f) Promoting verification, assessment and recognition.
2. The Ministries, branches and localities governing the vocational schools have the responsibility to mobilize resources from the regular expenditure budget, investment in capital construction, domestic and overseas programs and projects, service income of schools and other legal resources, along with support from the Central budget for the synchronized investment in the selected schools in order to meet the criteria of the high quality vocational schools; ensuring the training costs of the schools.
3. Promoting the mobilization and combination of financial resources from the domestic and overseas programs, ODA projects, organizations and individuals to support investment in strengthening the conditions to ensure the training quality of the schools.
VI. Implementation organization
1. The Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs:
Hosting, co-ordinating with the Ministries, the branches and the People’s Committees of the Central provinces and cities to guide and organize the implementation of the Project, namely:
a) Promulgating a Circular providing details of the criteria, methods and procedures for assessment and recognition of high quality vocational schools; guiding the Ministries, the branches, the localities and the vocational schools to organize the implementation;
b) Building plan and schedule for centralized and synchronized investment support for the selected vocational schools in accordance with the balance ability of the State budget in each period;
c) Co-ordinating with the Ministry of Finance to guide specifically the mechanisms and policies to develop high quality vocational schools;
d) Guiding the Ministries, the branches and localities to build plans, estimates and to synthetize the demand for investment fund in high quality vocational schools, sending to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment to incorporate into the plan and the estimates of 5-year and annual budgets; organizing the implementation of centralized and synchronized investment for the selected high quality vocational schools as regulated;
e) Building 5-year and annual schemes and plans for the development of high quality vocational schools and sending to the Ministry of Planning and Investment to incorporate into the development scheme of the country’s overall human resources;
f) Guiding, inspecting, supervising and summarizing the Project implementation and periodically reporting to the Prime Minister. Organizing a preliminary summing-up of the Project implementation after 3 years and a summation in 2020.
2. The Ministry of Finance:
a) Hosting, co-ordinating with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and the relevant Ministries, branches and localities to arrange the service expenditure according to the current budget decentralization and the balance ability of the State budget in each period;
b) Hosting, co-ordinating with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to provide specific instructions for the mechanisms and policies to develop high quality vocational schools; inspecting and supervising the Project implementation.
3. The Ministry of Planning and Investment:
a) Hosting, co-ordinating with the Ministry of Finance, the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and the relevant Ministries, branches and localities to arrange capital for investment and development, capital for national targeted program, capital for government bonds (if any), ODA capital and the national key programs, projects, schedules to implement the Program according to the current budget decentralization and in accordance with the socio-economic development strategy, manpower development strategy and the balance ability of the State budget in each period;
b) Co-ordinating with the Ministry of Finance, the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to build and give instructions for the mechanisms and policies to develop high quality vocational schools; co-ordinating to inspect and supervise the Project implementation.
4. The Ministries, Central agencies of socio-political organizations, socio-professional organizations, the People’s Committees of the Central provinces and cities who are the governing bodies of the selected schools:
a) Guiding, instructing the schools based on the criteria of high quality vocational schools and the guidance of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to build investment projects according to the schedule;
b) Approving the investment projects for high quality vocational schools as regulated (after consulting the State management agency for vocational training at the Central level) and sending to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs for synthetizing, supervising and making annual expenditure plans;
c) Mobilizing and allocating the annual expenditure funds granted to schools according to the project implementation schedule and synchronizing with the supporting fund from the Central budget, ensuring sufficient capital for implementing the approved projects;
d) Ensuring the conditions on land, workforce, regular funds for the schools to implement effectively the assigned tasks;
e) Annually evaluating the performance of the assigned tasks, reporting to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs for summarizing and reporting to the Prime Minister.
Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 3. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government-attached agencies and Chairpersons of People’s Committees of the Central provinces and cities and Heads of the relevant agencies take responsibility to implement this Decision.
|
PP. THE PRIME MINISTER |
LIST OF VOCATIONAL SCHOOLS SELECTED FOR Centralized and synchronized investment ACCORDING TO THE criteria of high quality vocational schools
(Attached to Decision No. 761/QD-TTg dated 23 May 2014 of the Prime Minister on approving “the high quality vocational school development Project by 2020”)
No |
School names |
Under Ministries, Branches, Provinces/Cities |
Located on Provinces/Cities |
1 |
Quy Nhon Vocational College |
Binh Dinh |
Binh Dinh |
2 |
Ho Chi Minh City Vocational College |
Ho Chi Minh City |
Ho Chi Minh City |
3 |
Vietnam-Russia Vocational College of Electro-mechanics and Construction |
Ministry of Agriculture and Rural Development |
Ninh Binh |
4 |
Vocational College of Agricultural Mechanics |
Ministry of Agriculture and Rural Development |
Vinh Phuc |
5 |
Hanoi Industrial Vocational College |
Hanoi City |
Ha Noi |
6 |
Vocational College of Engineering – Technology |
Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs |
Ha Noi |
7 |
Ba Ria - Vung Tau Province Vocational College |
Ba Ria - Vung Tau |
Ba Ria - Vung Tau |
8 |
Vietnam Germany Vocational College of Vinh Phuc |
Vinh Phuc |
Vinh Phuc |
9 |
Vietnam – Korea Vocational College of Industrial Technology |
Nghe An |
Nghe An |
10 |
Vocational College No. 3 |
Ministry of National Defence |
Hai Phong |
11 |
Hanoi Vocational College of High Technology |
Hanoi City |
Ha Noi |
12 |
Nha Trang Vocational College |
Khanh Hoa |
Khanh Hoa |
13 |
Can Tho Vocational College |
Can Tho |
Can Tho |
14 |
Da Nang Vocational College |
Da Nang |
Da Nang |
15 |
Vocational College No. 8 |
Ministry of National Defence |
Dong Nai |
16 |
Vocational College of Electro-mechanics – Construction and Agriforestry of Central Part |
Ministry of Agriculture and Rural Development |
Binh Dinh |
17 |
Vietnam Germany Vocational College of Ha Tinh |
Ha Tinh |
Ha Tinh |
18 |
Central Vocational College of Transport No. II |
Ministry of Transport |
Hai Phong |
19 |
Ho Chi Minh Vocational College of Technology |
Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs |
Ho Chi Minh City |
20 |
Hue Tourism Vocational College |
Ministry of Culture, Sports and Tourism |
Thua Thien Hue |
21 |
LILAMA 2 Technical and Technology College |
Ministry of Construction |
Dong Nai |
22 |
Phu Tho Mechanic and Electric Vocational College |
Ministry of Agriculture and Rural Development |
Phu Tho |
23 |
Hai Phong Vocational College of Tourism and Services |
Ministry of Culture, Sports and Tourism |
Hai Phong |
24 |
Yen Bai Vocational College |
Yen Bai |
Yen Bai |
25 |
Vocational College No. 4 - Ministry of National Defence |
Ministry of National Defence |
Nghe An |
26 |
Hai Duong Vocational College |
Hai Duong |
Hai Duong |
27 |
Hung Vuong Technology Vocational School |
Ho Chi Minh City |
Ho Chi Minh City |
28 |
Hanoi Mechanic and Electric Vocational College |
Ministry of Agriculture and Rural Development |
Ha Noi |
29 |
Da Lat Vocational College |
Lam Dong |
Lam Dong |
30 |
Highland Vocational College for Ethnic Youth |
Dak Lak |
Dak Lak |
31 |
Vocational College of Mechanics and Irrigation |
Ministry of Agriculture and Rural Development |
Dong Nai |
32 |
Vietnam-Korea Vocational College of Technology of Bac Giang |
Bac Giang |
Bac Giang |
33 |
Central Vocational College of Transport No. I |
Ministry of Transport |
Ha Noi |
34 |
Central Vocational College of Transport No. III |
Ministry of Transport |
Ho Chi Minh City |
35 |
Nam Dinh Vocational College |
Nam Dinh |
Nam Dinh |
36 |
Ninh Binh Vocational College of Mechanic |
Ministry of Agriculture and Rural Development |
Ninh Binh |
37 |
Vung Tau Tourism Vocational College |
Ministry of Culture, Sports and Tourism |
Ba Ria - Vung Tau |
38 |
Nghe An Trading and Tourism Vocational College |
Nghe An |
Nghe An |
39 |
Ha Tinh Vocational College of Technology |
Vietnam General Confederation of Labour |
Ha Tinh |
40 |
Kien Giang Vocational College |
Kien Giang |
Kien Giang |
41 |
Vocational College No. 1 |
Ministry of National Defence |
Thai Nguyen |
42 |
Vocational College No. 20 |
Ministry of National Defence |
Nam Dinh |
43 |
Vocational College No. 5 |
Ministry of National Defence |
Da Nang |
44 |
Bac Ninh Vocational College of Electro-mechanics and Construction |
Ministry of Agriculture and Rural Development |
Bac Ninh |
45 |
Vietnam – Singapore Vocational College |
Binh Duong |
Binh Duong |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực