Nghị định 884-VH/NĐ năm 1957 về thể lệ đăng ký của các nhà in do Bộ trưởng Bộ Văn hóa ban hành
Số hiệu: | 884-VH/NĐ | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch | Người ký: | Cù Huy Cận |
Ngày ban hành: | 18/07/1957 | Ngày hiệu lực: | 02/08/1957 |
Ngày công báo: | 31/07/1957 | Số công báo: | Số 31 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Không còn phù hợp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ VĂN HOÁ |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 884-VH/NĐ |
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 1957 |
|
QUY ĐỊNH THỂ LỆ ĐĂNG KÝ CỦA CÁC NHÀ IN
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA
Chiếu Điều lệ số 489-TTg ngày 30-6-1955 của Thủ tướng phủ về việc đăng ký các loại hình kinh doanh công thương nghiệp:
Chiếu Điều lệ số 557-TTg ngày11-7-1955 của Thủ tướng phủ về phân công đăng ký các loại hình kinh doanh công thương nghiệp:
Chiếu Quyết định số 609-TTg ngày 04-11-1955 của Thủ tướng phủ về việc cho phép kinh doanh và đăng ký kinh doanh công thương nghiệp:
Sau khi thỏa thuận với Bộ Thương nghiệp và được sự đồng ý của Thủ Tướng phủ:
Chiếu Nghị định số 542-VH/NĐ ngày 29-4-1957 của Bộ Văn hóa quy định về việc đăng ký nhà in.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. - Trừ 1 số nhà in của Chính phủ có quy định riêng, tất cả các nhà in của các cơ quan chính quyền, đoàn thể hay tư nhân, in bằng máy, bản đá, bản kềm, rô-nê-ô, mở trước hoặc sau ngày ban hành nghị định này đều phải đăng ký :
- Ở Hà Nội, tại Cục Xuất bản.
- Ở Hải Phòng, tại Sở Văn hóa thành phố.
- Ở Khu Hồng quảng và Khu tự trị Thái- Mèo tại Sở Văn hóa khu.
- Ở các tỉnh tại Ty Văn hóa tỉnh.
Điều 2. – Cục Quản lý xuất bản in và phát hành xuất bản phẩm (gọi tắt là Cục Xuất bản) thuộc Bộ Văn hóa, được ủy nhiệm quản lý việc đăng ký nhà in trong toàn quốc.
Điều 3. – Muốn xin đăng ký, chủ nhà in phải nộp những giấy tờ sau :
a) Một đơn xin đăng ký thành ba bản, có một bản dán tem.
b) Một tờ khai đăng ký nhà in làm thành ba bản theo mẫu sẵn, đã được chính quyền địa phương chứng nhận là khai đúng sự thật .
Điều 4. – Sau khi được đăng ký nhà in muốn thay đổi tên, thay đổi số lượng cổ phần, số lượng cổ viên, số lượng công nhân, máy móc hoặc đóng cửa thì đều phải báo cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký biết. Trường hợp nhà in đổi chủ hay dời đi địa phương khác thì phải xin phép và phải đăng ký lại ở nơi mới tới.
Điều 5. – Ngoài những giấy tờ nói trên ở điều 3 những nhà in xin mở sau ngày ban hành nghị định ngày in bằng máy in lớn, hoạt động có ảnh hưởng đến vệ sinh, trật tự an ninh chung trong địa phương phải được sự đồng ý của Sở hoặc Ty Thủy lợi kiến trúc sau khi làm thủ tục điều tra tiện hay bất tiện.
Điều 6. – Sau khi đăng ký, nhà in phải nộp những giấy tờ sau đây cho Sở hoặc Ty Công thương sở tại tại để chịu sự quản lý về mặt kinh doanh:
1) Bản sao tờ khai đăng ký.
2) Giấy tờ cần thiết khác như:
a) Bản sao điều lệ nội quy của tổ chức kinh doanh.
b) Bản sao các chứng từ về vốn như giấy vay tiền, danh sách các cổ viên và số cổ phần đóng góp.
c) Bản sao các chứng từ về tài sản (động sản và bất động sản như văn tự nhà cửa, đất đai, giấy mua máy móc, dụng cụ, vv...)
Điều 7. – Khi in những bố cáo, hộ chiếu, giấy thông hành, chứng minh thư, bằng khen, bằng huân chương, huy hiệu, phù hiệu, giấy ủy nhiệm, công lệnh, giấy công tác, giấy có tiêu đề văn thư của tổ chức chính quyền, đoàn thể nhân dân các cấp thì phải có giấy đặt bản cơ quan, tổ chức thuê in và giấy giới thiệu người đến đặt in. Nhà in sẽ giữ lại giấy giới thiệu người đến đặt in để nộp cho cơ quan đăng ký.
Điều 8. – Nhà in không được in những xuất bản phẩm như sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, bản nhạc, bản đồ đã có lệnh của chính quyền nhân dân cấm hoặc thu hồi, hoặc do cá nhân hay tổ chức không có giấy của cơ quan thẩm quyền cho hoạt động về xuất bản đặt in.
Điều 9. – Khi in xong một ấn phẩm, nhà in phải nộp lưu chuyển trước khi giao hàng cho khách hàng, số lượng và nơi lưu chiếu quy định như sau:
- Hai bản cho cơ quan đăng ký địa phương đối với các loại ấn phẩm ghi trong điều 7, kèm theo giấy giới thiệu người tới đặt in.
- Một bản cho Cục Xuất bản và một bản cho Ty hoặc Sở Văn hóa địa phương đối với các xuất bản phẩm nói trong điều 18 sắc luật số 00/3 SLt ngày 18 tháng 6 năm 1957.
Mẫu thống nhất của tờ khai luư chiếu ấn phẩm sẽ do cơ quan đăng ký phổ biến.
Điều 10. – Những nhà in đương hoạt động đều phải làm thủ tục đăng ký trong hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành nghị định. Những nhà in phải mở sau ngày đó thì phải đăng ký rồi mới được phép hoạt động.
Điều 11. – Thể lệ đăng ký nhà in nói ở các điều 1,2,3,4,5,6,10 và 12 của nghị định này đều áp dụng cho cả nước đúc chử in, chế tạo máy in và làm đồ phụ tùng, nhà làm bản kèm, nhà đóng sách.
Điều 12. – Những nhà in nào làm trái với những đìêu trong nghị định này sẽ tùy trường hợp nhẹ hay nặng mà bị phê bình, bị cảnh cáo, bị đóng cửa tạm thời hay vĩnh viễn hoặc bị truy tố trước pháp luật.
Điều 13. – Nghị định này thay thế cho Nghị định số 542-VH/NĐ ngày 29 tháng 4 năm 1957 của Bộ Văn hóa.
Điều 14. – Ủy ban hành chánh các khu, tỉnh và thành phố, ông Giám đốc Cục Xuất bản, các ông Giám đốc các Sở Văn hóa Hà Nội, Hải Phòng, Hồng Quảng, khu tự trị Thái Mèo, Khu tự trị Việt Bắc và các ông Trưởng ty Văn hóa các tỉnh chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA THỨ TRƯỞNG |
Tình trạng hiệu lực: Không còn phù hợp