Nghị định 96/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan
Số hiệu: | 96/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 19/11/2002 | Ngày hiệu lực: | 04/12/2002 |
Ngày công báo: | 15/12/2002 | Số công báo: | Số 63 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/2002/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2002 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 96/2002/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 2002 QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về hải quan; thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước.
Tổng cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây :
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngành hải quan; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hải quan và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của ngành hải quan :
a) Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
b) Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan;
Thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Chính phủ;
c) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật;
4. Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong ngành hải quan;
5. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về hải quan;
6. Tổ chức chỉ đạo và thực hiện thống kê nhà nước về hải quan;
7. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục; tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
8. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
9. Quản lý tài chính và tài sản của ngành hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 3. Hệ thống tổ chức của Tổng cục Hải quan
Tổng cục Hải quan được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương.
1. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan gồm :
a) Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan :
1. Vụ Giám sát quản lý về hải quan;
2. Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu;
9. Cục Điều tra chống buôn lậu;
10. Cục Kiểm tra sau thông quan;
11. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan.
b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan :
1. Viện Nghiên cứu Hải quan;
2. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc;
3. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Trung;
4. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Nam;
5. Trường Cao đẳng Hải quan;
c) Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các Cục Hải quan địa phương) trực thuộc Tổng cục Hải quan.
d) Các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc Cục Hải quan địa phương.
2. Việc quy định nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ công chức của các đơn vị nêu tại điểm a, b, c, d Điều này thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các Cục Hải quan địa phương và các đơn vị thuộc bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục cho phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, đặc thù của hoạt động hải quan và quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
6. Tổng cục Hải quan có con dấu có hình quốc huy.
7. Công chức công tác trong ngành hải quan được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định của Luật Hải quan. Mức phụ cấp thâm niên được quy định như sau : đủ 05 năm công tác trong ngành hải quan được hưởng mức phụ cấp bằng 5% mức tiền lương được hưởng theo ngạch, bậc; từ năm thứ 6 trở đi cứ thêm 01 năm công tác (tròn 12 tháng) thì được tính thêm 1%.
Điều 4. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan
Tổng cục Hải quan có Tổng cục trưởng và một số Phó Tổng cục trưởng. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Hải quan.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về nhiệm vụ được phân công.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Nghị định số 16/CP ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 96/2002/ND-CP |
Hanoi November 19, 2002 |
DECREE
PRESCRIBING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Customs Law of June 29, 2001;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECREES:
Article 1.- Position and functions
The General Department of Customs is an agency attached to the Ministry of Finance, which assists the Minister of Finance in performing the function of specialized State management over customs, and enforces the customs legislation throughout the country.
The General Department of Customs shall perform its tasks and exercise its powers according to the provisions of the Customs Law and other relevant law provisions, and have the following specific tasks and powers:
1. To submit to the Minister of Finance the draft legal documents on customs as well as the strategy, planning and plans on development of the customs service, and organize the implementation thereof after they are approved;
2. To direct, guide and inspect the implementation of the customs services tasks:
a/ Conducting customs inspection and supervision of import, export and transit goods as well as import, export and transit means of transport;
b/ Preventing and combating smuggling and illegal cross-border goods transportation within geographical areas of customs operation;
Taking measures to prevent and combat smuggling and illegal cross-border goods transportation outside geographical areas of customs operation under the Governments regulations;
c/ Organizing the implementation of the legislation on taxes and other levies on import and export goods;
d/Organizing the post-customs clearance inspection of import and export goods;
e/ Proposing undertakings and measures to exercise State management over customs with regard to the import, export, exit, entry and transit activities as well as policies on taxes on import and export goods to the competent State agencies.
3. To undertake international cooperation on customs according to law provisions;
4. To organize scientific research and apply scientific and technological advances within the customs service;
5. To organize the information and propagation of the customs legislation;
6. To organize, direct and make the State statistics on customs;
7. To manage the organizational structure and payroll; to direct and implement wage policy as well as preferential treatment, commendation and discipline policies and regimes towards State officials, public servants and employees under the management of the General Department of Customs; to organize the training, fostering and building of a contingent of officials, public servants and employees and manage the non-business units under the General Department of Customs according to law provisions and the Finance Ministers assignment;
8. To examine, inspect and settle complaints and denunciations; to combat corruption and handle violations according to law provisions;
9. To manage finance and assets of the customs service according to law provisions and the Finance Ministers assignment.
Article 3.- System of the General Customs Departments organization
The General Department of Customs is organized according to the principles of centralization and uniformity into a system from the central to local levels.
1. The General Customs Departments organizational structure consists of:
a/ The General Customs Directors assisting apparatus:
1. The Department for Customs Supervision and Management;
2. The Department for Inspection and Collection of Import and Export Taxes;
3. The Legal Department;
4. The Department for International Cooperation;
5. The Planning-Finance Department;
6. The Department for Organization and Personnel;
7. The Inspectorate;
8. The Office;
9. The Department for Smuggling Investigation and Combat;
10. The Department for Post-Customs Clearance Inspection;
11. The Department for Customs Information Technology and Statistics.
b/ Non-business units under the General Department of Customs:
1. The Customs Research Institute;
2. The North Vietnam Center for Analysis and Classification of Import and Export Goods;
3. The Central Vietnam Center for Analysis and Classification of Import and Export Goods;
4. The South Vietnam Center for Analysis and Classification of Import and Export Goods;
5. The Customs College;
6. The Customs Newspaper.
c/ The Customs Departments of provinces, inter-provinces or centrally-run cities (hereafter referred collectively to as provincial/municipal Customs Departments) under the General Department of Customs.
d/ The border-gate Customs Sub-Departments, the Customs Control squads and equivalent units under the provincial/municipal Customs Departments.
2. The prescription of the tasks, organizational structures, payrolls as well as officials and public servants of the units mentioned at Points a, b, c and d of this Article shall comply with the Finance Ministers regulations.
3. The Prime Minister shall decide on the establishment, reorganization or dissolution of provincial/municipal Customs Departments and units under the assisting apparatus of the General Customs Director.
4. The Minister of Finance shall decide on the reorganization of non-business units under the General Customs Department to meet the requirements of administrative reforms, and conform with the specific characteristics of customs operation and law provisions.
5. The Minister of Finance shall decide on the establishment, reorganization or dissolution of the border-gate Customs Sub-Departments, the Customs Control squads and equivalent units.
6. The General Department of Customs shall have its seal bearing national emblem.
7. Public servants working in the customs service shall be entitled to seniority allowances according to the Customs Laws provisions. The seniority allowance levels are prescribed as follows: those who have been working in the customs service for full 5 years shall enjoy the allowance level equal to 5% of their wages paid according to their ranks and grades; from the 6th year on, they shall enjoy an addition of 1% for every additional working year (full 12 months).
Article 4.- Leadership of the General Department of Customs
The General Department of Customs shall have its General Director and a number of deputy general directors. The General Director of Customs shall be appointed by the Prime Minister at the proposal of the Minister of Finance. The General Director of Customs shall take responsibility before the Minister of Finance for all activities of the General Department of Customs.
Deputy general directors of Customs shall be appointed by the Minister of Finance at the proposal of the General Director of Customs. Deputy general directors of Customs shall be answerable to the General Director of Customs for their assigned tasks.
Article 5.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its signing. To annul the Governments Decree No. 16/CP of March 7, 1994 on the functions, tasks and organizational structure of the General Department of Customs.
Article 6.- Implementation responsibilities
The Minister of Finance, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities, and the General Director of Customs shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực