Nghị định 82-CP năm 1994 ban hành Quy chế Đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam
Số hiệu: | 82-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 02/08/1994 | Ngày hiệu lực: | 02/08/1994 |
Ngày công báo: | 15/10/1994 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2000 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82-CP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 1994 |
SỐ 82-CP NGÀY 2-8-1994 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẶT VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KINH TẾ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để chấn chỉnh quản lý Nhà nước đối với Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2.- Nghị định này thay thế Nghị định số 382-HĐBT ngày 5-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ
ĐẶT VÀ HOẠT ĐỘNG CUẢ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KINH TẾ NƯỚC NGOAÌ TAỊ VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 82-CP ngày 2-8-1994)
Điều 1.- Các tổ chức kinh tế nước ngoài có đủ điều kiện quy định tại Quy chế này, được xét cấp giấy phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam để thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam.
Điều kiện để tổ chức kinh tế nước ngoài được xét cấp giấy phép đặt Văn phòng đại diện:
1- Tổ chức kinh tế nước ngoài được thành lập phù hợp với pháp luật nước mình;
2- Đã hoạt động không dưới 5 năm;
3- Có dự án đầu tư, thương mại được phía Việt Nam quan tâm và có khả năng thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại của Việt Nam.
Đối với các tập đoàn kinh tế nước ngoài xin đặt Văn phòng đại diện để thực hiện các dự án đầu tư có số vốn từ 10 triệu USD trở lên hoặc thúc đẩy việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá sản xuất, chế biến tại Việt Nam sẽ được giảm nhẹ điều kiện quy định tại điểm 2 Điều này và được ưu tiên xem xét cấp giấy phép.
Phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam:
Xúc tiến xây dựng các dự án, chương trình hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật được phía Việt Nam quan tâm.
Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật đã ký kết với các doanh nghiệp của Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Không được trực tiếp kinh doanh, làm dịch vụ và thu tiền tại Việt Nam dưới bất cứ hình thức nào. Trưởng Văn phòng đại diện và nhân viên làm việc trong Văn phòng không được ký kết hợp đồng kinh tế, thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam nếu không có giấy uỷ nhiệm hợp pháp của Chủ hãng hoặc Giám đốc điều hành của tổ chức kinh tế nước ngoài.
Bộ Thương mại chịu trách nhiệm xét cấp, gia hạn, bổ sung, thu hồi hoặc huỷ bỏ giấy phép cho tổ chức kinh tế nước ngoài đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, BỔ SUNG VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KINH TẾ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Tổ chức kinh tế nước ngoài xin cấp giấy phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải gửi đơn tới Bộ Thương mại (theo mẫu thống nhất do Bộ Thương mại quy định) gồm 1 bản bằng tiếng Việt Nam, 1 bản bằng một trong các thứ tiếng nước ngoài thông dụng.
Kèm theo đơn xin phép đặt Văn phòng đại diện, tổ chức kinh tế nước ngoài cần xuất trình:
1- Điều lệ hoặc tài liệu cần thiết chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp của tổ chức kinh tế;
2- Giấy chứng nhận của Ngân hàng hoặc của cơ quan pháp lý có thẩm quyền phía nước ngoài xác định số vốn pháp định của tổ chức kinh tế.
Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại phải trả lời kết quả (cấp hay không cấp giấy phép) cho tổ chức kinh tế nước ngoài đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Giấy phép đặt Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam phải ghi rõ mục đích, phạm vi hoạt động của Văn phòng theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
Giấy phép có giá trị trong thời hạn 3 (ba) năm kể từ ngày cấp, và có thể được gia hạn từng 3 năm một theo đề nghị của tổ chức kinh tế nước ngoài.
Trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày cấp giấy phép đặt Văn phòng đại diện; và trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày gia hạn giấy phép, tổ chức kinh tế nước ngoài phải hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đóng trụ sở.
Sau khi cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng đại diện (theo mẫu thống nhất do Bộ Thương mại quy định), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải gửi cho Bộ Thương mại một bản sao giấy đăng ký để theo dõi, kiểm tra thực hiện.
Tổ chức kinh tế nước ngoài có yêu cầu thay đổi tên gọi, trụ sở chính, trụ sở chi nhánh Văn phòng đại diện của mình từ tỉnh này sang tỉnh khác; yêu cầu bổ sung phạm vi hoạt động hoặc gia hạn giấy phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam, đều phải báo cáo xin phép Bộ Thương mại, và chỉ được thay đổi, tiếp tục hoạt động khi có văn bản chấp thuận.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Bộ Thương mại phải có văn bản trả lời tổ chức kinh tế nước ngoài biết kết quả việc xin thay đổi, gia hạn hoặc bổ sung giấy phép hoạt động của Văn phòng đại diện.
Trong thời gian hoạt động tại Việt Nam, tổ chức kinh tế nước ngoài muốn thay đổi người Trưởng đại diện và/hoặc nhân viên làm việc tại Văn phòng đại diện, phải báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đóng trụ sở và chỉ được thay đổi khi có văn bản chấp thuận. Thời hạn trả lời của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố là 15 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu của tổ chức kinh tế nước ngoài.
Hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế nước ngoài được chấm dứt trong các trường hợp sau:
1- Hết thời hạn ghi trong giấy phép;
2- Theo đề nghị của tổ chức kinh tế nước ngoài;
3- Theo quyết định của Bộ Thương mại về việc thu hồi giấy phép nếu Văn phòng đại diện vi phạm những quy định của Quy chế này.
Trong các trường hợp nói trên, Bộ Thương mại phải có văn bản thông báo cho tổ chức kinh tế nước ngoài và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đóng trụ sở biết 30 ngày trước khi Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động.
Điều 11.- Trong thời hạn không quá 60 ngày, kể từ ngày Bộ Thương mại thông báo chấm dứt hoạt động, Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam phải trả trụ sở, nhà ở, phương tiện làm việc đã thuê và thanh toán xong các khoản nợ (nếu có) với các tổ chức và cá nhân Việt Nam có liên quan.
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KINH TẾ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 12.- Khi được cấp, gia hạn hoặc bổ sung giấy phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam, tổ chức kinh tế nước ngoài phải nộp một khoản lệ phí do Bộ Tài chính Việt Nam quy định.
Điều 13.- Văn phòng đại diện kinh tế nước ngoài tại Việt Nam chỉ được hoạt động theo mục đích, phạm vi và thời gian quy định trong giấy phép và giấy đăng ký.
Điều 14.- Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam được thuê trụ sở, nhà ở và các phương tiện phục vụ hoạt động và sinh hoạt của mình; được thuê công dân Việt Nam vào làm việc tại Văn phòng đại diện và phải tạo điều kiện thuận lợi cho các viên chức, nhân viên làm việc trong Văn phòng đại diện chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nộp thuế thu nhập, mua các loại bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam.
Điều 15.- Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam được mở một tài khoản chuyên chi (bằng ngoại tệ hoặc bằng dồng Việt Nam có gốc ngoại tệ) tại Ngân hàng được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam để trang trải các khoản chi tiêu cần thiết cho hoạt động của Văn phòng.
Điều 16.- Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam được phép nhập khẩu vào Việt Nam các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của Văn phòng đại diện nhưng phải nộp thuế theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành của Việt Nam.
Điều 17.- Văn phòng đại diện kinh tế nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo định kỳ bằng văn bản với Bộ Thương mại và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở về các hoạt động của Văn phòng, khi cần thiết theo yêu cầu của các cơ quan nói trên Văn phòng đại diện có trách nhiệm báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình.
Điều 18.- Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam không được hưởng Quy chế ưu đãi, miễn trừ dành cho các Cơ quan Đại diện ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự nước ngoài và Cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam. Trong thời gian hoạt động tại Việt Nam, Văn phòng đại diện có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật Việt Nam và được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền lợi chính đáng theo pháp luật.
Điều 19.- Các Tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như một Văn phòng đại diện (có trụ sở giao dịch, có nhân viên làm việc...) nhưng chưa có giấy phép của Bộ Thương mại cho đặt Văn phòng đại diện thì bị buộc phải chấm dứt hoạt động và bị phạt 50.000 USD; trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy tố theo pháp luật Việt Nam.
Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam vi phạm các quy định dưới đây sẽ bị xử lý như sau:
1- Đã có giấy phép của Bộ Thương mại cho đặt hoặc gia hạn hoạt động nhưng không đăng ký theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này thì bị cảnh cáo và bị phạt 2.000 USD, đồng thời phải hoàn thành thủ tục đăng ký theo đúng quy định; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó.
2- Hoạt động khi giấy phép đặt Văn phòng và giấy đăng ký đã hết hạn thì bị buộc chấm dứt hoạt động và bị phạt 20.000 USD; trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy tố theo pháp luật Việt Nam.
3- Thay đổi tên, trụ sở chính, trụ sở chi nhánh khi chưa được Bộ Thương mại chấp thuận thì bị cảnh cáo và bị phạt 2.000 USD, đồng thời không được dùng tên, trụ sở chính, trụ sở chi nhánh mới đó cho đến khi Bộ Thương mại chấp thuận; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó.
4- Thay đổi Trưởng đai diện và nhân viên khi chưa được chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đóng trụ sở thì bị cảnh cáo và bị phạt 2.000 USD, đồng thời Trưởng đại diên, nhân viên mới đó không được tiến hành các hoạt động chính thức; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó.
5- Thuê nhà và/hoặc tuyển dụng nhân viên trái các quy định của pháp luật Việt Nam thì bị cảnh cáo và bị phạt 5.000 USD; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó.
6- Mở và sử dụng tài khoản trái với quy định tại Điều 15 của Quy chế này thì bị cảnh cáo và bị phạt 5.000 USD; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó.
7- Trưởng Văn phòng đại diện hoặc nhân viên ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền thì bị cảnh cáo và bị phạt 5.000 USD; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó. Những hợp đồng này không có giá trị pháp lý để thực hiện.
8- Hoạt động ngoài phạm vi ghi trong giấy phép thì bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, bị phạt 10.000 USD và phải truy nộp các loại thuế theo pháp luật Việt Nam; nếu tái phạm sẽ bị buộc chấm dứt hoạt động và bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó,
9- Không chấp hành hoặc cản trở việc kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 21 của Quy chế này thì bị cảnh cáo và bị phạt 5.000 USD; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó.
1- Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thống nhất quản lý hành chính Nhà nước đối với mọi hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam; làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) các mặt hoạt động của Văn phòng đại diện theo đề nghị của các Bộ, ngành hữu quan và/hoặc của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đóng trụ sở; ra quyết định xử lý các vi phạm ở mức đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động và phạt tiền từ mức 10.000 USD trở lên theo quy định tại Điều 19, Điều 20 của Quy chế này.
2- Các Bộ, ngành có chức năng quản lý Nhà nước theo lĩnh vực hoặc chuyên ngành có trách nhiệm đề xuất và tham gia, phối hợp với Bộ Thương mại và/hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đóng trụ sở tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của Văn phòng đại diện thuộc lĩnh vực, chuyên ngành do mình phụ trách, kiến nghị với Bộ Thương mại hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định xử lý các vi phạm theo thẩm quyền quy định tại điểm 1, điểm 3 Điều này.
3- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đai diện đóng trụ sở chịu trách nhiệm quản lý hành chính và kiểm tra, giám sát hoạt động của Văn phòng đại diện trên địa bàn lãnh thổ, có quyền ra quyết định xử lý vi phạm dưới mức quyết định xử lý của Bộ Thương mại.
Điều 22.- Quy chế này không áp dụng đối với các Văn phòng đại diện phi kinh tế của nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; và không áp dụng đối với các chi nhánh hoặc đại lý tổ chức kinh tế nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và quản lý theo quy chế riêng.
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 382-HĐBT ngày 5-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Những quy định trước đây của Chính phủ, của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân địa phương trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 24.- Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thủ trưởng các Bộ, ngành có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy chế này.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 82-CP |
Hanoi, August 02, 1994 |
DECREE
PROMULGATING THE STATUTE ON THE ESTABLISHMENT AND ACTIVITIES OF THE REPRESENTATIVE OFFICES OF FOREIGN ECONOMIC ORGANIZATIONS IN VIETNAM
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September, 1992;
With a view to readjusting State management over the representative offices of foreign economic organizations in Vietnam;
At the proposal of the Minister of Trade;
DECREES:
Article 1.- To issue along with this Decree the Statute on the Establishment and Activities of the Representative Offices of Foreign Economic Organizations in Vietnam.
Article 2.- This Decree replaces Decree No. 382-HDBT on the 5th of November, 1990 of the Council of Ministers and takes effect on the date of its signing. The earlier regulations contrary to this Decree are now annulled.
Article 3.- The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government have the responsibility to implement this Decree.
|
ON BEHALF THE GOVERNMENT |
STATUTE
ON THE ESTABLISHMENT AND ACTIVITIES OF THE REPRESENTATIVE OFFICES OF FOREIGN ECONOMIC ORGANIZATIONS IN VIETNAM
(Issued along with Decree No. 82-CP on the 2nd of August, 1994)
Chapter I
GENERAL RPOVISIONS
Article 1.- The foreign economic organizations which meet the conditions defined in this Statute shall be considered for issuance of a permit to establish a representative office in Vietnam with a view to establishing economic and trade relations with Vietnamese businesses.
Article 2.- Conditions for a foreign economic organization to be considered for the issuance of a permit to establish its representative office in Vietnam:
1. It is set up in conformity with the law of its country.
2. It has operated for no less than five years.
3. It comes up with an investment or trade project which Vietnam is interested in and which is feasible aimed at promoting Vietnam's economic and trade development.
Those foreign economic corporations, which apply for setting up representative offices in Vietnam aimed at carrying out investment projects capitalized at ten million USD and more or at carrying out contracts for importing goods produced or processed in Vietnam, shall enjoy the easing of condition set at Point 2 of this Article and priority in consideration for the issuance of permits.
Article 3.- Scope of activities of the representative office of foreign economic organizations in Vietnam:
- Promoting the building of projects and programs on economic, scientific and technical cooperation which Vietnam is interested in;
- Monitoring and supervising the execution of the economic, trade, scientific and technical contracts signed with Vietnamese businesses in conformity with Vietnamese law;
- It is not allowed to conduct direct business and collect money in Vietnam in any form. The Head of the Representative Office and the staff of the Office are not allowed to sign economic or trade contracts with any Vietnamese businesses unless they have the lawful mandatory letter from the owner of the Company or the Executive Director of the foreign economic organization.
Article 4.- The Ministry of Trade has the responsibility to consider for the issuance, extension, with drawal or cancellation of permits to the foreign economic organizations applying for setting up their representative offices in Vietnam.
Chapter II
PROCEDURES FOR THE ISSUANCE, EXTENSION, SUPPLEMENT AND WITHDRAWAL OF THE OPERATING PERMIT OF THE REPRESENTATIVE OFFICE OF A FOREIGN ECONOMIC ORGANIZATION IN VIETNAM
Article 5.- A foreign economic organization which applies to set up its representative office in Vietnam has to send to the Ministry of Trade (according to the unified form supplied by the Ministry of Trade). The application must be done in two copies, one in Vietnamese and the other in a foreign language of common use.
In addition to the application, the soliciting foreign economic organization must produce the following:
1. The statute or another necessary document testifying to its lawful establishment and operation.
2. A certificate of the Bank or an authorized legal office of the foreign side concerning the prescribed capital of the foreign economic organization.
Article 6.- Within no more than 30 (thirty) days after receiving the full valid file, the Ministry of Trade shall have to make known its answer (to issue or not to issue the permit) to the soliciting foreign economic organization.
Article 7.- The permit must clearly specify the purpose and scope of operation of the Representative Office as defined in Article 3 of this Statute.
A permit is valid for 3 (three) years from the date of issuance and may be extended by three years each time at the request of the foreign economic organization.
Article 8.- Within 90 (ninety) days after the issuance of the permit and within 15 (fifteen) days after extension of the permit the foreign economic organization must complete the procedures of registration for operation at the People's Committee in the province or city where its Representative Office is located.
After issuing the operating license to the Representative Office of the foreign economic organization (according to the unified form issued by the Ministry of Trade), the People's Committee in the province or city shall have to send to the Ministry of Trade a copy of this license in order to monitor and control its implementation.
Article 9.- When the need arises for a foreign economic organization to change its name, its main office or branch offices of its Representative Office from one province to another, or to ask for supplement to its scope of operation or to extend the permit for its Representative Office in Vietnam, it has to ask permission from the Ministry of Trade and may effect its required changes only after having received a document of acceptance.
Within 15 (fifteen) days after receiving the request, the Ministry of Trade shall have to make a written answer to the foreign economic organization about whether or not the Ministry accepts the changes, extension or supplement asked for.
During the time of its operation in Vietnam, whenever the foreign economic organization wants to replace the Head of its Representative Office and/or the staff of the Office, it must report to the People's Committee in the province or city where the representative office is located, and such a replacement can be effected only after it has received a document of acceptance. The time limit for the People's Committee to give a written answer is 15 (fifteen) days after receiving the request of the foreign economic organization.
Article 10.- The operation of the Representative Office of a foreign economic organization shall be terminated in the following cases:
1. End of the term stipulated in the permit;
2. At the request of the foreign economic organization;
3. By decision of the Ministry of Trade to withdraw the permit in case the Representative Office violates the provisions of this Statute.
In the above cases, the Ministry of Trade shall send a written notice to the foreign economic organization and the People's Committee in the province or city where the Representative Office is located 30 (thirty) days before the office terminates its operations.
Article 11.- Within no more than 60 (sixty) days after the Ministry of Trade notifies it to terminate its operation, the Representative Office of the foreign economic organization in Vietnam must return the office, dwelling house and working means it has rented and paid all its debts (if any) to the concerned Vietnamese organizations and individuals.
Chapter III
POWERS AND RESPONSIBILITIES OF THE REPRESENTATIVE OFFICE OF A FOREIGN ECONOMIC ORGANIZATION IN VIETNAM
Article 12.- When it is granted the permit to set up a representative office or is allowed to extend or supplement the permit, the foreign economic organization has to pay a fee set by the Ministry of Finance.
Article 13.- The Representative Office of a foreign economic organization in Vietnam is allowed to operate only according to the purpose, scope and time limit defined in the permit and the license.
Article 14.- The Representative Office of a foreign economic organization in Vietnam is allowed to rent an office, dwelling houses and means in service of its activities and life. It is a allowed to hire Vietnamese citizens to work at the office and must create favorable conditions for these persons to fully accomplish their duties as defined by Vietnamese law on payment of income tax and to purchase the obligatory insurances in Vietnam.
Article 15.- The Representative Office of a foreign economic organization in Vietnam is allowed to pen a spending account (in foreign currencies or in Vietnam Dong originating from incomes in foreign currencies) at the Bank which is set up and operates according to Vietnamese law in order to cover the spending necessary for the operation of the Office.
Article 16.- The Representative Office of a foreign economic organization in Vietnam is allowed to import into Vietnam the materials and utensils necessary for the work and life of the Office and it has to pay tax according to the Law on import and export in force in Vietnam.
Article 17.- The Representative Office of a foreign economic organization must report regularly in writing its activities to the Ministry of Trade and the People's Committee in the province or city where it is located. When necessary and at the request of the above offices, it has the responsibility to report on, supply documents or explain about questions related to its operations.
Article 18.- The Representative Office of a foreign economic organization in Vietnam does not enjoy the Status on the privileges and immunity reserved for foreign diplomatic representations or consulated and representative offices of international organizations based in Vietnam. During its operating period in Vietnam, the Representative Office has the obligation to abide by Vietnamese law and has its legitimate rights and interests protected by the Vietnamese State in conformity with law.
Chapter IV
HANDLING OF VIOLATIONS
Article 19.- Any foreign organization operating in Vietnam like a representative office (i.e. with a liaison office and the working staff...) without a permit from the Ministry of Trade to set up a representative office, shall be forced to wind up its activities and shall be fined 50,000 USD. In serious cases it may be prosecuted according to Vietnamese law.
Article 20.- Any representative office of a foreign economic organization in Vietnam, which violates the regulations listed below, shall receive the following penalties:
1. If it has already got a permit of the Ministry of Trade to set up or extend the permit but fails to register as stipulated at Article 8 of this Statute, it shall be served a warning and fined 2,000 USD. At the same time it has to fill all the procedures for registration as prescribed. A repeat of the violation shall be subjected to double the fine of the first time.
2. If it continues to operate after the termination of the validity of the permit, it shall be forced to terminate its operation and be fined 20,000 USD. In serious cases it may be prosecuted according to Vietnamese law.
3. If it unilaterally changes its name, main office or branch offices before the relevant request is accepted by the Ministry of Trade, it shall be served a warning and fined 2,000 USD. At the same time, it must stop using the new name, main office and branch offices until they are accepted by the Ministry of Trade. A repeat of the violation shall be subjected to double the fine of the first time.
4. If it replaces the Head of the Representative Office and/or the office staff before the request is accepted by the People's Committee in the province or city where the Office is located, it shall be served a warning and fined 2,000 USD, The newly appointed Head of the Representative Office and the new staff are not allowed to engage in official activities. A repeat of the violation shall be subjected to double the fine of the first time.
5. If it rents a house and/or recruit staff members in contravention of prescriptions by Vietnamese law, it shall be served a warning and fined 5,000 USD. A repart of the violation shall be subjected to double the fine of the first time.
6. If it opens and uses an account contrarily to the prescriptions at Article 15 of this Statute, it shall be served a warning and fined 5,000 USD. A repeat of the violation shall be subjected to double the fine of the first time.
7. If the Head of the Representative Office or a staff member signs a contract not within his or their competence, they shall be served a warning and fined 5,000 USD. A repeat of the violation shall be subjected to double this fine. These contracts shall carry not legal value for execution.
8. If the Representative Office conducts its activities outside the limit stipulated in the permit, it shall be suspended for a given period and fined 10,000 USD and must make retroactive payment of taxes as prescribed by Vietnamese law. If it repeats the violation, it shall be forced to wind up its operation and be fined double the amount in the first time.
9. If it does not obey or obstruct the control by the authorized State organs stipulated at Article 21 of this Statute, it shall be served a warning and fined 5,000 USD. A repeat of the violation shall be subjected to double the fine of the first time.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 21.-
1. The Ministry of Trade takes the responsibility for exercising unified State administrative management over all activities of the Representative Office of the foreign economic organization in Vietnam. The Ministry also acts as co-ordinator between the Representative Office and the various ministries, services and localities concerned, carry out periodical or sudden inspection (when necessary) of any aspect of the operation of the Representative Office at the proposal of the concerned ministries and services and/or the People's Committee in the province or city where the Representative Office is located, issue decisions on the handling of violations involving up to the suspension or close-down of operation and fines from 10,000 USD upward as prescribed at Article 19 and Article 20 of this Statute.
2. The ministries and services with State management responsibilities along the area or service line have the responsibility to propose, take part in, or conduct jointly with the Ministry of Trade and/or the People's Committee in the province or city where the Representative Office is located, periodical or sudden inspection of the operations of the Office in the area or specialty under its charge, and to suggest to the Ministry of Trade or the People's Committee of the province or city how to handle the violations which come under its jurisdiction as prescribed in Point 1 and Point 3 of this Article.
3. The People's Committee in the province or city where the Representative Office is located takes the responsibility for inspecting and supervising the operations of the Representative Office in their locality. It has the authority to impose penalties below the level authorized for the Ministry of Trade.
Article 22.- This Statute shall not apply to the non-economic Representative Offices of foreign countries set up in Vietnam under international conventions which Vietnam has signed or acceded to. If shall also not apply to the branches or agents of the foreign economic organizations set up and managed according to a separate statute by permission of the Prime Minister.
Article 23.- This Statute takes effect on the date of its signing and replaces the Statute issued along with Decree No. 382-HDBT on the 5th of November 1990 of the Council of Ministers. All the previous regulations of the Government, the ministries, services and local People's Committees contrary to this Statute are now annulled.
Article 24.- The Minister of Trade, the Heads of the concerned ministries and services and the Presidents of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government have the responsibility to guide and inspect the implementation of this Statute according to their functions, tasks and powers.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực