Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số hiệu: | 186/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/12/2007 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2008 |
Ngày công báo: | 31/12/2007 | Số công báo: | Từ số 851 đến số 854 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 186/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2007 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực do Bộ quản lý.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt, các dự án, đề án và văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án quan trọng về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phê duyệt các đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp
a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động, chỉ tiêu tạo việc làm mới và khuyến khích tạo việc làm mới; về tuyển dụng và quản lý lao động Việt Nam và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; về chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù, lao động dịch chuyển; về lao động bị mất việc làm trong sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;
b) Hướng dẫn cơ chế thực hiện các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm theo thẩm quyền;
c) Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của cơ sở giới thiệu việc làm;
d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm;
đ) Tổ chức hệ thống thông tin thị trường lao động; thu thập, cung cấp cơ sở dữ liệu về thị trường lao động cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
e) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
6. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Phát triển thị trường lao động ngoài nước;
c) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; quy định nội dung, chương trình và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Quy định về Giấy phép; quyết định việc cấp, đổi, thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
đ) Tổ chức, thực hiện việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp;
e) Phối hợp với Bộ Nngoại giao tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý, xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
g)Quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
7. Về lĩnh vực dạy nghề
a) Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan hướng dẫn về chính sách, chế độ dạy nghề và học nghề;
b) Quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề theo thẩm quyền; quy định điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở dạy nghề; điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; quy chế mẫu trung tâm dạy nghề; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề;
c) Quy định chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; danh mục nghề đào tạo; quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp; mẫu bằng, chứng chỉ nghề; quy chế cấp bằng, chứng chỉ nghề;
d) Quy định nguyên tắc, quy trình và tổ chức chỉ đạo việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
đ) Quy định tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề;
e) Quyết định thành lập trường cao đẳng nghề; công nhận Hội đồng quản trị, ban giám hiệu trường cao đẳng nghề tư thục theo thẩm quyền.
8. Về lĩnh vực lao động, tiền công, tiền lương
a) Hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công;
b) Hướng dẫn thực hiện tiền lương tối thiểu, chế độ tiền lương, tiền công đối với người lao động và viên chức lãnh đạo quản lý trong doanh nghiệp nhà nước; chế độ tiền lương, tiền công trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
c) Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, tiền công đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước đi học tập, công tác ở nước ngoài; chế độ tiền lương, tiền công đối với lao động là người nước ngoài đi làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước; chế độ ưu đãi đối với lao động đặc thù;
d) Quy định nguyên tắc và phương pháp xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước.
9. Về bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
a) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật;
b) Quy định chế độ thông tin, báo cáo về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
10. Về lĩnh vực an toàn lao động
a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, điều kiện lao động; bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động;
b) Phối hợp với Bộ Y tế quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; ban hành danh mục bệnh nghề nghiệp;
c) Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động; công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
d) Quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động;
đ) Quy định và hướng dẫn chung về thủ tục đăng ký, kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
e) Thẩm định để các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quy trình kiểm định đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; tiêu chí, điều kiện hoạt động của các tổ chức kiểm định;
g) Quy định, hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hoá đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật;
h) Ban hành hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động;
i) Chủ trì và phối hợp hướng dẫn, tổ chức triển khai Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ;
k) Thống nhất quản lý việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động.
11. Về lĩnh vực người có công
a) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
b) Quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp chân, tay giả, dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng;
c) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý "Quỹ đền ơn đáp nghĩa";
d) Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ;
đ) Quy định việc quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ;
e) Hướng dẫn, chỉ đạo công tác tiếp nhận, quy tập hài cốt liệt sĩ; thông tin về mộ liệt sĩ.
12 . Về lĩnh vực bảo trợ xã hội
a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội;
b) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình trợ giúp xã hội theo thẩm quyền;
c) Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội;
d) Quy định điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội;
đ) Quy định thủ tục nhận đối tượng vào các cơ sở bảo trợ xã hội và từ cơ sở bảo trợ xã hội về gia đình.
13. Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em
a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của Bộ;
b) Quy định điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em;
c) Quy định thủ tục tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vào các cơ sở trợ giúp trẻ em và từ cơ sở trợ giúp trẻ em trở về gia đình;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em; Chương trình bảo vệ trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
đ) Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
14. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội
a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma tuý;
b) Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục lao động xã hội;
c) Quy định điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục lao động xã hội; cấp và thu hồi Giấy phép đối với các cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện theo quy định của pháp luật;
d) Quy định chương trình giáo dục, dạy nghề và tái hoà nhập cộng đồng đối với người bán dâm và người nghiện ma tuý;
đ) Quy định thủ tục đưa đối tượng vào các cơ sở giáo dục lao động xã hội.
15. Về lĩnh vực bình đẳng giới
a) Hướng dẫn thực hiện về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật;
b) Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
c) Tổng kết, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về thực hiện bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
16. Về quản lý đơn vị sự nghiệp ngành và lĩnh vực dịch vụ công
a) Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; tổ chức thi nâng ngạch viên chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chí phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp ngành lao động, người có công và xã hội;
c) Ban hành định mức biên chế sự nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ;
d) Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc ngành;
đ) Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; hướng dẫn chính sách xã hội hoá một số hoạt động trong lĩnh vực của ngành theo quy định của pháp luật;
e) Trực tiếp quản lý và hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ thực hiện các quy định của nhà nước.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
18. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo chưởng trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
19. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
20. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.
21. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các đơn vị thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.
22. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
23. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
24. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội ở địa phương.
25. Quản lý tài chính, tài sản dược giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật.
26. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Lao động - Tiền lương.
2. Vụ Bảo hiểm xã hội.
3. Vụ Hợp tác quốc tế.
4. Vụ Bình đẳng giới.
5. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
6. Vụ Pháp chế.
7. Vụ Tổ chức cán bộ.
8. Thanh tra.
9. Văn phòng.
10. Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
11. Cục An toàn lao động.
12. Cục Người có công.
13. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
14. Cục Việc làm.
15. Cục Bảo trợ xã hội.
16. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
17. Tổng cục Dạy nghề.
18. Các Ban Quản lý lao động ở nước ngoài.
19. Viện Khoa học Lao động và Xã hội.
20. Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng.
21. Trung tâm Thông tin.
22. Tạp chí Lao động và Xã hội.
23. Báo Lao động và Xã hội.
24. Trường Đàn tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội.
25. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Các đơn vị từ khoản 1 đến khoản 18 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước, các đơn vị từ khoản 19 đến khoản 25 Điều này là các đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ.
Vụ Lao động - Tiền lương, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Văn phòng được tổ chức phòng.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề, cho phép thành lập Ban Quản lý lao động ở nước ngoài, ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác còn lại thuộc Bộ.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; bãi bỏ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
KT.CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness |
No: 186/2007/ND-CP |
Hanoi ,December 25th , 2007 |
DECREE
ON FUNCTIONS, RESPONSIBILITIES, JURISDICTION AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Government Organization Law issued on 25 December 2001;
Pursuant to Decree No. 178/2007/ND-CP dated 03 December 2007 by the Government on functions, responsibilities, jurisdiction and organization of ministries and ministerial-level agencies;
At the request of the Minister of Labour, Invalids and Social Affairs and Minister of Home Affairs;
DECREE
Article 1: Functions
The Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs is an agency of the Government responsible for State administration over issues related to employment, vocational training, labour, wage and salary, social insurance (compulsory, voluntary and unemployment insurance), occupational safety, benefits for national devotees, social assistance, protection and care of children, gender equality, anti-social evils (generally addressed as labour, national devotees and social affairs) all over the country; the administration of public services in the area under the management of the Ministry.
Article 2: Responsibilities and Jurisdiction
The Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs has the responsibilities and jurisdiction as stipulated in Decree No.178/2007/ND-CP dated 03 December 2007 by the Government on functions, responsibilities, jurisdiction and organization of ministries and ministerial-level agencies. They include:
1. Submit to the Government draft laws, ordinances, resolutions, decrees of the Government according to the approved plan on development of legal documents, projects, plans and other legal documents on labour, national devotees and social affairs under assignment of the Government and the Prime Minister;
2. Submit to the Prime Minister strategies, long-term, five-year and annual plans and national targeted programs and important works, projects on areas of management of the Ministry; draft decisions, directives and other documents under jurisdiction of instruction and administration by the Prime Minister;
3. Promulgate decisions, directives, and circulars within the jurisdiction of the Ministry; ratify plans, projects under jurisdiction of the Ministry; provide guidance, monitor and implement legal documents in the areas of management of the Ministry.
4. Disseminate information and provide law education relevant to the jurisdiction of the Ministry.
5. With respect to the field of employment and unemployment insurance:
a) Provide guidance for implementation of legislation and policies on employment, labour market development, target of new employment and encouragement of new jobs creation, recruitment and management of Vietnamese workers and foreign workers in Viet Nam, employment for special groups of people, labour migration, underemployment due to restructure of State-owned enterprises;
b) Provide guidance of mechanism for implementation of projects of the National targeted program on Employment under the jurisdiction of the Ministry;
c) Work out regulations on conditions, procedures for establishment and operation of job promotion centers;
d) Provide guidance and organize activities of employment transaction;
dd) Operate labour market information system; collect and provide data base on labour market for interested organizations and individuals;
e) Provide guidance, supervise and implement regulations on unemployment insurance.
6. With respect to the field of Vietnamese workers abroad under contractual basis:
a) Provide guidance for implementation of legislation on dispatching Vietnamese workers abroad under contractual basis;
b) Develop overseas labour market;
c) Build up and provide guidance for implementation of the plan on training workers to dispatch abroad; regulate contents, programs and certificates on improvement of knowledge necessary for workers before going abroad.
d) Regulate on issuance of permits; decide the issuance, change and withdrawal of permits for services on sending workers abroad;
dd) Organize, provide guidance on registration for contracts between enterprises and workers dispatched abroad under individual contracts; monitor the implementation of contracts of enterprises;
e) Collaborate with the Ministry of Foreign Affairs to organize, manage and address issues related to Vietnamese workers abroad under contractual basis.
g) Manage the Fund for employment abroad.
7. With respect to the field of vocational training:
a) Organize, instruct, supervise and take lead in coordination with related ministries and agencies on vocational training policies;
b) Make plan on development of the network of secondary vocational training schools, and vocational training colleges and centers under the jurisdiction of the Ministry; regulate conditions for establishment, organization and operation of vocational training institutions; pilot the model regulation of vocational training schools, colleges and centers; standardize material facilities and equipment for vocational training;
c) Regulate the frame of qualification for college and secondary levels of vocational training institutions, lists of skills for training; regulate the enrollment, examination, certification of training completion, certificate form, and procedures for issuance of vocational training certificates.
d) Regulate the principles, procedures and develop the national skill standards; manage the assessment and issuance of national skill standard certificates;
dd) Regulate the establishment of vocational training colleges; certify the Board of Administration and Management Board of private vocational training colleges under the jurisdiction of the Ministry;
8. With respect to the field of labour, wage and salary:
a) Provide guidance on implementation of labour contracts, collective agreement, work disciplines and material responsibilities, settlement of labour disputes and strikes;
b) Provide guidance on implementation of minimum wage, policies on wage and salary for workers and managers in State-owned enterprises, policies on wage and salary of enterprises operated under the Law on Enterprises and worker utilization individuals under regulation of the Labor Code;
c) Provide guidance for implementation of wage and salary of State-owned enterprises’ workers who go abroad on business or training, policies on wage and salary for workers who are foreigners working in SOEs, and preferential benefits for special workers;
d) Regulate principles and methods for development of labour norms, technical standards for workers, and standards for civil service officers in State-owned enterprises.
9. With respect to the field of compulsory and voluntary social insurance:
a) Provide guidance and monitor the implementation of strategy and policies on compulsory and voluntary social insurance as stipulated by laws;
b) Regulate the mechanism on information collection and reporting on social insurance, address complaints and denunciation and deal with violation on social insurance;
10. With respect to the field of safe work
a) Provide guidance on implementation of legislation on occupational safety and health, working conditions, compensation of work injury and occupational accidents; working time, rest time for workers;
b) Coordinate with Ministry of Health to regulate and provide guidance on implementation of allowance in kind, and issue the list of occupational diseases;
c) Issue the lists of machines, equipments and materials with strict requirement on safe work, means of individual protection for workers, hazardous and arduous jobs and specially hazardous and arduous jobs;
d) Regulate and provide guidance on implementation of regulations in ensuring individual protection for workers, standards for classification of workers under working conditions;
dd) Appraise standards of machines, equipments which strictly require occupational safety for responsible Ministries and agencies to issue procedures of examinations; appraise criteria and conditions for operation of examination institutions;
g) Regulate and provide guidance on examination of quality of products and commodity with typical features of occupational safety as stipulated by laws;
h) Issue the national system of technical standards on safe work;
i) Take lead and provide guidance on implementation of the national program on labour protection, occupational safety and health; the national week on OSH and anti-fire.
k) Unify the reporting, survey and statistics on occupational accidents.
11. With respect to the field of national devotees
a) Direct and monitor the implementation of legislation and policies on the national devotees who rendered their contribution to the national revolution;
b) Regulate the policy, norms and ways to provide artificial limbs, orthopaedic devices for the national devotees;
c) Coordinate with Ministries, agencies, local authorities and political-social organizations to organize movements of respecting the national devotees, and manage the Fund on “Respecting the National Devotees”;
d) Make plan and provide guidance on planning for martyr cemeteries, memorials and statues;
dd) Regulate the management of martyr cemeteries, memorials and statues;
e) Provide guidance and direct the receiving of martyr remains, and keep information on martyr tombs;
12. With respect to the field of social assistance:
a) Provide guidance on implementation of legislation on poverty reduction and social assistance;
b) Organize and direct the implementation of the national targeted program on poverty reduction and other social assistance programs under the jurisdiction of the Ministry;
c) Make plan and provide guidance on planning of the social welfare facilities network;
d) Regulate conditions for establishment, operation and activities of social welfare facilities;
dd) Regulate procedures on receiving residents to social welfare facilities and sending residents to family;
13. With respect to the field of protection and care of children:
a) Provide guidance on implementation of legislation and policies on protection and care of children under the jurisdiction and responsibilities of the Ministry;
b) Regulate conditions for establishment, operation and activities of facilities on assistance for children;
c) Regulate procedures on receiving children with specially difficult circumstances to facilities on assistance for children, and sending children from facilities back to families;
d) Take lead in coordination with ministries, agencies, local authorities and political-social organizations and other organizations to implement the National Action Plan for Children, Program on protection, caring and education for children with special circumstances, and other programs and plans on protection, caring and education for children.
dd) Manage and utilize the Fund for Children in Viet Nam.
14. With respect to the field of prevention and elimination of social evils:
a) Provide guidance for implementation of legislation, policies and measures for prevention of prostitution and drug addiction;
b) Make plan and provide guidance on planning the network of centers for labour and social education;
c) Regulate conditions for establishment, organization and operation of centers for labour and social education; issue and withdraw permits of operation of drug addiction facilities as stipulated by laws;
d) Regulate program on education, vocational training and community re-integration for prostitutes and drug addicts;
dd) Regulate procedures on receiving residents to centers for labour and social education and sending residents to family.
15. With respect to the field of gender equality
a) Provide guidance for implementation of legislation and policies on gender equality as stipulated by laws;
b) Participate in assessment of gender integration into legislation development;
c) Review and report competent institutions on the implementation of gender equality as stipulated by laws;
16. With respect to management of civil and public service units:
a) Issue standards and criteria on profession and competence of the civil service officers in the field of jurisdiction of the Ministry; decentralize management levels of civil service units after appraisal by the Ministry of Home Affairs; organize examinations for civil service officers as stipulated by laws;
b) Take lead in coordination with ministries and agencies to issue criteria for classification and ranking civil service units in the field of labour, national devotees and social affairs;
c) Issue norms of personnel on civil service units of the Ministry after agreement with the Ministry of Home Affairs;
d) Issue technical-economic norms of the field covered by the Ministry;
dd) Coordinate with competent institutions to provide guidance on mechanism of ownership, self-responsibility of civil and public service organizations in the field of labour, national devotees and social affairs; direct socialization of some activities in the field of the Ministry as stipulated by laws;
17. Establish and extend international cooperation in the labour, national devotees and social field.
18. Decide and direct the implementation of the administrative reform within the Ministry in line with the State administrative reform program approved by the Prime Minister.
19. Exercise the rights and responsibilities of the State’s representative owner in State-owned enterprises under the management of the Ministry in accordance with applicable laws.
20. Practice the administration over activities of associations and non-governmental organizations in the labour, national devotees and social field in accordance with applicable laws.
21. Organize and manage the machinery and staff; direct the implementation of the wage, benefit, award and discipline, appointment and dismissal of officers, retirement, resignation, training and development of the government officers within the administration of the Ministry in accordance with applicable laws.
22. Conduct scientific research and apply technological advance into labour, national devotees and social field.
23. Conduct inspection and settle complaints and denunciation; fight against corruption and negative behaviour as stipulated by laws.
24. Provide guidance on profession and competence of local Stage administration agencies in the labour, national devotees and social field.
25. Manage the budget and assets provided by the Government and follow regulations on utilization of allocated State budget as stipulated by laws.
26. Implement other tasks as assigned by the Government and Prime Minister.
Article 3: Organizational structure
1. Department of Labour - Wage
2. Department of Social Insurance
3. Department of International Cooperation
4. Department of Gender Equality
5. Department of Planning - Finance
6. Department of Legal Affairs
7. Department of Personnel and Organizational Affairs
8. Inspectorate
9. Ministry Office
10. Bureau for Administration of Overseas Labour Force
11. Bureau of Safe Work
12. Bureau of National Devotees
13. Bureau of Social Evil Prevention
14. Bureau of Employment
15. Bureau of Social Assistance
16. Bureau of Protection and Care of Children
17. General Department of Vocational Training
18. Divisions for Administration of Overseas Labour Force
19. Institute of Labour Science and Social Affairs
20. Institute of Orthopaedics and Rehabilitation
21. Informatics Center
22. Labour and Social Affairs Magazine
23. Labour and Social Newspaper
24. School for training of civil servants and officers on labour and social affairs
25. Viet Nam Fund for Children
Units No. from 1 to 18 of this Article are Departments assisting the Minister in State administration, and units from No.19 to 25 of this Article are Civil service units under the Ministry management.
Regarding the organizational structure, the Department of Labour -Wage, Department of International Cooperation, Department of Legal Affairs, Department of Planning - Finance, Department of Personnel and Organizational Affairs, Inspectorate and the Ministry Office are entitled to set up their affiliated Divisions.
The Minister of Labour, Invalids and Social Affairs summit to the Prime Minister for regulation of functions, tasks, jurisdiction and organizational structure of General Department of Vocational Training, decision of establishment of Divisions for administration of overseas labour force, issuance of the list of other civil service units affiliated to the Ministry.
Article 4: Enactment
This Decree comes into effect 15 days after its being published in the Gazette. Decree No. 29/2003/DN-CP dated 31-3-2003 on functions, responsibilities, jurisdiction and organization of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs by the Government and other provisions conflicting with this Decree are all repealed.
Article 5: Responsibilities for implementation
The Minister of Labour, Invalids and Social Affairs, Ministers and Heads of other ministries and ministerial-level agencies, Heads of governmental agencies and Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated provinces and cities are responsible for the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực