Quyết định 1196/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1196/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 13/10/2023 | Ngày hiệu lực: | 13/10/2023 |
Ngày công báo: | 23/10/2023 | Số công báo: | Từ số 1069 đến số 1070 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1196/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2023 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CHỐNG TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ VỀ PHÒNG NGỪA, TRỪNG TRỊ, TRẤN ÁP TỘI BUÔN BÁN NGƯỜI, ĐẶC BIỆT LÀ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 2549/2011/QĐ-CTN ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc phê chuẩn Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 2550/2011/QĐ-CTN ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc gia nhập Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 605/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an tại Tờ trình số 565/TTr-BCA-V03 ngày 29 tháng 9 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
TỐNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CHỐNG TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ VỀ PHÒNG NGỪA, TRỪNG TRỊ, TRẤN ÁP TỘI BUÔN BÁN NGƯỜI, ĐẶC BIỆT LÀ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
(Kèm theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
- Đánh giá kết quả 10 năm triển khai thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước) và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Nghị định thư).
- Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong hoạt động triển khai thực hiện Công ước và Nghị định thư.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Công ước và Nghị định thư trong thời gian tới.
- Nội dung tổng kết phải bám sát các yêu cầu chính trị, ngoại giao và nhiệm vụ phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, trên cơ sở bảo đảm đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với Kết luận số 01-KL/TW ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 92-KL/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Việc tổ chức tổng kết thực hiện Công ước và Nghị định thư phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ, ngành, cơ quan liên quan.
- Các bộ, ngành, cơ quan liên quan được giao nhiệm vụ triển khai hoạt động tổng kết phải tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, bảo đảm đúng mục đích và tiến độ.
- Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành và cơ quan liên quan; kịp thời phản ánh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch này.
II. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN TỔNG KẾT
Thực hiện tổng kết, đánh giá kết quả công tác triển khai, tổ chức thực hiện Công ước và Nghị định thư. Cụ thể:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Công ước và Nghị định thư.
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước, Nghị định thư và pháp luật của Việt Nam có liên quan.
- Hoạt động nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật Việt Nam có liên quan đến thực thi có hiệu quả Công ước và Nghị định thư.
- Hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia theo nội dung Công ước và Nghị định thư.
- Tham gia cơ chế đánh giá quốc gia của Liên hợp quốc trong việc thực thi Công ước và Nghị định thư.
Từ ngày 18 tháng 4 năm 2013 (thời điểm Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 605/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2013 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước và Nghị định thư) đến ngày 18 tháng 4 năm 2023.
1. Xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Công ước và Nghị định thư
a) Xây dựng Báo cáo tổng kết theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành, cơ quan liên quan
- Nội dung: Các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng và hoàn thiện Báo cáo tổng kết trong lĩnh vực phụ trách gửi Bộ Công an tổng hợp để xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Công ước và Nghị định thư trình Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan thực hiện: Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ; Bộ Công an; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Ngoại giao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan trung ương của các đoàn thể.
- Thời gian thực hiện: Tháng 11 năm 2023.
b) Xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Công ước và Nghị định thư trình Thủ tướng Chính phủ.
- Nội dung: Trên cơ sở Báo cáo tổng kết của các bộ, ngành, cơ quan liên quan, Bộ Công an tổng hợp và xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Công ước và Nghị định thư trình Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Ngoại giao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan trung ương của các đoàn thể.
- Thời gian thực hiện: Tháng 11, tháng 12 năm 2023.
2. Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Công ước và Nghị định thư
- Nội dung: Chuẩn bị và triển khai tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Công ước và Nghị định thư với hình thức phù hợp, tập hợp ý kiến góp ý tại Hội nghị để hoàn thiện Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Công ước và Nghị định thư.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Ngoại giao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan trung ương của các đoàn thể.
- Thời gian thực hiện: Tháng 12 năm 2023.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm của các bộ, cơ quan và địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng Báo cáo tổng kết gửi Bộ Công an tổng hợp để hoàn thiện Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Công ước và Nghị định trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Công an là cơ quan chủ trì, có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi cả nước.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung hoạt động trong Kế hoạch này.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực