Quyết định 30/2001/QĐ-BTC
Số hiệu: | 30/2001/QĐ-BTC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 13/04/2001 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2001 |
Ngày công báo: | 31/05/2001 | Số công báo: | Số 20 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2001/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ IN, PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ẤN CHỈ THUẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ các luật thuế, pháp lệnh Kế toán thống kê thuế.
Căn cứ Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước.
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này Chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế - Gọi tắt là "Chế độ quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế”.
Điều 2: Chế độ này áp dụng thống nhất trong việc quản lý thu thuế, thu phí, lệ phí của nhà nước trong phạm vi cả nước từ ngày 01/7/2001, thay thế Chế độ Quản lý ấn chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 529 TC/QĐ ngày 22/12/1992 của Bộ trưởng Bộ Tàì chính.
Điều 3: Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán, Tổng giám đốc Kho Bạc nhà nước, Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
QUẢN LÝ SỬ DỤNG ẤN CHỈ THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2001/QĐ-BTC ngày 13 tháng 04 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Điều 1: Ấn chỉ thuế là loại ấn phẩm được in theo chỉ định tại các Luật thuế, Pháp lệnh thuế và các văn bản pháp quy dùng để quản lý thu thuế, thu phí, lệ phí cho Ngân sách Nhà nước.
Điều 2: Theo chức năng quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế được chia ra từng loại như sau:
- Các loại chứng từ thu như: Biên lai thu thuế; thu phí, lệ phí, biên lai thu tiền; biên lai thu phạt; giấy nộp tiền bằng tiền mặt; giấy nộp tiền bằng chuyển khoản, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.....
- Các loại hoá đơn, tem, vé các loại....
- Các loại sổ sách, báo cáo và mẫu biểu thống kê kế toán thuế, tờ khai thuế (có phụ lục đính kèm).
Điều 3: Bộ Tài chính thống nhất ban hành các loại ấn chỉ thuế. Tổng cục thuế chịu trách nhiệm hướng dẫn, in ấn, cấp phát, bán, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế trong phạm vi cả nước.
Điều 4: Tất cả các tổ chức, cá nhân in, cấp phát, sử dụng và quản lý, ấn chỉ thuế đều phải thực hiện theo quy định của chế độ này.
Điều 5: Tổ chức, cá nhân để mất, hư hỏng, vi phạm chế độ quản lý sử dụng ấn chỉ thuế đều phải xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ IN, PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
Điều 6: Việc tổ chức in phát hành ấn chỉ thuế do Tổng cục thuế chịu trách nhiệm thực hiện. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có thể uỷ quyền cho Cục thuế tỉnh, thành phố tổ chức in, phát hành một số loại ấn chỉ theo mẫu đã được duyệt; hoặc cho phép các Tổ chức, đơn vị tự in và sử dụng một số loại ấn chỉ sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.
Điều 7: Kế hoạch in ấn chỉ thuế hàng năm của Tổng cục Thuế phải căn cứ nhu cầu sử dụng thường xuyên của Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tổng cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp lập kế hoạch hiện vật và kinh phí báo cáo Bộ Tài chính.
Hàng năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 Cục thuế phải có báo cáo Tổng cục thuế về kế hoạch sử dụng ấn chỉ năm sau, kể cả các ngành được Bộ Tài chính uỷ quyền thu các khoản thuế, phí và lệ phí.
Điều 8: Các loại mẫu ấn chỉ thuế đưa in phải có ký hiệu riêng, các loại biên lai thu thuế, thu phí, lệ phí, biên lai thu tiền, hoá đơn phải được đóng thành quyển, có ký hiệu, số thứ tự.
Các loại ấn chỉ thuế chỉ được in ở các nhà in có đủ tư cách pháp nhân, khi in ấn chỉ thuế phải có hợp đồng in theo mẫu in phải được cấp có thẩm quyền duyệt. Khi in xong phải thực hiện huỷ các bản in, bản kẽm, các sản phẩm in thừa, in thử trước khi thanh lý hợp đồng in.
Điều 9: Tất cả các loại ấn chỉ thuế đưa ra sử dụng đều phải có thông báo phát hành bằng văn bản.
Điều 10: Tất cả các loại ấn chỉ thuế trước khi cấp phát đều phải làm thủ tục nhập kho và vào sổ kế toán ấn chỉ thuế. Khi cấp phải làm đầy đủ thủ tục cấp phát mới được xuất kho.
Cán bộ lĩnh ấn chỉ thuế phải có giấy giới thiệu của cơ quan, khi nhận phải kiểm đếm từng liên, từng số, từng quyển, từng ký hiệu không được đếm theo bó, cán bộ trực tiếp sử dụng biên lai thuế, phí, lệ phí, tem, vé, khi lĩnh ấn chỉ thuế phải có sổ lĩnh và thanh toán ấn chỉ.
Điều 11: Các loại biên lai thuế, phí, lệ phí, giấy nộp tiền bằng tiền mặt, giấy nộp tiền bằng chuyển khoản, biên lai thu tiền trước khi sử dụng phải đóng dấu của cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp thu (dấu đóng ở phía trên bên trái chứng từ thu) và phải sử dụng theo chức năng của từng loại.
Điều 12: Những loại ấn chỉ thuế đã nhập kho nhưng chưa có thông báo phát hành thì chưa được phép sử dụng.
Điều 13: Các loại chứng từ thu khi cấp cho cán bộ trực tiếp thu mỗi lần cấp không quá 2 quyển biên lai cùng loại (không quá 100 số); cán bộ được giao nhiệm vụ thu loại thuế, phí, lệ phí nào thì cấp loại biên lai đó, không được lĩnh hộ biên lai, không được cấp biên lai cho cán bộ thu chưa thanh toán biên lai tiền thuế, tiền phạt theo lịch nộp tiền hoặc cán bộ thu bị đình chỉ công tác hoặc chờ chuyển công tác khác.
Điều 14: Khi sử dụng chứng từ thu cán bộ sử dụng phải thực hiện theo đúng quy định sau:
Phải sử dụng đúng chức năng của từng loại chứng từ thu và phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung đã in sẵn, ghi rõ họ, tên, chữ ký người thu tiền, không được tẩy xoá, làm nhoè, nhàu nát, tờ biên lai bị hỏng phải gạch chéo không được xé rời mà phải lưu ở quyển để thanh toán với cơ quan thuế.
Biên lai thu phải dùng từ số nhỏ đến số lớn, phải dùng hết quyển mới dùng sang quyển khác.
Khi viết biên lai thu phải viết trước mặt người nộp tiền, phải có giấy than lót dưới liên 1, liên 2 (nếu có liên 3) để khi viết một lần in sang các liên có nội dung như nhau.
Điều 15: Cơ quan thuế, cơ quan được sử dụng biên lai thu tiền phải có lịch thanh toán biên lai, tiền thuế, tiền phí, lệ phí, tiền bán ấn chỉ theo quy định. Cán bộ sử dụng các loại chứng từ thu phải thực hiện việc thanh toán các loại biên lai thu thuế, thu phí, lệ phí, thu tiền với cơ quan thuế.
Đối với ấn chỉ thuế bán thu tiền, việc thanh toán ở Cục thuế mỗi tháng một lần, ở Tổng cục Thuế mỗi quý một lần.
Điều 16: Tất cả các đối tượng sử dụng biên lai hàng tháng phải có báo cáo về tình hình sử dụng biên lai cho cơ quan thuế (nơi nhận biên lai), hết năm phải thực hiện quyết toán số biên lai sử dụng và chuyển số tồn sang năm sau.
Điều 17: Các loại ấn chỉ thuế không còn giá trị sử dụng, bị hư hỏng.... (kể cả các loại chứng từ thu bị mất đã thu hồi lại được) khi thanh huỷ phải lập bảng kê xin huỷ và phải được chấp thuận bằng văn bản của Tổng cục Thuế (có phụ lục đính kèm).
Đối với ấn chỉ hết thời hạn lưu trữ, cơ quan thuế các cấp báo cáo cơ quan Thuế cấp trên thành lập Hội đồng thanh huỷ.
Điều 18: Mọi trường hợp thu tiền thuế, tiền phạt, các khoản phí và lệ phí đều phải cấp biên lai thu thuế, thu phí, lệ phí biên lai thu tiền theo đúng quy định, người nộp tiền có quyền từ chối không nộp tiền khi phát hiện chứng từ thu không đúng quy định hiện hành.
Điều 19: Cơ quan thuế các cấp, cơ quan sử dụng ấn chỉ thuế phải có kho đựng ấn chỉ thuế, kho ấn chỉ thuế phải bảo đảm an toàn, phải trang bị dụng cụ phòng cháy, chống mối xông chuột cắn và phải có nội quy kho.
Ấn chỉ thuế phải sắp xếp ngăn nắp thứ tự từng loại, từng ký hiệu, phải lập thẻ kho để thuận lợi cho việc bảo quản, cấp phát, kiểm tra và theo dõi quản lý (có phụ lục đính kèm).
Điều 20: Nhất thiết phải có thủ kho ấn chỉ thuế. Nghiêm cấm thủ kho ấn chỉ thuế kiêm nhiệm các việc sau: Kế toán ấn chỉ thuế, kế toán tiền thuế, trực tiếp quản lý thu thuế, phí, lệ phí, tiền phạt.
Điều 21: Cơ quan thuế các cấp và cơ quan sử dụng ấn chỉ phải có cán bộ làm công tác kế toán ấn chỉ thuế.
Nghiêm cấm kế toán ấn chỉ thuế kiêm nhiệm các việc sau: Kế toán tiền thuế, thủ kho ấn chỉ thuế, trực tiếp thu thuế, phí, lệ phí, tiền phạt .
Điều 22: Nhiệm vụ của kế toán ấn chỉ thuế:
+ Mở đầy đủ các loại sổ sách kế toán ấn chỉ thuế, phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác tình hình nhập, xuất, tổn thất sử dụng ấn chỉ thuế của đơn vị.
+ Hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế của các đối tượng sử dụng ấn chỉ thuế.
+ Định kỳ vào 30/6 và 31/12 hàng năm phối hợp với thủ kho ấn chỉ tổ chức kiểm kê kho ấn chỉ. Ngoài nhiệm vụ trên, kế toán ấn chỉ ở từng cấp có nhiệm vụ sau:
1. Đối với Tổng cục Thuế:
Quản lý, cấp phát ấn chỉ thuế đáp ứng nhu cầu quản lý thu thuế cho hệ thống thuế và các ngành trong cả nước, theo dõi tình hình sử dụng, thanh quyết toán các loại ấn chỉ thuế bán thu tiền.
Lập kế hoạch in ấn chỉ thuế hàng năm và hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra công tác kế toán ấn chỉ thuế ở các cấp.
Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện chế độ kế toán ấn chỉ thuế cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý thu thuế.
2. Đối với Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
Chi cục thuế báo cáo lãnh đạo Cục Thuế để Báo cáo áo cáo Tổng cục Thuế nhu cầu sử dụng ấn chỉ thuế của địa phương từng quý và cả năm, tổ chức lĩnh, quản lý và cấp phát ấn chỉ thuế cho các Chi cục và các đơn vị sử dụng ấn chỉ thuế trên địa bàn địa phương. Theo dõi cấp phát, quản lý ấn chỉ ở Cục thuế và Chi cục Thuế, thanh toán kịp thời tiền bán ấn chỉ thuế.
Chi cục thuế báo cáo kịp thời với lãnh đạo Cục thuế để Báo cáo và Tổng cục Thuế về tình hình sử dụng ấn chỉ thuế, các vụ vi phạm về tổn thất ấn chỉ thuế và kết quả xử lý các vụ vi phạm tại địa phương
3. Đối với Chi cục Thuế
Báo cáo nhu cầu sử dụng ấn chỉ thuế của quận, huyện, thị từng quý và cả năm, theo dõi việc cấp phát, sử dụng đến từng cán bộ sử dụng ấn chỉ thuế, thanh quyết toán đầy đủ, kịp thời tiền ấn chỉ bán với Cục thuế.
Báo cáo Cục thuế về tình hình sử dụng ấn chỉ thuế các vụ vi phạm và kết quả xử lý về tổn thất ấn chỉ thuế ở các quận, huyện, thị xã.. .
Điều 23: Chứng từ sổ sách, báo cáo kế toán ấn chỉ bao gồm các loại như sau: (có phụ lục hướng dẫn đính kèm)
1. Chứng từ kế toán ấn chỉ thuế
Phiếu nhập ấn chỉ mẫu CT 23/AC
Phiếu xuất ấn chỉ mẫu CT 24/AC
Bảng kê chứng từ " CTT 25/AC
Giấy tờ được duyệt về tổn thất ấn chỉ thuế (biên bản quyết định xử lý việc mất chứng từ thu thuế).
2. Sổ kế toán ấn chỉ
Sổ theo dõi tổng hợp tổn thất ấn chỉ và kết quả xử lý: mẫu ST-21/AC
Sổ theo dõi tình hình ấn chỉ: " ST-12/AC
Sổ lĩnh, thanh toán tiền và ấn chỉ: " ST-10/AC
Sổ theo dõi ấn chỉ bán thu tiền: " ST-11/AC
3. Báo cáo ấn chỉ
Báo cáo tình hình sử dụng ấn chỉ mẫu BC 8/AC
Báo cáo quyết toán ấn chỉ bán thu tiền " BC 20/AC
Thông báo mất ấn chỉ " BC 23/AC
Báo cáo mất ấn chỉ " BC 21/AC
Báo cáo tình hình tổn thất, xử lý ấn chỉ " BC 24/AC
Bảng kê kiểm kê các loại ấn chỉ " BC 25/AC
Điều 24: Tài liệu kế toán ấn chỉ thuế phải được lưu giữ và bảo quản theo đúng quy định. Tài liệu kế toán ấn chỉ: số liệu tổng hợp phải được phản ánh vào sổ số liệu lịch sử trước khi xắp xếp phân loại và đưa vào lưu trữ; sổ số liệu lịch sử lưu trữ vĩnh viễn, báo cáo kế toán ấn chỉ, chứng từ kế toán ấn chỉ, liên lưu của biên lai, chứng từ (liên 1) lưu trữ 5 năm, quá thời hạn lưu trữ nêu trên, cơ quan thuế các cấp, cơ quan sử dụng biên lai, chứng từ tiến hành liệt kê danh mục cần thanh huỷ trình cơ quan thuế cấp trên cho phép lập hội đồng huỷ bỏ theo chế độ.
Điều 25:Thống kê ấn chỉ thuế là một bộ phận của thống kê thuế để ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời tình hình nhập, xuất sử dụng và tồn kho ấn chỉ thuế của đơn vị theo tháng, quý, 6 tháng và cả năm.
Điều 26: Nhiệm vụ của thống kê ấn chỉ:
Căn cứ mẫu BC 8/AC của cấp dưới tổng hợp số liệu, phản ánh chính xác, kịp thời các chỉ tiêu thống kê đã quy định. Căn cứ vào số liệu thống kê phân tích và đánh giá tình hình cấp phát, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế của đơn vị phục vụ cho việc lập kế hoạch sử dụng ấn chỉ thuế hàng năm và công tác quản lý ấn chỉ thuế của cơ quan thuế các cấp. Lập và gửi báo cáo thống kê ấn chỉ thuế cho cơ quan thuế cấp trên theo đúng nội dung mẫu biểu và thời gian quy định.
Điều 27: Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng biên lai thuế, phí, lệ phí, tiền phạt làm mất sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Các mức phạt được quy định như sau:
- Mỗi liên 2 (Liên giao cho người nộp tiền) của Biên lai thu tiền (CTT11), Biên lai thuế GTGT và thuế TNDN trên khâu lưu thông (CTT51) chưa sử dụng bị mất bị phạt tiền 1.000.000 đồng.
- Mỗi liên 2 (Liên giao cho người nộp tiền) của các loại Biên lai thuế khác, Biên lai thu phí, lệ phí chưa sử dụng bị mất chưa sử dụng bị mất bị phạt tiền 500.000 đồng.
- Mỗi liên khác của Biên lai thuế, Biên lai thu phí, lệ phí (Liên báo soát, liên lưu tại quyển) và các loại chứng từ khác (Giấy nộp tiền vào ngân sách; Giấy chứng nhận thu hồi biên lai, hoá đơn; Biên bản kiểm tra; Biên bản tạm giữ hàng hoá, tang vật; Phiếu mua hoá đơn, sổ theo dõi ấn chỉ thuế; Tem, vé...) bị mất, phạt tiền 200.000 đồng
- Nếu số biên lai ấn chỉ thuế bị mất với số lượng lớn, có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 5.000.000đ
Đối với cán bộ phụ trách đơn vị do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra tổn thất ấn chỉ thuế thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý hành chính; Đơn vị để mất ấn chỉ thuế thì bị trừ điểm thi đua.
Điều 28: Khi mức xử phạt vi phạm hành chính do làm mất biên lai, chứng từ vượt quá thẩm quyền quy định của Chi cục Thuế thì phải chuyển hồ sơ đến Cục Thuế để xử lý, nhưng phải có đề nghị bằng văn bản nêu rõ hình thức phạt, mức phạt.
- Đối với các hành vi vi phạm nếu dẫn đến việc trốn lậu thuế thì phải xử lý về thuế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo quy định hiện hành.
- Khi xét thấy hành vi làm mất biên lai, chứng từ có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan thuế phải chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 29: Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng làm căn cứ để xem xét khi xử phạt vi phạm hành chính do làm mất biên lai, chứng từ áp dụng theo quy định tại Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Trường hợp tổn thất ấn chỉ thuế do khách quan như bão lụt, hoả hoạn bất ngờ bị kẻ gian uy hiếp... hoặc mức độ thiệt hại nhẹ thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, có thể được xét giảm hoặc miễn xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp mất biên lai, chứng từ đã sử dụng nếu đương sự chứng minh được đầy đủ số tiền đã thu và nộp đầy đủ tiền vào ngân sách Nhà nước thì được xem xét giảm, miễn phạt vi phạm hành chính.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi làm mất biên lai của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã thực hiện theo quy định tại tại Điều 19, 20 Luật thuế GTGT; Điều 24, 25 Luật thuế TNDN; Điều 7 Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Điều 30: Các trường hợp làm mất biên lai ấn chỉ thuế đều phải thông báo mất, lập biên bản vi phạm hành chính, ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi làm mất biên lai, ấn chỉ thuế (theo mẫu đính kèm). Việc quản lý thu hồi tiền phạt sử dụng biên lai thu tiền hoặc giấy nộp tiền; số tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách hiện hành.
Điều 31: Các tổ chức, cá nhân có thành tích giúp đỡ cơ quan thuế, phát hiện nhữn hành vi giả mạo chứng từ, vi phạm chế độ quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế thì được khen thưởng theo chế độ hiện hành.
Phần I: CÁC LOẠI ẤN CHỈ THUẾ (phụ lục kèm theo Điều 2 của chế độ)
DANH MỤC ẤN CHỈ
1. Biên lai thuế môn bài “ CTT03
2. Biên lai thu lệ phí trước bạ “ CTT06
3. Biên lai thu thuế tài nguyên “ CTT08
4. Biên lai thuế nhà đất “ CTT09
5. Biên lai thuế thu nhập song ngữ “ CTT10B
6. Biên lai thu tiền “ CTT11
7. Biên lai thu thuế sử dụng đất “ CTT14
8. Giấy trả lại tiền thuế “ CTT18
9. Giấy trả thưởng về chống trốn lậu thuế “ CTT19
10. Giấy miễn nhiệm tiền tổn thất “ CTT20
11. Phiếu nhập hàng tạm giữ tịch thu “ CTT21
12. Phiếu xuất hàng tạm giữ tịch thu “ CTT22
13. Phiếu báo điều chỉnh số liệu “ CTT27
14. Biên lai thu thuế cước “ CTT28
15. Biên bản kiểm tra “ CTT29
16. Biên nhận tạm giữ hàng hoá tang vật “ CTT30
17. Quyết định xử lý “ CTT31
18. Thẻ môn bài doanh nghiệp “ CTT32A
19. Thẻ môn bài ngoài doanh nghiệp “ CTT32B
20. Giấy trích trả uỷ nhiệm thu “ CTT36
21. Biên lai phụ thu hàng XNK “ CTT37
22. Phiếu mua hoá đơn “ CTT39
23. Phiếu thu tiền “ CTT41
24. Biên lai thu thuế chuyển quyền sử dụng đất “ CTT43
25. Giấy chứng nhận thu hồi biên lai hoá đơn “ CTT44
26. Biên lai thu tiền phạt “ CTT45
27. Biên lai thuế TTĐB hàng nhập khẩu “ CTT46
28. Biên lai thuế “ CTT50
29. Biên lai thuế GTGT và TNDN (lưu thông) “ CTT51
30. Biên lai thuế XNK và GTGT hàng NK “ CTT52
31. Biên lai thu cước phí cảng vụ &BĐHH “ 03/LPHH
32. Biên lai thu lệ phí hải quan “ 01/LPHQ
33. Phiếu nhập ấn chỉ mẫu mẫu CT-23/AC
34. Phiếu xuất ấn chỉ mẫu “ CT-24/AC
35. Bảng kê chứng từ “ CTT-25/AC
36. Hoá đơn GTGT (2 liên nhỏ) “ 01GTKT-2LN
37. Hoá đơn GTGT (3 liên lớn) “ 01GTKT-3LL
38. Hoá đơn bán hàng (2 liên nhỏ) “ 02GTTT-2LN
39. Hoá đơn bán hàng (3 liên lớn) “ 02GTTT-3LL
40. Lệnh thu NSNN “ 01/TNS
41. Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt “ 02/TNS
42. Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản “ 03/TNS
43. Giấy nộp ngoại tệ vào NSNN bằng tiền mặt “ 04TNS
44. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ “ 03/VT-3LL
45. Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý “ 04/XKĐL
46. Bảng kê nhà thầu phụ “ BKNT
47. Tờ khai đăng ký thuế “ 01-ĐK-TCT
48. Tờ khai đăng ký thuế “ 02-ĐK-TCT
49. Tờ khai đăng ký thuế “ 03-ĐK-TCT
50. Tờ khai đăng ký thuế (nhà thầu phụ) “ 04-ĐK-TCT
51. Tờ khai diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế đất ở nông thôn
“ 3AB/TNN
52. Thông báo thuế trên máy vi tính “ CTT40B
53. Thông báo nộp thuế in vi tính (loại to) “ CTT40C
54. Thông báo nộp thuế TTĐB “ CTT38A, CTT38B
55. Thông báo nộp thuế SDĐNN, nhà đất “ CTT42
56. Giấy chứng nhận dăng ký thuế “ GCNĐKT
57. Mẫu tờ khai nguồn gốc xe gắn máy NK “ MTKXM
58. Mẫu tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu “ MTKXOTO
59. Sổ định mức hàng miễn thuế (cá nhân) “ SĐMCN
60. Sổ định mức hàng miễn thuế (tập thể) “ SĐMTT
61. Tờ khai nguồn gốc xe máy nhập khẩu “ TKXGM/01
62. Tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu “ TKXOT/02
63. Thẻ miễn phí cầu, đường “ TMP
64. Chứng từ thanh toán “ TT
65. Tem bếp ga nhập khẩu “ TBGNK
66. Tem máy bơm nước nhập khẩu “ TMBNNK
67. Tem nồi cơm điện nhập khẩu “ TNCĐNK
68. Tem phích nước nhập khẩu “ TPNNK
69. Tem quạt nhập khẩu “ TQNK2
70. Tem rượu nhập khẩu “ TRNK2
71. Tem VLXD nhập khẩu (dán gạch men) “ TVLXD2
72. Tem VLXD nhập khẩu “ TVLXDNK
73. Tem xe đạp nhập khẩu “ TXĐNK2
74. Tem động cơ nổ nhập khẩu “ TĐCNNK
75. Tem đã kiểm tra (dán gạch men) “ TĐKT
76. Tem hàng điện lạnh nhập khẩu “ TĐLNK
77. Tem hàng điện tử nhập khẩu “ TĐTNK
78. Tem thuốc lá sản xuất trong nước (bao mềm)
79. Tem thuốc lá sản xuất trong nước (bao cứng)
II. SỔ SÁCH, BÁO CÁO KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO THỐNG KÊ THUẾ:
1. Các loại chứng từ, báo cáo, sổ sách kế toán ấn chỉ
2. Các loại báo cáo, sổ sách kế toán thuế theo chế độ kế toán thuế
3. Các loại báo cáo thống kê thuế theo chế độ thống kê thuế
4. Các loại Báo cáo, sổ sách quản lý hoá đơn.
Phần II: THANH HUỶ CÁC LOẠI ẤN CHỈ THUẾ (Phụ lục kèm theo điều 17 của chế độ)
Các loại ấn chỉ thuế không còn giá trị sử dụng, hết thời hạn lưu trữ, bị hư hỏng... (kể cả các loại chứng từ thu bị mất đã thu hồi lại được) khi thanh huỷ phải thực hiện theo các bước sau:
1. Đối với các loại biên lai thu thuế, phí, lệ phí, thu tiền không có giá trị sử dụng.
- Phải có biên bản kèm theo bảng kê chi tiết các loại biên lai gửi cơ quan thuế cấp trên xin phép được thanh huỷ. Cục Thuế phải tổng hợp, thu hồi trên cơ sở bảng kê chi tiết của các Chi cục thuế theo từng loại biên lai, số quyển, ký hiệu, số biên lai từ số... đến số... Sau khi có công văn chấp nhận thanh huỷ của Tổng cục Thuế, Cục Thuế thành lập Hội đồng thanh huỷ ấn chỉ thuế tại địa phương mời các ngành tham dự như.
- Đại diện Sở Tài chính vật giá, cơ quan Công an địa phương.
- Đại diện Cục Thuế (Thủ trưởng đơn vị, trưởng phòng KHTK, trưởng phòng Thanh tra, trưởng phòng quản lý ấn chỉ, kế toán ấn chỉ, thủ kho ấn chỉ).
2. Đối với các loại sổ sách, chứng từ (bao gồm cả báo soát, bản lưu của biên lai thu thuế, thu tiền) và báo cáo kế toán hết thời hạn lưu trữ: các Chi cục, Cục Thuế tổng hợp các loại chứng từ, sổ sách thanh huỷ theo chế độ, báo cáo cơ quan Thuế cấp trên thành lập Hội đồng thanh huỷ, bao gồm: Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, Đại diện cơ quan Thuế (Thủ trưởng đơn vị, đại diện phòng thanh tra, phòng Quản lý ấn chỉ, kế toán ấn chỉ , thủ kho ấn chỉ).
Việc thanh huỷ tổ chức tại đơn vị xin thanh huỷ.
3. Việc huỷ ấn chỉ thuế nói ở điểm 1,2 phải có biên bản kèm theo, các bảng kê chi tiết các loaị ấn chỉ thuế thanh huỷ. Các thành viên trong Hội đồng thanh huỷ phải kiểm tra giám sát việc huỷ bỏ và ký vào biên bản thanh huỷ. Biên bản phải lập đủ số bản để gửi cơ quan Thuế cấp trên và các cơ quan có thành viên tham dự Hội đồng thanh huỷ.
Phần III: QUY ĐỊNH KHO ẤN CHỈ THUẾ (Phụ lục kèm theo Điều 19 của chế độ)
Để bảo vệ an toàn các loại ấn chỉ thuế nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên của ngành thuế, kho ấn chỉ thuế phải có nội quy kho, nội dung như sau:
1. Kho ấn chỉ phải được xây dựng kiên cố, có cửa bằng sắt, khoá chắc chắn, đặt nơi cao ráo, có trang bị dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, chống mối xông, chuột cắn, có đủ giá kệ, bục để sắp xếp từng loại ấn chỉ theo yêu cầu của công tác quản lý (phải sắp xếp thứ tự từng ký hiệu, từng loại) để thuận lợi cho việc bảo quản, theo dõi, cấp phát, kiểm tra, kiểm kê khi cần thiết.
2. Ngoài thủ kho không ai được tự tiện vào kho ấn chỉ. Khi thủ kho đi vắng dài ngày phải bàn giao đầy đủ ấn chỉ tồn kho và thẻ kho cho người thay thế (người thay thế phải được thủ trưởng đơn vị chỉ định), có biên bản giao nhận giữa đôi bên và có thủ trưởng đơn vị chứng kiến, trường hợp đặc biệt thủ kho vắng mặt có lý do một, hai ngày mà các đơn vị cần khẩn cấp nhận ấn chỉ thì thủ trưởng đơn vị cử hai cán bộ cùng phòng hoặc cùng tổ công tác cấp phát hộ, sau mỗi lần cấp phát hộ thủ kho phải niêm phong và xem xét lại từng trường hợp nếu phát hiện thấy sai sót, thiếu hụt ... thì giữ nguyên hiện trường và kịp thời báo cáo với thủ trưởng sự việc cụ thể, tìm nguyên nhân cho quyết định xử lý.
3. Nơi tiếp nhận ấn chỉ thuế hoặc cấp phát ấn chỉ thuế phải bố trí gần sát cửa kho để thủ kho trông nom được kho tàng trong lúc nhận hoặc giao ấn chỉ thuế.
4. Khi nhập hoặc xuất các loại ấn chỉ thuế, thủ kho phải kiểm đếm từng chủng loại đủ số lượng, đúng ký hiệu và đối chiếu với chứng từ nhập, hoặc xuất khi số liệu ghi trên chứng từ khớp đúng với hiện vật thì thủ kho mới ký vào chứng từ đó.
Trường hợp nhập ấn chỉ nếu hiện vật thiếu, thừa so với chứng từ thì phải lập biên bản có chữ ký của 2 bên (bên giao ấn chỉ và thủ kho).
Trường hợp xuất ấn chỉ, thủ kho phải căn cứ vào chứng từ xuất của kế toán ấn chỉ đã ghi, có chữ ký của người có thẩm quyền thì thủ kho mới được xuất ấn chỉ. Nếu số lượng xuất cho người nhận yêu cầu thay đổi, hoặc trong kho không còn thì nhất thiết phải trả lại phiếu cấp phát để kế toán ấn chỉ lập lại chứng từ mới và thu hồi lại chứng từ cũ. Nghiêm cấm thủ kho cấp phát ấn chỉ không có chứng từ hợp pháp và sửa chữa lại số liệu đã ghi trên chứng từ hợp pháp do người nhận đưa.
5. Thủ kho phải nắm được sơ đồ sắp xếp ấn chỉ của từng kho, mỗi ngày hai lần (vào đầu giờ làm việc buổi sáng và cuối giờ làm việc buổi chiều) thủ kho phải đi xem xét từng nơi để ấn chỉ thuế:
- Trong kho có hiện tượng mất mát gì không?
- Ấn chỉ có bị mối xông, chuột cắn hoặc hư hỏng không?
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất thường, mất ấn chỉ tại kho thì giữ nguyên hiện trường và báo cáo ngay với thủ trưởng đơn vị để kịp thời lập biên bản, kết luận, xử lý theo quy định.
Trường hợp do mối xông, chuột cắn, ẩm ướt do khách quan thì báo cáo thủ trưởng đơn vị xử lý theo quy định của cơ quan.
6. Thẻ kho ấn chỉ phải ghi chép cập nhật đúng quy định của chế độ, khi nhập ấn chỉ đã ghi vào thẻ kho mới được xuất, nghiêm cấm vừa nhập vừa xuất. Cuối tháng cộng số nhập, số xuất đồng thời cộng luỹ kế cuối tháng trước sang, sau khi khoá thẻ kho, thủ kho phải đối chiếu số liệu với kế toán ấn chỉ. Nếu thấy số liệu không khớp có chênh lệch thừa, hoặc thiếu thì tìm nguyên nhân xử lý, trường hợp giữa thủ kho và kế toán ấn chỉ không thống nhất cách xử lý thì thủ kho báo cáo với thủ trưởng đơn vị cho ý kiến quyết định.
7. Định kỳ hai lần kiểm kê kho ấn chỉ vào ngày 30/6 và 31/12 hàng năm (thủ trưởng đơn vị quyết định ban kiểm kê) sau khi kết thúc đợt kiểm kê phải có biên bản và báo cáo theo quy định hiện hành.
8. Thủ kho ấn chỉ là người trực tiếp bảo quản ấn chỉ trong kho nên phải nghiêm chỉnh chấp hành và nhắc nhở những người khác làm đầy đủ những điều quy định trong nội quy này.
9. Thủ trưởng đơn vị, các cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định về kho ấn chỉ thuế và nghiên cứu đề xuất bổ sung nội dung khi cần thiết.
Phần IV: CHỨNG TỪ, SỔ SÁCH, BÁO CÁO ẤN CHỈ THUẾ (Phụ lục kèm theo Điều 23 của chế độ)
I. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN ẤN CHỈ THUẾ
1. Phiếu nhập ấn chỉ (mẫu CT 23/AC): Vừa là chứng từ gốc, đồng thời là chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Phiếu xuất kho của nhà in, phiếu xuất ấn chỉ của cơ quan Thuế cấp trên, phiếu xuất ấn chỉ của cơ quan Thuế cấp dưới trả lại ấn chỉ để lập phiếu nhập ấn chỉ.
2. Phiếu xuất ấn chỉ (mẫu CT 24/AC): Vừa là chứng từ gốc, đồng thời là chứng từ ghi sổ. Căn cứ giấy giới thiệu xin cấp ấn chỉ của cơ quan, sổ lĩnh, thanh toán tiền và ấn chỉ của cán bộ thuế, giấy tờ được duyệt về tổn thất ấn chỉ và yêu cầu sử dụng ấn chỉ của đơn vị và cán bộ để lập phiếu xuất ấn chỉ.
3. Bảng kê chứng từ (mẫu CTT 25/AC): Căn cứ vào quy định của thủ trưởng đơn vị hoặc lịch thanh toán ấn chỉ, tiền thuế. Cán bộ thu lập bảng kê ấn chỉ thanh toán đã sử dụng loại biên lai nào? ký hiệu số lượng từ số... đến số... trong đó xoá bỏ..., số thuế đã thu, đã nộp... kiểm tra ấn chỉ sau khi thanh toán xé liên báo soát kẹp vào bảng kê chứng từ để cán bộ thu làm căn cứ thanh toán tiền thuế.
4. Giấy tờ được duyệt về tổn thất ấn chỉ thuế như: Biên bản được lập do mất biên lai, ấn chỉ... quyết định xử lý từng trường hợp cụ thể. Căn cứ vào các chứng từ trên để ghi vào sổ kế toán, đồng thời báo cáo lên cơ quan Thuế cấp trên.
Các chứng từ kế toán nói trên là cơ sở phản ánh tình hình nhập, xuất, phát sinh về ấn chỉ thuế, do đó khi lập chứng từ phải ghi chép đầy đủ, rõ ràng, đúng nội dung đã ghi trong chứng từ.
1. Sổ lĩnh thanh toán tiền và ấn chỉ ST 10/AC: Sổ này được lập thành 02 quyển, một quyển để tại bộ phận kế toán nơi cấp phát, một quyển giao cho cán bộ sử dụng ấn chỉ giữ. Khi lĩnh biên lai và thanh toán tiền thuế, kế toán ấn chỉ và cán bộ nhận ấn chỉ phải ghi đầy đủ nội dung trong sổ và kiểm tra kỹ từng số biên lai: số lĩnh, số đã dùng, số xoá bỏ, số thuế đã thu, số tổn thất... để xác định số còn lại từ biên lai số... đến số... Sau đó kế toán ấn chỉ và người nhận ấn chỉ phải ký xác nhận vào cả hai sổ. Trường hợp đơn vị có tổ chức bộ phận thu tiền thì phải có chữ ký của thủ quỹ hoặc người nhận hồi báo.
2. Sổ theo dõi ấn chỉ bán lấy tiền ST 11/AC: Mỗi Chi cục mở một quyển riêng để theo dõi. Được lập thành 02 quyển, một quyển lưu ở Cục, một quyển lưu ở Chi cục giữ. Mỗi khi Chi cục về Cục để nhận ấn chỉ hoặc thanh toán tiền ấn chỉ đã bán thì cả hai bên cùng ký xác nhận vào sổ. Đối với Tổng cục Thuế và các Cục Thuế cũng thực hiện như các bước trên.
3. Sổ theo dõi tình hình ấn chỉ ST 12/AC: Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố và các Chi cục thuế phải mở sổ này để theo dõi tình hình nhập, xuất tất cả các loại ấn chỉ thuế.
4. Sổ theo dõi tổng hợp tổn thất ấn chỉ ST 21/AC Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố và các Chi cục thuế phải mở sổ này để theo dõi tình hình tổn thất và xử lý. Căn cứ vào sổ là các thông báo mất ấn chỉ và quyết định xử lý tổn thất.
Các loại sổ kế toán trên khi sử dụng phải đánh số trang đóng dấu giáp lai của đơn vị, có chữ ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị. Sổ kế toán giao cho cán bộ nào thì cán bộ đó phải chịu trách nhiệm về những số liệu ghi trong sổ và việc giữ sổ trong thời gian sử dụng. Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào các chứng từ kế toán, cấm tẩy xoá, khi cần sửa chữa số liệu phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị.
1. Báo cáo ấn chỉ thuế hàng tháng (mẫu BC 8/AC):
Hàng tháng vào ngày 5 tháng sau, các Chi cục thuế phải báo cáo với Cục Thuế các tỉnh, thành phố và các Cục Thuế Báo cáo Tổng cục Thuế vào ngày 10 tháng sau. Báo cáo phải phản ánh được tình hình nhập, xuất, còn lại của từng loại ấn chỉ thuế của Cục Thuế và Chi cục Thuế. Số liệu báo cáo phải căn cứ vào dòng cộng cuối tháng của sổ ST 12/AC để ghi vào các cột tương ứng trong báo cáo BC 8/AC.
2. Báo cáo tình hình tổn thất ấn chỉ thuế (mẫu BC 24/AC):
Khi xảy ra tổn thất ấn chỉ thuế trên địa bàn, Cục Thuế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo kết quả xử lý từng vụ việc về Tổng cục Thuế. Trường hợp có vụ việc phức tạp và nghiêm trọng cần xin ý kiến phải báo cáo ngay để Tổng cục Thuế có biện pháp xử lý.
Cục Thuế tỉnh, thành phố: Hàng quý, 6 tháng, cả năm căn cứ vào sổ ST 21/AC có trách nhiệm tổng hợp tình hình tổn thất biên lai, chứng từ, ấn chỉ thuế và kết quả xử lý các vụ vi phạm, báo cáo Tổng cục Thuế (theo mẫu số BC 24/AC). Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu quý sau đối với báo cáo quý, 31/1 năm sau đối với báo cáo năm. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì báo cáo ngay về Tổng cục Thuế để xin ý kiến chỉ đạo.
Tổng cục Thuế: Thường xuyên kiểm tra việc xử lý của các Cục Thuế, uốn nắn kịp thời những trường hợp xử lý chưa đúng quy định, đôn đốc giải quyết những vụ việc để tồn đọng quá thời gian quy định.
3. Báo cáo kiểm kê định kỳ 6 tháng và cả năm:
Định kỳ ngày 30/6 và 31/12 toàn ngành thuế từ Trung ương (Tổng cục Thuế) đến cơ sở (Chi cục Thuế) đều phải tiến hành kiểm kê ấn chỉ thuế theo chế độ quy định.
Kết thúc kiểm kê các Chi cục phải gửi báo cáo kiểm kê về Cục Thuế tỉnh, thành phố vào ngày 20/7 đối với kiểm kê định kỳ 6 tháng và 30/1 năm sau đối với kiểm kê cả năm.
4. Kiểm kê cá nhân về sử dụng biên lai thuế, biên lai thu tiền định kỳ 6 tháng và cả năm ở Chi cục Thuế hoặc Cục Thuế các tỉnh, thành phố.
Phần V: XỬ LÝ VI PHẠM LÀM TỔN THẤT ẤN CHỈ THUẾ (Phụ lục kèm theo chương V của chế độ)
1. Đối với cán bộ vi phạm: Khi để xảy ra tổn thất ấn chỉ thuế phải khai báo ngay, viết kiểm điểm và báo cáo mất cho lãnh đạo trực tiếp (theo mẫu BC 21/AC kèm theo).
Trường hợp cán bộ vi phạm bỏ trốn thì cán bộ lãnh đạo trực tiếp phải viết báo cáo lên cấp trên (nội dung như mẫu BC 21/AC).
2. Đối với đơn vị để xảy ra tổn thất ấn chỉ thuế :
a) Chi cục Thuế: Trong thời hạn 10 ngày sau khi xảy ra mất ấn chỉ, thủ trưởng đơn vị phải báo cáo lên Cục thuế tình hình tổn thất ấn chỉ thuế ở đơn vị và tiến hành xử lý theo quy định. (Kèm theo biên bản và đầy đủ giấy tờ có liên quan đến sự việc mất ấn chỉ).
b) Cục Thuế: Khi nhận được báo cáo của Chi cục Thuế, trước hết Cục Thuế thông báo ngay việc mất biên lai, chứng từ, ấn chỉ thuế cho các Chi cục Thuế và các cơ quan nội chính trong tỉnh (theo mẫu số BC 23/AC), đồng thời gửi cho Tổng cục Thuế và các Cục Thuế trong cả nước biết để truy tìm, phát hiện, ngăn chặn hành vi lợi dụng.
- Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo mất biên lai, chứng từ, ấn chỉ thuế Cục Thuế, Chi Cục Thuế lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm theo đúng thẩm quyền.
Đối với những vụ vi phạm có tính chất nghiêm trọng thì cơ quan thuế đề nghị truy tố trước pháp luật. Các trường hợp đề nghị truy tố Cục Thuế phải làm đầy đủ hồ sơ theo thủ tục tố tụng hình sự, xin ý kiến UBND cùng cấp và Tổng cục Thuế trước khi đưa hồ sơ sang cơ quan pháp luật.
c) Tổng cục Thuế:
Xem xét kiểm tra các vụ vi phạm làm tổn thất biên lai, chứng từ, ấn chỉ thuế và tham gia ý kiến chỉ đạo đối với những vụ vi phạm do các Cục Thuế báo cáo.
Số: |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
......, ngày..... tháng..... năm....
Tên tổ chức, cá nhân làm mất ấn chỉ:......................................................
Mã số thuế:..............................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................
Báo cáo về việc mất biên lai, chứng từ như sau:
STT |
Loại ấn chỉ |
Ký hiệu |
Quyển số |
Số lượng số |
Từ số............. |
Đến số........ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lý do tổn thất.......................................................................................................
.............................................................................................................................
Nay đơn vị báo cáo với........................................................................................
để phối hợp truy tìm, ngăn chặn lợi dụng và thông báo số ấn chỉ trên không còn giá trị sử dụng.
|
Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
Tổ chức, cá nhân phải, báo cáo trong vòng 5 ngày sau khi xảy ra. Báo cáo mất ấn chỉ được lập thành 03 bản:
- 1 bản gửi cơ quan thuế nơi cấp biên lai, chứng từ
- 1 bản gửi cơ quan công an Quận, Huyện, Thị xã.
- 1 bản lưu cán bộ làm mất ấn chỉ.
Số:…T/AC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
......, ngày... tháng... năm...
Theo báo cáo mất ấn chỉ của.......................................................................
thuộc:............................................................Mã số thuế:............................
Hồi..... giờ......... ngày.... tháng...... năm....... đã bị mất ấn chỉ như sau:
STT |
Họ và tên |
Tên ấn chỉ |
Ký hiệu |
Số quyển |
Số lượng |
Từ số..... |
Đến số.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số ấn chỉ nêu trên đã đóng dấu (hoặc chưa đóng dấu) đơn vị. Vậy thông báo để các cơ quan biết số ấn chỉ, chứng từ trên không còn giá trị sử dụng. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, nếu phát hiện được người sử dụng thì thu hồi hoặc giữ lai và báo ngay cho.............................. Thuế chúng tôi biết để xử lý.
Nơi nhận: |
Thủ trưởng cơ quan Thuế (Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: chỉ thông báo mất liên 2 của ấn chỉ
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Cơ quan thuế |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
|
Liên 1: Kế Toán
|
Ký hiệu Số: |
|
Họ, tên người nhận ấn chỉ/:
Theo giấy giới thiệu số: ngày:
Kèm theo bảng kê đề nghị nhận..... loại ấn chỉ
Ngày xuất ấn chỉ:
STT |
Tên ấn chỉ |
Số lượng |
ký hiệu |
Từ Q số.... đến Q số |
Từ số... đến số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người nhận ấn chỉ (ký, ghi rõ họ tên) |
Thủ kho (ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán (ký, ghi rõ họ tên) |
Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) |
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Cơ quan thuế |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
|
Liên 1: Kế Toán
|
Ký hiệu Số: |
|
Nhập ấn chỉ của:
Theo hoá đơn (Phiếu xuất ấn chỉ) số: ngày:
Ngày nhập:
STT |
Tên ấn chỉ |
Số lượng |
Ký hiệu |
Từ Q số..... đến Q số |
Từ số.... đến số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người giao ấn chỉ (ký, ghi rõ họ tên) |
Thủ kho (ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán (ký, ghi rõ họ tên) |
Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) |
Tên đơn vị hoặc Cán bộ thu Ngày kiểm kê: |
TT |
Tên ấn chỉ |
Mẫu |
Đơn vị |
Số liệu theo sổ sách |
Số liệu theo kiểm kê |
chênh lệch |
|||||
Số lượng |
Ký hiệu |
Từ số đến số |
Số lượng |
Ký hiệu |
Từ số đến số |
Thừa |
Thiếu |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thủ kho hoặc người sử dụng chứng từ (Ký, ghi rõ họ, tên) |
Kế toán ấn chỉ (Ký, ghi rõ họ, tên) |
Trưởng ban kiểm kê (Ký, ghi rõ họ, tên) |
Cơ quan Thuế...... |
Số:....................... |
Họ, tên cán bộ thu:............................................................................
Loại biên lai thuế
Biên lai, chứng từ đã sử dụng |
Số thuế đã thu |
Số thuế nộp |
Ghi chú |
||||
Ký hiệu |
Số lượng |
Quyển số |
Từ số... đến số |
Trong đó xoá bỏ |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày.... tháng..... năm........... Cán bộ thu (ký, ghi rõ họ, tên) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TỔN THẤT, XỬ LÝ ẤN CHỈ
Tháng Quý năm
STT |
Họ và tên |
Đơn vị |
Ngày tháng năm xảy ra tổn thất |
Ân chỉ bị mất |
Kết quả lý |
Ghi chú |
|||||
Tên chứng từ |
Ký hiệu |
Quyển số |
Từ số...... đến số .... |
Số lượng tờ (số) |
Hình thức xử phạt HC |
Số tiền |
|
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
11 |
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Báo cáo này có thể dùng cho báo cáo tháng, Báo cáo quý, Báo cáo năm.
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) |
Phụ trách (Ký, ghi rõ họ, tên) |
Thủ trưởng cơ quan Thuế (Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu) |
Cơ quan thuế..... |
Mẫu ST 21/AC |
SỔ THEO DÕI TỔNG HỢP TỔN THẤT ẤN CHỈ VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ
Đơn vị..................................................................................... năm
STT |
CV báo mất |
Ký hiệu chứng từ |
Tên ấn chỉ |
Đơn vị tính |
Ký hiệu xê ry |
Quyển số |
Từ số đến số |
Số lượng |
Họ tên người làm mất |
Đơn vị |
Kết quả xử lý |
Ghi chú |
||||||
Số |
Ngày tháng |
Quyết định xử lý |
Số lượng |
Hình thức xử phạt HC |
Số tiền |
Hình thức khác |
||||||||||||
Số |
Ngày tháng |
|||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
14 |
16 |
17 |
18 |
19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C.Cục thuế A..... |
Mẫu BC 8/AC |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ẤN CHỈ
STT |
Ký hiệu C.từ |
Tên ấn chỉ |
Đơn vị tính |
Tháng trước |
|
Số nhập trong tháng |
Số xuất trong tháng |
Còn lại cuối tháng |
Ghi chú |
||||||||||
ở |
ở |
Cộng |
|
Cộng |
Số đã dùng |
Xoá bỏ |
Thiếu hụt khi nhận ở cục |
Tổn thất được T.toán |
Trả lại (nộp lên cấp trên) |
Số huỷ |
ở chi cục |
ở cán bộ |
Cộng |
Trong đó tổn thất chưa T.toán |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18=7+8+9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) |
Phụ trách (Ký, ghi rõ họ, tên) |
Thủ trưởng cơ quan thuế (Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu) |
Ghi chú: cột 12 nhận phát hiện thiếu hụt (phải kèm theo biên bản xác nhận)
CC Thuế.......... Cục Thuế......... |
Mẫu BC 20/AC |
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN ẤN CHỈ BÁN THU TIỀN
Tháng... quý... năm....
STT |
Ký hiệu chứng từ |
Tên ấn chỉ |
Đơn vị tính |
Giá thanh toán |
Số tồn đầu kỳ |
Số lĩnh trong kỳ |
Số nộp lên cấp trên |
Phần thanh toán |
Số tồn cuối kỳ |
Ghi chú |
|||||||||
Số nợ kỳ trước |
Số bán trong kỳ |
Số đã thanh toán |
Số còn nợ C.kỳ |
||||||||||||||||
Số lượng |
Số tiền |
Số lượng |
Số tiền |
Chứng từ |
Số lượng |
Số tiền |
Số lượng |
Số tiền |
|||||||||||
Số |
Ngày tháng |
||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: biểu này dùng cho Báo cáo tháng, Báo cáo quý, báo cáo năm.
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ, tên) |
Phụ trách (Ký, ghi rõ họ, tên) |
Thủ trưởng cơ quan Thuế (Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu) |
Cục Thuế Đơn vị thu |
SỔ THEO DÕI ẤN CHỈ BÁN THU TIỀN Năm |
Mẫu sổ: ST 11/AC Ký hiệu chứng từ Tên ấn chỉ: |
Chứng từ |
Diễn giải |
Đơn vị tính |
Giá thanh toán |
Tồn kho kỳ trước chuyển sang |
Số lĩnh trong kỳ |
Số nộp lên cấp trên |
Phần thanh toán |
Số tồn cuối kỳ |
Ghi chú |
||||||||||
Số |
Ngày |
Số nợ kỳ trước |
Số bán trong kỳ |
Số đã thanh toán |
Số còn nợ cuối kỳ |
||||||||||||||
Số lượng |
Số tiền |
Số lượng |
Số tiền |
Chứng từ |
Số lượng |
Số tiền |
Số lượng |
Số tiền |
|||||||||||
Số |
Ngày |
||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHI CỤC THUẾ
|
Năm..... Ký hiệu chứng từ, tên ấn chỉ: |
Mẫu sổ: ST 12/AC |
Chứng từ |
Diễn giải |
Đơn vị tính |
Xê ri |
Quyển số |
Từ số... đến số... |
Số thu vào |
Số phát ra |
Số đã dùng |
Số còn lại |
Luỹ kế chi tiết ở từng |
||||||||||||||||
Số |
Ngày tháng |
Cộng |
Số mới lĩnh |
Số thu hồi |
Cộng |
Nộp lên cấp trên |
Số phát ra (kể cả mất tại kho) |
Cộng |
Số đã dùng ở các |
Số huỷ |
Số còn lại ở kho |
Còn lại ở các |
Cộng |
Trong đó tổn thất chưa thanh toán |
|
|||||||||||
Đã dùng |
Xoá bỏ |
Thiếu hụt (khi nhận tại Cục) |
Tổn thất được thanh toán |
Trả lại |
Xê ri |
Từ số đến số |
Số lượng |
|
||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................... |
Mẫu sổ: ST 10/AC |
Đơn vị thu Tên cán bộ
Ký hiệu chứng từ Tên ấn chỉ:
Ngày tháng |
Năm |
Diễn giải |
Đơn vị tính |
Xê ri |
Quyển số |
Từ số đến số |
Số lĩnh |
Thanh toán ấn chỉ và tiền thuế |
Số ấn chỉ còn lại |
Chữ ký xác nhận |
|
||||||||||||
Ấn chỉ |
Tiền thuế (đơn vị tính: đ) |
Từ số đến số |
Số lượng |
Trong đó tổn thất chưa thanh toán |
Người nhận ấn chỉ |
Kế toán ấn chỉ |
Thủ quỹ hoặc người nhận hồi báo |
||||||||||||||||
Cộng |
Số lượng dùng |
Trả lại |
Tổn thất được TT |
Xoá bỏ |
Số thuế đã thu |
Thủ tục phí |
........ |
Thực nộp |
|||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 30/2001/QD-BTC |
Hanoi, April 13, 2001 |
PROMULGATING THE REGIME OF PRINTING, DISTRIBUTION, MANAGEMENT AND USE OF TAX PRINTS
THE MINISTER OF FINANCE
Pursuant to the Governments Decree No. 15/CP of March 2, 1993 defining the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Governments Decree No. 178/CP of October 28, 1994 defining the functions, tasks and organizational apparatus of the Ministry of Finance;
Pursuant to tax laws and the Ordinance on accounting and statistics;
Pursuant to the Governments Decree No. 04/1999/ND-CP of January 30, 1999 on charges and fees belonging to the State budget;
At the proposal of the General Director of Tax,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regime of printing, distribution, management and use of tax prints, called "the tax print management and use Regime" for short.
Article 2.- This Regime shall uniformly apply to the management of collection of taxes, charges and fees of the State nationwide as from July 1, 2001, and replace the tax print management Regime promulgated together with the Finance Ministers Decision No. 529/TC/QD of December 22, 1992.
Article 3.- The director of the Finance Ministrys Office, the General Director of Tax, the director of Accountancy Regime Department, the general director of Vietnam State Treasury, the directors of the Tax Departments of the provinces and centrally-run cities, organizations and individuals managing and using tax prints shall have to implement this Decision.
|
FOR THE FINANCE MINISTER |
TAX PRINT MANAGEMENT AND USE REGIME
(Issued together with Decision No. 30/2001/QD-BTC of April 13, 2001 of the Finance Minister)
Article 1.- Tax prints are publications printed according to designation in tax laws, tax ordinances and legal documents, which are used for management of the collection of taxes, charges and fees for the State budget.
Article 2.- According to their management and use functions, tax prints are classified into the following types:
- Collection vouchers: including receipts of collection of taxes, charges, fees; receipts of money collection; fines collection receipts; cash payment papers; via-bank account payment papers, delivery- cum- internal transport bills, bills on goods delivery for agency sale...
- Various kinds of invoice, stamp, ticket …
- Various kinds of tax accounting and statistical book, report, tax declaration form.
Article 3.- The Finance Ministry shall uniformly issue assorted tax prints. The General Department of Tax shall have to guide, print, distribute, sell, manage and use tax prints nationwide.
Article 4.- All organizations and individuals that print, distribute, use and manage tax prints shall have to comply with the provisions of this regime.
Article 5.- Organizations and/or individuals that lose or damage tax prints and/or violate the tax print management and use regime shall all be handled depending on the seriousness of their violations.
PROVISIONS ON PRINTING, DISTRIBUTION, MANAGEMENT AND USE
Article 6.- The printing and distribution of tax prints shall be organized by the General Department of Tax. In case of necessity, the Finance Ministry may authorize the provincial/municipal Tax Departments to organize the printing and distribution of a number of kinds of tax prints according to the approved forms; or permit organizations and units to print by themselves and use a number of tax prints after such is approved by the Finance Ministry.
Article 7.- The General Department of Taxs annual plans on printing tax prints must be based on the regular use demands of provincial/municipal Tax Departments. The General Department of Tax shall synthesize them and make materials and funding plans for report to the Finance Ministry.
Annually on October 15 at the latest, the provincial/municipal Tax Departments must send to the General Department of Tax the subsequent years plans on tax print use, including branches authorized by the Finance Ministry to collect taxes, charges and fees.
Article 8.- Samples of tax prints for printing must bear distinctive symbols; receipts of tax, charge, fee collection, receipts of money collection, invoices must be bound into volumes, with symbols and serial numbers.
Tax prints of all kinds shall be printed only at printeries with full legal person status; for printing of tax prints, there must be contracts for printing according to set forms, approved by competent authorities. Upon the completion of printing, the printed copies, zincographs, surplus prints, experimental prints must be destroyed before the contract liquidation.
Article 9.- All kinds of tax prints put to use must have written notices on their issuance.
Article 10.- All kinds of tax prints, before being distributed, must go through procedures for warehousing and making entries into tax print accounting and statistical books. Upon their distribution, all distribution procedures must be completed before their delivery.
Cadres receiving tax prints must have introductory papers of their agencies; when receiving them, they must check and count copy by copy, number by number, volume by volume, must not check and count by bundle; cadres directly using tax, charge and fee receipts, stamps, tickets, when receiving tax prints, must have books for tax prints reception and settlement.
Article 11.- Tax, charge and fee receipts of various kinds, cash payment papers, via-account payment papers, money collection receipts, before being used, must be stamped with the seals of agencies tasked to carry out direct collection (stamped on the upper left of the collection vouchers) and used strictly according to their respective functions.
Article 12.- Tax prints already warehoused but not yet given issuance notices are not allowed to be used.
Article 13.- Assorted collection vouchers shall be distributed to direct collectors for not more than two volumes of the same kind (not more than 100 copies) each time; cadres tasked to collect tax, charge or fee of any kind shall be given receipts for such kind; receipts must not be received on behalf of others, must not distributed to collecting officials who have not yet settled the tax, fine collection receipts according to money payment time table or to collecting officials who have been suspended from work or in waiting for transfer to other jobs.
Article 14.- When using collection vouchers, users shall have to comply with the following stipulations:
They must be used strictly according to their respective functions and must be fully and clearly inscribed with pre-printed contents, the full names and signatures of the money collectors; must not be erased, smudged, left creased and ragged; wrongly inscribed receipt sheets must be crossed, must not be torn apart but be kept in the volume for settlement with the tax offices.
The collection receipts must be used according to serial order from the small number to big number, must be used to the final sheet before using the new volume.
When writing collection receipts, they must be inscribed in front of the money payers; carbon papers must be put under the first copy and the second copy (if there are three copies) so that the single inscription shall be printed onto copies with the same contents.
Article 15.- Tax offices, agencies entitled to use money collection receipts must draw up time tables for settlement of receipts, tax money, charge money, fees, proceeds from the sale of prints as prescribed. Cadres using assorted collection vouchers must settle the receipts of tax collection, charge collection, fee collection and money collection with the tax offices.
The settlement of tax prints sold for money shall be made once a month at provincial/municipal Tax Departments and once a quarter at the General Department of Tax.
Article 16.- All subjects using receipts shall have to make monthly reports on the use of receipts to the tax offices (where they get the receipts), and at the end of the year, make the final settlement of the used receipts and transfer the remainder to the following year.
Article 17.- Tax prints which no longer have use value, are damaged (including lost vouchers already recovered), when being liquidated, must be listed for destruction to be approved in writing by the General Department of Tax.
For prints with the expiry of their archival time, the tax offices at all levels must report them to their superior tax offices for setting up the liquidation and destruction council.
Article 18.- All cases of tax, fine, charge and fee collection must be issued the tax, charge and fee collection receipts according to regulations; the money payers may refuse to pay money when detecting that the collection vouchers have been made in contravention of current regulations.
Article 19.- Tax offices at all levels, agencies using tax prints must have warehouses to store tax prints; the tax print storehouses must be safe and equipped with devices to fight fire, termites and rats; and storehouse regulations must be worked out.
Tax prints must be arranged tidily and in good order according to types, symbols; storehouse cards must be made to facilitate the preservation, card granting, inspection and management monitoring.
Article 20.- There must necessarily be tax print storehouse keepers. The tax print storehouse keepers are strictly forbidden to concurrently hold the following posts: tax print accountant, tax money accountant, direct manager of tax, charge, fee and fine collection.
Article 21.- Tax offices at all levels and agencies using tax prints must arrange staff to work as tax print accountants.
Tax print accountants are strictly forbidden to concurrently work as tax money accountants, tax print storehouse keepers, direct tax, charge, fee and/or fine collectors.
Article 22.- Tasks of tax print accountants:
+ To open all kinds of tax print accounting book, reflect fully, promptly and accurately the reception, distribution and loss of tax prints of their respective units.
+ To guide the inspection of the observance of the regime of management and use of tax prints by users.
+ Annually on June 30 and December 31, to coordinate with tax print storehouse keepers in organizing the inventory of print storehouses.
In addition to the above tasks, the tax print accountants at each level shall also have the following tasks:
1. For the General Department of Tax:
To manage and distribute tax prints to satisfy the demand of tax collection management for the tax system and various branches throughout the country, monitor the use, liquidation and settlement of assorted tax prints sold for money.
To draw up annual plans for printing of tax prints and guide, direct the inspection of tax print accounting at all levels.
To study the supplement and perfection of the tax print accounting regime to suit the practical situation and the tax collection management requirement.
2. For provincial/municipal Tax Departments:
The tax sub-departments shall report to the leadership of the provincial/municipal Tax Departments for further report to the General Department of Tax on the demand for use of tax prints in their respective localities for each quarter and the whole year; the provincial/municipal Tax Departments shall organize the reception, management and distribution of tax prints to sub-departments and tax print- using units in their respective localities; monitor the distribution and management of tax prints at Tax Departments and sub-departments, settle in time the proceeds from the sale of tax prints.
The tax sub-departments shall report in time to the leadership of the provincial/municipal Tax Departments for further report to the General Department of Tax on the use of tax prints, cases of violation, loss of tax prints and results of handling cases of violations in their localities.
3. For Tax Sub-Departments
To report on the tax print use demands of urban districts, rural districts, towns for each quarter and the whole year; monitor the distribution to and the use by, each cadre using the tax prints; to settle fully and in time proceed from the sale of tax prints with the Tax Departments.
To report to the Tax Departments on the use of tax prints, cases of violation and results of handling tax print losses in urban districts, rural districts, provincial capitals...
Article 23.- Tax print accounting vouchers, books and reports shall include the following types (see enclosed appendix).
1. Tax print accounting vouchers
Tax print reception ticket Form CT 23/AC
Tax print supply ticket Form CT 24/AC
Voucher list Form CT 25/AC
Approved papers on tax print loss (record deciding the handling of tax print loss).
2. Tax print accounting books
General book for monitoring tax print loss and handling result: Form ST-21/AC
Print monitoring book: Form ST-12/AC
Print reception and money payment book: Form ST-10/AC
Sold print monitoring book: Form ST-11/AC.
3. Prints reports
Report on use of prints Form BC8/AC
Sold print settlement report Form BC20/AC
Prints loss notice Form BC23/AC
Prints loss report Form BC21/AC
Report on print damage, handling Form BC24/AC
List of various kinds prints Form BC25/AC
Article 24.- The tax print accounting documents must be archived and preserved strictly according to regulation. The print accounting documents: the general data must be recorded into historical data books before their classification and archive; the historical data books shall be archived for good; the print accounting reports, the print accounting vouchers, the retained copies of receipts, vouchers (copy 1) shall be archived for five years; past the above archival time limit, the tax agencies at all levels, the receipt-/ voucher-using units shall make lists of those needed to be liquidated and destroyed and submit them to the superior tax bodies for their permission to set up the destruction councils according to prescribed regime.
Article 25.- Tax prints statistics constitutes a part of the tax statistics for recording accurately and in time the reception, supply and in-stock volume of tax prints of units monthly, quarterly, biannually and annually.
Article 26.- Tasks of print statistics:
Based on Form BC8/AC of the subordinates, to synthesize data, reflect accurately and in time the prescribed statistical indexes. Based on the statistical data, to analyze and evaluate the distribution, management and use of tax prints by units in service of drawing up annual plans on the use of tax prints and the management of tax prints by tax agencies at all levels. To make and send tax print statistical reports to the superior tax bodies strictly according to the contents of the prescribed form and the prescribed time limit.
Article 27.- Organizations and individuals, that are assigned to manage and/or use tax, charge, fee and fine receipts and lose them, shall be subject to a fine of between VND 500,000 and 3,000,000; if aggravating circumstances are involved, the fine shall be up to VND 5,000,000 as provided for in the Governments Decree No.49/1999/ND-CP of July 8, 1999 on sanctioning administrative violations in the accounting field. The fine levels are stipulated as follows:
- The loss of each copy 2 (the copy handed to the money payer) of the money collection receipt (CTT11), the receipt of VAT and enterprise income tax at the circulation stage (CTT51), which is not yet used, shall be subject to a fine of VND1,000,000.
- The loss of each copy 2 (the copy handed to the money payer) of other unused tax receipts, charge and fee collection receipts shall be subject to a fine of VND 500,000.
- The loss of every other copy of the tax receipts, charge and fee collection receipts (the copy for report and control, the copy kept at the volume) and other kinds of vouchers (papers on remittance of money into budget; written certification of receipt or invoice withdrawal; inspection record; record on temporary seizure of commodities, material evidence; invoice purchase bill, tax print monitoring book, stamps, tickets) shall be subject to a fine of VND 200,000.
- If the lost tax prints are in great numbers, involving the aggravating circumstances, a fine of VND 5,000,000 shall be imposed therefor.
For cadres in charge of units who, due to their irresponsibility, cause loss of tax prints, they shall be administratively handled, depending on the seriousness of their violation. Units where the tax prints are lost shall have their emulation marks subtracted.
Article 28.- When the levels of sanctioning administrative violations of losing receipts, vouchers are beyond the prescribed competence of the tax sub-departments, they shall have to transfer the dossiers to the provincial/municipal Tax Departments for handling, but together with their written proposals on sanctioning forms and levels.
- For acts of violation, if they lead to the tax evasion, they shall be handled regarding tax and sanctioned for administrative violations in the field of tax according to the current regulations.
- When deeming that the act of losing receipts, vouchers bears criminal signs, the tax offices shall have to transfer the dossiers thereon to the competent bodies for penal liability examination according to law provisions.
Article 29.- The extenuating and aggravating circumstances to be used as basis for consideration of sanctions against administrative violations of losing receipts, vouchers shall comply with the provisions in the Governments Decree No. 49/1999/ND-CP of July 8, 1999 on sanctioning administrative violations in the accounting field.
Where the loss of tax prints is caused due to objective reasons such as storms and floods, fires, sudden attacks by mobs or where the damage is insignificant, the reduction or exemption of administrative sanctions may be considered, depending on each specific case.
Where used receipts, vouchers are lost, if the involved people can prove the full amount of money already collected and paid into the State budget, the reduction or exemption of administrative sanctions shall be considered.
The competence to sanction administrative violations committed by organizations and/or individuals in losing receipts of the directors of the Tax Departments of provinces and centrally-run cities, the heads of the tax sub-departments of urban districts, rural districts, provincial capitals, shall comply with the provisions of Articles 19 and 20 of the VAT Law; Articles 24 and 25 of the Enterprise Income Tax Law; Article 7 of the Governments Decree No. 22/CP of April 17, 1996 on sanctioning administrative violations in the field of tax.
Article 30.- All cases of losing tax prints must be given loss notices, recorded for administrative violations and issued decisions to sanction administrative violations of losing receipts, tax prints. The management of collection of fines shall be made with the use of money collection receipts or money payment papers; the collected fine amounts must be paid into the State budget according to the current budget contents.
Article 31.- Organizations and individuals, that record achievements in helping the tax agencies to detect acts of forging vouchers, violating the tax print management and use regime, shall be commended and/or rewarded according to the current regime.
ON TYPES OF TAX PRINTS (APPENDIX TO ARTICLE 2 OF THE REGIME)LIST OF PRINTS
1. License tax receipt Form CTT03
2. Registration fee collection receipt Form CTT06
3. Natural resource tax collection receipt Form CTT08
4. House and land tax receipt Form CTT09
5. Bilingual income tax receipt Form CTT10B
6. Money collection receipt Form CTT11
7. Land use levy collection receipt Form CTT14
8. Tax refund paper Form CTT18
9. Paper on payment of anti-tax evasion reward Form CTT19
10. Paper on damages exemption Form CTT20
11. Temporarily seized, confiscated goods reception bill Form CTT21
12. Temporarily seized, confiscated goods delivery bill Form CTT22
13. Data readjustment bill Form CTT27
14. Freight tax collection receipt Form CTT28
15. Inspection record Form CTT29
16. Temporarily seized material evidences receipt Form CTT30
17. Handling decision Form CTT 31
18. Enterprise license card Form CTT32A
19. Non-enterprise license card Form CTT32B
20. Paper on deduction for entrusted collection payment Form CTT36
21. Export/import surcharge receipt Form CTT37
22. Invoice purchase bill Form CTT 39
23. Money collection bill Form CTT41
24. Land use right transfer tax collection receipt Form CTT43
25. Invoice, receipt withdrawal certificate Form CTT44
26. Fine collection receipt Form CTT45
27. Receipt of special consumption tax on imports Form CTT 46
28. Tax receipt Form CTT50
29. Receipt of VAT and enterprise income tax (circulation) Form CTT51
30. Receipt of export and import tax and VAT on imports Form CTT52
31. Receipt of port authority charge and goods security Form 03/LPHH
32. Customs fee collection receipt Form 01/LPHQ
33. Bill on reception of sample prints Form CT-23/AC
34. Bill on delivery of sample prints Form CT-24/AC
35. Voucher list Form CTT-25/AC
36. AV invoice (2 small copies) Form 01GTKT-2LN
37. AV invoice (3 big copies) Form 01GTKT-3LL
38. Sale invoice (2 small copies) Form 02GTTT-2LN
39. Sale invoice (3 big copies) Form 02GTTT-3LL
40. State budget collection order Form 01/TNS
41. Paper on cash payment into State budget Form 02/TNS
42. Paper on via-account payment into State budget Form 03/TNS
43. Paper on foreign currency payment into State budget Form 04/TNS
44. Delivery-cum- internal transport bill Form 03/VT-3LL
45. Bill for delivery of goods for agency sale Form 04/XKDL
46. List of subcontractors Form BKNT
47. Tax declaration form Form 01-DK-TCT
48. Tax declaration form Form 02-DK-TCT
49. Tax declaration form Form 03-DK-TCT
50. Tax declaration form (subcontractor) Form 04-DK-TCT
51. Declaration form for area calculated for agricultural
land tax, rural residential land tax Form 3AB/TNN
52. Computerized tax notice Form CTT40B
53. Computerized printing tax payment notice (big size) Form CTT40C
54. Special consumption tax payment notice Form CTT38A, CTT38B
55. Agricultural land, house and land use tax payment notice Form CTT42
56. Tax registration certificate Form GCNDKT
57. Imported motorbike origin declaration form Form MTKXM
58. Imported car origin declaration form Form MTKXOTO
59. Tax-free goods quota book (personal) Form SDMCN
60. Tax-free goods quota book (collective) Form SDM TT
61. Imported motorbike origin declaration form Form TKXGM/01
62. Imported car origin declaration form Form TKXOT/02
63. Road, bridge toll exemption cards Form TMP
64. Payment voucher Form TT
65. Imported gas cooking stove stamp Form TBGNK
66. Imported mechanical pump stamp Form TMBNNK
67. Imported electric cooker stamp Form TNCDNK
68. Imported thermos flask stamp Form TPNNK
69. Imported fan stamp Form TQNK2
70. Imported liquor stamp Form TRNK2
71. Imported building materials stamp (stuck to enamelled tiles) Form TVLXD2
72. Imported building materials stamp Form TVLXDNK
73. Imported bicycle stamp Form TXDNK2
74. Imported generator stamp Form TDCNNK
75. Inspected stamp (stuck to enamelled tile) Form TDKT
76. Imported electric refrigeration appliance stamp Form TDLNK
77. Imported electronic items stamp Form TDTNK
78. Home-made cigarette stamp (soft pack)
79. Home-made cigarette stamp (hard pack)
II. ACCOUNTING BOOK, REPORT AND TAX STATISTICAL REPORT
1. Print accounting voucher, report and book of various kinds.
2. Tax accounting report, book of various kinds, made according to tax accounting regime.
3. Tax statistical reports of various kind, made according to tax statistical regime.
4. Invoice management reports and books of various kinds.
TAX PRINTS LIQUIDATION AND DESTRUCTION
(Appendix to Article 17 of the Regime)
Assorted tax prints with no more use value, with the expired archival duration, damaged(including collection vouchers lost but recovered), when being liquidated for destruction, must comply with the following steps:
1. For tax, charge, fee, money collection receipts with no more use value:
There must be record enclosed with detailed list of assorted receipts, to be sent to superior tax offices for permission for liquidation and destruction. The provincial/municipal Tax Departments shall have to synthesize, recover them on the basis of the detailed lists of Tax Sub-Departments according to each kind of receipt, volume number, symbol, receipt of from No. to No. After getting the written approval of the General Department of Tax, the provincial/municipal Tax Departments shall set up tax prints liquidation and destruction councils in their localities with the participation of representatives of such branches as:
- The provincial/municipal Finance and Pricing Service, local Police Office.
- Provincial/municipal Tax Department (Department director, heads of sections for tax planning, inspection, print management; print accountant, print store keeper).
2. For accounting books, vouchers (including inspection report, file copy of tax or money collection receipts) and reports with expired archival time limit: Tax sub-departments and Departments shall synthesize kinds of vouchers, books to be liquidated and destroyed according to regime, report them to the superior tax bodies for setting up liquidation and destruction council composed of: representative of the finance body of the same level, representative of the tax body (the director, representatives of the inspection section, print management section, print accountant, print store keeper).
The liquidation and destruction shall be organized at the liquidation and destruction applying units.
3. The destruction of tax prints mentioned at Points 1 and 2 must be recorded in reports enclosed with detailed lists of to be- liquidated and destroyed tax prints of various kinds. The liquidation and destruction council members must inspect and supervise the destruction and sign the liquidation and destruction reports which must be made with enough copies for sending to superior tax body and agencies with representatives joining the council.
PROVISIONS ON TAX PRINT STOREHOUSE
(Appendix to Article 19 of the Regime)
In order to safely protect assorted tax prints for meeting the regular use demand of the tax branch, the tax print storehouses must have internal regulations, with the following contents:
1. Print storehouses must be built solidly with iron doors, strong locks, on high and airy places, equipped with devices to prevent and fight fires, termites, rats, with adequate shelves for arrangement of prints according to managerial requirements (arranged in code and type order) for convenient preservation, monitoring, distribution, inspection and inventory when necessary.
2. No one but the store keepers are allowed to enter the print storehouses. When being away for a long time, the store keepers shall have to hand over all prints in stock and storehouse cards for their replacements (to be appointed by the unit chiefs); the hand over must be effected with record between the two sides to the witness of the unit chiefs; in cases where storehouse keepers are absent with plausible reasons for one or two days while units urgently need to get prints, the unit chiefs shall nominate two officials in the same section or the same working teams to supply prints instead; after each time of such supply, the storehouse keepers shall have to seal and recheck each case; if errors, deficits are detected, the scene must be kept intact and the cases must be reported to the unit chiefs for handling decisions.
3. Tax print- receiving and -distributing places must be arranged close to the storehouse doors so that the storehouse keepers can watch the stores while receiving or distributing tax prints.
4. When receiving or distributing tax prints of different kinds, the store house keepers must inspect and count them for the right quantity, the right codes and compare them with the reception or distribution vouchers, and sign such vouchers only when the data inscribed thereon are consistent with the actual quantity and types.
In cases where taken-in prints are deficit or surplus as compared to vouchers, the record thereon must be made with the signatures of both sides (the print-handing party and the storehouse keeper).
When supplying prints, the storehouse keepers must base themselves on the delivery vouchers written by print accountants and signed by competent persons. If the recipients request changes in the volume to be supplied or no more prints are left in stock, the supply tickets must be returned so that the print accountants write new vouchers and withdraw the old ones. The storehouse keepers are strictly forbidden to supply prints without lawful vouchers and to correct data already inscribed on lawful vouchers handed by the recipients.
5. The storehouse keepers must grasp the print arrangement diagram of each storehouse, and twice daily (at the beginning of the working day in the morning and at the end of working day in the afternoon), the storehouse keepers must take a look at every place where prints are kept to see if:
- Any loss in the storehouse?
- Prints are destroyed by termites, rats or not?
Where any unusual sign or print loss is detected at storehouses, the scenes thereon must be kept intact and such must be promptly reported to the units chiefs for making records and conclusions and handling in time as prescribed.
Where they are destroyed by termites and/or rats or got wet due to objective causes, such must be reported to the units chiefs for handling according to the units regulations.
6. The print storehouse cards must be updated according to provisions of the Regime; only prints already inscribed in the storehouse cards can be supplied; it is strictly forbidden to conduct reception and supply simultaneously. At the end of the month, the number of prints taken in and the number of prints supplied shall be added up and the progressive addition shall be made with the totals carried forward from the previous month; after closing storehouse cards, the store keepers must compare data with those made by the print accountants. If disparities are found in data with deficits or surplus, the causes thereof must be found for handling; where storehouse keepers and print accountants fail to reach agreement on the handling, the storehouse keepers shall report such to the unit chiefs for decision.
7. Twice a year on June 30 and December 31, inventory must be carried out (under decisions of the unit chiefs to set up the inventory boards) and upon the completion of each inventory, the record and report thereon must be made according to current regulations.
8. The print storehouse keepers are the persons who directly preserve the prints in storehouses; hence, they must strictly abide by and remind other people to abide by the provisions of this regulation.
9. The unit chiefs and responsible authorities shall urge and inspect the observance of regulations on tax print storehouses and study and propose supplements when necessary.
TAX PRINT VOUCHERS, BOOKS, REPORTS
(Appendix to Article 23 of the Regime)
I. TAX PRINT ACCOUNTING VOUCHERS
1. Print receiving bill (form CT23/AC): Being the original vouchers and also the book entry vouchers. The print receiving bills shall be made on the basis of the delivery bill of printeries, the print delivery bill of the superior tax agencies and the print delivery bill of subordinate tax agencies for print return.
2. Print delivery bill (form CT24/AC): Being the original vouchers and also the book entry vouchers. The print delivery bills shall be made on the basis of written requests of agencies for print supply, the books for print reception, payment of money and prints by tax officials, approved papers on print loss and print use demands of units and officials.
3. Vouchers list (form CTT 25/AC): Basing themselves on the unit chiefs’ regulations or print and tax settlement time table, the collecting officials shall make the lists of payment prints already used with which kind of receipts? volume code from No… to No…., in which…. were crossed out, the tax amounts already collected, paid; examine prints after tearing inspection copy and enclose it to the list of vouchers for use by collecting officials as basis for tax settlement.
4. Approved papers on tax print loss such as: Records made on the loss of receipts, prints.., decision on handling each specific case, based on the above vouchers to enter the accounting books and at the same time to report such to the superior tax agencies.
The above accounting vouchers shall serve as basis for reflecting the situation on reception, supply, arising of tax prints; therefore, when vouchers are compiled, they must be fully and correctly inscribed with the contents therein.
II. PRINT ACCOUNTING BOOKS
1. Money and print settlement book ST 10/AC: This book is made in two volumes, one left at the accounting section where prints are provided and one handed to print using official. When taking receipts and settling tax money, the print accountants and print receivers shall have to fill in fully the contents in the book and carefully check every receipt: the quantity already received, the quantity already used, the quantity crossed out, the tax amount already collected, the loss amount so as to determine the remainder from receipt No…. to No…. Then the print accountant and the print recipient shall have to sign for certification on both books. Where an unit organizes the money collecting section, there must be signature of the cashier.
2. Print sale monitoring book ST11/AC: Each sub-department shall open one book for its own monitoring. It is made in two: one kept at the Department, one at the sub-department. Each time when sub-departments receive prints from the departments or settle the money for already sold prints, both sides shall sign the book for certification. For the General Department of Tax and Tax Departments, the above steps must also be followed.
3. Print monitoring book ST12/AC: The General Department of Tax, the provincial/municipal Tax Departments and Tax Sub-Departments shall have to open this book to monitor the reception and supply of all kinds of tax prints.
4. General book for monitoring print loss: ST21/AC: The General Department of Tax, the provincial/municipal Tax Departments and Tax Sub-Departments shall have to open this book for monitoring the loss situation and handling thereof. The basis for book entries shall be print loss notices and loss handling decision.
The above accounting books, when used, must be page-numbered and affixed with page-overlapping stamps of units and certification signatures of the unit chiefs. The accounting books assigned to any officials must be kept by such officials throughout their use duration and those officials shall have to take responsibility for the data inscribed therein. The entry of accounting books must be based on the accounting vouchers; erasion is not permitted; in case of need to correct data, the certification by the unit chief is required.
III. TAX PRINT REPORT
1. Monthly tax print report (form BC8/AC):
Monthly on the 5th of the following month, the tax sub-departments shall have to send reports to the provincial/municipal Tax Departments which shall send reports to the General Department of Tax on the 10th of the following month. The reports must reflect the situation of reception, supply and stocking of every kind of tax prints. The report data must be based on the addition line at the end of the month of book ST12/AC for inscription in corresponding columns in report BC8/AC.
2. Tax print loss report (form BC24/AC):
When tax print loss happens in their localities, the provincial/municipal Tax Departments shall have to report on the results of handling each case to the General Department of Tax. In case of complicated and serious cases to be asked for opinions, they must report them promptly to the General Department of Tax for handling measures.
The provincial/municipal Tax Departments: Quarterly, biannually and annually, they shall have to base themselves on book ST 21/AC and sum up the situation on the loss of receipts, vouchers, tax prints and results of handling violations, report them to the General Department of Tax (according to form BC 24/AC). The time for submitting reports must not be later than the 15th of the first month of the following quarter, for quarterly reports, January 31 of the following year, for annual reports. Cases of grave violations shall be immediately reported to the General Department of Tax for directing opinions.
The General Department of Tax: To regularly inspect the handling by Tax Departments, correct in time cases of improper handling, urge the settlement of cases left beyond the prescribed time limit.
3. Biannual and annual inventory reports:
Periodically on June 30 and December 31, the entire tax service from the central (The General Department of Tax) to grassroots (the Tax Sub-Departments) must inventory tax prints according to the prescribed regime.
Upon the inventory completion, the Tax Sub-Departments shall have to send the inventory reports to the provincial/municipal Tax Departments on July 20, for biannual inventory, and on January 30 of the following year, for annual inventory.
4. Biannual and annual inventories of personal use of tax receipts, money collection receipts are conducted at Tax Sub-Departments or provincial/municipal Tax Departments.
HANDLING VIOLATIONS CAUSING TAX PRINT LOSS
(Appendix to Chapter V of the Regime)
Handling procedures:
1. For violating officials: If causing loss of tax prints, they must declare it immediately, write their self-criticism and report it to their immediate leaders (according to form BC21/AC).
Where the violating officials escape, their immediate leaders shall have to write report to their superiors (with contents made according to form BC21/AC).
2. For units where tax prints are lost:
a) Tax Sub-Departments: Within 10 days after the loss of tax prints, the unit chiefs shall have to report to the provincial/municipal Tax Departments on the loss of tax prints in their units and handle it according to regulations (enclosed with record and all papers related to the loss of tax prints).
b) Provincial/municipal Tax Departments: Upon receiving the report of a Tax Sub-Department, the provincial/municipal Tax Department shall have to notify all Tax Sub-Departments and internal affairs agencies in the province (according to form BC23/AC) of the loss of receipts, vouchers and tax prints, and at the same time send notices to the General Department of Tax and provincial/municipal Tax Departments throughout the country in order to hunt for and detect them and prevent acts of abusing the lost prints.
- Within 10 days as from the date of receiving the reports on the loss of tax receipts, vouchers, prints, the Tax Departments and Tax Sub-Departments shall make records on the administrative violations and issue decisions to sanction the violations according to their competence.
For cases of serious violation, the tax bodies shall propose prosecution before law. For cases of proposed prosecution, the provincial/municipal Tax Departments shall have to fully compile the dossiers according to the criminal proceedings and ask for the opinions of the People�s Committees of the same level and the General Department of Tax before transferring the dossiers to the law bodies.
c) The General Department of Tax:
To consider and examine cases of violation causing the loss of tax receipts, vouchers and prints and give its opinions on cases of violation reported by Tax Departments.-
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực