Số hiệu: | 08/2013/UBTVQH13 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 25/01/2014 | Số công báo: | Từ số 139 đến số 140 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2023 |
Đây là nội dung quy định trong Pháp lệnh cảnh sát cơ động (CSCĐ) được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 23/12/2013.
Theo đó, việc nổ súng của CSCĐ trong trường hợp xảy ra bạo loạn vũ trang, tụ tập đông người phá hoại an ninh được thực hiện theo quy định của luật để đảm bảo không ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị và tính mạng, sức khỏe con người.
Ngoài ra, CSCĐ sẽ được ưu tiên trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thủy, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng hiện đại.
Bộ trưởng Bộ Công an có quyền điều động các đơn vị CSCĐ thực hiện nhiệm vụ trên phạm vi toàn quốc, nghiêm cấm các hành vi tổ chức, điều động và sử dụng CSCĐ trái quy định.
Pháp lệnh Cảnh sát cơ động có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.
Pháp lệnh này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động của Cảnh sát cơ động; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách đối với Cảnh sát cơ động; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Pháp lệnh này áp dụng đối với Cảnh sát cơ động và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an; thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Kết hợp chặt chẽ tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục với cơ động ngăn chặn, trấn áp kịp thời các hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân và hệ thống chính trị; chịu sự giám sát của nhân dân.
1. Nhà nước xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia xây dựng, phối hợp, giúp đỡ Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ khi được yêu cầu.
3. Cảnh sát cơ động phải tuyển chọn nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
1. Tổ chức, điều động, sử dụng Cảnh sát cơ động trái với quy định của Pháp lệnh này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chống lại hoặc cản trở Cảnh sát cơ động thi hành công vụ.
3. Giả danh Cảnh sát cơ động.
4. Sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận của Cảnh sát cơ động.
5. Lạm dụng, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động để gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến Cảnh sát cơ động.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực