Nghị định 64-CP năm 1995 ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam
Số hiệu: | 64-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 09/10/1995 | Ngày hiệu lực: | 09/10/1995 |
Ngày công báo: | 31/12/1995 | Số công báo: | Số 24 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
17/05/2001 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 1995 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 64-CP NGÀY 9-10-1995 BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ngày 24 tháng 5 năm 1990;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính tại Việt Nam.
Điều 2.- Quy chế này chỉ áp dụng cho hoạt động cho thuê tài chính và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện và sau một thời gian sẽ rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn chỉnh Quy chế để ban hành chính thức.
Điều 4.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 64-CP ngày 9-10-1995 của Chính phủ)
Điều 1.- Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc - thiết bị và các động sản khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc - thiết bị và động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được huỷ bỏ hợp đồng trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê.
Điều 2.- Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên cho thuê: Là Công ty Cho thuê tài chính có tư cách pháp nhân, được cấp giấy phép hoat động theo Quy chế này;
2. Bên thuê: Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê trong thời hạn thuê theo mục đích kinh doanh hợp pháp của mình;
3. Tài sản thuê: Là máy móc, thiết bị và các động sản khác đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, có giá trị sử dụng hữu ích trên một năm, được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu;
4. Thời hạn cho thuê: Là thời gian bên thuê sử dụng tài sản thuê và trả tiền thuê, được bên cho thuê và bên thuê thoả thuận trong hợp đồng thuê.
Điều 3.- Một giao dịch cho thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điều kiện sau đây:
1. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên;
2. Nội dung hợp đồng thuê có quy định: Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại;
3. Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê;
4. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
Điều 4.- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dưới đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước, là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính, có nhiệm vụ cấp và thu hồi giấy phép hoạt động, ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ, quản lý, giám sát và thanh tra hoạt động các Công ty Cho thuê tài chính tại Việt Nam.
MỤC 1: CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Điều 5.- Công ty cho thuê tài chính là một loại Công ty tài chính, hoạt động chủ yếu là cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác.
Công ty Cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, bao gồm:
1. Công ty Cho thuê tài chính do Ngân hàng, Công ty tài chính hoặc Ngân hàng, Công ty tài chính cùng với doanh nghiệp khác của Việt Nam thành lập;
2. Công ty Cho thuê tài chính liên doanh giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều Ngân hàng, Công ty tài chính, doanh nghiệp khác với bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính và các Tổ chức tài chính quốc tế;
3. Công ty Cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài của Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty Cho thuê tài chính nước ngoài.
Điều 6.- Vốn pháp định của Công ty cho thuê tài chính được quy định như sau:
1. Đối với Công ty Cho thuê tài chính nói tại điểm 1 Điều 5 của Quy chế này là 55 tỷ VNĐ;
2. Đối với Công ty Cho thuê tài chính liên doanh nói tại điểm 2 Điều 5 của Quy chế này và Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài nói tại điểm 3 Điều 5 của Quy chế này là 5 triệu đôla Mỹ.
Điều 7.- Thời hạn hoạt động của Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam tối đa không quá 70 năm. Trường hợp cần gia hạn hoạt động phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn của giấy phép hoạt động lần đầu.
MỤC 2: ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
Điều 8.- Các Ngân hàng, Công ty tài chính, doanh nghiệp khác muốn hoạt động cho thuê tài chính phải có đầy đủ uy tín, kinh doanh 3 năm liên tục có lãi, phải thành lập Công ty cho thuê tài chính độc lập theo các quy định của pháp luật.
Điều 9.- Thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính nói tại điểm 1 Điều 5 của Quy chế này, được áp dụng như đối với các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
1. Các bên tham gia thành lập Công ty Cho thuê tài chính liên doanh nói tại điểm 2 Điều 5 của Quy chế này, Công ty Cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài nói tại điểm 3 Điều 5 của Quy chế này phải gửi đơn và hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước xin cấp giấy chấp thuận về nguyên tắc (giấy chấp thuận nguyên tắc) theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;
2. Giấy chấp thuận nguyên tắc có giá trị trong 12 tháng kể từ ngày cấp. Trong thời hạn này, các bên phải hoàn tất hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt dộng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 11.- Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép hoạt động cho Công ty Cho thuê tài chính (gọi tắc là Giấy phép hoạt động).
Điều 12.- Sau khi được cấp Giấy phép hoạt động, Công ty Cho thuê tài chính phải:
1. Nộp Ngân hàng Nhà nước khoản lệ phí cấp giấy phép bằng 0,1% (một phần nghìn) vốn điều lệ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Giấy phép hoạt động;
2. Đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành;
3. Có đủ 100% vốn điều lệ;
4. Công bố Giấy phép hoạt động, Giấy đăng ký kinh doanh và nội dung hoạt động trên báo của Việt Nam 5 số liên tiếp trước khi khai trương hoạt động theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;
5. Sau khi thực hiện đầy đủ các quy định trên mới được khai trương hoạt động, ngày khai trương chậm nhất là 6 tháng kể từ ngày ghi trên Giấy phép hoạt động.
Điều 13.- Giấy phép hoạt động Công ty Cho thuê tài chính không được chuyển nhượng.
MỤC 3: NỘI DUNG VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
1. Vốn tự có: Vốn điều lệ, các quỹ và lợi nhuận chưa chia;
2. Vốn vay: Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;
3. Công ty Cho thuê tài chính không được nhận tiền gửi dưới mọi hình thức;
4. Công ty cho thuê tài chính được phép mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp muốn mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Điều 15.- Công ty Cho thuê tài chính phải tuân thủ các quy định sau đây về sử dụng nguồn vốn:
1. Không được sử dụng quá 25% vốn điều lệ để mua sắm tài sản cố định cho Công ty;
2. Nguồn vốn đi vay không được quá 20 lần vốn tự có;
3. Tổng giá trị tài sản cho thuê đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có, trường hợp vượt mức quy định này phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
4. Các quy định khác của pháp luật hiện hành và của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 16.- Công ty Cho thuê tài chính được thực hiện các nghiệp vụ sau:
1. Cho thuê tài chính;
2. Tư vấn, nhận bảo lãnh cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính;
3. Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng khác của Nhà nước cho phép.
Điều 17.- Công ty Cho thuê tài chính được thu phí cho thuê theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 18.- Hợp đồng cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là hợp đồng) là một loại hợp đồng kinh tế được ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê một hoặc một số máy móc - thiết bị, động sản khác trong một thời gian nhất định (thời hạn cho thuê) theo những điều kiện quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
Điều 19.- Hợp đồng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Được lập thành văn bản.
2. Đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý hợp đồng, nơi Công ty Cho thuê tài chính đặt trụ sở theo quy định của pháp luật. 3. Không được huỷ bỏ trước hạn (huỷ ngang) thời hạn cho thuê đã thoả thuận quy định trong hợp đồng.
Điều 20.- Hợp đồng phải bao gồm những nội dung cơ bản được nêu tại Chương IV Quy chế này và các nội dung theo mẫu hợp đồng do Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn.
Điều 21.- Hợp đồng có hiệu lực từ ngày được các bên thoả thuận trong hợp đồng.
Điều 22.- Quyền và nghĩa vụ của Công ty Cho thuê tài chính:
1. Có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp đầy đủ, toàn bộ các báo cáo quý, năm về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và các vấn đề có liên quan đến tài sản thuê;
2. Được quyền sở hữu và đính ký hiệu sở hữu trên tài sản thuê trong suốt thời hạn cho thuê;
3. Có quyền yêu cầu bên thuê bồi thường mọi thiệt hại phát sinh do bên thuê không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo quản, sửa chữa, thanh toán tiền bảo hiểm tài sản thuê trong thời hạn cho thuê;
4. Được quyền chuyển nhượng các quyền của mình trong hợp đồng cho một Công ty Cho thuê tài chính khác mà không cần sự đồng ý của bên thuê. Trong trường hợp này, Công ty Cho thuê tài chính phải thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê;
5. Có quyền yêu cầu bên thuê đặt tiền ký quỹ bảo đảm cho hợp đồng hoặc yêu cầu có người bảo lãnh đối với bên thuê;
6. Có trách nhiệm đăng ký hợp đồng, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê;
7. Chịu trách nhiệm ký hợp đồng mua hàng, thanh toán tiền mua tài sản để cho thuê với bên cung ứng theo các điều kiện đã được thoả thuận trong Hợp đồng mua hàng. Công ty Cho thuê tài chính không chịu trách nhiệm về việc tài sản không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên thuê thoả thuận với bên cung ứng. Trong trường hợp tài sản thuê được nhập khẩu, Công ty Cho thuê tài chính có nghĩa vụ hoàn tất mọi thủ tục nhập khẩu cần thiết;
8. Thực hiện các nghĩa vụ của mình và phải bồi thường mọi thiệt hại cho bên thuê, trong trường hợp tài sản thuê không được giao đúng hạn cho bên thuê do Công ty cho thuê tài chính vi phạm hợp đồng mua hàng.
Điều 23.- Quyền và nghĩa vụ của bên thuê:
1. Có quyền lựa chọn, thương lượng và thoả thuận với bên cung ứng tài sản thuê về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, việc bảo hiểm, cách thức và thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản thuê;
2. Được trực tiếp nhận tài sản thuê từ bên cung ứng;
3. Trường hợp hợp đồng bị huỷ bỏ trước khi tài sản thuê được giao cho bên thuê do lỗi của bên thuê, bên thuê phải hoàn trả mọi thiệt hại cho Công ty Cho thuê tài chính;
4. Phải sử dụng tài sản thuê theo đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng;
5. Phải chịu mọi rủi ro về mất, hỏng đối với tài sản thuê và những rủi ro mà tài sản thuê gây ra cho bên thứ ba;
6. Phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê;
7. Không chuyển quyền sử dụng tài sản thuê cho bên thứ ba nếu không được Công ty Cho thuê tài chính đồng ý trước bằng văn bản;
8. Không được dùng tài sản thuê để cầm cố, thế chấp;
9. Bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê đúng thời hạn được quy định trong hợp đồng và về nguyên tắc phải chịu các khoản chi phí có liên quan đến tài sản thuê như: chi phí nhập khẩu, thuế, chi phí đăng ký hợp đồng và tiền bảo hiểm đối với tài sản thuê;
10. Có nghĩa vụ hoàn trả tài sản thuê cho Công ty Cho thuê tài chính khi kết thúc thời hạn thuê và chịu mọi chi phí liên quan đến việc hoàn trả tài sản thuê, trừ trường hợp được quyền sở hữu, mua tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo quy định trong hợp đồng.
Điều 24.- Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
1. Công ty Cho thuê tài chính có thể chấm dứt hợp đồng trước khi kết thúc thời hạn cho thuê, nếu:
Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng;
Bên thu vi phạm một trong các điều khoản của hợp đồng;
Bên thuê mất khả năng thanh toán, phá sản, giải thể;
Trong trường hợp bên thuê phải có người bảo lãnh, nếu người bảo lãnh mất khả năng thanh toán, phá sản, giải thể nhưng bên thuê không tìm được người bảo lãnh khác thay thế được Công ty Cho thuê tài chính chấp thuận.
2. Bên thuê có thể chấm dứt hợp đồng trước khi kết thúc thời hạn cho thuê trong các trường hợp:
Tài sản cho thuê không được giao đúng thời hạn do lỗi của Công ty cho thuê tài chính;
Bên cho thuê vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.
3. Hợp đồng được chấm dứt trước khi kết thúc thời hạn cho thuê trong trường hợp tài sản thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa.
Điều 25.- Xử lý khi hợp đồng chấm dứt trước thời hạn.
1. Trong trường hợp hợp đồng được chấm dứt trước thời hạn theo điểm 1 Điều 24, bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê phải trả theo hợp đồng cho Công ty Cho thuê tài chính.
Công ty Cho thuê tài chính có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê mà không cần đưa việc này ra bất kỳ một toà án hoặc một cơ quan tài phán nào.
2. Quyền sở hữu của Công ty Cho thuê tài chính đối với tài sản thuê không bị ảnh hưởng trong trường hợp bên thuê bị phá sản, giải thể, mất khả năng thanh toán. Tài sản thuê không được coi là tài sản của bên thuê khi xử lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ khác.
3. Trong trường hợp hợp đồng được chấm dứt theo điểm 3 Điều 24, bên thuê phải trả ngay lập tức và toàn bộ số tiền thuê phải trả theo hợp đồng, hoặc trong hợp đồng không quy định việc bên thuê được sở hữu tài sản thuê thì bên thuê phải trả giá trị còn lại của tài sản thuê cho Công ty Cho thuê tài chính. Bên cho thuê chịu trách nhiệm hoàn trả lại cho bên thuê số tiền bảo hiểm tài sản khi được cơ quan bảo hiểm thanh toán, nếu bên thuê đã trả đủ cho Công ty Cho thuê tài chính số tiền phải trả.
4. Trong trường hợp hợp đồng được chấm dứt trước thời hạn do Công ty Cho thuê tài chính vi phạm hợp đồng, Công ty Cho thuê tài chính phải bồi thường mọi thiệt hại cho bên thuê.
Tài sản thuê là máy móc - thiết bị và các động sản nhập khẩu, được áp dụng mức thuế nhập khẩu như các doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu.
Tài sản thuê tái xuất, khi hợp đồng kết thúc, không phải chịu thuế xuất khẩu.
Thuế đối với hoạt động của Công ty cho thuê tài chính được áp dụng như đối với các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 28.- Công ty Cho thuê tài chính được phép trích chi phí để lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro do Ngân hàng Nhà nước quy định tuỳ theo tình hình cụ thể từng thời gian nhưng tối đa là 5% tổng số tiền thuê chưa thanh toán.
Điều 29.- Việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của bên nước ngoài thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 30.- Năm tài chính của Công ty Cho thuê tài chính bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm.
1. Công ty Cho thuê tài chính phải thực hiện hạch toán kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán do Ngân hàng Nhà nước ban hành;
2. Công ty Cho thuê tài chính phải hạch toán chính xác, đầy đủ và bảo quản sổ sách, chứng từ liên quan theo quy định của Pháp lệnh Kế toán thống kê.
1. Công ty Cho thuê tài chính phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ do Ngân hàng Nhà nước quy định. Mọi vi phạm đối với chế độ báo cáo sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành.
2. Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính năm của Công ty Cho thuê tài chính phải được cơ quan Kiểm toán xác nhận; việc lựa chọn cơ quan Kiểm toán phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
GIÁM SÁT, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TRANH CHẤP
Điều 33.- Công ty Cho thuê tài chính chịu sự giám sát, kiểm tra và thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong mọi hoạt động kinh doanh và việc chấp hành các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 34.- Mọi vi phạm của Công ty Cho thuê tài chính sẽ bị xử lý theo quy định tại Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty Tài chính và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 35.- Các tranh chấp giữa Công ty Cho thuê tài chính với các pháp nhân Việt Nam được giải quyết tại Toà án kinh tế Việt Nam.
Các tranh chấp giữa các bên tham gia Công ty Cho thuê tài chính liên doanh được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải. Trường hợp không hoà giải được, căn cứ thoả thuận đã ghi tại hợp đồng liên doanh để xử lý.
THAY ĐỔI, GIA HẠN, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG VÀ THANH LÝ
1. Khi có nhu cầu thay đổi về địa điểm, phạm vi hoạt động và các quy định trong giấy phép hoạt động, Công ty Cho thuê tài chính phải làm đơn xin Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
2. Khi có nhu cầu gia hạn thời gian hoạt động, Công ty Cho thuê tài chính phải nộp đơn cho Ngân hàng Nhà nước 6 tháng trước khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong giấy phép hoặc giấy chấp thuận gia hạn lần trước.
Điều 37.- Ngân hàng Nhà nước quy định những trường hợp thu hồi giấy phép của các Công ty Cho thuê tài chính phù hợp với Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty Tài chính.
1. Công ty Cho thuê tài chính khi bị đình chỉ hoạt động, bị thu hồi giấy phép hoặc tự nguyện giải thể, chấm dứt hoạt động do hết thời hạn ghi trong giấy phép, phải tiến hành các thủ tục thanh lý, giải thể theo quy định của pháp luật Việt Nam;
2. Trường hợp tự nguyện giải thể trước thời hạn ghi trong giấy phép, Công ty Cho thuê tài chính phải gửi văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và chỉ được giải thể sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
3. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể trình tự và thủ tục tiến hành giải thể Công ty Cho thuê tài chính theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Điều 39.- Ngân hàng Nhà nước gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, không đủ khả năng thanh toán khi đến hạn thì sẽ bị tuyên bố phá sản; trình tự và thủ tục phá sản thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
Điều 40.- Các tổ chức đang hoạt động cho thuê tài chính trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực, phải điều chỉnh tổ chức và hoạt động theo đúng Quy chế này.
Điều 41.- Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Chính phủ quyết định.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 64-CP |
Hanoi, October 09, 1995 |
PROMULGATING THE PROVISIONAL REGULATIONS ON ORGANIZATION AND OPERATION OF FINANCIAL LEASING COMPANIES IN VIETNAM
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the State Bank, the Ordinance on Banks, Credit Cooperatives and Financial Companies of May 24, 1990;
At the proposal of the Governor of the State Bank,
DECREES:
Article 1.- To promulgate, attached to this Decree, the Provisional Regulations on Organization and Operation of Financial Leasing Companies in Vietnam.
Article 2.- These Regulations apply only to financial leasing activities and take effect from the date of their signing.
Article 3.- The Governor of the State Bank has the responsibility to provide detailed guidance for the implementation of the Regulations and shall after a period of time draw experiences, amend and complete them for official promulagion.
Article 4.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
ON ORGANIZATION AND OPERATION OF FINANCIAL LEASING COMPANIES IN VIETNAM
(issued attached to Decree No.64-CP of October 9, 1995 of the Government)
Article 1.- Financial leasing is a kind of short-term or medium-term credit activity in the form of leasing machinery, equipment and other movables. The lessor shall undertake to buy machinery, equipment and other movables at the request of the lessee, and hold the ownership of the leased assets. The lessee shall use the leased assets and pay rent during the whole leasing term as agreed upon by the two parties, shall not unilaterally cancel the leasing contract before the end of the leasing term. Upon expiry of the leasing term, the lessee is entitled to the ownership of the leased assets transferred to it, to re-purchase or continue to lease such assets in accordance with the conditions agreed upon in the leasing contract.
Article 2.- In these Regulations, the following terms shall be understood as follows:
1/ Lessor: is a Financial Leasing Company having the legal person status and the license for operation in accordance with these Regulations;
2/ Lessee: is a business established under Vietnamese law, and directly uses the leased assets for its legal business purposes during the leasing term;
3/ Leased assets: are machinery, equipment and other movables of advanced technology having a utility period of more than one year, and domestically produced or imported;
4/ Leasing term: is the period during which the lessee uses the leased assets and pays rent as agreed upon by the lessor and the lessee in the leasing contract.
Article 3.- A financial leasing transaction must satisfy one of the following conditions:
1/ Upon the expiry of the leasing term as stated in the leasing contract, the lessee is entitled to transfer the ownership of leased assets or to continue to lease such assets as agreed upon by the two parties;
2/ The leasing contract shall contain the following provision: upon the expiry of the leasing term, the lessee is entitled to opt for the purchase of the leased assets at a nominal price lower than the real value of the leased assets at the time of re-purchase;
3/ The leasing term applicable to one type of assets shall at least equal 60% of the time required for its depreciation;
4/ Total rent for each type of assets stated in the leasing contract shall be at least equivalent to the market value of the assets at the time the leasing contract is signed.
Article 4.- The Vietnam State Bank, hereinafter referred to as the State Bank, is the agency exercising State management of the financial leasing activities, shall have to issue and withdraw operating licenses, promulgate the legal documents on professional practice, management, supervision and inspection of the operations of Financial Leasing Companies in Vietnam.
Part I: FINANCIAL LEASING COMPANY
Article 5.- A Financial Leasing Company is a type of financial company, whose principal operation is leasing of machinery, equipment and other movables.
A Financial Leasing Company may be established and operate in Vietnam under the following forms:
1/ Financial Leasing Company: established by Vietnamese banks, financial companies, or jointly by Vietnamese banks, financial companies and other Vietnamese enterprises;
2/ Joint venture Financial Leasing Company: established between a Vietnamese partner consisting of one or more banks, financial companies/or, other enterprises, and a foreign partner consisting of one or more banks, financial companies, financial leasing companies and international financial institutions;
3/ Financial Leasing Company with 100% foreign-owned capital established by foreign banks, financial companies, foreign financial leasing companies.
Article 6.- Following are the required levels of the prescribed capital of Financial Leasing Companies:
1/ 55 billion VND for a Financial Leasing Company mentioned in Point 1, Article 5 of these Regulations;
2/ 5 million USD for a joint venture Financial Leasing Company mentioned in Point 2, Article 5 and a Financial Leasing Company with 100% foreign-owned capital mentioned in Point 3, Article 5 of these Regulations.
Article 7.- The duration of operation of a Financial Leasing Company shall be no more than 70 years. In case an extension is needed, it must be approved by the State Bank. Each extension shall not exceed the period defined in the initial operating license.
Part II: CONDITIONS AND PROCEDURES FOR THE ISSUE OF OPERATING LICENSE
Article 8.- The banks, financial companies and other enterprises wishing to conduct financial leasing activities must have enough credibility and three consecutive years in profitable business, and establish an independent Financial Leasing Company as prescribed by law.
Article 9.- Procedures and applications for operating licenses of Financial Leasing Companies mentioned in Point 1, Article 5 of these Regulations are similar to those applied to Credit Institutions in Vietnam.
1/ Partners to a joint venture Financial Leasing Company mentioned in Point 2, Article 5 of these Regulations, and a Financial Leasing Company with 100% foreign-owned capital mentioned in Point 3, Article 5 of these Regulations must submit an application and supporting documents to the State Bank for approval in principle ( the "Approval in Principle") as directed by the State Bank;
2/ The Approval in Principle is valid for 12 months from the date of its issue. During this period, the partners must complete the application file as directed by the State Bank;
Article 11.- Within 3 months from the receipt of a complete application file, the State Bank shall consider whether or not to grant an Operating License to the Financial Leasing Company (hereafter referred to as an "Operating License")
Article 12.- After receiving the Operating License, the Financial Leasing Company shall have to:
1/ Pay the operating license fee equal to 0.1% of its statutory capital to the State Bank within 15 days from the date written on the Operating License;
2/ Register its business in accordance with the regulations in force;
3/ Generate 100% of the statutory capital;
4/ Publicize its operating license, business registration and details of its operations in five consecutive issues of a Vietnamese newspaper before the inauguration of its operation as directed by the State Bank;
5/ Fulfill all the above stipulations before commencing its operation, and the inauguration shall not be later than 6 months from the date written on the Operating License.
Article 13.- The Operating License of the Financial Leasing Company shall not be transferable.
Part III: CONTENT AND SCOPE OF OPERATION
Article 14.- Sources of capital:
1/ Self-procured capital: statutory capital, funds and undivided profits;
2/ Loan capital: loans from domestic and foreign financial or credit institutions; bonds and other valuable papers issued with the State Bank's permission;
3/ A Financial Leasing Company shall not receive deposits in any form;
4/ A Financial Leasing Company is entitled to open deposit accounts in the State Bank or other banks operating on the territory of Vietnam. In case it wishes to open deposit accounts in banks located outside the territory of Vietnam, permission from the State Bank shall be required.
Article 15.- With respect to the utilization of capital sources, the Financial Leasing Company shall comply with the following regulations:
1/ The company shall not use more than 25% of its statutory capital to purchase fixed assets for itself;
2/ The loan capital shall not exceed its self-procured capital by 20 times;
3/ The total value of assets leased to one client shall not exceed 30% of its self-procured capital. In case this limit is exceeded, a written approval from the State Bank shall be required;
4/ Other provisions of existing laws and the State Bank's regulations.
Article 16.- A Financial Leasing Company is entitled to carry out the following activities:
1/ Financial leasing;
2/ Providing consultancy and guarantee for clients on services relating to financial leasing;
3/ Carrying out other activities when permitted by the State Bank and other competent State agencies.
Article 17.- A Financial Leasing Company is entitled to collect leasing fees as directed by the State Bank.
Article 18.- A financial leasing contract (hereafter referred to as contract) is a type of economic contract signed between the lessor and the lessee on leasing one or more machinery, equipment or other movables for a specific period (leasing term) in accordance with the conditions provided for in Article 3 of these Regulations.
Article 19.- The contract must meet the following requirements:
1/ Made in writing;
2/ Registered at the State Bank and the contract-managing agency where the head office of the Financial Leasing Company is located in accordance with the provisions of law;
3/ It cannot be canceled prior to the expiry of the leasing term (cancelment before term) as provided for in the contract.
Article 20.- The contract must include the basic contents set forth in Chapter IV of these Regulations and the contents in the model contract issued by the State Bank.
Article 21.- The contract shall take effect from the date agreed upon by parties to the contract.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE PARTIES
Article 22.- Rights and obligations of a Financial Leasing Company:
1/ To be entitled to require the lessee to fully and completely provide quarterly and annual reports on production and business operations and matters related to the leased assets;
2/ To be entitled to the ownership and to attach the ownership sign to the leased assets during the whole leasing term;
3/ To be entitled to require the lessee to pay compensation for all losses caused by the lessee's failure or improper discharge of its responsibility to maintain, repair, and pay insurance for the leased assets during the leasing term;
4/ To be entitled to transfer its rights under the agreement to another financial leasing company without the need to obtain the lessee's consent. In such case, the Financial Leasing
Company must give an advance written notice to the lessee;
5/ To be entitled to require the lessee to make a deposit as security for the contract, or require a guarantor to secure the obligations of the lessee;
6/ To be obligated to register the contract and abide by the procedures to buy insurance for the leased assets;
7/ To be obligated to sign the purchase contract, pay for the leased assets to the supplier in accordance with the terms and conditions of the purchase contract. The Financial Leasing Company shall not be responsible for assets which are not delivered or delivered not in accordance with the terms and conditions agreed upon by the lessee and the supplier. In case the leased assets are imported, the Financial Leasing Company shall have to complete all necessary import procedures;
8/ To fulfill its responsibilities and to pay compensation for all losses incurred by the lessee in case the leased assets are not delivered on time to the lessee due to the violation of the purchase contract by the Financial Leasing Company.
Article 23.- Rights and obligations of the lessee:
1/ To be entitled to select, negotiate and agree with the supplier the technical specifications, type, price, insurance coverage, mode and time of delivery, installation and guarantee of the leased assets;
2/ To be entitled to receive the leased assets directly from the supplier;
3/ In case the contract is canceled before the delivery of the leased assets to the lessee due to the lessee's fault, the lessee shall have to pay compensation for all losses incurred by the Financial Leasing Company;
4/ To be obligated to use the leased assets in comformity with the purposes agreed upon in the contract;
5/ To bear all risks relating to the loss, damage of the leased assets and risks caused to a third party by the leased assets;
6/ To have the responsibility to maintain and repair the leased assets during the leasing term;
7/ Not to transfer the right to use the leased assets to a third party without prior written consent of the Financial Leasing Company;
8/ Not to use the leased assets as collateral or mortgage;
9/ The lessee shall have to duly pay the leasing rental as provided for in the contract and shall, in principle, bear the costs and expenses related to the leased assets such as: import expenditures, tax, expenditures to register the contract and buy insurance for the leased assets;
10/ To have the responsibility to return the leased assets to the Financial Leasing Company upon expiry of the leasing term, and to bear all costs and expenses in connection with the return of the leased assets, except when the lessee is entitled to own or to buy the leased assets, or continue to lease as provided for in the contract.
Article 24.- Termination of the contract prior to the expiry
1/ A Financial Leasing Company may terminate the contract prior to its expiry in the following cases:
- The lessee fails to pay the rent as agreed upon in the contract;
- The lessee breaches any provision of the contract;
- The lessee is insolvent, goes bankrupt, or is dissolved;
- In case a guarantor is required for the lessee but the latter cannot find an alternative guarantor acceptable to the Financial Leasing Company when the guarantor is insolvent, goes bankrupt, or is dissolved;
2/ The lessee may terminate the contract prior to expiry in the following cases:
- The leased asset is not delivered on time as result of the Financial Leasing Company's fault;
- The lessor violates any provision of the contract;
3/ The contract shall be terminated prior to expiry in the event the leased assets were lost or irreparably damaged.
Article 25.- Handling of cases in which the contract is terminated prior to its expiry:
1/ In case the contract is terminated prior to expiry as stipulated in Point 1, Article 24, the lessee is obligated to pay immediately to the Financial Leasing Company the total rent due under the contract.
The Financial Leasing Company is then entitled to recover immediately the leased assets without having to bring the case to any Court or any agency of jurisdiction;
2/ The Financial Leasing Company's ownership over the leased assets shall not be affected, if the lessee is insolvent, goes bankrupt or is dissolved. The leased assets shall not be considered the lessee's assets when these assets are liquidated to pay other creditors;
3/ In case the contract is terminated under Point 3, Article 24, the lessee is obligated to pay immediately the total rent payable under the contract, or if the contract does not allow the lessee to own the leased assets, the lessee shall pay the residual value of the leased assets to the Financial Leasing Company. If the lessee has fully paid the rent due to the Financial Leasing Company, the lessor has the responsibility to refund to the lessee the insurance of the leased assets which has been paid by the insurance company;
4/ In case the contract is terminated prior to expiry due to the Financial Leasing Company's violation of the agreement, the Financial Leasing Company shall have to pay the compensation for all damages incurred by the lessee.
FINANCIAL MATTERS, COST ACCOUNTING
Article 26.- Leased assets which are imported machinery, equipment and other movables shall be subject to import tax applied to businesses eligible for direct importation.
In the event the contract is terminated, re-exportation of the leased assets shall not be subject to export tax.
Article 27.- The activities of a Financial Leasing Company are subject to tax applied to banks and credit organizations in accordance with the regulations in force.
Article 28.- A Financial Leasing Company is entitled to deduct fees to establish reserve funds for risk compensation. Reserve funds for risk compensation shall be stipulated by the State Bank from time to time under concrete situations, but shall not exceed 5% of the unpaid rent.
Article 29.- The transfer abroad of profits of a foreign party shall be carried out in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam.
Article 30.- The fiscal year of a Financial Leasing Company commences on the 1st of January and ends on the 31st of December of each year.
1/ A Financial Leasing Company shall have to observe the accountancy in accordance with the system of cost accounting issued by the State Bank.
2/ A Financial Leasing Company has to make accurate and adequate accounts and keep its books of accounts related to its operations in accordance with the Ordinance on Accounting and Statistics.
Article 32.- Reporting regime:
1/ A Financial Leasing Company shall implement the periodical reporting regime in accordance with the State Bank's regulations. Any violations of the system of periodical reporting shall be penalized in accordance with the regulations in force;
2/ The assets inventory, the annual financial reports of the Financial Leasing Company shall be certified by an audit company. The selection of an audit company shall be approved by the State Bank.
SUPERVISION, INSPECTION, HANDLING OF VIOLATIONS AND DISPUTES
Article 33.- A Financial Leasing Company is subject to the supervision and inspection of the State Bank with regard to all its business activities and its compliance with the current prescriptions of law.
Article 34.- All violations by a Financial Leasing Company shall be handled in accordance with the Ordinance on Banks, Credit Cooperatives and Financial Companies, and other relevant regulations.
Article 35.- Disputes between a Financial Leasing Company and Vietnamese legal entities shall be resolved at the Economic Courts of Vietnam.
Disputes among partners of a joint venture Financial Leasing Company shall be resolved through negotiation and conciliation. In case these disputes can not be resolved through conciliation, the agreements laid down in the joint venture contract shall be used as basis to settle such disputes.
AMENDMENT, EXTENSION, TERMINATION OF OPERATION AND LIQUIDATION
1/ In case there is a need to change its location, scope of activities and provisions in the operating license, a Financial Leasing Company must submit an application to the State Bank for approval.
2/ In case an extension of its term of operations is needed, the Financial Leasing Company must submit an application to the State Bank 6 months prior to the expiry date provided for in the operating license or the previous extension approval.
Article 37.- The State Bank shall specify circumstances in which the operating license of a Financial Leasing Company may be withdrawn in accordance with the Ordinance on Banks, Credit Cooperatives and Financial Companies.
1/ In case of suspension of operations, license withdrawal, or voluntary dissolution, termination of operation due to license expiration, the Financial Leasing Company shall fill the procedures for liquidation and dissolution in accordance with the provisions of Vietnamese law.
2/ In case of voluntary dissolution prior to the license's term, the Financial Leasing Company shall submit a written request to the State Bank for approval, and a dissolution thereof shall be permitted only upon a written approval from the State Bank.
3/ The State Bank shall provide detailed guidance on the order and procedures for dissolution of the Financial Leasing Company under current Vietnamese law.
Article 39.- A Financial Leasing Company faces difficulties or losses in its operations resulting in insolvency shall be declared bankrupt; the order and procedures to settle bankruptcy shall be implemented in accordance with the provisions of the Law on Bankruptcy.
Article 40.- Organizations conducting financial leasing activities shall have to, within 12 months from the effective date of these Regulations, readjust their organizations and operations in compliance with these Regulations.
Article 41.- Any amendment of, or supplement to, these Regulations shall be decided by the Government.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực