Quyết định 1982/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1982/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 18/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 18/10/2016 |
Ngày công báo: | 10/11/2016 | Số công báo: | Từ số 1171 đến số 1172 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Khung trình độ quốc gia Việt Nam 8 bậc
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1982/QĐ-TTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam bao gồm 8 bậc:
Bậc 1 - Sơ cấp I, Bậc 2 - Sơ cấp II, Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp, Bậc 5 - Cao đẳng, Bậc 6 - Đại học, Bậc 7 - Thạc sĩ, Bậc 8 - Tiến sĩ.
Trong đó, Bậc 6 - Đại học yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 120 tín chỉ và xác nhận trình độ của người học như sau:
- Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về một ngành đào tạo, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật;
- Có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp;
- Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.
Quyết định 1982/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 18/10/2016
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1982/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam với những nội dung sau đây:
1. Tên gọi:
a) Tên tiếng Việt: Khung trình độ quốc gia Việt Nam, viết tắt là KTĐQG;
b) Tên tiếng Anh: Vietnamese Qualifications Framework, viết tắt là VQF.
2. Mục tiêu:
a) Phân loại, chuẩn hóa năng lực, khối lượng học tập tối thiểu và văn bằng, chứng chỉ phù hợp với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực;
b) Thiết lập cơ chế kết nối hiệu quả giữa yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của bên sử dụng lao động với hệ thống các trình độ đào tạo thông qua các hoạt động đào tạo, đo lường, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng;
c) Làm căn cứ để xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các ngành, nghề ở các bậc trình độ và xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực;
d) Thiết lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước khác thông qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực;
đ) Tạo cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.
3. Phạm vi điều chỉnh:
Khung trình độ quốc gia Việt Nam được áp dụng đối với các trình độ được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp và Luật giáo dục đại học.
4. Cấu trúc:
Cấu trúc Khung trình độ quốc gia Việt Nam như sau:
a) Bậc trình độ:
Bao gồm 8 bậc: Bậc 1 - Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II, Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.
b) Chuẩn đầu ra bao gồm:
- Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết;
- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử;
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
c) Khối lượng học tập tối thiểu, được tính bằng số tín chỉ người học phải tích lũy cho mỗi trình độ;
d) Văn bằng, chứng chỉ là văn bản công nhận kết quả học tập của một cơ sở giáo dục đối với một cá nhân sau khi kết thúc một khóa học, đáp ứng chuẩn đầu ra do cơ sở giáo dục quy định.
5. Mô tả nội dung các bậc trình độ:
a) Bậc 1: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức phổ thông, cơ bản; kỹ năng thao tác cơ bản để thực hiện một hoặc một vài công việc đơn giản có tính lặp lại của một nghề xác định trong môi trường làm việc không thay đổi, với sự giám sát của người hướng dẫn.
Bậc 1 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 5 tín chỉ.
Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 1 được cấp chứng chỉ sơ cấp I.
b) Bậc 2: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế và lý thuyết về hoạt động trong phạm vi hẹp của một nghề, kiến thức phổ thông, cơ bản về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật; kỹ năng thực hành nghề nghiệp dựa trên các kỹ thuật tiêu chuẩn để thực hiện một số công việc có tính lặp lại trong môi trường rất ít thay đổi dưới sự giám sát của người hướng dẫn, có thể tự chủ trong một vài hoạt động cụ thể.
Bậc 2 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 15 tín chỉ.
Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 2 được cấp chứng chỉ sơ cấp II.
c) Bậc 3: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế và lý thuyết về một số nội dung trong phạm vi của một nghề đào tạo; kiến thức phổ thông về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật; kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin; kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để có thể làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc.
Bậc 3 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 25 tín chỉ.
Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 3 được cấp chứng chỉ sơ cấp III.
d) Bậc 4: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế và lý thuyết cần thiết trong phạm vi của một ngành, nghề đào tạo; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các công việc có tính thường xuyên hoặc phức tạp, làm việc độc lập hay theo nhóm trong điều kiện biết trước và có thể thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, và trách nhiệm đối với nhóm, có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã được định sẵn.
Bậc 4 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 4 được cấp bằng trung cấp.
đ) Bậc 5: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết rộng về một ngành, nghề đào tạo; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện những nhiệm vụ xác định.
Bậc 5 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 60 tín chỉ.
Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 5 được cấp bằng cao đẳng.
e) Bậc 6: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về một ngành đào tạo, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, thuộc ngành đào tạo, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.
Bậc 6 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 120 tín chỉ.
Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 6 được cấp bằng đại học.
g) Bậc 7: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng ở mức độ làm chủ kiến thức trong phạm vi của ngành đào tạo; có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến; kỹ năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công nghệ phù hợp trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp; kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong các lĩnh vực chuyên môn, có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi; có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.
Bậc 7 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 60 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp đại học.
Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 7 được cấp bằng thạc sĩ.
Người có bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu 150 tín chỉ, đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương Bậc 7 được công nhận có trình độ tương đương Bậc 7.
h) Bậc 8: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của chuyên ngành đào tạo; có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; có kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới; có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn; thể hiện năng lực sáng tạo, có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia.
Bậc 8 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ đối với người có bằng thạc sĩ, tối thiểu 120 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp đại học.
Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 8 được cấp bằng tiến sĩ.
Người có trình độ tương đương Bậc 7, hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa có khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương Bậc 8 được công nhận có trình độ tương đương Bậc 8.
6. Bảng mô tả Khung trình độ quốc gia Việt Nam được trình bày tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Chủ trì quản lý, thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục đại học; xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện và các điều kiện cần thiết để triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện tham chiếu các trình độ giáo dục đại học của Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) và các khung trình độ quốc gia khác;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các hiệp hội nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu liên quan để triển khai xây dựng, phê duyệt chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm cho từng trình độ, từng lĩnh vực và ngành đào tạo thuộc giáo dục đại học;
d) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học rà soát chương trình đào tạo, chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với quy định về chuẩn đầu ra; kiểm định chất lượng chương trình đào tạo dựa trên các minh chứng được xác định theo chuẩn đầu ra và các điều kiện bảo đảm chất lượng;
đ) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng định mức, dự toán kinh phí cho việc triển khai thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục đại học cho từng giai đoạn.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì quản lý, thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp; xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện và các điều kiện cần thiết để triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện tham chiếu các trình độ giáo dục nghề nghiệp của Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) và các khung trình độ quốc gia khác;
c) Chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan xây dựng quan hệ giữa tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp, tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp quốc gia với các trình độ đào tạo quốc gia;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các hiệp hội nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu liên quan để triển khai xây dựng, phê duyệt chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm cho từng trình độ, từng lĩnh vực và ngành đào tạo thuộc giáo dục nghề nghiệp;
đ) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rà soát chương trình đào tạo, chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với quy định về chuẩn đầu ra; kiểm định chất lượng chương trình đào tạo dựa trên các minh chứng được xác định theo chuẩn đầu ra và các điều kiện bảo đảm chất lượng;
e) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng định mức, dự toán kinh phí cho việc triển khai thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp cho từng giai đoạn.
3. Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chi kinh phí triển khai thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam theo các quy định hiện hành của pháp luật.
4. Các bộ, ngành liên quan
a) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện xây dựng chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành;
b) Chỉ đạo các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm theo;
c) Cung cấp thông tin về ngành, nghề, yêu cầu về trình độ tương ứng vị trí việc làm; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp làm cơ sở xây dựng và phát triển chuẩn đầu ra của các trình độ.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả áp dụng Khung trình độ quốc gia Việt Nam tại các cơ sở giáo dục trực thuộc.
6. Trách nhiệm của các hiệp hội nghề nghiệp và đại diện các ngành sản xuất, dịch vụ
a) Nghiên cứu, đề xuất hồ sơ năng lực, yêu cầu kiến thức, kỹ năng của các vị trí việc làm trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn của hiệp hội;
b) Tham gia các hội đồng khối ngành, hội đồng ngành đề xuất yêu cầu về trình độ, đề xuất chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm theo cho từng lĩnh vực và ngành đào tạo;
c) Tham gia vào việc đánh giá chất lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm theo các ngành, khối ngành; khuyến nghị cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục trong việc điều chỉnh, bổ sung chuẩn đầu ra và minh chứng kèm theo phù hợp với yêu cầu của từng vị trí việc làm.
7. Trách nhiệm các cơ sở giáo dục
a) Rà soát, điều chỉnh cấu trúc, nội dung, phương pháp thực hiện chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động và cam kết thực hiện chương trình theo chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm theo;
b) Triển khai việc tự đánh giá chất lượng theo chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm theo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
BẢNG MÔ TẢ KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
Bậc trình độ
|
Chuẩn đầu ra Người tốt nghiệp khóa đào tạo phải có: |
Khối lượng học tập tối thiểu |
Văn bằng, chứng chỉ |
||
Kiến thức |
Kỹ năng |
Mức tự chủ và trách nhiệm |
|
|
|
1 |
- Kiến thức thực tế và sự hiểu biết trong phạm vi hẹp về một vài công việc của một nghề xác định. - Kiến thức cơ bản về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, học tập nâng cao và chuẩn bị cho công việc nghề nghiệp. |
- Kỹ năng thực hành cơ bản, lao động chân tay, trực tiếp; - Kỹ năng giao tiếp cơ bản trong môi trường quen thuộc. |
- Thực hiện một số công việc đơn giản, có tính lặp lại, dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. - Làm việc với sự giám sát chặt chẽ, tuân theo hướng dẫn hoặc làm theo mẫu. - Tự đánh giá và đánh giá công việc với sự giúp đỡ của người hướng dẫn. |
5 Tín chỉ |
Chứng chỉ I |
2 |
- Kiến thức thực tế và lý thuyết về hoạt động trong phạm vi hẹp của một nghề. - Kiến thức phổ thông về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, công việc nghề nghiệp và học tập nâng cao. |
- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành để áp dụng các phương pháp, công cụ, tài liệu thích hợp và thông tin sẵn có. - Kỹ năng giao tiếp để trình bày kết quả hoặc báo cáo công việc của bản thân. |
- Thực hiện một số công việc có tính thường xuyên, tự chủ tương đối trong môi trường quen thuộc; - Làm việc trong môi trường không quen thuộc với chỉ dẫn của người hướng dẫn; - Tự đánh giá và đánh giá kết quả của nhiệm vụ được giao. |
15 Tín chỉ |
Chứng chỉ II |
3 |
- Kiến thức thực tế và lý thuyết về những nguyên tắc, quá trình và khái niệm thông thường trong phạm vi của một nghề đào tạo; - Kiến thức phổ thông về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, công việc nghề nghiệp, và học tập nâng cao. - Kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin liên quan đến công việc nghề nghiệp nhất định. |
- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành để làm việc hoặc giải quyết công việc một cách độc lập. - Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc. |
- Làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc; - Thực hiện công việc được giao và tự đánh giá kết quả theo các tiêu chí đã được xác định. - Tham gia làm việc theo tổ, nhóm và chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc. |
25 Tín chỉ |
Chứng chỉ III |
4 |
- Kiến thức thực tế và lý thuyết tương đối rộng trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo. - Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn. - Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc. |
- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề bằng việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp cơ bản, công cụ, tài liệu và thông tin. - Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. - Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam |
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm. - Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn. - Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện. |
35 Tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp THPT, 50 Tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp THCS |
Bằng Trung cấp |
5 |
- Kiến thức thực tế và lý thuyết rộng trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo. - Kiến thức cơ bản về chính trị; văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn. - Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc. - Kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo. |
- Kỹ năng nhận thức và tư duy sáng tạo để xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng; - Kỹ năng thực hành nghề nghiệp giải quyết phần lớn các công việc phức tạp trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo; - Kỹ năng nhận thức, tư duy sáng tạo để xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng. - Kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; - Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam |
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi. - Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. - Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
|
60 Tín chỉ |
Bằng Cao đẳng |
6 |
- Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo. - Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật. - Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc. - Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể. - Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn. |
- Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp. - Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác. - Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi. - Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. - Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp. - Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam. |
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. - Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định. - Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. - Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động. |
120-180 Tín chỉ |
Bằng Đại học |
7 |
- Kiến thức thực tế và lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành đào tạo. - Kiến thức liên ngành có liên quan. - Kiến thức chung về quản trị và quản lý. |
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học; - Có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác. - Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến. - Kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp. - Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. |
- Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng. - Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác. - Đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn. - Quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn. |
30-60 Tín chỉ |
Bằng Thạc sĩ |
8 |
- Kiến thức tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của một lĩnh vực khoa học; - Kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực của chuyên ngành đào tạo. - Kiến thức về tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới. - Kiến thức về quản trị tổ chức. |
- Kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển. - Kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn. - Kỹ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo. - Kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển. - Tham gia thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu. |
- Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới. - Đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau. - Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác. - Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia. - Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới và quá trình mới. |
90-120 Tín chỉ |
Bằng Tiến sĩ |
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1982/QD-TTg |
Ha Noi, October 18, 2016 |
ON APPROVAL FOR VIETNAMESE QUALIFICATIONS FRAMEWORK
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law of Government organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005 and Law on amendments to the Law on Education dated November 25, 2009;
Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012;
Pursuant to the Law on Vocational education dated November 27, 2014;
Pursuant to the Resolution No. 44/NQ-CP dated June 09, 2014 by the Government promulgating Action Programme of the Government to implement the Resolution No. 29-NQ/TW dated November 04, 2013 at the 8th Conference of the 11th Central Executive Committee on radical changes in education and training to meet the requirements of the industrialization and modernization in a Socialist-oriented market economy in the course of the international integration;
At the proposal of the Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECIDES:
Article 1. Vietnamese qualifications framework is approved with the following contents:
1. Name:
a) Vietnamese name: “Khung trình độ quốc gia Việt Nam”, abbreviated to “KTDQG”;
b) English name: “Vietnamese Qualifications Framework”, abbreviated to “VQF”.
2. Objectives:
a) Classify and standardize the capacity and minimum academic load and qualifications suitable for specific levels in vocational education and undergraduate education of Vietnam, contributing in the increase of quality of education of human resources;
b) Formulate an effective mechanism for the connection between employer’s requirements for quality of human resources and the system of education level via the education and quality measurement, assessment and evaluation;
c) Set out a basis to formulate planning for educational institutions and learning outcomes of the training program of different levels of study and formulate policies to ensure the quality and increase the effect of the training of human resources;
d) Formulate a relation with national qualifications framework of other countries via the regional qualifications reference framework and international qualifications reference framework as the basis for mutual recognition in terms of qualifications to increase the quality and the competitive capacity of human resources;
dd) Formulate trasition mechanism between education levels, formulate lifelong-study society.
3. Scope of regulation:
The Vietnamese Qualifications Framework applies to education levels specified in the Law on Vocational Education and the Law on Higher Education.
4. Structure:
Structure of Vietnamese Qualifications Framework:
a) Qualification levels:
8 levels: Level 1 - Primary I; Level 2 - Primary II, Level 3 - Primary III, Level 4 - Intermediate; Level 5 - College; Level 6 - University; Level 7 - Master; Level 8 - Doctor.
b) Outcome standards include:
- Factual and theoretical knowledge;
- Awareness, professional practice skills and communication skills;
- Personal autonomy and responsibility in the application of knowledge and skills in the conduct of professional tasks.
c) Minimum academic load, defined for specific level, calculated by the number of credits the learners must accumulate;
d) Qualifications are documents proving the learning results issued by educational institutions to individuals after completing courses with results satisfying the learning outcomes specified by educational institutions.
5. Contents of qualification levels:
a) Level 1 certifies the education level of learners who have basic and general knowledge and basic practice skills to carry out one or a number of simple and repeated tasks of a field of work or study in an unchanged working context under the supervision of the instructors.
Level 1 requires the minimum academic load of 5 credits.
Learners who complete the training program and satisfy the outcome standards of Level 1 shall be issued with the Primary I certificates.
b) Level 2 certifies the education level of learners who have factual and theoretical knowledge about tasks of a narrow scope of a field of work or study and general and basic knowledge about nature, culture, society and law; have skills to practice on the basis of standard techniques to perform a number of repeated tasks in contexts with very little change under the supervision of the instructors and have ability of self-control in a number of specific activities.
Level 2 requires the minimum academic load of 15 credits.
Learners who complete the training program and satisfy the outcome standards of Level 2 shall be issued with the Primary II certificates.
c) Level 3 certifies the education level of learners who have factual and theoretical knowledge about a number of contents in a field of work or study; general knowledge about nature, culture, society and law; have basic information technology knowledge; have awareness, professional skills and communicative skills required to carry out tasks or solve problems independently in stable and familiar contexts.
Level 3 requires the minimum academic load of 25 credits.
Learners who complete the training program and satisfy the outcome standards of Level 3 shall be issued with the Primary III certificates.
d) Level 4 certifies the education level of learners who have factual and theoretical knowledge in a field of work or study; general knowledge about politics, nature, culture, society, law and information technology; have awareness, professional skills and communicative skills required to carry out frequent or complicated tasks, work in groups or work individually in known and changeable contexts, take personal responsibility and responsibility towards own groups, have capacity to instruct and supervise the ordinary tasks of others.
Level 4 requires the minimum academic load of 35 credits, applicable to people with the certificates of completion of upper-secondary education, or 50 credits, applicable to people with the certificates of completion of lower-secondary education.
Learners who complete the training program and satisfy the outcome standards of Level 4 shall be issued with the Associate degrees.
dd) Level 5 certifies the education level of learners who have comprehensive, factual and theoretical knowledge about a discipline; general knowledge about politics, nature, culture, society, law and information technology; have awareness, professional skills and communicative skills required to solve complex tasks or issues, work in groups or work individually in known and changeable contexts, take personal responsibility and responsibility for providing guidance and have capacity to supervise and evaluate the ordinary tasks of own groups.
Level 5 requires the minimum academic load of 60 credits.
Learners who complete the training program and satisfy the outcome standards of Level 5 shall be issued with the College degrees.
e) Level 6 certifies the education level of learners who have firm practical and comprehensive theoretical knowledge about a field of work or study and general knowledge about social science, politics, nature, culture, society, law and information technology; have awareness related to criticism, analysis and consolidation; have professional skills and communicative skills required to solve complex tasks or issues, work in groups or work individually in changeable contexts, take personal responsibility and responsibility for providing guidance and disseminating knowledge in the field of study and have capacity to supervise ordinary tasks of others.
Level 6 requires the minimum academic load of 120 credits.
Learners who complete the training program and satisfy the outcome standards of Level 6 shall be issued with the Bachelor’s degree.
g) Level 7 certifies education level of learners who have comprehensive, practical and theoretical knowledge to master the knowledge in the field of study; have skills in argument, analysis and consolidatioon of data and information scientifically and creatively; have skills in research to develop, innovate and use suitable technologies in the field of study or work; have skills to disseminate knowledge in profession, have ability to make self-orientation and adapt to the changeable professional contexts; have ability to guide other people to carry out the tasks and have capacity of management, evaluation and innovation to increase the efficiency of work.
Level 7 requires the minimum academic load of 60 credits, applicable to people with the Bachelor’s degrees.
Learners who complete the training program and satisfy the outcome standards of Level 7 shall be issued with the Master’s degree.
People who obtained Bachelor's degrees of training program with minimum academic load of 150 credits and satisfy the outcome standards of Level 7 shall be recognized completing education program of Level 7.
h) Level 8 certifies the education level of learners who have advanced, comprehensive factual and theoretical knowledge of the field of study; have skills to consolidate and analyze information, discover and solve problems creatively; have skills to shape thinking and conduct research independently and creatively; have skills to disseminate knowledge and formulate national and internal cooperation network in management and control of specialized activities; have creativity and ability of self-orientation and professional instruction, have ability to make professional conclusions and scientific suggestions.
Level 8 requires the minimum academic load of 90 credits, applicable to people with Master’s degrees, or 120 credits, applicable to people with Bachelor’s degrees.
Learners who complete the training program and satisfy the outcome standards of Level 8 shall be issued with the Doctoral degree.
People who have education level equivalent to Level 7 and have completed specialized training program containing the minimum academic load of 90 credits and satisfy the outcome standards equivalent to Level 8 shall be recognized completing education program of Level 8.
6. The description of Vietnamese Qualifications Framework is provided in the Annex enclosed with this Decision.
Article 2. Organization of implementation
1. The Ministry of Education and Training shall:
a) Preside over the management and implementation of Vietnamese qualifications framework for different levels of undergraduate education; establish implementation plans and roadmaps and determine essential conditions to implement Vietnamese Qualifications Framework and report to the Prime Minister for approval;
b) Preside over and cooperate with relevant ministries and regulatory authorities in comparing undergraduate education levels in the Vietnamese Qualifications Framework with ASEAN Qualifications Reference Framework and other national qualifications frameworks;
c) Preside over and cooperate with relevant Ministries, regulatory bodies and professional associations, educational institutions and relevant research institutes in establishing and approving outcome standards and proofs of each levels, sectors and disciplines in undergraduate education;
d) Direct higher education institutions to review the training programs and conduct modification or amendment in accordance with regulations on learning outcome standards; conduct quality assessment of training program on the basis of the proofs determined according to the learning outcome standards and quality assurance conditions;
dd) Cooperate with the Ministry of Finance to establish limits and make budget estimates for the implementation of Vietnamese Qualifications Framework for higher education levels for specific periods.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
a) Preside over the management and implementation of Vietnamese qualifications framework for different levels of vocational education; establish implementation plans and roadmaps and determine essential conditions to implement Vietnamese Qualifications Framework and report to the Prime Minister for approval;
b) Preside over and cooperate with relevant ministries and regulatory authorities in comparing vocational education levels in the Vietnamese Qualifications Framework with ASEAN Qualifications Reference Framework and other national qualifications frameworks;
c) Preside over and cooperate with The Ministry of Education and Training and relevant Ministries and regulatory bodies in establishing the relation between the standards of vocational capacity, national standards of vocational skills and national education levels;
d) Preside over and cooperate with relevant Ministries, regulatory bodies and professional associations, educational institutions and relevant research institutes in establishing and approving outcome standards and proofs of each levels, sectors and disciplines in vocational education;
dd) Direct vocational education institutions to review the training programs and conduct modification or amendment in accordance with regulations on learning outcome standards; conduct quality assessment of training program on the basis of the proofs determined according to the learning outcome standards and quality assurance conditions;
e) Cooperate with the Ministry of Finance to establish limits and make budget estimates for the implementation of Vietnamese Qualifications Framework for vocation education levels for specific periods.
3. The Ministry of Finance
Preside over and cooperate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in providing funding and guiding and monitoring the use of funding in the implementation of Vietnamese Qualifications Framework as prescribed in applicable law provisions.
4. Relevant regulatory bodies
a) Cooperate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in establishing the learning outcome standards of different disciplines within the management of regulatory bodies;
b) Direct affiliated research institutes and educational institutions to review and modify the training programs in accordance with the learning outcome standards and the corresponding proofs;
c) Provide information about different disciplines and sectors, requirements for qualifications suitable for specific working positions; establish and issue vocational capacity standards as the basis for establishing and developing the learing outcome standard of different levels.
5. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Direct education and training authorities and functional agencies of local areas to conduct and implement Vietnamese Qualifications Framework in their areas; monitor, assess and consolidate the results of application of Vietnamese Qualifications Framework at their affiliated educational institutions.
6. Professional associations and business representatives
a) Study and propose capacity dossiers, requirements for knowledge and skills for specific working positions in professional activities of the associations;
b) Join in sectoral councils and propose requirements for qualifications and propose learning outcome standards for each training sectors and disciplines and proofs therefor;
c) Participate in the assessment of training quality in accordance with outcome standards for each disciplines and sectors and proofs therefor; provide regulatory bodies and educational institutions advice on amendment to outcome standards and enclosed proofs suitable for requirements of each working position.
7. Educational institutions
a) Review and adjust the structure, contents and methods for running training programs suitable for the requirements of the employers and undertake to keep the training program in accordance with the outcome standards and proofs therefor;
b) Conduct quality self-assesment according to the outcome standards and the proofs therefor.
Article 3. This Decision comes into force from the day on which it is signed.
Article 4. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and relevant entities are responsible for implementing this Decision./.
|
P.P. THE PRIME MINISTER |
DESCRIPTION OF VIETNAMESE QUALIFICATIONS FRAMEWORK
(Enclosed with the Decision No. 1982/QD-TTg dated October 18, 2016 by the Prime Minister)
Level
|
Learning outcomes Requirements for learners completing the course: |
Minimum acedemic load |
Qualification type |
||
Knowledge and understanding |
Skills |
Autonomy and responsibility |
|
|
|
1 |
- Have a narrow range of factual knowledge and basic knowledge about a number of activities in a certain profession. - Have basic knowledge about nature, culture, society and legislation serving the life, advanced study and preparation for future occupation. |
- Have basic skills to directly carry simple or manual tasks; - Have basic communicative skills in familiar contexts. |
- Carry out a number of simple and repeated tasks with the assistance of instructors. - Carry out tasks under strict supervision and guidance. - Conduct self-assessment and assessment of tasks with the assistance of instructors. |
5 credits |
Certificate I |
2 |
- Have a narrow range of factual and theoretical knowledge about a number of activities of a profession. - Have general knowledge about nature, culture, society and legislation serving the life, profession and advanced study. |
- Have awareness and skills required to select and apply suitable methods, tools and materials and available information. - Have communicative skills required to perform the results or make reports on own work. |
- Carry out a number of tasks with regularity and limited autonomy in familiar contexts; - Carry out tasks in unfamiliar contexts with the guidance of instructors; - Have ability to do self-assessment of own tasks. |
15 credits |
Certificate II |
3 |
- Have factual and theoretical knowledge of common principles, processes and concepts in the scope of a training profession; - Have general knowledge about nature, culture, society and legislation serving the life, profession and advanced study. - Have basic knowledge of information technology related to a certain profession. |
- Have awareness and skills required to carry out tasks or solve problems independently. - Have skills required to use effectively professional terms at workplace. |
- Work independently in stable situations and familiar contexts; - Carry out assignments and do self-assessment according to the defined standards. - Carry out teamwork with other people and take responsibility for the results of work. |
25 credits |
Certificate III |
4 |
- Have a broad range of factual and theoretical knowledge about the training profession. - Have basic knowledge of politics, culture, society and legislation answering to the professional and social requirements in the profession. - Have knowledge of information technology answering to the requirements of work. |
- Have awareness and professional skills required to carry out tasks and solve problems by selecting and applying basic methods, tools, materials and information. - Have skills required to use professional terms in the field of study to communicate effectively at workplace; get involve in argument and apply alternative solution; assess the quality of work and performance of members of the team. - Have foreign-language capacity at level 1/6 referencing to Vietnam's framework of foreign language proficiency |
- Work independently in changeable contexts, take personal responsibility and take partial responsibility for teamwork results. - Guide and supervise the ordinary tasks of others. - Evaluate the performance of the team. |
35 credits, for people with the certificates of completion of upper-secondary education, or 50 credits, for people with the certificates of completion of lower-secondary education |
Associate degree |
5 |
- Have comprehensive, factual and theoretical knowledge of the training profession. - Have basic knowledge of politics, culture, society and legislation answering to the professional and social requirements in the profession. - Have knowledge of information technology answering to the requirements of work. - Have factual knowledge about the management, principles and methods for planning, performing, supervising and evaluating the work within the boundaries of the training profession. |
- Have awareness and creativity to determine, analyze and evaluate broad-range information ; - Have practical skills required to abstract problems within the boundaries of the training profession; - Have awareness and creativity to determine, analyze and evaluate broad-range information. - Have skills required to transfer information, ideas and solutions to other people at workplace; - Have foreign-language capacity at level 2/6 referencing to Vietnam's framework of foreign language proficiency |
- Work independently or work in teams, solve tasks and complicated problems in changeable contexts. - Guide other people to perform defined tasks and supervise their performance; take personal and shared responsibility. - Evaluate the task results and and performance of members in the team.
|
60 credits |
College degree |
6 |
- Have an advanced theoretical and factual knowledge in the field of study - Have basic knowledge of social science, political science and legislation. - Have knowledge of information technology answering to the requirements of work. - Have knowledge about planning, organizing and supervising processes of specific fields of work. - Basic knowledge of the management and control of professional activities. |
- Have skills required to solve complex problems. - Have skills to be a leader and create own jobs or for other people. - Have argument skills and skills to criticize and apply alternative solutions in unpredictable or changeable contexts. - Have skills to evaluate the task results and and performance of members in the team. - Have skills to transfer information about problems and solutions to other peopla at workplace; transfer and disseminate knowledge and skills in performance of defined or complex tasks. - Have foreign-language capacity at level 3/6 referencing to Vietnam's framework of foreign language proficiency |
- Work independently or in team in changeable contexts, take personal responsibility and take partial responsibility for teamwork results. - Guide and supervise the ordinary tasks of others. - Make self-orientation and produce professional conclusions and have ability to protect own viewpoints. - Draw up plans, direct and manage resources, evaluate and find solutions to improve the task performance. |
120 - 180 credits |
Undergraduate degree |
7 |
- Have advanced specialized knowledge; have a thorough grasp of basic principles and theories in a field of study. - Have relevant knowledge in multi-disciplinary field of study. - Have general knowledge about administration and management. |
- Have advanced and specialized skills including analyzation, synthesis and evaluation of data and information to solve problems in a scientific way; - Have skills to transfer knowledge depending on researches, discuss professional and scientific issues with other people. - Have skills to organize, administrate and manage advanced vocational activities - Have skills to develop and apply technology creatively in a field of study or work. - Have foreign-language capacity at level 4/6 referencing to Vietnam's framework of foreign language proficiency. |
- Carry out research and produce essential ideas. - Adapt to the context, have self-orientation and guidance skills. - Make professional conclusions for the field of work or study - Manage, evaluate and develop professional activities. |
30 - 60 credits |
Master’s Degree |
8 |
- Have the most advanced and intensive knowledge in a field of work or study related to science; - Have the essential and basic knowledge in the field of the training profession. - Have knowledge about organization of scientific research and development of new technology. - Have knowledge about administration and organization. |
- Have skills to master scientific theories, methods and tools serving the researching and development. - Have skills to consolidate and extend professional knowledge. - Have skills to reason and analyze scientific issues and produce creative and original solutions. - Have skills to carry out management and professional direction in terms of research and development. - Have skills to join in domestic and international discussion regarding the field of study and disseminate the reseach findings. |
- Research and create new knowledge. - Create new ideas and knowledge for different complex situations. - Adapt to, make self-orientation and provide guidance for other people. - Make professional conclusions and decisions. - Manage researches and have high responsibility in study to develop professional knowledge and experience and produce new ideas and process. |
90 - 120 credits |
Doctor’s degree |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực