Chương II Quyết định 436/QĐ-UBND : Nội dung và phương pháp đánh giá công tác dân vận chính quyền
Số hiệu: | 436/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Trần Ngọc Căng |
Ngày ban hành: | 11/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 11/06/2019 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
02/11/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tiêu chí 1: Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và UBND các cấp tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận chính quyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là Kết luận số 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của chính quyền; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Tiêu chí 2: Xây dựng và thể chế hóa cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ", cụ thể hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành cơ chế, chính sách của địa phương phù hợp với thực tiễn và đáp ứng quyền, lợi ích, nguyện vọng chính đáng của đại bộ phận nhân dân. Thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương liên quan đến quyền con người, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân phù hợp với Hiến pháp năm 2013, nhất là các chính sách về đất đai, nhà ở, đào tạo nghề, việc làm và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó.
Tiêu chí 3: Tổ chức thực hiện các chương trình về phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị, địa phương mang lại hiệu quả thiết thực, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, người nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn và các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương trong tỉnh; việc giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn, các xã xây dựng nông thôn mới.
Tiêu chí 4: Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước các cấp, nhất là trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện việc công khai thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương và tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; công khai số điện thoại, đường dây nóng của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Rà soát, đánh giá sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả của các thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết; cải tiến, hợp lý hóa quy trình giải quyết hồ sơ; thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm việc giải quyết thủ tục hành chính đúng quy định; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tinh thần phục vụ nhân dân “trọng dân, gần dân, có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
Tiêu chí 5: Mở rộng và nâng cao việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh số 34 [1], nhất là việc tổ chức lấy ý kiến cộng đồng đối với các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch, quy hoạch quan trọng, nhạy cảm liên quan đến đất đai, môi trường, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, hạ tầng giao thông; dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 04 [2]. Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm đúng qui định; lắng nghe và giải quyết kịp thời các ý kiến, đề nghị chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; thực hiện việc công khai các nội dung có liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; niêm yết công khai các loại thủ tục hồ sơ liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của tổ chức, công dân; mở rộng các hình thức dân chủ để nhân dân tham gia, góp ý xây dựng. Ban hành các quy định riêng của cơ quan, đơn vị, địa phương về thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, đơn vị, địa phương.
Tiêu chí 6: Thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân và giải quyết đề nghị, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo Luật định. Giải quyết kịp thời những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng liên quan trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân, bảo đảm quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Triển khai và phát huy chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương.
Tiêu chí 7: Thực hiện quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI), Quy định số 124 của Ban Bí thư (khóa XII)[3] về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.
Tiêu chí 8: Thực hiện xây dựng công sở văn minh, cơ quan văn hóa; cán bộ, công chức, viên chức làm việc với phong cách “gần dân, trọng dân”. Thực hiện quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, địa phương và văn hóa công sở theo quy định tại Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định về một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính của tỉnh Quảng Ngãi.
Tiêu chí 9: Phát động và thực hiện các phong trào thi đua, phong trào “Dân vận khéo” phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức. Triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động gắn với nhiệm vụ chuyên môn khi triển khai các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch quan trọng. Thực hiện công tác biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trên mọi lĩnh vực công tác; phát hiện, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng vận động nhân dân cho những người có uy tín hoặc cán bộ thường xuyên tiếp xúc với tổ chức, công dân trong cơ quan, đơn vị, địa phương và tạo điều kiện để người dân tham gia tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương hàng năm căn cứ các nội dung tiêu chí và hướng dẫn chấm điểm, đánh giá quy định tại Quyết định này xây dựng báo cáo và tự tổ chức chấm điểm, đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện công tác dân vận chính quyền của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Căn cứ báo cáo và kết quả tự chấm điểm, đánh giá của các cơ quan, đơn vị, địa phương; UBND tỉnh phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức rà soát kiểm tra, thẩm định, đánh giá, chấm điểm, xếp loại đối với các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố; UBND cấp huyện phối hợp Ban Dân vận Huyện ủy tổ chức rà soát kiểm tra, thẩm định, đánh giá, chấm điểm, xếp loại đối với các phòng, ban, đơn vị cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn.
Căn cứ kết quả và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương; UBND tỉnh và UBND cấp huyện đánh giá, chấm điểm theo từng nội dung tiêu chí để xếp loại theo các mức như sau:
1. Hoàn thành xuất sắc: Tổng điểm đạt được từ 90 đến 100 điểm;
2. Hoàn thành tốt: Tổng điểm đạt được từ 70 đến dưới 90 điểm;
3. Hoàn thành: Tổng điểm từ 50 đến dưới 70 điểm;
4. Không hoàn thành: Tổng điểm dưới 50 điểm.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực