Quyết định 15/2008/QĐ-BTC về quy chế hành nghề chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 15/2008/QĐ-BTC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 27/03/2008 | Ngày hiệu lực: | 29/04/2008 |
Ngày công báo: | 14/04/2008 | Số công báo: | Từ số 229 đến số 230 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2008/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hành nghề chứng khoán.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, người hành nghề chứng khoán, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY CHẾ
HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và các quy định liên quan đến người hành nghề chứng khoán, đơn vị sử dụng người hành nghề chứng khoán trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Giải thích thuật ngữ
1. Người hành nghề chứng khoán là người được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và đang làm việc tại các vị trí nghiệp vụ chuyên môn trong công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán.
2. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là văn bằng xác nhận người có tên trong chứng chỉ đáp ứng đủ điều kiện làm việc tại các vị trí nghiệp vụ chuyên môn trong công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
3. Chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán là văn bằng xác nhận người có tên trong chứng chỉ đạt yêu cầu trong các cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
4. Bản sao hợp lệ là bản sao được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực.
5. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định của Quy chế này, có nội dung được kê khai đúng, đầy đủ theo quy định của pháp luật.
6. Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng là kinh nghiệm làm việc chuyên môn tại các bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; các vị trí chuyên môn nghiệp vụ, tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán.
Chương 2:
CẤP, ĐỔI, THU HỒI VÀ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
Điều 3. Các loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm các loại sau:
1. Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán;
2. Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;
3. Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
Điều 4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
1. Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
b) Chưa từng bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc đã chấp hành xong quyết định xử phạt sau một (01) năm, trong trường hợp bị xử phạt.
c) Có trình độ đại học trở lên;
d) Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp;
đ) Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán.
2. Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được cấp cho cá nhân đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có các chứng chỉ chuyên môn: Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
3. Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được cấp cho cá nhân đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có chứng chỉ chuyên môn Quản lý quỹ và tài sản;
c) Có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ngoại trừ những trường hợp đã có chứng chỉ quốc tế CFA (Chartered Financial Analyst), CIIA (Certified International Investment Analyst), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants) hoặc đã có bằng thạc sỹ kinh tế, tài chính - kế toán, ngân hàng, chứng khoán tại các quốc gia là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính - kế toán, ngân hàng, chứng khoán tại các quốc gia là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cần có tối thiểu một (01) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
4. Những người có các văn bằng, chứng chỉ sau đây được miễn giảm một hoặc một số chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này:
a) Bằng Tiến sỹ kinh tế, chứng chỉ quốc tế CIIA (Certified International Investment Analyst) hoặc giấy xác nhận đã đạt kỳ thi CFA bậc II (Chartered Financial Analyst level II) trở lên, được miễn giảm Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán; Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán; Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;
b) Bằng thạc sỹ kinh tế, chứng chỉ quốc tế ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), chứng chỉ CPA (Certified Public Accountants) hoặc giấy xác nhận đã đạt kỳ thi CFA bậc I (Chartered Financial Analyst level I) được miễn giảm Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;
c) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc tài liệu tương đương chứng minh cá nhân đó đã được phép hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài được miễn giảm tất cả chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, ngoại trừ Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán.
Điều 5. Hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục số I Quy chế này);
b) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu quy định tại Phụ lục số II Quy chế này) có xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương nơi cá nhân đó cư trú hoặc tổ chức nơi cá nhân đó đang làm việc trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
c) Phiếu Lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn sáu (06) tháng gần nhất tính đến ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ, kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
d) Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sỹ, tiến sỹ;
đ) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc tài liệu tương đương chứng minh cá nhân đó đã được phép hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài (nếu có);
e) Bản sao hợp lệ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc các văn bằng được phép miễn giảm chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán theo quy định tại Điều 4 Quy chế này;
g) Kết quả thi sát hạch phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp;
h) Hai (02) ảnh 4x6 chụp trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
i) Trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, hồ sơ phải bổ sung tài liệu do tổ chức có thẩm quyền xác nhận, chứng minh người đề nghị cấp chứng chỉ đã có đủ năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng (trừ các trường hợp được miễn giảm) theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Quy chế này.
2. Đối với người nước ngoài, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này;
b) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu quy định tại Phụ lục số II Quy chế này) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ.
3. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được lập thành một (01) bản gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và không được hoàn lại, kể cả trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Trường hợp các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này viết bằng tiếng nước ngoài, các tài liệu này phải lập thành hai (02) bản: một (01) bản bằng tiếng nước ngoài – bản sao tài liệu gốc; một (01) bản bằng tiếng Việt và được cơ quan công chứng hoặc cơ quan có chức năng dịch thuật hoạt động hợp pháp tại Việt Nam xác nhận (riêng đối với những người mang quốc tịch nước ngoài, các tài liệu nói trên phải được hợp pháp hoá lãnh sự trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ).
4. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho người đề nghị (theo mẫu quy định tại Phụ lục số III Quy chế này). Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ có giá trị sử dụng khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại vị trí nghiệp vụ chuyên môn của một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và được công ty đó thông báo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
6. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp không thời hạn, trừ trường hợp bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế này.
Điều 6. Chuyển đổi chứng chỉ hành nghề chứng khoán
1. Người hành nghề chứng khoán được phép chuyển đổi chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với vị trí làm việc chuyên môn, nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Quy chế này.
2. Hồ sơ đề nghị đổi chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đề nghị đổi chứng chỉ hành nghề chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục số IV Quy chế này);
b) Sơ yếu lý lịch quy định tại điểm b khoản 1 (đối với người Việt Nam) hoặc điểm b khoản 2 (đối với người nước ngoài) Điều 5 Quy chế này;
c) Bản sao hợp lệ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị được cấp đổi;
d) Kết quả thi sát hạch phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị được cấp đổi;
đ) Hai (02) ảnh 4x6 chụp trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
e) Trường hợp đề nghị cấp đổi sang Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, hồ sơ phải bổ sung tài liệu theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 5 Quy chế này.
Điều 7. Thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán
1. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Không còn đáp ứng các điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy chế này;
b) Vi phạm các quy định tại Điều 9, khoản 1 và khoản 3 Điều 81 Luật Chứng khoán;
c) Không hành nghề chứng khoán trong ba (03) năm liên tục.
2. Người hành nghề chứng khoán bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này không được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Điều 8. Cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán
1. Đối với những trường hợp đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán, người đề nghị được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán sẽ phải tuân thủ các điều kiện về hồ sơ, thủ tục như việc cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán lần đầu, kèm theo giấy đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục số V Quy chế này).
2. Đối với những trường hợp chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị mất, hỏng hoặc thay đổi các thông tin xác nhận nhân thân trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán (như giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, quốc tịch.....), hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục số V Quy chế này);
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
c) Hai (02) ảnh 4x6 chụp trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ.
Điều 9. Lệ phí cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Người hành nghề chứng khoán được cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề chứng khoán phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Chương 3:
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ TỔ CHỨC THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
Điều 10. Chương trình đào tạo các khóa học chuyên môn về chứng khoán
1. Các khóa học cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán bao gồm:
a) Khóa học Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Khóa học Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
c) Khóa học Phân tích và đầu tư chứng khoán;
d) Khóa học Môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán;
đ) Khóa học Tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành chứng khoán;
e) Khóa học Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;
g) Khóa học Quản lý quỹ và tài sản.
2. Các khóa học quy định tại khoản 1 Điều này do Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo Chứng khoán thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hoặc do một số cơ sở đào tạo thuộc các trường đại học được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận tổ chức.
3. Các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán sẽ do Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo Chứng khoán thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp cho những thí sinh đạt yêu cầu sau khi hoàn thành khóa học (bao gồm cả khóa học do các cơ sở đào tạo thuộc các trường đại học được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận tổ chức).
4. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phê chuẩn giáo trình và chương trình đào tạo các khóa học theo khoản 1 Điều này và chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán, các cơ sở đào tạo được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, thực hiện chương trình đào tạo các khóa học chuyên môn về chứng khoán.
5. Những người có các văn bằng sau đây được miễn tham gia các khóa học nhưng phải tham gia thi để được cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, cụ thể như sau:
a) Bằng cử nhân kinh tế được miễn học khóa học Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ luật được miễn học khóa học Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 11. Tổ chức thi sát hạch
1. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Bộ Tài chính về việc tổ chức kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán định kỳ tối thiểu hai (02) lần trong một (01) năm hoặc theo nhu cầu của thị trường.
3. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quy chế thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Điều 12. Đối tượng dự thi sát hạch
Người Việt Nam, người nước ngoài có nhu cầu được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán để hành nghề chứng khoán trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Điều 13. Điều kiện dự thi sát hạch
1. Người dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phải có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc các văn bằng được phép miễn giảm chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đăng ký dự thi sát hạch theo quy định tại Điều 4 Quy chế này;
2. Đối với người nước ngoài đã có chứng chỉ chuyên môn về thị trường chứng khoán hoặc chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc tài liệu tương đương chứng minh đã được phép hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài thì chỉ cần thi sát hạch pháp luật về chứng khoán của Việt Nam.
Điều 14. Hồ sơ đăng ký dự thi sát hạch
Hồ sơ đăng ký dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm:
1. Giấy đăng ký dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục số VI Quy chế này).
2. Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
3. Sơ yếu lý lịch (theo mẫu quy định tại Phụ lục số II Quy chế này) có xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương nơi cá nhân đó cư trú hoặc tổ chức nơi cá nhân đó đang làm việc trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
4. Hai (02) ảnh 4x6 chụp trong vòng sáu (06) tháng gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi, hai (02) phong bì có dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận thông báo thi và kết quả thi.
Điều 15. Kết quả thi sát hạch
Trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông báo kết quả thi sát hạch, nếu những người đã đạt kỳ thi sát hạch không làm thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, kết quả thi sát hạch sẽ không còn giá trị.
Điều 16. Lệ phí dự thi sát hạch
Thí sinh đăng ký dự thi sát hạch phải nộp lệ phí thi theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Chương 4:
NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN VÀ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
Điều 17. Nguyên tắc hành nghề
1. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được hành nghề môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
2. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được hành nghề môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn bảo lãnh phát hành chứng khoán.
3. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được hành nghề môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý tài sản.
4. Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ được làm việc tại một (01) vị trí nghiệp vụ chuyên môn trong một (01) thời điểm.
5. Trong một công ty chứng khoán, Giám đốc (Tổng Giám đốc) phải có Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ. Các Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Giám đốc chi nhánh, Phó Giám đốc chi nhánh phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với khối công việc mình quản lý.
Điều 18. Trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán
Người hành nghề chứng khoán làm việc tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng khoán có nghĩa vụ sau:
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 81 Luật Chứng khoán, các quy định của pháp luật Việt Nam về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các văn bản pháp luật liên quan.
2. Tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
3. Thông báo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chậm nhất là năm (05) ngày làm việc sau khi phát hiện bị mất chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc thay đổi các thông tin xác nhận nhân thân trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán (theo mẫu quy định tại phụ lục số VII Quy chế này).
Điều 19. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng người hành nghề chứng khoán
Đơn vị sử dụng người hành nghề chứng khoán có trách nhiệm sau:
1. Bố trí, sử dụng người hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp.
2. Giám sát người hành nghề chứng khoán bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, đơn vị sử dụng người hành nghề chứng khoán có trách nhiệm thông báo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sau khi phát hiện người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán vi phạm quy định của pháp luật, kèm theo biên bản phát hiện vi phạm hoặc sau khi người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động với công ty (theo mẫu quy định tại phụ lục số VIII Quy chế này) kèm theo bản sao hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng (đối với trường hợp tuyển dụng) và quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (đối với trường hợp nghỉ việc).
4. Người đại diện theo pháp luật của các đơn vị sử dụng người hành nghề chứng khoán có trách nhiệm ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào phụ lục đính kèm chứng chỉ hành nghề chứng khoán, ngay sau khi người hành nghề chứng khoán được tiếp nhận làm việc hoặc nghỉ việc tại công ty.
5. Chậm nhất là ngày 20 tháng 01 hàng năm, các đơn vị sử dụng người hành nghề chứng khoán phải báo cáo Uỷ ban chứng khoán nhà nước về danh sách nhân viên đã được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán đang làm việc tại công ty (theo mẫu quy định tại phụ lục số IX Quy chế này).
Điều 20. Chế tài áp dụng đối với người hành nghề chứng khoán và đơn vị sử dụng người hành nghề chứng khoán
Người hành nghề chứng khoán và đơn vị sử dụng người hành nghề chứng khoán vi phạm Quy chế này sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.
Chương 5:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Nguyên tắc xử lý đối với các chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán cấp trước ngày Quy chế này có hiệu lực
1. Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp theo quy định tại Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ vẫn có hiệu lực theo thời hạn ghi trong chứng chỉ nhưng không quá ngày 31/12/2009. Những người hành nghề chứng khoán đã được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Nghị định 144/2003/NĐ-CP phải tham gia thi sát hạch để cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại Quy chế này trước ngày 31/12/2009. Trường hợp người hành nghề chứng khoán trên chuyển sang làm việc tại vị trí nghiệp vụ chuyên môn cho một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán khác trước thời hạn 31/12/2009, được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận đủ điều kiện hành nghề chứng khoán kể từ ngày chính thức chuyển công ty cho đến 31/12/2009.
2. Sau khi người hành nghề chứng khoán nêu tại khoản 1 Điều này chuyển sang làm việc cho tổ chức khác hoặc được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán mới theo quy định tại Quy chế này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ thu hồi chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cũ (đã được cấp theo quy định tại Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ).
3. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước áp dụng chương trình đào tạo mới về nghiệp vụ chuyên môn chứng khoán (bao gồm 7 khóa học theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế này) trước ngày 01/01/2009. Trước thời hạn này, những người có đủ ba (03) chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán (Chứng chỉ Cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Luật áp dụng trong ngành chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán) hoặc những người đã được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Nghị định 144/2003/NĐ-CP và đang làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán được phép tham gia thi sát hạch và được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại Quy chế này.
4. Những đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này phải tham gia và hoàn thành các khóa học để bổ sung chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề của mình theo quy định tại Điều 4 Quy chế này trong vòng hai (02) năm kể từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước áp dụng chương trình đào tạo mới.
Điều 22. Điều khoản thi hành
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Bộ Trưởng Bộ Tài chính quyết định./.
PHỤ LỤC SỐ 1
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế hành nghề chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Họ và tên: ; Giới tính:
2. Ngày tháng năm sinh: ; Nơi sinh:
3. Quốc tịch:
4. Giấy CMND/Hộ chiếu số: cấp ngày :................... tại.
5. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: (ghi chi tiết số nhà, khối/thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh)
6. Chỗ ở hiện tại: (ghi chi tiết số nhà, khối/xóm, phường/xã, quận/huyện, thành phố, tỉnh)
7. Trình độ chuyên môn:
8. Đơn vị công tác: (ghi rõ tên đơn vị, chức vụ, vị trí, bộ phận hiện đang làm việc - nếu có)
9. Số điện thoại liên lạc: Địa chỉ liên lạc:
Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị được cấp:
(chữ in hoa).
Tôi làm Giấy này đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho tôi. Tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị này và hồ sơ kèm theo.
|
.........., ngày........ tháng....... năm...... |
PHỤ LỤC SỐ 2
MẪU SƠ YẾU LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế hành nghề chứng khoán)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
SƠ YẾU LÝ LỊCH
1) Họ và tên: ,
Giới tính:
2) Ngày, tháng, năm sinh:
3) Nơi sinh:
4) Quốc tịch:
5) Giấy CMND/Hộ chiếu số: cấp ngày:.......................... tại:
6) Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: (ghi chi tiết số nhà, khối/thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện,tỉnh/thành phố)
7) Chỗ ở hiện tại: (ghi chi tiết số nhà, khối/thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện,tỉnh/thành phố)
8) Trình độ văn hoá:
9) Trình độ chuyên môn:
10) Quá trình học tập, đào tạo chuyên môn:
Thời gian |
Trường đào tạo |
Chuyên ngành đào tạo |
Khen thưởng |
Kỷ luật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11) Quá trình làm việc:
Thời gian |
Nơi làm việc |
Chức vụ |
Khen thưởng |
Kỷ luật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12) Quan hệ thân thân:
Mối quan hệ |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Số Giấy CMND/Hộ chiếu |
Địa chỉ thường trú |
Nghề nghiệp |
Đơn vị công tác (nếu có) |
Bố |
|
|
|
|
|
|
Mẹ |
|
|
|
|
|
|
Anh/chị/em ruột |
|
|
|
|
|
|
Vợ/chồng |
|
|
|
|
|
|
Con |
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các nội dung trên.
................., ngày.......tháng........năm........ |
................, ngày.......tháng........năm........ |
PHỤ LỤC SỐ 3:
MẪU CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế hành nghề chứng khoán)
BỘ TÀI CHÍNH UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC -----
Chữ ký, họ tên của người hành nghề chứng khoán |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ (Loại chứng chỉ) Số:...............................
Họ và tên: ...................................................................................................... Ngày tháng năm sinh:..................................................................................... Quốc tịch: ....................................................................................................... Giấy CMND/Hộ chiếu số: ................................... cấp ngày: .......................... tại:...................................................................................................................
Hà Nội, ngày.......... tháng......... năm.........
|
(Phụ lục đính kèm chứng chỉ hành nghề chứng khoán)
Công ty chứng khoán/ |
Quá trình chuyển đổi công tác của người hành nghề chứng khoán |
|
Ngày tiếp nhận |
Ngày thôi việc |
|
1. CÔNG TY ................................ |
|
|
2. CÔNG TY .............................. |
|
|
3. CÔNG TY.............................. |
|
|
4. CÔNG TY ............................. |
|
|
5. CÔNG TY ............................... |
|
|
6. CÔNG TY ............................... |
|
|
PHỤ LỤC SỐ 4:
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐỔI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế hành nghề chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐỔI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Họ và tên: (chữ in hoa); Giới tính:
2. Ngày tháng năm sinh: ; Nơi sinh:
3. Quốc tịch:
4. Giấy CMND/Hộ chiếu số: cấp ngày:.......................... tại:
5. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: (ghi chi tiết số nhà, khối/thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh)
6. Trình độ chuyên môn:
7. Chỗ ở hiện tại: (ghi chi tiết số nhà, khối/xóm, phường/xã, quận/huyện, thành phố, tỉnh)
8. Đơn vị công tác: (ghi rõ tên đơn vị, chức vụ, vị trí, bộ phận hiện đang làm việc - nếu có)
9. Số điện thoại liên lạc: ; Địa chỉ liên lạc:
10. Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán hiện có:
CHỨNG CHỈ. Số: ....................... Ngày cấp:
11. Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị được cấp đổi:
CHỨNG CHỈ (chữ in hoa).
Tôi làm Giấy này đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét cấp đổi Chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho tôi. Tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị này và hồ sơ kèm theo.
|
.........., ngày....... tháng...... .năm...... |
PHỤ LỤC SỐ 5:
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế hành nghề chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Họ và tên: (chữ in hoa); Giới tính:
2. Ngày sinh: ; Nơi sinh:
3. Quốc tịch:
4. Giấy CMND/Hộ chiếu số: cấp ngày:................... tại:
5. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: (ghi chi tiết số nhà, khối/thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh)
6. Trình độ chuyên môn:
7. Chỗ ở hiện tại: (ghi chi tiết số nhà, khối/xóm, phường/xã, quận/huyện, thành phố, tỉnh)
8. Đơn vị công tác: (ghi rõ tên đơn vị, chức vụ, vị trí, bộ phận hiện đang làm việc - nếu có)
9. Số điện thoại liên lạc: ; Địa chỉ liên lạc:
10. Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã được cấp:
CHỨNG CHỈ. Số: ........................ Ngày cấp:
11. Lý do đề nghị được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán:
Tôi làm Giấy này đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho tôi. Tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị này và hồ sơ kèm theo.
|
.........., ngày........ tháng....... năm....... |
PHỤ LỤC SỐ 6:
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ DỰ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế hành nghề chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
GIẤY ĐĂNG KÝ DỰ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Họ và tên: ; Giới tính:
2. Ngày tháng năm sinh: ; Nơi sinh:
3. Quốc tịch:
4. Giấy CMND/Hộ chiếu số: cấp ngày:..................... tại:
5. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: (ghi chi tiết số nhà, khối/thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh)
Chỗ ở hiện tại: (ghi chi tiết số nhà, khối/xóm, phường/xã, quận/huyện, thành phố, tỉnh)
Trình độ chuyên môn:
8. Đơn vị công tác: (ghi rõ tên đơn vị, chức vụ, vị trí, bộ phận hiện đang làm việc – nếu có)
9. Số điện thoại liên lạc: Địa chỉ liên lạc:
10. Đăng ký dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán loại:
CHỨNG CHỈ (chữ in hoa)
11. Địa điểm đăng ký dự thi: (ghi rõ Hà Nội hoặc Tp. HCM)
Tôi làm Giấy này đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét cho tôi được dự thi sát hạch cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị này và hồ sơ kèm theo.
|
.........., ngày........tháng...........năm........ |
PHỤ LỤC SỐ 7:
MẪU THÔNG BÁO MẤT CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN/THAY ĐỔI THÔNG TIN XÁC NHẬN NHÂN THÂN TRONG CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế hành nghề chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
THÔNG BÁO MẤT CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN/THAY ĐỔI CÁC THÔNG TIN XÁC NHẬN NHÂN THÂN TRONG CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Họ và tên: (chữ in hoa); Giới tính:
2. Ngày tháng năm sinh: ; Nơi sinh:
3. Quốc tịch:
4. Giấy CMND/Hộ chiếu số: cấp ngày:.................. tại:
5. Số điện thoại liên lạc: ; Địa chỉ liên lạc:
6. Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán hiện có:
CHỨNG CHỈ Số: .................................. ngày cấp:
7. Lý do thông báo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước:
a) Trường hợp 1: Bị mất chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Ngày mất:
b) Trường hợp 2: Thay đổi thông tin xác nhận nhân thân trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Nội dung thông tin trước khi thay đổi:
Nội dung thông tin sau khi thay đổi:
Tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.
|
.........., ngày........ tháng......... năm........ |
PHỤ LỤC SỐ 8:
MẪU THÔNG BÁO VỀ VIỆC PHÁT HIỆN NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HOẶC KÝ KẾT, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế hành nghề chứng khoán)
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN/CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ/CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............ |
|
THÔNG BÁO VỀ VIỆC PHÁT HIỆN NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HOẶC KÝ KẾT, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Tên công ty:
2. Giấy phép thành lập và hoạt động số: cấp ngày:
3. Lý do thông báo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước:
a) Ký kết hợp đồng lao động với người hành nghề chứng khoán
- Họ và tên người hành nghề chứng khoán: chữ in hoa);
- Quốc tịch:
- Giấy CMND/Hộ chiếu số: cấp ngày:..................... tại:
- Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán:
- Số chứng chỉ hành nghề chứng khoán: cấp ngày:
- Ngày bắt đầu làm việc:
b) Chấm dứt hợp đồng lao động với người hành nghề chứng khoán
- Họ và tên người hành nghề chứng khoán: (chữ in hoa);
- Quốc tịch:
- Giấy CMND/Hộ chiếu số: cấp ngày:.................. tại:
- Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán:
- Số chứng chỉ hành nghề chứng khoán: cấp ngày:
- Ngày bắt đầu nghỉ việc:
- Lý do chấm dứt hợp đồng lao động:
c) Phát hiện người hành nghề chứng khoán vi phạm quy định của pháp luật
- Họ và tên người hành nghề chứng khoán: (chữ in hoa);
- Quốc tịch:
- Giấy CMND/Hộ chiếu số: cấp ngày:...................... tại:
- Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán:
- Số chứng chỉ hành nghề chứng khoán: ngày cấp:
- Nội dung vi phạm: (nêu chi tiết)
- Hình thức xử lý của công ty đối với người hành nghề chứng khoán (nếu có):
Chúng tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.
|
.........., ngày........ tháng....... năm....... |
PHỤ LỤC SỐ 9:
MẪU BÁO CÁO HÀNG NĂM VỀ NGƯỜI ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY
(Ban hành kèm theo Quy chế hành nghề chứng khoán)
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.../CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ..../CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN.... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............ |
|
DANH SÁCH NHÂN VIÊN ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY TÍNH ĐẾN 31/12/.........
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Tên công ty:
2. Giấy phép thành lập và hoạt động số: cấp ngày:
3. Địa chỉ trụ sở chính:
Chúng tôi xin báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước danh sách nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán làm việc tại Công ty tính đến ngày 31/12/.... như sau:
TT |
Văn phòng làm việc/Họ tên người được cấp chứng chỉ hành nghề CK |
Chức vụ |
Phòng/Ban/Bộ phận làm việc |
CCHNCK số |
Ngày cấp |
I. |
Trụ sở chính |
|
|
|
|
1. |
Ông.... |
|
|
|
|
2. |
Bà...... |
|
|
|
|
II. |
Chi nhánh.... (tên chi nhánh) |
|
|
|
|
1. |
Ông..... |
|
|
|
|
2. |
Bà........ |
|
|
|
|
III. |
Phòng giao dịch.... (tên PGD) |
|
|
|
|
1. |
Ông..... |
|
|
|
|
2. |
Bà........ |
|
|
|
|
IV. |
Đại lý nhận lệnh... (tên ĐLNL) |
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung báo cáo này.
|
|
.........., ngày...... tháng........ năm..... |
NGƯỜI LẬP BIỂU |
TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ |
(TỔNG) GIÁM ĐỐC |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 15/2008/QD-BTC |
Hanoi, March 27, 2008 |
DECISION
ISSUING REGULATIONS ON SECURITIES [BUSINESS] PRACTICE
THE MINISTER OF FINANCE
Pursuant to the Law on Securities 70-2006-QH11 dated 29 June 2006;
Pursuant to Decree 14/2007/ND-CP of the Government dated 19 January 2007 implementing the Law on Securities;
Pursuant to Decree 77/2003/ND-CP of the Government dated 1 July 2003 on the functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
On the proposal of the Chairman of the State Securities Commission;
DECIDES:
Article 1.- To issue with this Decision the Regulations on Securities [Business] Practice.
Article 2.- This Decision shall be of full force and effect fifteen (15) days from the date of its publication in the Official Gazette.
Article 3.- The Head of the Office of the Ministry of Finance, the Chairman of the State Securities Commission, securities practitioners, securities companies, fund management companies, securities investment companies and other parties involved shall be responsible for implementation of this Decision.
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
REGULATIONS
ON SECURITIES [BUSINESS] PRACTICE
(Issued with Decision 15/2008/QD-BTC of the Minister of Finance dated 27 March 2008)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Governing scope
These Regulations govern the conditions, application files and procedures for issuance of securities practising certificates ["SPC"] and regulates both securities practitioners and entities employing securities practitioners within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2.- Interpretation of terms
1. Securities practitioner means a person to whom the State Securities Commission ["SSC"] has issued a securities practising certificate ["SPC"] and who is working in a professional position in a securities company, fund management company [or]1 securities investment company.
2. Securities practising certificate ["SPC"] means a document certifying that the person named in the certificate satisfies all the conditions for working in a professional position in a securities company, fund management company [or] securities investment company legally operating within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
3. Certificate of expertise in securities means a document certifying that the person named in the certificate satisfied the requirements during a test of the level of his or her professional skills in securities and the securities market.
4. Valid copy means a copy which has been notarized [and/or] certified by a competent body of Vietnam.
5. Valid application file means an application file containing all the documents stipulated in these Regulations and containing all the required declarations stipulated by law.
6. Experience working in the finance [and/or] banking sector means experience working professionally in a financial, accounting [or] investment section in an enterprise not operating in the finance - banking sector; or working in a professional, finance [or] accounting position in any enterprise, unit or organization operating in the finance, banking, insurance, securities [and/or] auditing sectors.
Chapter II
ISSUANCE, EXCHANGE, WITHDRAWAL AND RE-ISSUANCE OF SECURITIES PRACTISING CERTIFICATES
Article 3.- Types of securities practising certificates
SPCs shall comprise the following types:
1. Securities brokerage practising certificate.
2. Financial analysis practising certificate.
3. Fund management practising certificate.
Article 4.- Conditions for issuance of securities practising certificates
1. A securities brokerage practising certificate may only be issued to an individual who satisfies all the following conditions:
(a) Having full legal capacity and capacity for civil acts; and not currently subject to a criminal penalty or ban by a court from professional business practice.
(b) Not having been subject to a penalty imposed in accordance with the law on securities and securities markets by the SSC; or in the case of an individual having been subject to such a penalty, then more than one year must have expired since the date of completed compliance with the penalty decision.
(c) Holding a university or post-university qualification.
(d) Having passed an exam for issuance of a securities practising certificate, appropriate for the type of SPC for which a request for issuance is made.
(dd) Having the requisite certificates of expertise in securities comprising: a certificate on basic issues regarding securities and the securities market; a certificate on law on securities and the securities market; a certificate on securities analysis and investment; and a certificate on securities brokerage and securities investment consultancy.
2. A financial analysis practising certificate shall be issued to an individual who satisfies all the following conditions:
(a) The conditions stipulated in clause 1 of this article.
(b) Having the following certificates of expertise: a certificate on financial consultancy and underwriting securities issues; and a certificate on analysis of enterprise financial statements.
3. A fund management practising certificate shall be issued to an individual who satisfies all the following conditions:
(a) The conditions stipulated in clause 2 of this article.
(b) Having a certificate of expertise in management of funds and assets.
(c) Having at least three (3) years' experience working in the finance [and/or] banking sector, except for a person who has [one of] the following certificates, namely CFA ([International] Chartered Financial Analyst), CIIA (Certified International Investment Analyst), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountant), or holding a masters degree in economics, finance - accounting, banking [and/or] securities in a member country of the Organization for Economic Co-operation and Development (OECD). A university graduate in the faculties of finance accounting, banking [and/or] securities in a member country of the OECD need only have a minimum of one year's experience working in the finance [and/or] banking sector.
4. Persons holding the following degrees or certificates shall be exempt from one or a number of the requisite certificates of expertise in securities stipulated in clauses 1, 2 and 3 of this article:
(a) The holder of a doctorate in economics [or] an international CIIA certificate (Certified International Investment Analyst), or a certificate certifying that the holder has passed the level II CFA exam (Chartered Financial Analyst level II) or higher shall be exempt from the certificate on basic issues regarding securities and the securities market, the certificate on securities analysis and investment, and the certificate on analysis of enterprise financial statements.
(b) The holder of a masters degree in economics [or] an international ACCA certificate (Association of Chartered Certified Accountants), CPA certificate (Certified Public Accountant) or a certificate certifying that the holder has passed the level I CFA exam (Chartered Financial Analyst level I) shall be exempt from the certificate on basic issues regarding securities and the securities market, and the certificate on analysis of enterprise financial statements.
(b) The holder of a lawful overseas SPC or equivalent document proving that such individual has been permitted to legally conduct securities practice overseas shall be exempt from all the requisite certificates of expertise in securities except for the certificate on law on securities and the securities market.
Article 5.- Application file and procedures for issuance of a securities practising certificate
1. An application file for the issuance of a SPC shall contain the following documents:
(a) Request for issuance of a SPC (on the standard form in Appendix 1 issued with these Regulations).
(b) Summarized curriculum vita (on the standard form in Appendix 2 issued with these Regulations) certified by the local authority of the place where the individual resides or by an organization in the place where the individual is currently working, to be certified within the six (6) month period prior to the date on which the SSC receives the application file.
(c) Legal record issued by the competent authority within the six (6) month period prior to the date on which the SSC receives the application file, together with a valid copy of the currently valid people's identity card or passport.
(d) Valid copy of university degree, masters degree or doctorate.
(dd) Valid copy of the lawful overseas SPC or equivalent document proving that the applicant has been permitted to legally conduct securities practice overseas (if there is any such certificate or document).
(e) Valid copies of certificates of expertise in securities or of the degrees entitling exemption from such certificates of expertise in securities pursuant to article 4 of these Regulations.
(g) Results of the examination taken for the type of SPC requested.
(h) Two photos (size 4 x 6) taken within the six (6) month period prior to the date on which the SSC receives the application file.
(i) In the case of a request for issuance of a fund management practising certificate, the application file must also contain a document from the competent organization certifying [or] proving that the applicant has the required number of years experience working in the finance [and/or] banking sector (unless the applicant is exempt) as stipulated in clause 3(c) of article 4 of these Regulations.
2. An application file from a foreigner for the issuance of a SPC shall contain the following documents:
(a) The documents stipulated in sub-clauses (a), (c), (d), (dd), (e), (g), (h) and (i) of clause 1 of this article.
(b) Summarized curriculum vita (on the standard form in Appendix 2 issued with these Regulations) certified by the authorized body of the country of the nationality of the applicant, to be certified within the six (6) month period prior to the date on which the SSC receives the application file.
3. The application file prescribed in either clause 1 or clause 2 of this article shall be prepared in one set and sent to the SSC, and shall not be returnable except in a case of refusal to issue the SPC.
Any documents prescribed in either clause 1 or clause 2 of this article which are in a foreign language must be formulated in two copies, one copy in the foreign language being a copy of the original, and one copy [translated] into Vietnamese and notarized by a notary office or certified by an organization with the function of legally providing translations in Vietnam. If the applicant has foreign nationality, the above-mentioned documents must be consularized within the six (6) month period prior to the date on which the SSC receives the application file.
4. The SSC shall issue a SPC to an applicant within a time-limit of seven (7) days from the date of receipt of a valid application file, on the standard form in Appendix 3 issued with these Regulations. In a case of refusal, the SSC shall provide a written response explaining its reasons.
5. A SPC shall only be valid for use when the holder works in a professional position at a securities company, fund management company or securities investment company, and when such company notifies the SSC thereof.
6. Issued SPCs shall have an unspecified duration, except in a case where a SPC is withdrawn pursuant to article 7.1 of these Regulations.
Article 6.- Exchange of a securities practising certificate
1. A securities practitioner shall be permitted to exchange his or her SPC for [the type of] SPC appropriate for his or her professional position, if he or she satisfies all the conditions stipulated in clause 1, 2 or 3 of article 4 of these Regulations.
2. An application file for the exchange of a SPC shall contain the following documents:
(a) Request for exchange of a SPC (on the standard form in Appendix 4 issued with these Regulations).
(b) Summarized curriculum vita as stipulated in clause 1(b) in the case of a Vietnamese applicant or in clause 2(b) in the case of a foreign applicant, of article 5 of these Regulations.
(c) Copies of the requisite certificates of expertise in securities appropriate for the type of SPC which is being requested.
(d) Results of the examination taken for the type of SPC requested.
(dd) Two photos (size 4 x 6) taken within the six (6) month period prior to the date on which the SSC receives the application file.
(e) In the case of an application to exchange a SPC for a fund management practising certificate, the application file must also contain the documents stipulated in clause 1(i) of article 5 of these Regulations.
Article 7.- Withdrawal of a securities practising certificate
1. A SPC shall be withdrawn in the following circumstances:
(a) The holder no longer satisfies the conditions stipulated in clause 1(a) of article 4 of these Regulations.
(b) The holder breaches the provisions stipulated in articles 9.1 or 81.3 of the Law on Securities.
(c) The holder fails to conduct securities [business] practice for a period of three (3) consecutive years.
2. Any holder of a SPC whose certificate is withdrawn in the circumstances stipulated in clause 1(b) of this article shall not be eligible to be re-issued with a SPC.
Article 8.- Re-issuance of securities practising certificates
1. After a SPC has been withdrawn, the applicant for re-issuance of a SPC must satisfy the conditions and comply with the provisions on the application file and procedures the same as stipulated for an initial application, and the applicant must also enclose a request for re-issuance of a SPC on the standard form in Appendix 5 issued with these Regulations.
2. In a case where a SPC is lost or destroyed, or the personal details (such as nationality, people's identity card or passport and so forth) in the SPC are changed, then the application file for re-issuance of the SPC shall contain the following documents:
(a) Request for re-issuance of the SPC on the standard form in Appendix 5 issued with these Regulations.
(b) Valid copy of the currently valid people's identity card or passport.
(c) Two photos (size 4 x 6) taken within the six (6) month period prior to the date on which the SSC receives the application file.
Article 9.- Fees for issuance, re-issuance and exchange of securities practising certificates
A securities practitioner who is issued or re-issued with a SPC or who exchanges his or her SPC must pay fees in accordance with regulations of the Ministry of Finance.
Chapter III
PROFESSIONAL TRAINING PROGRAMS ON SECURITIES, AND HOLDING EXAMINATIONS FOR THE ISSUANCE OF SECURITIES PRACTISING CERTIFICATES
Article 10.- Training programmes on securities expertise subjects
1. Professional training courses for the issuance of certificates of expertise in securities shall comprise:
(a) Course on basic issues regarding securities and the securities market.
(b) Course on law on securities and the securities market.
(c) Course on securities analysis and investment.
(d) Course on securities brokerage and securities investment consultancy.
(dd) Course on financial consultancy and underwriting securities issues.
(e) Course on analysis of enterprise financial statements.
(g) Course on management of funds and assets.
2. The courses prescribed in clause 1 of this article shall be held either by the Centre for Securities Research and Training under the SSC, or held by one of the training establishments at universities approved by the SSC.
3. Certificates of expertise in securities shall be issued by the Centre for Securities Research and Training to examinees who satisfy the requirements after having completed their training courses (including training courses held by training establishments at universities approved by the SSC).
4. The SSC shall approve the teaching materials and training programmes for the courses described in clause 1 of this article, and shall direct the Centre for Securities Research and Training Centre and approved training establishments to carry out such training programmes.
5. Holders of the following degrees shall be exempt from participating in courses but they must still sit examinations in order to be issued with certificates of expertise in securities, namely:
(a) Holders of a bachelors degree in economics shall be exempt from the training course on basic issues regarding securities and the securities market.
(b) Holders of a bachelors degree, masters degree or doctorate in law shall be exempt from the training course on law on securities and the securities market.
Article 11.- Holding examinations
1. The SSC shall be responsible before the Ministry of Finance for holding examinations for the issuance of securities practising certificates.
2. The SSC shall hold examinations for issuance of SPCs at least twice per year or depending on market requirements.
3. The SSC shall issue regulations on holding examinations for the issuance of SPCs.
Article 12.- People eligible to sit examinations [for securities practising certificates]
Any Vietnamese or foreigner wishing to be issued with a SPC in order to conduct securities [business] practice within the territory of the Socialist Republic of Vietnam [shall be eligible to sit an examination].
Article 13.- Conditions for sitting examinations
1. Persons eligible to sit examinations must have all the certificates of expertise in securities or the degrees entitling them to exemption, appropriate for the type of SPC for which they register to sit an exam, in accordance with article 4 of these Regulations.
2. Any foreigner who has a certificate of expertise in securities or a lawful overseas SPC or equivalent document proving that such foreigner has been permitted to legally conduct securities practice overseas need only sit an examination on the law of Vietnam on securities.
Article 14.- Application file for registration to sit an examination
An application file for registration to sit an examination for the issuance of a SPC shall contain the following documents:
1. Registration slip to sit an examination on the standard form in Appendix 4 issued with these Regulations.
2. Valid copy of the currently valid people's identity card or passport.
3. Summarized curriculum vita (on the standard form in Appendix 2 issued with these Regulations) certified by the local authority of the place where the individual resides or by an organization in the place where the individual is currently working, to be certified within the six (6) month period prior to the date of lodging the application file for registration.
4. Two photos (size 4 x 6) taken within the six (6) month period prior to the date of lodging the application file for registration, and two stamped envelopes with the name and address of the applicant for the purposes of receipt of a notice to sit the examination and for a notice on results of the examination.
Article 15.- Results of examinations
If a person who has passed an examination fails to conduct procedures requesting issuance of a SPC within one year of the date on which the SSC notified the results of the examination, then the results of such examination shall no longer be valid.
Article 16.- Fees for sitting examinations
People who register to sit examinations must pay fees in accordance with regulations of the State Securities Commission.
Chapter IV
SECURITIES [BUSINESS] PRACTITIONERS, AND ENTITIES EMPLOYING SECURITIES PRACTITIONERS
Article 17.- Principles of practice
1. A person issued with a securities brokerage practising certificate shall be permitted to conduct securities brokerage and securities investment consultancy.
2. A person issued with a financial analysis practising certificate shall be permitted to practise as a securities broker, a securities investment consultant, to conduct securities self-trading, and to provide consultancy on underwriting securities issues.
3. A person issued with a fund management practising certificate shall be permitted to practise as a securities broker, a securities investment consultant, to conduct securities self-trading, to provide consultancy on underwriting securities issues, and to manage assets.
4. A person issued with a SPC shall only be permitted to work in one (1) professional position at any one point of time.
5. Within a securities company, the director (general director) must have a financial analysis practising certificate or a fund management practising certificate. The deputy directors (deputy general directors), branch managers and branch deputy managers must have SPCs appropriate for the work they manage.
Article 18.- Responsibilities of securities practitioners
Securities practitioners working at securities companies, fund management companies and securities investment companies shall have the following obligations:
1. To comply with article 81 of the Law on Securities, other provisions of the law of Vietnam on securities and the securities market, and other relevant legal instruments.
2. To comply with the rules on professional ethics.
3. To provide a notice to the SSC (on the standard form in Appendix 7 to these Regulations) no later than five (5) days after discovering that his or her SPC has been lost, or on any change of personal information items set out in his or her SPC.
Article 19.- Responsibilities of entities employing securities practitioners
Entities employing securities practitioners shall have the following responsibilities:
1. To arrange work for the securities practitioner which is consistent with the type of SPC issued to such person.
2. To supervise securities practitioners to ensure they comply with law.
3. An entity employing a securities practitioner shall be responsible to provide a notice to the SSC within two (2) business days of the date of discovering that such practitioner is in breach of the law, and enclosing minutes of detection of the breach; or to provide such notice to the SSC after a securities practitioner signs or terminates a labour contract with the company (on the standard form in Appendix 8 issued with these Regulations) and enclosing a copy of the labour contract, a copy of the decision recruiting the new employee (in the case of recruitment), and a copy of the decision terminating the labour contract (when a securities practitioner ceases to work for the company).
4. The legal representative of an entity employing a securities practitioner shall be responsible to write his or her full name and to sign and seal an appendix to be attached to the SPC immediately after such practitioner is admitted to work for the company or immediately after such practitioner ceases to work for the company.
5. Entities employing securities practitioners must report to the SSC no later than 20 January each year, providing a list of staff who have been issued with a SPC and who are currently working at the company (on the standard form in Appendix 9 issued with these Regulations).
Article 20.- Sanctions applicable to securities practitioners and to employers of securities practitioners
Any securities practitioner and any entity employing a securities practitioner which breaches these Regulations shall be subject to a penalty in accordance with current regulations.
Chapter V
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 21.- Principles for processing securities practising certificates and certificates of expertise in securities issued prior to the date on which these Regulations take effect
1. Any securities practising certificate issued by the SSC pursuant to Decree 144-2003-ND-CP of the Government dated 28 November 2003 ["Decree 144"] shall remain valid and effective for the term recorded in such certificate but not beyond 31 December 2009. Securities practitioners issued with SPCs pursuant to Decree 144 must sit an exam in order to be re-issued with a SPC pursuant to these Regulations prior to 31 December 2009. If any of the above-mentioned securities practitioners transfer to work in a professional position for another securities company, fund management company or securities investment company prior to 31 December 2009, then the SSC shall issue such person with certification that he or she satisfies the conditions for securities practice as from the date of officially transferring to his or her [new] company up until 31 December 2009.
2. The SSC shall withdraw the old SPC (namely the certificate issued pursuant to Decree 144) after any
of the securities practitioners mentioned in clause 1 of this article transfer to work for another organization or after they are issued with a new SPC pursuant to these Regulations.
3. The SSC shall apply the new training programmes on expertise in securities (being the seven training courses stipulated in article 10.1 of these Regulations) prior to 1 January 2009. Prior to this date, any person who has three certificates of expertise in securities (certificate on basic issues regarding securities and the securities market, certificate on law applicable in the securities sector, and certificate on securities analysis and investment) or any person who was issued with a SPC pursuant to Decree 144 and is currently working for a securities company, fund management company [or] securities investment company shall be permitted to sit an examination and be issued with a SPC pursuant to these Regulations.
4. The persons prescribed in clause 3 of this Article must participate in and complete training courses to supplement their certificates of expertise in securities appropriate for the type of securities practice which they conduct in accordance with article 4 of these Regulations within two (2) years from the date on which the SSC applies the new training programmes.
Article 22
The Minister of Finance shall make a decision on any amendments or additions to these Regulations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực