Nghị quyết 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV
Số hiệu: | 30/2021/QH15 | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 28/07/2021 | Ngày hiệu lực: | 11/09/2021 |
Ngày công báo: | 23/08/2021 | Số công báo: | Từ số 723 đến số 724 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ có thể áp dụng biện pháp khác với luật để phòng dịch
Đây là nội dung tại Nghị quyết 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách trong phòng chống dịch, đơn cử như:
Quyết định áp dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn cần thiết;
Tổ chức các lực lượng để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có dịch;
Áp dụng biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc, sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc và các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan.
Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch COVID-19 về áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong:
- Cấp phép, đăng ký lưu hành, sản xuất, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất;
- Mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, phát sinh;
Đồng thời có giải pháp không để xảy ra tiêu cực, hạn chế tối đa lãng phí trong hoạt động này.
Nghị quyết 30/2021/QH15 được thông qua ngày 28/7/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 30/2021/QH15 |
Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2021 |
KỲ HỌP THỨ NHẤT, QUỐC HỘI KHÓA XV
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;
Căn cứ kết quả kỳ họp thứ nhất từ ngày 20 đến ngày 28 tháng 1 năm 2021;
Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
1. Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với các vấn đề được xem xét, quyết định như sau:
1.1. Xem xét các báo cáo: tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.
1.2. Quyết định về công tác nhân sự trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV: quyết định số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ cấu tổ chức và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ; bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch, các Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
1.3. Thông qua các nghị quyết về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025: phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công, đầu tư công trung hạn; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; hai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022; thành lập Đoàn giám sát chuyên đề và thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
2. Quốc hội khẳng định trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp ủy, chính quyền các địa phương, toàn quân, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, triển khai quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt nhiều chủ trương, biện pháp để kiểm soát dịch COVID-19, thực hiện mục tiêu kép vừa bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước mà nghị quyết của Đảng và Quốc hội đã đề ra.
Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương, sự chủ động tham gia tích cực, trách nhiệm, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, các lực lượng tuyến đầu chống dịch, đội ngũ cán bộ ngành y tế, quân đội, công an, các tình nguyện viên... trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Quốc hội trân trọng sự đồng hành, tin tưởng, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tinh thần tự giác, trách nhiệm, tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19 và sự đoàn kết, chia sẻ, tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn của Nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, các biến chủng mới như Delta hoặc những biến chủng khác có khả năng tiếp tục xuất hiện và lây lan trên toàn cầu, số lượng người mắc bệnh, tử vong tăng nhanh, nguồn cung ứng vắc xin trên toàn thế giới còn hạn chế, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu là những thách thức rất lớn đối với nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tác động rất tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi phải có các giải pháp ứng phó kịp thời, đồng bộ, phù hợp, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương:
- Chủ động bám sát tình hình thực tế, tiếp tục tăng cường các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa để vừa kiểm soát tốt dịch COVID-19 vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
- Chủ động điều hành ngân sách nhà nước năm 2021 phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp đã đề ra trong chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ kinh phí hoạt động quan trọng, cấp bách và phục vụ công tác phòng, chống dịch của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, kinh phí hoạt động ngoại giao của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính; tăng cường thanh tra, kiểm tra, triển khai các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, nhất là lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Để ứng phó kịp thời, có hiệu quả với diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, sớm ổn định và kiểm soát dịch bệnh, đưa đất nước trở lại trạng thái “bình thường mới”, Quốc hội tán thành việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện trong thời gian qua; đồng thời, giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách sau đây:
3.1. Quyết định áp dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn cần thiết; tổ chức các lực lượng để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có dịch; áp dụng biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc, sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc và các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch COVID-19 về áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong cấp phép, đăng ký lưu hành, sản xuất, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất; mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, phát sinh; đồng thời có giải pháp không để xảy ra tiêu cực, hạn chế tối đa lãng phí trong hoạt động này.
3.2. Thực hiện chuyển nguồn 1.237 tỷ đồng kinh phí chi sự nghiệp y tế còn lại năm 2020 của Bộ Y tế để mua vắc xin phòng dịch COVID-19 và quyết toán vào chi ngân sách nhà nước năm 2021.
Ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước và huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; quyết định chuyển nguồn kinh phí chi thường xuyên trong dự toán đã được duyệt cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; thay đổi, điều chỉnh nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đối với các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết để chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong trường hợp cấp thiết, ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện.
3.3. Ngoài các biện pháp quy định tại điểm 3.1 và điểm 3.2 của mục này, trường hợp cần thiết phải ban hành quy định về phòng, chống dịch COVID-19 khác với quy định của luật thì trong thời gian Quốc hội không họp, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn trước khi thực hiện.
3.4. Bảo đảm an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống Nhân dân, đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế khác và lực lượng tuyến đấu chống dịch; tiếp tục có biện pháp thiết thực, hiệu quả hỗ trợ cụ thể cho người dân, người lao động, người sử dụng lao động; nghiên cứu thực hiện miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện.
3.5. Thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng dịch COVID-19, huy động mọi nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa, phát triển Quỹ vắc xin phòng COVID-19, truyền thông đầy đủ, liên tục, chính xác, minh bạch về tiêm chủng, phòng, chống dịch để sớm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng.
3.6. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, chủ động đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, thù địch, kiểm soát chặt chẽ thông tin xấu độc, sai sự thật và xử lý nghiêm vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng quy định của pháp luật.
3.7. Khẩn trương rà soát, tổng kết các quy định có liên quan đến công tác phòng, chống dịch, công tác khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác có liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung.
3.8. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tăng cường phân cấp cho các địa phương để bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch COVID-I9; trong quá trình thực hiện được sử dụng các hình thức nghị quyết, chỉ thị, công điện, công văn và các hình thức văn bản khác thuộc thẩm quyền để quy định, tổ chức triển khai các biện pháp cấp bách phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các biện pháp này và các biện pháp quy định tại các điểm 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 của mục này được thực hiện cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 và báo cáo Quốc hội về việc áp dụng các biện pháp đặc biệt này tại kỳ họp gần nhất. Căn cứ tình hình thực tế, nếu cần thiết kéo dài thời gian thực hiện các biện pháp này thì Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (tháng 10 năm 2022).
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương các cấp và cơ quan, tổ chức hữu quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện có hiệu quả và tăng cường tuyên truyền, phổ biến để sớm đưa các nghị quyết đã được Quốc hội thông qua đi vào cuộc sống; khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thử 2 bảo đảm chất lượng, tiến độ.
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát, động viên các tầng lớp Nhân dân thực hiện các nghị quyết của Quốc hội.
Quốc hội kêu gọi cả hệ thống chính trị và Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, cùng chung sức, đồng lòng, quyết tâm nỗ lực vượt mọi khó khăn để thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa phòng, chống và ngăn chặn kịp thời dịch COVID-19, đặt tính mạng, sức khỏe, sự an toàn của người dân lên trên hết, trước hết, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 28 tháng 7 năm 2021.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Resolution No. 30/2021/QH15 |
Hanoi, July 28, 2021 |
FIRST SESSION OF XVTH NATIONAL ASSEMBLY
NATIONAL ASSEMBLY
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Law on National Assembly Organization No. 57/2014/QH13 in which several Articles are amended and supplemented by the Law No. 65/2020/QH14;
Pursuant to the results of the first meeting session taking place from 20th to 28th January, 2021;
Upon the request of the National Assembly’s Standing Committee and opinions of the National Assembly’s delegates,
HEREIN RESOLVES
1. All items on the agenda of the first meeting session of the XVth National Assembly have been completely considered and resolved as discussed hereunder:
1.1. Considering the following reports: the General Review Report on the election of delegates to the XVth National Assembly and People's Councils at all levels for the 2021-2026 period, including confirmation of the status of delegates to the XVth National Assembly; the Synthesis Report on opinions and petitions of voters and the People submitted to the first session of the XVth National Assembly; the Performance Evaluation Report on implementation of the plan on socio-economic development plan, state budget revenues and expenditures in the first six months, and actions or measures to be taken to implement the plan on socio-economic development and state budget revenues and expenditures in 2021’s last six months; the Compliance Report on thrift and anti-extravagance practices in 2020.
1.2. Issuing the following personnel decisions during the tenure of office of the XVth National Assembly: Decision on the membership of the National Assembly’s Standing Committee, the machinery and the number of the Cabinet members; Decisions to elect the President, the Chairman of the National Assembly, the Prime Minister, the Vice President of Vietnam, the Vice Chairperson of the National Assembly, the member of the Standing Committee of the National Assembly, the Chief Justice of the Supreme People's Court, the Chief Procurator of the Supreme People's Procuracy, the Secretary General of the National Assembly, the Chairman of the Council of Ethnic Minorities, the Chairpersons of the Committees of the National Assembly, the State Auditor General; Decisions to accept the proposals for appointment of the Deputy Prime Ministers, Ministers and other Cabinet members, Judges of the Supreme People's Court; Decision to approve the list of Vice Presidents and members of the National Defense and Security Council.
1.3. Ratifying Resolutions on the five-year plan for the 2021-2025 period on: socio-economic development, national finance and borrowing, public debt repayment, medium-term public investment; assenting to the final accounts of the 2019 state budget; two national target programs on new rural construction and sustainable poverty reduction in the 2021-2025 period; law and ordinance formulation program in 2022, adjustment of law and ordinance development program in 2021; supervisory program of the National Assembly in 2022; establishing the Thematic Supervision Team and passing the Resolution of the first session of the XVth National Assembly.
2. The National Assembly affirms that, in the complicated developments of COVID-19 and under the leadership of the Central Committee, the Politburo, the Secretariat, the General Secretary, the President of Vietnam, the National Assembly, the Chairman of the National Assembly, the Government, the Prime Minister, the Vietnam Fatherland Front, provincial Party committees, local authorities, the entirety of the military, the people and businesses have conquered and overcome all difficulties and challenges with great effort and by full consent and agreement in implementing a lot of COVID-19 control and management policies and measures in a drastic, consistent, creative and flexible manner, realizing the dual goals of both protecting the people's health and maintaining socio-economic development, fulfilling socio-economic development and state budget requirements set out by the Resolutions of the Party and the National Assembly.
The National Assembly is acknowledging and highly appreciating the drastic, timely and effective direction and management of the Government, the Prime Minister, the National Steering Committee for COVID-19 prevention and control, ministries, central authorities, provincial Party committees and local authorities; the active, responsible and creative participation of the Vietnam Fatherland Front, mass organizations, anti-COVID frontline forces, health, military, police staff, volunteers, etc. in the prevention and control of COVID-19.
The National Assembly appreciates the companionship, trust and support towards the guidelines and policies of the Party and State; the high sense of self-discipline, responsibility, active participation in the prevention and control of COVID-19, solidarity, sympathy, mutual affection and mutual support to overcome difficulties of all population and our compatriots in foreign countries.
Upon realizing the very complicated and unpredictable developments of COVID-19 that are not ceased with new strains, such as Delta or others, that are likely to continue to appear and spread globally; the rapidly increased number of infected and dead people; the limited supply of vaccines around the world; shortages in specific treatment drugs, as huge challenges for disease control tasks, posing serious threats to health and life of the people; greatly affecting the activities of agencies, organizations and businesses; having very negative impacts on the country's socio-economic development; as well as requiring timely, consistent and due response solutions, the National Assembly herein requests the Government, the Prime Minister, central and local authorities to:
- Actively grasp the actual situation, continue to take more robust, drastic and effective actions and measures to both control COVID-19 well and promote socio-economic development, striving to succeed in implementing the Resolution No. 124/2020/QH14 of the National Assembly on the socio-economic development plan in 2021.
- Actively manage the state budget revenues and expenditures in 2021 in line with the actual situation; duly implement the goals, targets and solutions specified in the program of thrift and anti-extravagance practices; cut down at least 50% of the remaining expenses for conferences and domestic and foreign business travels of Ministries, central and local authorities (except for the emergency expenses for important and urgent activities and other disease prevention and control tasks of the Ministry of Health, the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security; diplomatic expenses of the Ministry of Foreign Affairs) and save another 10% of the remaining recurrent expenditure in 2021; recover recurrent expenditures that are not really necessary or slowly disbursed as provisional budget transfers to the central budget and local budgets, focusing on the prevention and control of the COVID-19 epidemic. Impose stricter financial rules and regulations; strengthen inspection, examination and implementation of actions, measures and solutions to deal with wastefulness, especially during the process of management and utilization of state budget funds, land and other natural resources; raise the responsibilities of persons holding leadership positions in ministries, central, local authorities and units, and strictly punish organizations and individuals that violate regulatory provisions of the Law on Thrift and Anti-extravagance Practices.
3. In order to promptly and effectively respond to the complicated developments of COVID-19, stabilize and control the epidemic as soon as possible, and bring the country to a state of "new normal", the National Assembly agrees that the Government and the Prime Minister need to continue to actively and flexibly apply measures to prevent and control the COVID-19 epidemic that have been implemented over the past time; also assigns the Government and the Prime Minister to decide and take responsibility for the implementation of a number of urgent actions and measures as follows:
3.1. Decide to apply measures to restrict a number of vehicles, require people not to leave their residences for a certain period of time, in a number of necessary areas and regions; set up forces to ensure security, social order and safety in epidemic-hit areas; apply special communication measures, use means of communication and other measures that can be applied in a state of emergency to promptly prevent the spread of the disease. Decide and organize the implementation of measures not yet prescribed by laws or other than those specified in current laws and ordinances to meet the urgent COVID-19 management requirements concerning the application of the special, particular and exceptional regulatory mechanisms for licensing and registering for marketing authorization and circulation, production and procurement of drugs, medical equipment, chemicals and making investment in facilities; procure them in the quantity higher than the actual demand to provide for any new or complicated development of the disease; concurrently, adopt solutions to preventing any act of misconduct and minimizing waste during the procurement process.
3.2. Make the transfer of VND 1,237 billion in the remaining health care expenditure in 2020 of the Ministry of Health to buy COVID-19 vaccines and charge it into the state budget expenditures in 2021.
Prioritize COVID-19 management tasks when using the state budget funds and mobilize all other lawful resources for the prevention and control of the epidemic; decide to transfer recurrent expenditures in the approved estimate for the prevention and control of the COVID-19 epidemic; change or adjust state budget funding for unnecessary tasks in order to spend on carrying out the COVID-19 prevention and control task. In urgent cases, the central budget may give its grants to local budgets to carry out COVID-19 prevention and control task. For matters falling within the competence of the National Assembly or the National Assembly’s Standing Committee, the Government must report to the National Assembly’s Standing Committee for its consideration and decision before implementation.
3.3. In addition to the measures specified at 3.1 and 3.2 hereof, if it is necessary to issue regulations on COVID-19 prevention and control other than those prescribed in laws, during the interval between the National Assembly's meeting sessions, the Government shall report to the National Assembly’s Standing Committee for its consideration and decision according to the streamlined processes and procedures before implementation.
3.4. Guarantee social security, employment, health care and life of the People, especially people rendering meritorious services, policy families, the poor, women, children, the elderly, the disabled, other underprivileged people and anti-COVID-19 frontline forces; continue to take practical and effective measures to offer specific support to people, employees and employers; conduct researches on tax exemption and reduction for businesses affected by the COVID-19 epidemic. For matters falling within the competence of the National Assembly or the National Assembly’s Standing Committee, the Government shall report to the National Assembly’s Standing Committee for its consideration and decision before implementation.
3.5. Duly run the COVID-19 vaccination campaign; mobilize all resources; stimulate private-sector involvement; make the COVID-19 vaccine fund prosper; communicate vaccination, epidemic prevention and control in a full, continuous, accurate and transparent manner to shorten the time of achievement of the goal of herd immunity.
3.6. Ensure national defense and security, political stability; maintain social order and safety; avoid falling into the passive or surprised state in case of any emergency situation likely to occur; actively combat and refute misleading and hostile claims; strictly control bad and false information and strictly sanction violations in the COVID-19 prevention and control task in accordance with law.
3.7. Urgently check and review regulations related to epidemic prevention and control, medical examination and treatment and other relevant regulations in order to promptly amend and supplement them according to their competence, or request the National Assembly and the National Assembly’s Standing Committee to consider deciding on any amendment and supplement.
3.8. The Government and the Prime Minister shall vest local authorities with more powers to ensure the quick and timely implementation of urgent measures for COVID-I9 epidemic prevention and control; during the process of such strengthened decentralization of powers, may issue resolutions, directives, official telegrams, official dispatches and other types of documents under their competence to regulate and manage the implementation of urgent measures for fulfillment of the epidemic prevention and control task. These measures and those specified at 3.1, 3.2, 3.3 and 3.4 hereof will be implemented until the end of December 31, 2022 and the performance report on implementation thereof must be submitted to the National Assembly in the upcoming meeting. Based on the actual situation, if it is necessary to prolong the implementation of these measures, the Government shall report to the National Assembly for its consideration and decision in the fourth session of the XVth National Assembly (in October 2022).
4. The National Assembly’s Standing Committee, the Government, the Prime Minister, the Central Committee of Vietnam Fatherland Front, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Council of Ethnic Minorities, the Committees of the National Assembly, the Secretary General of the National Assembly, the State Audit, local authorities at all levels and concerned agencies and organizations shall, according to their assigned functions and tasks, organize the effective implementation of the resolutions passed by the National Assembly and strengthen the propagation and dissemination of information about these resolutions to soon bring them into life; urgently prepare items to be discussed in the second session of the National Assembly according to prescribed requirements and on schedule.
5. The National Assembly’s Standing Committee, the Council of Ethnic Minorities, the National Assembly’s Committees, the National Assembly’s Delegations and the National Assembly’s delegates shall supervise the implementation of the Resolutions passed by the National Assembly. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall supervise implementation of the National Assembly’s resolutions and encourage people from all social classes to implement these resolutions.
The National Assembly is calling on the whole political system and the people of the nation and our compatriots in foreign countries to unite with one heart and one mind to take action with full agreement and great determination to overcome all difficulties to achieve the dual goals of both promptly controlling and preventing the COVID-19 epidemic with the aim of giving people's lives, health and safety first and top priority on this side; and ensuring fast and sustainable economic recovery and growth, and successfully implementing the Resolution of the 13th National Congress of the Communist Party of Vietnam, on the other side.
This Resolution is passed in the first session of the XVth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on July 28, 2021.
|
CHAIRMAN |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực