Nghị định 61/2013/NĐ-CP Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước
Số hiệu: | 61/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2013 |
Ngày công báo: | 05/07/2013 | Số công báo: | Từ số 391 đến số 392 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
4 trường hợp DN bị giám sát tài chính đặc biệt
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2013/NĐ-CP về quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Theo đó, doanh nghiệp được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt nếu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm hoặc qua công tác giám sát tài chính, kiểm toán phát hiện có tình hình tài chính thuộc 1 trong 4 trường hợp sau:
- Kinh doanh thua lỗ, có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định;
- Có số lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu;
- Có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5;
- Báo cáo không đúng thực tế về tài chính, làm sai lệch lớn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Quy chế cũng quy định 5 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/8/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG KHAI THÔNG TIN TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 42/2009/QH12 ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước,
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2013.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu; Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp có vốn nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG KHAI THÔNG TIN TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định sổ 61/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ)
Quy chế này quy định việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
1. Doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (sau đây gọi chung là công ty mẹ) do Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (sau đây viết tắt là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập) do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
- Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (viết tắt là SCIC).
b) Doanh nghiệp có vốn nhà nước:
Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên do các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
2. Các tổ chức, cá nhân được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, phân cấp hoặc giao thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu về vốn nhà nước; người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan quản lý nhà nước, về tài chính có chức năng, nhiệm vụ giám sát tài chính doanh nghiệp.
Điều 3. Mục đích giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính
1. Đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
2. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước.
3. Giúp nhà nước, chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
4. Thực hiện việc công khai minh bạch hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Điều 4. Các từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau
1. Giám sát tài chính là việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đánh giá các vấn đề về tài chính, chấp hành chính sách pháp luật về tài chính của doanh nghiệp.
2. Báo cáo giám sát tài chính là báo cáo phân tích, đánh giá, cảnh báo các vấn đề về tài chính của từng doanh nghiệp. Báo cáo do chủ thể giám sát lập.
3. Báo cáo kết quả giám sát tài chính là báo cáo tổng hợp kết quả công tác giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Báo cáo do chủ sở hữu lập.
4. Tiêu chí đánh giá là hệ thống các chỉ tiêu, chuẩn mực dùng để xác định hiệu quả hoạt động và phân loại doanh nghiệp một cách toàn diện, khách quan.
5. Chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, bao gồm: Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính là Bộ Tài chính, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp).
7. Giám sát gián tiếp là việc theo dõi và kiểm tra tình hình của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của chủ sở hữu.
8. Giám sát trực tiếp là việc kiểm tra, thanh tra trực tiếp tại doanh nghiệp.
9. Giám sát trước là việc xem xét, kiểm tra tính khả thi các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu tư, phương án huy động vốn và các dự án phương án khác của doanh nghiệp.
10. Giám sát trong là việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp, việc chấp hành các quy định của pháp luật của chủ sở hữu trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, dự án.
11. Giám sát sau là việc kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo định kỳ, kết quả chấp hành pháp luật của chủ sở hữu hoặc điều lệ doanh nghiệp, việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
12. Viên chức quản lý doanh nghiệp là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty, kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc, kế toán trưởng (không bao gồm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo Hợp đồng lao động).
13. Giám sát tài chính đặc biệt là quy trình giám sát đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính cần phải được các cơ quan có thẩm quyền theo dõi và chấn chỉnh.
14. Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây viết tắt là Người đại diện) là cá nhân được chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.
15. Doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
16. Doanh nghiệp có vốn nhà nước là doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU
1. Bộ quản lý ngành với tư cách là chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với tư cách là chủ sở hữu thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
3. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp:
a) Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan chủ sở hữu thực hiện giám sát tài chính đối với công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành thành lập hoặc được giao quản lý; tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao, về tình hình tài chính của các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu theo định kỳ hàng năm.
b) Sở Tài chính các tỉnh, thành phố là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
1. Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:
a) Hoạt động đầu tư tài sản tại doanh nghiệp (bao gồm danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư).
b) Việc huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu, cổ phiếu (nếu có).
c) Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp bao gồm đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngoài, đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán (nếu có); hiệu quả việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp.
d) Việc quản lý tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải trả, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.
2. Giám sát bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
3. Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các nội dung sau:
a) Hoạt động sản xuất, tiêu thụ, tồn kho sản phẩm; doanh thu hoạt động kinh doanh, dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính; thu nhập khác.
b) Kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).
c) Phân tích về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
d) Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
đ) Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
4. Giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp, trong đó có các nội dung về chi phí tiền lương, thu nhập của người lao động, người quản lý điều hành doanh nghiệp.
5. Bộ Tài chính quy định các biểu mẫu để thực hiện nội dung giám sát nêu tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định các biểu mẫu để thực hiện nội dung giám sát nêu tại Khoản 4 Điều này.
6. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán thực hiện các quy định về giám sát tài chính tại Quy chế này và các quy định của pháp luật về tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác với Quy chế này thì áp dụng theo pháp luật chuyên ngành.
Điều 7. Căn cứ thực hiện giám sát tài chính
Hoạt động giám sát tài chính doanh nghiệp được thực hiện theo các căn cứ sau:
1. Văn bản pháp luật về quản lý tài chính doanh nghiệp.
2. Điều lệ hoạt động và Quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.
3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm, kế hoạch dài hạn (05 năm), tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp đã được kiểm toán và được Hội đồng thành viên thông qua; báo cáo tài chính quý, báo cáo nghiệp vụ định kỳ và các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
5. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng.
6. Các thông tin, tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Phương thức giám sát tài chính
Cơ quan chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp thực hiện giám sát tài chính bằng việc kết hợp các phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong và giám sát sau. Trong đó đặc biệt coi trọng việc giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các yếu tố tích cực, tiêu cực, hạn chế về tài chính và quản lý tài chính của doanh nghiệp để khuyến nghị, chỉ đạo, cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp.
Việc kiểm tra, thanh tra được thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
a) Chỉ định một đơn vị chủ trì và phân công các đơn vị khác thuộc tổ chức của chủ sở hữu thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trực thuộc.
b) Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính và tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định mục tiêu giám sát đối với từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
c) Căn cứ biểu mẫu quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định này và kỳ hạn báo cáo của từng doanh nghiệp nhằm phục vụ cho công tác giám sát và đánh giá đối với doanh nghiệp.
d) Hàng năm chủ động lập kế hoạch giám sát tài chính doanh nghiệp (bao gồm kế hoạch kiểm tra, thanh tra) gửi Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ. Riêng kế hoạch thanh tra doanh nghiệp phải phù hợp, thống nhất với kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Chính phủ.
đ) Tổ chức giám sát chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời theo đúng kế hoạch. Khi phát hiện tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu xấu phải cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp. Đồng thời chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp kịp thời ngăn chặn, khắc phục những yếu kém.
Chủ sở hữu có thể thuê tổ chức dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán độc lập thực hiện việc soát xét số liệu, hoạt động tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra đánh giá, nhận xét và kết luận giám sát. Chi phí thuê tổ chức dịch vụ tư vấn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
e) Căn cứ vào kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp và các quy định quản lý tài chính doanh nghiệp, chủ sở hữu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp theo các mức độ: Đảm bảo an toàn, có dấu hiệu mất an toàn. Đối với doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính, chủ sở hữu thực hiện chế độ giám sát đặc biệt, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời các vấn đề liên quan.
g) Định kỳ sáu (06) tháng và hàng năm, chủ sở hữu lập báo cáo kết quả giám sát tài chính gửi Bộ Tài chính. Báo cáo kết quả giám sát phải kèm theo báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp. Thời hạn gửi báo cáo sáu tháng không muộn quá ngày 31 tháng 8 của năm báo cáo; báo cáo năm không muộn quá ngày 31 tháng 5 năm sau.
h) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo doanh nghiệp trong các trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định và không chấp hành các khuyến nghị, chỉ đạo trong báo cáo giám sát của chủ sở hữu, của Bộ Tài chính làm cho tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp xấu đi.
a) Phối hợp với Bộ quản lý ngành lập kế hoạch giám sát và thực hiện giám sát các doanh nghiệp trực thuộc Bộ quản lý ngành, giám sát theo chuyên đề đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm thiết yếu cho xã hội và các doanh nghiệp trong diện giám sát đặc biệt. Trực tiếp thực hiện giám sát doanh nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
b) Căn cứ báo cáo kết quả giám sát tài chính của chủ sở hữu và báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về quản lý tài chính doanh nghiệp (do cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp lập) tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tình hình quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu. Báo cáo sáu tháng gửi không quá ngày 30 tháng 9 của năm báo cáo; báo cáo năm gửi không quá ngày 31 tháng 7 năm tiếp theo.
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý kỷ luật đối với chủ sở hữu, lãnh đạo doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và đề nghị chủ sở hữu thực hiện xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo doanh nghiệp trong các trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định và không chấp hành các khuyến nghị, chỉ đạo trong báo cáo giám sát của chủ sở hữu, của Bộ Tài chính làm cho tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp xấu đi.
d) Xử lý trường hợp nhận xét, đánh giá, cảnh báo, khuyến nghị của chủ sở hữu và Bộ Tài chính mâu thuẫn với nhau
Khi thực hiện giám sát đối với doanh nghiệp, chủ sở hữu và Bộ Tài chính cần bàn bạc thống nhất các nhận xét, đánh giá, cảnh báo, khuyến nghị đối với doanh nghiệp. Trường hợp các nhận xét, đánh giá, cảnh báo, khuyến nghị của hai cơ quan mâu thuẫn không thể thống nhất thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
3. Doanh nghiệp
a) Lập và gửi kịp thời, đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn các báo cáo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và của chủ sở hữu để phục vụ cho việc giám sát tài chính. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực hiện giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp.
b) Khi có cảnh báo của chủ sở hữu, của cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp về những nguy cơ trong tài chính, quản lý tài chính của doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, khắc phục các nguy cơ làm cho tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp tốt lên.
c) Thực hiện đầy đủ kịp thời các chỉ đạo, khuyến nghị của chủ sở hữu, của cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp trong các báo cáo giám sát. Trường hợp không thống nhất với các chỉ đạo, khuyến nghị đó, doanh nghiệp có quyền báo cáo ý kiến của mình với cơ quan đưa ra chỉ đạo, khuyến nghị. Khi chủ sở hữu, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp đưa ra ý kiến cuối cùng thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải thực hiện các ý kiến đó. Định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu của cơ quan đưa ra chỉ đạo, khuyến nghị doanh nghiệp phải báo cáo với cơ quan này và chủ sở hữu kết quả thực hiện các chỉ đạo, khuyến nghị.
d) Tự tổ chức giám sát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty) sử dụng bộ máy trong tổ chức của doanh nghiệp để thực hiện việc giám sát này. Định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu, doanh nghiệp phải báo cáo kết quả công tác giám sát tài chính nội bộ.
MỤC 2. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐẶC BIỆT
Điều 10. Các trường hợp giám sát tài chính đặc biệt
1. Doanh nghiệp được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt nếu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm hoặc qua công tác giám sát tài chính, kiểm toán phát hiện có tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Kinh doanh thua lỗ, có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định.
b) Có số lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu.
c) Có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5.
d) Báo cáo không đúng thực tế về tài chính, làm sai lệch lớn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, các tổ chức tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán thực hiện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật về ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán.
Điều 11. Quyết định giám sát tài chính đặc biệt
1. Khi doanh nghiệp được đặt vào tình trạng phải giám sát tài chính đặc biệt thì chủ sở hữu ra quyết định giám sát tài chính đặc biệt đối với doanh nghiệp. Quyết định giám sát tài chính đặc biệt có những nội dung sau:
a) Tên doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt.
b) Lý do giám sát đặc biệt.
c) Thời hạn giám sát đặc biệt.
2. Quyết định giám sát đặc biệt được chủ sở hữu thông báo với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cùng cấp để phối hợp thực hiện.
Điều 12. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt.
1. Lập phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính để trình chủ sở hữu trong thời gian 20 ngày kể từ khi có Quyết định giám sát đặc biệt.
2. Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo chủ sở hữu, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp các chỉ tiêu sau:
a) Sản lượng, giá trị sản lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ chủ yếu sản xuất, tiêu thụ, tồn kho trong kỳ.
b) Doanh thu hoạt động kinh doanh, thu nhập khác.
c) Chi phí hoạt động kinh doanh, hoạt động khác, chi phí tiền lương, khấu hao tài sản cố định, chi phí trả lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp.
d) Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu (báo cáo quý, năm)
đ) Tình hình thu hồi nợ, huy động vốn và trả nợ.
e) Hiệu quả huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư; nợ và khả năng thanh toán nợ.
g) Công tác quản lý, điều hành của Hội đồng thành viên, Ban Điều hành doanh nghiệp.
3. Thời hạn gửi các báo cáo quy định tại Khoản 2 Điều này thực hiện như sau: Đối với báo cáo tháng gửi trước ngày 05 của tháng tiếp theo; báo cáo quý gửi trước ngày 15 của tháng đầu của quý tiếp theo và báo cáo năm phải gửi trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
4. Bộ Tài chính quy định mẫu báo cáo quy định tại Khoản 2 Điều này. Căn cứ vào mẫu báo cáo của Bộ Tài chính, chủ sở hữu quy định mẫu báo cáo cho từng doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt.
Điều 13. Quy trình giám sát đặc biệt của chủ sở hữu
1. Phê duyệt phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Thời hạn phê duyệt không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được phương án của doanh nghiệp.
Chủ sở hữu có thể thuê tư vấn giúp chủ sở hữu nghiên cứu và đánh giá phương án cơ cấu lại doanh nghiệp. Chi phí thuê tư vấn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án đã được phê duyệt.
3. Phối hợp với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cùng cấp tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra ý kiến chỉ đạo đối với doanh nghiệp.
4. Trong trường hợp cần thiết, chủ sở hữu có thể tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cùng cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhằm xem xét tính trung thực, chính xác về các chỉ tiêu trong các báo cáo của doanh nghiệp; công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Ban điều hành doanh nghiệp; công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý tài chính và các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Việc kiểm tra thực hiện tùy theo yêu cầu giám sát và tính chính xác của số liệu báo cáo.
Việc kiểm tra phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Kết thúc kiểm tra phải có báo cáo, kết luận về những nội dung kiểm tra và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện các yêu cầu của chủ sở hữu và cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp mà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không được cải thiện.
Điều 14. Xử lý doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt
1. Doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt mà 02 năm liên tục (kể từ thời điểm có quyết định giám sát đặc biệt) không còn có các chỉ tiêu thuộc diện giám sát đặc biệt nêu tại Khoản 1 Điều 10 và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giám sát theo Quy chế này thì được đưa ra khỏi danh sách giám sát đặc biệt.
2. Doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt 02 năm liên tục vẫn thua lỗ thì phải thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể, phá sản theo quy định.
3. Chủ sở hữu ban hành quyết định kết thúc giám sát đặc biệt. Quyết định này được thông báo tới cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cùng cấp.
MỤC 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Điều 15. Căn cứ và các chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp
1. Căn cứ kết quả giám sát tài chính, quy chế quản lý tài chính; doanh nghiệp và chủ sở hữu thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động (gọi chung là báo cáo xếp loại doanh nghiệp).
2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và kết quả hoạt động của viên chức quản lý doanh nghiệp.
a) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
- Chỉ tiêu 1. Doanh thu và thu nhập khác.
- Chỉ tiêu 2. Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu.
- Chỉ tiêu 3. Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn.
- Chỉ tiêu 4. Chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, về tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, bảo vệ môi trường, về lao động, tiền lương, an sinh xã hội, về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.
- Chỉ tiêu 5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
b) Các chỉ tiêu quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định hiện hành.
Các chỉ tiêu 1, 2, 4 và chỉ tiêu 5 quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
- Do nguyên nhân khách quan bất khả kháng (như: Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh).
- Do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng.
- Do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
c) Việc đánh giá kết quả hoạt động của viên chức quản lý doanh nghiệp theo các tiêu chí đánh giá do Chính phủ quy định và các chỉ tiêu tài chính sau:
- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu nhà nước giao về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
- Kết quả phân loại doanh nghiệp.
Điều 16. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, xếp loại kết quả hoạt động của viên chức quản lý doanh nghiệp
1. Việc đánh giá và xếp loại doanh nghiệp thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Đánh giá và xếp loại doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở so sánh giữa kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được chủ sở hữu giao với kết quả thực hiện. Các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá, xếp loại phải quy định từ quý đầu tiên của năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong năm thực hiện.
b) Việc đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được căn cứ vào ngành nghề, hoạt động của doanh nghiệp và mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp; căn cứ vào đặc thù hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp (nếu có).
c) Kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được phân loại: Doanh nghiệp xếp loại A, doanh nghiệp xếp loại B, doanh nghiệp xếp loại C.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các chỉ tiêu đánh giá và xếp loại doanh nghiệp quy định tại Khoản này.
2. Căn cứ các chỉ tiêu, nguyên tắc đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, chủ sở hữu quy định các chỉ tiêu đánh giá, phân loại phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này phải quy định ngay từ quý đầu tiên của năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong suốt thời kỳ thực hiện.
3. Căn cứ việc đánh giá kết quả hoạt động của viên chức quản lý doanh nghiệp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 15 Quy chế này, chủ sở hữu thực hiện đánh giá, phân loại viên chức quản lý doanh nghiệp theo các mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm để áp dụng chế độ khen thưởng và kỷ luật quy định tại Điều 18, Điều 19 Quy chế này.
Điều 17. Chế độ báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp
1. Căn cứ các chỉ tiêu xếp loại doanh nghiệp quy định tại Điều 15 Quy chế này và các văn bản hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính; hàng năm các doanh nghiệp tự thực hiện đánh giá và xếp loại; gửi báo cáo đánh giá, xếp loại cho các cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều này để thẩm định và công bố xếp loại cho doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp là công ty mẹ gửi báo cáo xếp loại cho chủ sở hữu và Bộ Tài chính, doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gửi báo cáo xếp loại cho chủ sở hữu.
Báo cáo xếp loại doanh nghiệp của năm trước phải gửi trước ngày 30 tháng 4 của năm tiếp theo.
3. Thẩm định và công bố xếp loại doanh nghiệp
a) Bộ quản lý ngành tiến hành thẩm định và công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp cho công ty mẹ do Bộ quản lý ngành quyết định thành lập hoặc được giao quản lý; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành quyết định thành lập.
Việc xếp loại công ty mẹ phải có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thẩm định và công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp cho công ty mẹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
Việc xếp loại công ty mẹ phải có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính.
c) Hàng năm, Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kết quả xếp loại doanh nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công của năm trước gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 năm tiếp theo.
4. Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thì gửi báo cáo đánh giá, xếp loại đến Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để các cơ quan này thực hiện thẩm định, công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp và gửi kết quả xếp loại doanh nghiệp cho Bộ Tài chính trong thời hạn đã quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều này.
5. Hàng năm, Bộ Tài chính tổng hợp kết quả xếp loại doanh nghiệp của các Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của năm trước để báo cáo Chính phủ trước ngày 31 tháng 7.
MỤC 4. CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 18. Mức khen thưởng đối với viên chức quản lý doanh nghiệp
1. Hàng năm căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ, viên chức quản lý doanh nghiệp được xét chi thưởng từ Quỹ thưởng viên chức quản lý doanh nghiệp như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Được thưởng tối đa 1,5 tháng lương thực hiện của viên chức quản lý doanh nghiệp.
b) Hoàn thành nhiệm vụ: Được thưởng tối đa 1 tháng lương thực hiện của viên chức quản lý doanh nghiệp.
c) Không hoàn thành nhiệm vụ: Không được chi thưởng.
2. Mức trích lập và sử dụng Quỹ thưởng viên chức quản lý doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định mức thưởng cho viên chức quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 19. Xử lý vi phạm và hình thức kỷ luật
1. Đối với viên chức quản lý doanh nghiệp:
Chủ sở hữu thực hiện các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc và quyết định mức lương và các lợi ích khác đối với viên chức quản lý doanh nghiệp nếu vi phạm các quy định sau:
- Không nộp, nộp không đầy đủ, không đúng hạn các báo cáo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, của chủ sở hữu; nội dung báo cáo không trung thực, không đầy đủ; không thực hiện chế độ công khai thông tin tài chính đúng thời gian, đúng các nội dung quy định thì viên chức quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo tùy theo mức độ vi phạm.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các ý kiến chỉ đạo, khuyến nghị, giải pháp của chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, để doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn nhà nước, hoặc tình hình tài chính của doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì viên chức quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật hạ bậc lương hoặc buộc thôi việc.
2. Đối với chủ sở hữu (Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh):
Thủ trưởng cơ quan cấp trên áp dụng các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của Luật công chức, Luật viên chức đối với chủ sở hữu doanh nghiệp nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Không thực hiện đầy đủ các nội dung giám sát tài chính doanh nghiệp do mình làm chủ sở hữu.
b) Không kịp thời đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm về quản lý tài chính của doanh nghiệp hoặc không báo cáo cơ quan cấp trên và cơ quan quản lý về tài chính doanh nghiệp đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn tài chính doanh nghiệp.
c) Không nộp báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp cho cơ quan tài chính theo thời gian hoặc nội dung quy định.
d) Không tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các kiến nghị của cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về việc xử lý các sai phạm và biện pháp tăng cường giám sát tài chính doanh nghiệp.
đ) Báo cáo không trung thực kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp do mình làm chủ sở hữu.
3. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong trường hợp không thực hiện giám sát, cảnh báo kịp thời theo quy định đối với các trường hợp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao giám sát trực tiếp doanh nghiệp để doanh nghiệp mất an toàn tài chính; thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể mức độ, quy trình xem xét kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ KHÔNG QUÁ 50% VỐN ĐIỀU LỆ
1. Bộ quản lý ngành thực hiện chức năng giám sát thông qua Người đại diện đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty mẹ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng giám sát thông qua Người đại diện đối với các doanh nghiệp chuyển đổi từ doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp:
a) Hàng năm, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo giám sát tài chính của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; báo cáo Chính phủ về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.
b) Sở Tài chính các tỉnh, thành phố là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo giám sát đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 21. Nội dung giám sát tài chính
1. Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:
a) Giám sát tình hình tài chính, chấp hành pháp luật và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Giám sát thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp; tình hình huy động vốn, vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
c) Giám sát việc quản lý, hiệu quả sử dụng, tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
d) Giám sát việc phân phối lợi nhuận, thu lợi tức, lợi nhuận được chia và phân chia rủi ro từ phần vốn đã góp.
2. Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ:
a) Giám sát việc quản lý, hiệu quả sử dụng, tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
b) Giám sát việc phân phối lợi nhuận, thu lợi tức, lợi nhuận được chia và phân chia rủi ro từ phần vốn đã góp.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các mẫu biểu, chỉ tiêu báo cáo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: Việc giám sát thường xuyên theo các báo cáo định kỳ của Người đại diện. Trường hợp cần thiết, chủ sở hữu phối hợp với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp tiến hành việc thanh tra theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty về việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
Chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm cuối cùng về giám sát doanh nghiệp, người đại diện vốn là cá nhân được chủ sở hữu giao thực hiện giám sát doanh nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm đối với những việc được chủ sở hữu giao.
2. Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ: Việc giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện thường xuyên theo các báo cáo định kỳ của Người đại diện.
1. Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:
a) Báo cáo giám sát tài chính
Định kỳ hàng quý, năm, Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 21 Quy chế này và gửi cho chủ sở hữu và cho cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi từ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi thuộc Bộ; Sở Tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Báo cáo giám sát tài chính quý không gửi chậm quá ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo. Báo cáo giám sát tài chính hàng năm không gửi chậm quá ngày 31 tháng 01 năm tiếp theo.
b) Báo cáo kết quả giám sát tài chính
- Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện, Bộ quản lý ngành thực hiện giám sát tài chính đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi từ công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn do Bộ quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, Bộ quản lý ngành tổng hợp kết quả giám sát đối với công ty có phần vốn nhà nước trong Báo cáo kết quả giám sát tài chính của Bộ để gửi cho Bộ Tài chính theo quy định.
- Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp chuyển đổi, cổ phần hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và giao cho Sở Tài chính tổng hợp kết quả giám sát tài chính và gửi về Bộ Tài chính theo quy định.
- Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo kết quả giám sát của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Chính phủ. Trong báo cáo có nội dung về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong phạm vi toàn quốc.
2. Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ
a) Báo cáo giám sát tài chính:
Định kỳ hàng năm, Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 21 và gửi chủ sở hữu. Thời hạn gửi báo cáo không chậm quá ngày 31 tháng 01 năm tiếp theo.
b) Báo cáo Kết quả giám sát tài chính:
Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện, chủ sở hữu tổng hợp Báo cáo kết quả giám sát tài chính và gửi cho Bộ Tài chính theo quy định để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc.
Điều 24. Đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước
Hàng năm chủ sở hữu phải thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước để xem xét việc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư hay rút bớt vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này. Đồng thời làm căn cứ đánh giá, khen thưởng đối với người đại diện và chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho người đại diện trong năm tới.
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG KHAI THÔNG TIN TÀI CHÍNH
Điều 25. Đối tượng, phạm vi công khai thông tin tài chính
1. Doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện công khai tài chính theo Quy chế này.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định tại Quy chế này.
b) Các doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện việc công khai tài chính theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.
2. Chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Điều 26. Mục đích và nguyên tắc công khai thông tin tài chính
1. Mục đích
a) Đảm bảo minh bạch, trung thực và khách quan tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước. Phát hiện kịp thời hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán của doanh nghiệp.
b) Thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước, người lao động trong việc giám sát, kiểm tra và thực hiện quy chế dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.
c) Là căn cứ để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu và quyết định việc đầu tư vào doanh nghiệp; các chủ nợ có thông tin để giám sát đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
2. Nguyên tắc
a) Cơ sở để thực hiện công khai tài chính doanh nghiệp là báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và báo cáo giám sát tài chính hàng năm của doanh nghiệp; báo cáo giám sát tài chính hàng năm của chủ sở hữu.
b) Nội dung công khai tài chính của doanh nghiệp phải phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng nhận thông tin là cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu, các nhà đầu tư và người dân.
c) Doanh nghiệp và tổ chức thực hiện công khai tài chính chịu trách nhiệm tính đầy đủ, tính kịp thời, tính chính xác các thông tin tài chính; có nghĩa vụ giải trình các nội dung chất vấn của các đối tượng nhận thông tin theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
Điều 27. Nội dung công khai thông tin tài chính
a) Tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng và bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Việc trích, lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp;
d) Các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp;
đ) Các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động;
e) Tình hình quản trị công ty;
g) Tình hình tiền lương, thù lao, tiền thưởng và thu nhập bình quân hàng tháng năm trước liền kề của từng viên chức quản lý doanh nghiệp.
2. Chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp:
a) Tình hình tài chính và kết quả phân loại doanh nghiệp.
b) Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp công bố báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể mẫu biểu, các chỉ tiêu tài chính thực hiện công khai tại Điều này.
Điều 28. Tổ chức công khai thông tin
1. Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp thực hiện việc công khai tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình quản trị của doanh nghiệp theo định kỳ 6 tháng, hàng năm.
2. Đối với chủ sở hữu và Bộ Tài chính:
a) Hàng năm, Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp do mình làm chủ sở hữu tiến hành công bố kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.
b) Định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các báo cáo tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp, báo cáo tổng hợp đánh giá, phân loại doanh nghiệp, tiến hành công bố tình hình quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn phương thức công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này.
1. Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ, ngành hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này; phối hợp với Bộ Nội vụ kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp để thực hiện được nhiệm vụ giám sát tài chính doanh nghiệp, hỗ trợ chủ sở hữu doanh nghiệp quản lý hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo Quy chế này.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trình Chính phủ ban hành quy định, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức quản lý doanh nghiệp, chủ sở hữu và cơ quan quản lý về tài chính doanh nghiệp trong việc thực hiện Quy chế này.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn giám sát đánh giá tình hình thực hiện chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp.
4. Công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con căn cứ vào Quy chế này để xây dựng và thực hiện quy chế giám sát và đánh giá kết quả hoạt động đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ là chủ sở hữu và công ty có vốn đầu tư của công ty mẹ.
5. Tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội có thể căn cứ vào cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp quy định tại Quy chế này để tổ chức thực hiện giám sát các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mình quản lý.
6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 61/2013/ND-CP |
Hanoi, June 25, 2013 |
ON THE PROMULGATION OF THE REGULATION ON FINANCIAL SUPERVISION, PERFORMANCE ASSESSMENT, AND DISCLOSURE OF FINANCIAL INFORMATION APPLICABLE TO STATE-OWNED ENTERPRISES AND STATE-CAPITALIZED ENTERPRISES
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 29, 2005;
Pursuant to the Resolution No. 42/2009/QH12 dated November 27, 2009 of the National Assembly on raising efficiency of laws and policies on the management and use of State-owned assets and capital at state-owned corporations;
At the request of the Minister of Finance;
The Government promulgates a Decree on the Regulation on financial supervision, performance assessment, and disclosure of financial information applicable to state-owned enterprises and state-capitalized enterprises,
Article 1. Promulgating together with this Decree the Regulation on financial supervision, performance assessment, and disclosure of financial information applicable to state-owned enterprises and state-capitalized enterprises.
Article 2. This Decree takes effect on August 15, 2013.
Article 3. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the provincial People’s Committees, Presidents of Member assemblies, Directors/General Directors of state-owned enterprise; Boards of Directors, Directors/General Directors of state-capitalized enterprises are responsible for the implementation of this Decree./.
|
FOR THE GOVERNMENT |
ON FINANCIAL SUPERVISION, PERFORMANCE ASSESSMENT, AND DISCLOSURE OF FINANCIAL INFORMATION APPLICABLE TO STATE-OWNED ENTERPRISES AND STATE-CAPITALIZED ENTERPRISES
(promulgated together with the Government's Decree No. 61/2013/ND-CP dated June 25, 2013)
Article 1. Scope of regulation
This Regulation provides for the financial supervision, performance assessment, and disclosure of financial information applicable to state-owned enterprises and state-capitalized enterprises.
Article 2. Subjects of application
1. State-owned enterprises and state-capitalized enterprises include:
a) State-owned enterprises
- Single-member limited liability companies – parent companies of corporations, companies in a parent company-subsidiary company relationship (hereinafter referred to as parent companies) established by the Prime Minister, Ministers, ministerial agencies, Governmental agencies (hereinafter referred to as managing Ministries), and provincial People’s Committees.
- Single-member limited liability companies established by managing Ministries and provincial People’s Committees (hereinafter referred to as independent single-member limited liability companies)
- State Capital Investment Corporation (SCIC).
b) State-capitalized enterprises:
Joint-stock companies, limited liability companies with at least 2 members of which the capital is owned by managing Ministries and provincial People’s Committees.
2. The organizations and individuals authorized or assigned by the Government and the Prime Minister to exercise the rights or fulfill the obligations of state capital owners; representatives of state capital invested in the enterprises in Clause 1 of this Article.
3. Finance authorities assigned to supervise corporate finance.
Article 3. Purposes of financial supervision, performance assessment, and disclosure of financial information
1. Assess the actual performance of enterprises; responsively help enterprises overcome their weaknesses, achieve business targets and provide public services, raise the business efficiency and competitiveness.
2. Raise the responsibility of state-owned enterprises for the compliance with laws on the management and use of state-owned assets and capital.
3. Help the State, capital owners, and finance authorities in charge of corporate finance in discovering weaknesses of enterprises in order to give warnings and introduce appropriate measures.
4. Disclose the finance of state-owned enterprises and state-capitalized enterprises.
Article 4. Interpretation of terms
1. Financial supervision means monitoring, inspecting, assessing financial issues and compliance with the laws on finance of the enterprises.
2. Financial supervision report is the report which analyzes, assesses, and gives warnings about financial issues of each enterprise. This report is made by the supervisor.
3. Financial supervision result report is the report which summarizes the financial supervisions of enterprises affiliated to managing Ministries and provincial People’s Committees. This report is made by the owner.
4. Criteria are a system of standards used for assessing the efficiency and classifying enterprises in a comprehensive and objective manner.
5. Owners are organizations authorized or assigned to exercise the rights and fulfill the obligations of owners of state-owned single member limited companies, and owners of state capital at state-capitalized enterprise, including managing Ministries and provincial People’s Committees.
6. Corporate finance authorities are the Ministry of Finance, provincial Services of Finance.
7. Indirect supervision means monitoring and inspecting enterprises via financial statements, statistics, and other reports according to law and the owners.
8. Direct supervision means the inspection directly carried out at the enterprise.
9. Prior supervision means examining and evaluating the feasibility of short-term and long-term plans, investment projects, capital mobilization plans, and other plans of enterprises.
10. Internal supervision means monitoring and inspecting the implementation of plans and projects of the enterprise, and the compliance with law of the owner throughout the implementation of the plan or project.
11. Subsequent supervision means assessing the efficiency of enterprises based on periodic reports, compliance with law of the owners or the charter.
12. Managers are Presidents and members of the Member assemblies, or the Company President, controller, General Director, Deputy General Director or Deputy Director, Chief accountant (except for Director/General Director, Deputy Director/Deputy General Director, and Chief accountant that work under labor contract).
13. Special financial supervision is a process of supervision of the enterprises suspected of financial risks that need to be monitored and redressed by competent authorities.
14. The authorized representative of state capital at an enterprise (hereinafter referred to as representative) is the individual authorized in writing by the owner to exercise the rights and fulfill the obligations of the owner at the enterprise.
15. State-owned enterprises are enterprises of which 100% charter capital is held by the State.
16. State-capitalized enterprises are enterprises of which over 50% of charter capital is held by the State, and enterprises of which no more than 50% of capital is held by the State.
FINANCIAL SUPERVISION AND EFFICIENCY ASSESSMENT OF STATE-OWNED ENTERPRISES
SECTION 1. FINANCIAL SUPERVISION
1. Managing Ministries, as owners, shall cooperate with the Ministry of Finance in financial supervision and efficiency assessment of enterprises being parent companies and independent single-member limited liability companies established by managing Ministries, or under the management of managing Ministries.
2. Managing Ministries, as owners, shall cooperate with the Ministry of Finance in financial supervision and efficiency assessment of parent companies and independent single-member limited liability companies established by managing Ministries, or under the management of managing Ministries.
3. Corporate finance authorities:
a) The Ministry of Finance shall cooperate with the owners in the financial supervision of parent companies and independent single-member limited liability companies established by managing Ministries, or under the management of managing Ministries; summarize the financial supervision result reports of managing Ministries, provincial People’s Committees, and the Member assemblies of state corporations; send reports to the Government on the efficiency, provision of public services, and finance of state-owned enterprises annually.
b) Provincial Services of Finance shall assist provincial People’s Committees in the financial supervision, efficiency assessment, summarizing financial supervision result reports of enterprises established by provincial People’s Committees.
Article 6. Supervision contents
1. Supervising the management and use of state-owned assets and capital:
a) The investments of asset at the enterprise (including the list of projects of investment, capital sources associated with the projects of investment).
b) The capital mobilization and used of mobilized capital; issuance of bonds and shares (if any).
c) The external investments, including domestic investment, overseas investment, investment in finance, banking, real estate, securities (if any); the efficiency of external investment.
d) The management of assets, receivables and payables; the solvency of the enterprise, the ratio of debt payable to equity capital.
2. Supervising the preservation and development of enterprise’s capital.
3. Supervising the business:
a) The production, sale, and inventory; the revenue from business and service provision; revenue from financial activities; other incomes.
b) The income, the ratio of return on equity (ROE) and return on total assets (ROA)
c) Analysis of cash flow.
d) Fulfillment of obligations to the State budget.
dd) Distribution of profit; establishment and use of funds.
4. Supervising the implementation of policies on employees, including policies on salaries and incomes of employees and managers.
5. The Ministry of Finance shall provide the forms for the supervision contents in Clauses 1, 2, and 3 of this Article.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide the forms for the supervision contents in Clause 4 of this Article.
6. The enterprises engaged in finance, banking, insurance, lottery, and securities shall comply with the regulations on financial supervision in this Regulation and other laws on finance, banking, credit, insurance, lottery, and securities. Where specialized laws are at odds with this Regulation, such specialized law shall apply.
Article 7. Basis for financial supervision
Financial supervision shall be carried out based on:
1. Legislative documents on corporate financial management.
2. The charters and Regulation on financial management of the enterprise.
3. Annual business and development plans, long-term plans (5 years), criteria for efficiency assessment of enterprises approved by competent authorities.
4. Audited annual financial statements approved by the Member assembly; quarterly financial statements, periodic reports and unscheduled reports at the request of the owner or state management authorities.
5. Results of inspections and audits carried out by competent agencies at the enterprises.
6. Other relevant information and documents according to law.
Article 8. Methods of financial supervision
The owner shall cooperate with corporate finance authorities in the financial supervision by combining direct supervision, indirect supervision, prior supervision, internal supervision, and subsequent supervision. Prior supervision and internal supervision must be prioritized to find the strengths and weaknesses in finance and financial management of the enterprise to provide recommendations and warnings.
Inspections shall be carried out periodically or without warnings, and must comply with the law on inspection.
Article 9. Carrying out the supervision.
1. The owner shall:
a) Appoint a unit to be in charge and assign other units under the management of the owner to carry out financial supervision and efficiency assessment of affiliated enterprises.
b) Determine supervision targets of each enterprise in each period based on the guidance of the Ministry of Finance and the performance of the enterprises.
c) Based on the forms in Clause 5 Article 6 of this Decree and the reporting period of each enterprise in order to serve the supervision and assessment of enterprises.
d) Annually make plans for corporate financial supervision (including inspection plans) and send them to the Ministry of Finance and Government Inspectorate. The inspection plan must be conformable with the annual inspection plan of Government Inspectorate.
d) Carry out the supervision strictly, adequately, and punctually. Warn the enterprise if the finance or financial management of the enterprise shows bad signs. Instruct the enterprise to take appropriate measures for eliminating the weaknesses.
The owner may hire an independent organization which provides financial consultancy, accounting, or audit services to examine the data and finance of the enterprise in order to make assessment, remarks, and conclusion. The expenditure of consultancy services shall be instructed by the Ministry of Finance.
e) Based on the financial supervision results and regulations on corporate financial management, the owner shall assess the finance of the enterprise as safe or unsafe. For the enterprises suspected of unsafe finance, the owner shall carry out special supervisions and take measures for resolving relevant issues.
g) The owner shall make and send financial supervision result reports to the Ministry of Finance every 6 months and every year. The supervision result report must be enclosed with the financial supervision report of each enterprise. The biannual report shall be sent no later than August 31, the annual report shall be sent no later than May 31 in the next year.
h) Request the Prime Minister to take disciplinary actions against the leaders of the enterprises established by the Prime Minister; take disciplinary actions against the enterprise leaders that fail to comply with the reporting regime, the recommendations and instruction in supervision reports made by the owner, the Ministry of Finance, which worsen the finance and financial management of the enterprise.
2. The Ministry of Finance shall:
a) Cooperate with managing Ministries in planning the supervision and supervising the enterprise affiliated to the managing Ministries; supervising the enterprises that produce or sell essential products, and the enterprises subject to special supervision. Directly implement the enterprise supervision plans at the request of the Government or the Prime Minister.
b) Report the management and use of state-owned assets and capital, the efficiency, and the finance of state-owned enterprise to the Government or the Prime Minister based on the financial supervision result reports made by the owner and the report on supervision of corporate financial management (made by inspecting authorities, auditing authorities, or corporate finance authorities). The biannual report shall be sent no later than September 31, the annual report shall be sent no later than July 31 in the next year
c) Request the Prime Minister to take disciplinary actions against the owners and leaders of the enterprises established by the Prime Minister; request the owners to take disciplinary actions against the enterprise leaders that fail to comply with the reporting regime, the recommendations and instruction in supervision reports made by the owner, the Ministry of Finance, which worsen the finance and financial management of the enterprise.
d) Settle the inconsistency between the assessment, warnings and recommendations provided by the owner and those provided by the Ministry of Finance,
When supervising an enterprise, the owner and the Ministry of Finance need to reach an agreement on the assessment, warnings and recommendations provided for the enterprise. Request the Prime Minister to decide if the inconsistency between the assessment, warnings and recommendations provided by the owner and those provided by the Ministry of Finance cannot be settled.
3. The enterprise shall:
a) Punctually, sufficiently, accurately make and send reports according to the regulations of competent authorities and the owner to serve the financial supervision. Facilitate the direct supervision at the enterprise.
b) Take measures to prevent and eliminate the risks when warnings about the risks to the finance and financial management of the enterprise are given by the owner and the corporate finance authorities in order to improve the finance and financial management of the enterprise.
c) Follow the instructions and recommendations given by the owner and corporate finance authorities in supervision reports. Enterprises are entitled to offer their opinions to the when such instructions or recommendations are not concurred with. When the owner and the corporate finance authorities gives the final opinions, the enterprise is obliged to comply with such opinions. Every quarter or at the request of the instruction/recommendation giver, the enterprise shall send reports to them and the owner on the conformity with the instructions and recommendations.
d) Organize internal financial supervision. The Member assembly (company president) shall carry out the supervision using the company’s personnel. The enterprise shall report the internal financial supervision every quarter or at the request of the owner.
SECTION 2. SPECIAL FINANCIAL SUPERVISION
Article 10. Cases of special financial supervision
1. When the annual financial statement is made or during financial supervision, an enterprise shall be kept under special supervision if its finance or business falls into one of the cases below:
a) The business is at a loss; the ratio of debt to equity exceeds the safety limits.
b) The loss makes up at least 30% of the equity, or the accrued loss makes up more than 50% of the equity.
c) The coefficient of capacity for repaying due debts is smaller than 0.5.
d) The report does not reflect the actual finance of the enterprise.
2. The enterprises engaged in finance, banking, insurance, lottery, and securities shall be kept under special financial supervision according to this Regulation and the laws on finance, banking, credit, insurance, lottery, and securities.
Article 11. Decisions on special financial supervision
1. When an enterprise is kept under special financial supervision, the owner shall issue a decision on special financial supervision. The decision on special financial supervision shall specify:
a) Name of the enterprise under special supervision.
b) Reasons for special supervision.
c) Duration of special supervision.
2. The decision on special supervision shall be notified to the corporate finance authority at the same level.
Article 12. Responsibility of the Member assembly (the Company President), General Director or Director of the enterprise under special supervision.
1. Making a plan for restructuring the organization, business, and finance, then submitting it to the owner within 20 days from the day on which the decision on special supervision is made.
2. Monthly, quarterly, and annually send the owner and the corporate finance authority reports on:
a) The production and value of products that are produced, sold, and in stock in the period.
b) Revenues from other businesses and other incomes.
c) The cost of business, other activities, expenditures on salaries, depreciation of fixed assets, loan interest, and management cost.
d) The profit and return on equity (quarterly and annually).
dd) The collection of receivables, capital mobilization, and debt repayment.
e) The mobilization, management, and use of capital; debt and solvency.
g) The management of the Member assembly and the management board.
3. Deadline for sending the reports in Clause 2 of this Article: monthly report shall be sent before the 5th of the next month; quarterly reports shall be sent before the 15th of the first month of the next quarter, and annual reports shall be sent before January 31 of the next year.
4. The Ministry of Finance shall provide forms for the reports in Clause 2 of this Article. Based on the report forms provided by the Ministry of Finance, the owner shall provide reports forms for each enterprise under special supervision.
Article 13. Special supervision procedure
1. Approving the plan for restructuring the organization, business, and finance of the enterprise. The plan shall be approved within 15 working days from the day on which it is received.
The owner may hire a consultant to assist in examining and evaluating the restructuring plan. The expenditure on consultancy shall be guided by the Ministry of Finance.
2. Supervising the implementation of the plan approved.
3. Cooperate with the corporate finance authority at the same level in analyzing and assessing efficiency, financial management, and business management of the enterprise to give instructions.
4. Where necessary, the owner may carry out inspections or cooperate with the corporate finance authority at the same level in carrying out inspections in order to assess the accuracy of the report made by the enterprise; the business management of the management board; the management of finance and other sources of the enterprise. Inspections shall be carried out based on the supervision requirements and accuracy of the report.
The inspection must comply with the law on inspection. A report shall be made and recommendations shall be provided at the end of the inspection in order to raise the efficiency of the enterprise.
5. Submit a solution to the Prime Minister if the business efficiency is not improved after the enterprise has fulfilled the requirements of the owner and the corporate finance authority.
Article 14. Handling enterprises under special supervision.
1. When an enterprise under special supervision eliminates all causes of special supervision in Clause 1 and Article 10, and comply with the reporting regime according to this Regulation for 02 consecutive years (from the day on which the decision on special supervision is made), it shall be remove from the list of enterprises under special supervision.
2. The enterprises that are still at a loss after 02 years under special supervision, the procedure for ownership transfer, dissolution, or bankruptcy shall be initiated.
3. The owner shall issue a decision to end special supervision. This decision shall be notified to the corporate finance authority at the same level.
SECTON 3. EFFICIENCY ASSESSMENT
Article 15. Basis and criteria for assessment.
1. Based on the financial supervision result and the financial management regulation (hereinafter referred to as classification report), the enterprise and the owner shall assess the efficiency.
2. Criteria for assessing efficiency of the enterprise and its managers.
a) Criteria for assessing efficiency of the enterprise:
- Criterion 1. Revenue and other incomes.
- Criterion 2. Profit and ROE.
- Criteria 3. Overdue debts and capacity for repaying due debts.
- Criterion 4. Compliance with the policies and laws on taxation, other payments to the State budget, credit, banking, insurance, environment protection, labor, salaries, social security, and financial statements to serve financial supervision,
- Criterion 5. Provision of public products and services.
b) The criteria in Point a Clause 2 of this Article are determined and calculated based on periodic financial statements and statistics according to current regulations.
The cases below shall be exempt when applying criteria 1, 2, 4, and 5 in Point a Clause 2 of this Article:
- Objective and inevitable reasons such as natural disasters, contagions, wars)
- Investment in production expansion in accordance with the planning approved by competent authorities, which affect the profit in the first two years from the commencement year.
- Prices are adjusted by the State (for the products priced by the State) that affect the revenue of the enterprise, or the obligations to achieve socio-economic targets under the instructions of the Government or the Prime Minister.
c) The assessment of efficiency of managers shall apply the criteria established by the Government and the following criteria:
- The achievements of intended return on equity.
- The enterprise classification.
Article 16. Assessment and classification of enterprises and efficiency of managers.
1. The assessment and classification of enterprises shall follow the principles below:
a) Enterprises shall be assessed and classified based on the comparison of the plans, targets, and objectives assigned by the owner and the actual performance. The targets and criteria shall be established in the first quarter of the planning year and must not be changed throughout the year.
b) The assessment and classification of enterprises shall depend on the line of business, targets and objectives of, and characteristics of each enterprise (if any).
c) Enterprises shall be assessed and classified into Class A, Class B, and Class C.
The Ministry of Finance shall provide guidance on the application of assessment and classification criteria in this Clause.
2. Based on the assessment and classification criteria, the owner shall specify the assessment and classification criteria that suit the characteristics of each enterprise. These criteria shall be established in the first quarter of the planning year and shall not be changed throughout the course of implementation.
3. Based on the assessment of efficiency of managers provided for in Point c Clause 2 Article 15 of this Regulation, the owner shall assess and classify managers as excellent, efficient, and not efficient to give commendations or take disciplinary actions according to Article 18 and Article 19 of this Regulation.
Article 17. Regime for reporting enterprise assessment and classification
1. Annually, based on the criteria for enterprise classification in Article 15 of this Regulation and guiding documents issued by managing Ministries and the Ministry of Finance, enterprises shall assess and classify themselves, send reports on the assessment and classification to the agencies specified in Clause 2 of this Article for verifying and announcing enterprise classification.
2. Parent companies shall send classification reports to the owner and the Ministry of Finance; independent single-member limited liability companies established by managing Ministries or provincial People’s Committees shall send classification reports to the owner.
The enterprise classification report of the year shall be sent before April 30 of the next year.
3. Verifying and announcing enterprise classification
a) The managing Ministries shall verify and announce the classification of parent companies established by managing Ministries or under the management of managing Ministries, and independent single-member limited liability companies established by managing Ministries.
The classification of parent companies must be consulted by the Ministry of Finance.
b) Provincial People’s Committees shall verify and announce the classification of parent companies and independent single-member limited liability companies established by provincial People’s Committees.
The classification of parent companies must be consulted by the Ministry of Finance.
c) Annually, managing Ministries and provincial People’s Committees shall report the enterprise classification of the previous year to the Ministry of Finance before May 31 of the next year.
4. The enterprises directly serving National defense and security shall send reports on assessment and classification to the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security for verifying and announcing the enterprise classification. The result of enterprise classification shall be sent to the Ministry of Finance by the deadline in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
5. Annually, the Ministry of Finance shall summarize and report the enterprise classifications of managing Ministries and provincial People’s Committees in the previous year to the Government before July 31.
SECTION 4. COMMENDATIONS AND DISCIPLINARY ACTIONS
Article 18. Levels of commendations for managers
1. Annually, based on the performance, managers shall receive rewards from the commendation funds, in particular:
a) Every manager assessed as excellent shall receive no more than 1.5 month’s salary.
b) Every manager assessed as efficient shall receive no more than 1 month’s salary.
c) The manager assessed as not efficient shall not receive any reward.
2. The proportion and use of the commendation fund, the authority to decide the level of commendations for managers shall comply with the regulations of the Government and guidance of the Ministry of Finance.
Article 19. Penalties for violations and disciplinary actions
1. For managers:
The owner shall take disciplinary actions such as reprimands, warnings, salary cut, dismissal, or cutting other benefits when the managers commit the violations below:
- The managers shall be given reprimands or warnings if they fail to submit or to sufficiently and punctually submit reports required by competent authorities and the owners, make inaccurate or insufficient reports, or fail to comply with the regulations on disclosure of financial information, depending on the severity.
- The managers shall be dismissed or have their salaries cut if they fail to comply with or fully comply with the instructions and recommendations of the owner and the corporate finance authorities, make the enterprise suffers from a loss, waste state capital, make the enterprise faces financial difficulties, or make the financial management of the enterprise inefficient.
2. For owners (managing Ministries and provincial People’s Committees)
The head of the superior agencies shall take disciplinary actions such as reprimand, warning, or dismissal in accordance with the Law on officials and the Law on Public employees if the owner commits one of the violations below:
a) Failing to comply with the regulations on financial supervision.
b) Failing to take measures for redressing violations of financial management or failing to report severe violations of financial safety to the superior agency and corporate finance authorities.
c) Failing to punctually and adequately submit financial supervision reports to the finance authorities.
d) Failing to follow the instructions of the Government, the Prime Minister, and recommendations of corporate finance authorities, inspecting authorities and audit authorities about the violations and enhancement of corporate financial supervision.
dd) Making incorrect reports on the financial supervision of the enterprise under their ownership.
3. The Ministry of Finance is responsible for the omission to provide supervision or responsive warnings for the enterprises delegated by the Government or the Prime Minister, which lead to unsafe financial, loss of state-owned assets and capital at the enterprises.
4. The Ministry of Home Affairs shall provide guidance on the disciplinary action against the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
FINANCIAL SUPERVISION AND EFFICIENCY ASSESSMENT OF THE ENTERPRISES OF WHICH OVER 50% OF CHARTER CAPITAL IS HELD BY THE STATE AND THE ENTERPRISES OF WHICH NO MORE THAN 50% OF CHARTER CAPITAL IS HELD BY THE STATE.
1. Via representatives, managing Ministries shall supervise joint-stock companies, multi-member limited liability companies converted from parent companies and independent single-member limited liability companies established by managing Ministries or under the management of managing Ministries.
2. Provincial People’s Committees shall supervise the enterprises converted from the enterprises affiliated to provincial People’s Committees via the representatives.
3. Corporate finance authorities:
a) Annually, the Ministry of Finance shall summarize financial supervision reports made by managing Ministries and provincial People’s Committees, then send the Government a report on the efficiency of business and provision of public services delegated to the enterprises of which over 50% of charter capital is held by the State; and a report on the efficiency of state capital at the enterprises of which no more than 50% of charter capital is held by the State.
b) Provincial Services of Finance shall assist provincial People’s Committees in summarizing reports on supervisions of the state-capitalized enterprises affiliated to provincial People’s Committees.
Article 21. Financial supervision contents
1. For the enterprises of which over 50% of charter capital is held by the State
a) Supervise the finance, compliance with law, and business performance of the enterprise.
b) Supervise the implementation of projects of investment, business plans and investment plans of the enterprise; the capital mobilization and foreign loans of the enterprise.
c) Supervise the management, use, preservation and development of capital of the enterprise.
d) Supervise the distribution of profits, collection of distributable profits, and distribution of risks from contributed capital.
2. For the enterprises of which no more than 50% of charter capital is held by the State:
a) Supervise the management, use, preservation and development of capital of the enterprise.
d) Supervise the distribution of profits, collection of distributable profits, and distribution of risks from contributed capital.
3. The Ministry of Finance shall provide reporting forms and criteria mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 22. Supervision procedure.
1. For enterprises of which over 50% of charter capital is held by the State: the regular supervision shall follow periodic reports made by the representatives. If necessary, the owner shall cooperate with the corporate finance authority in inspecting the compliance with the laws on the management, use, preservation and development of capital of the enterprise.
The owner of the state capital invested in the enterprise is the last one who is responsible for the enterprise supervision; the capital representative is an individual delegated to supervise the enterprise and shall only be responsible for the tasks assigned by the owner.
2. For enterprises of which no more than 50% of charter capital is held by the State: the supervision and assessment of state capital efficiency shall be carried out regularly based on periodic reports made by the representative.
1. For the enterprises of which over 50% of charter capital is held by the State
a) Financial supervision
Every quarter and every year, the representative shall make a financial supervision report according to Clause 1 Article 21 of this Regulation, and send it to the owner and the corporate finance authorities (the Ministry of Finance – for equitized enterprises, enterprises converted from state-owned corporations, equitized enterprises and converted affiliated to Ministries; or Services of Finance – for equitized enterprises and converted enterprise affiliated to provincial People’s Committees).
The quarterly financial supervision report shall be sent by the 15th of the first month of the next quarter. The annual financial supervision report shall be sent by January 31 of the next year.
b) Financial supervision result report
- According to the supervision reports made by representatives, managing Ministries shall supervise the finance of joint-stock companies, limited liability companies converted from parent companies, limited liability companies established by Ministries or under the management of Ministries. Managing Ministries shall summarize results of supervisions of state-capitalized enterprises in the financial supervision result report and send them to the Ministry of Finance.
- Based on the supervision reports made by representatives, provincial People’s Committees shall supervise the finance of converted enterprises and equitized enterprises affiliated to provincial People’s Committees, and request the Services of Finance to summarize and send the financial supervision results to the Ministry of Finance.
- The Ministry of Finance shall summarize and report the supervision result reports sent by managing Ministries and provincial People’s Committees to the Government. The reports must specify the efficiency of the business and provision of public services of enterprises of which over 50% of charter capital is held by the State nationwide.
2. For the enterprises of which no more than 50% of charter capital is held by the State:
a) Financial supervision report:
Every year, the representative shall make a financial supervision report in accordance with Clause 2 Article 21 and send it to the owner. The report shall be sent by January 31 of the next year.
b) Financial supervision result report
Based on the supervision reports made by representatives, the owner shall summarize and send financial supervision result reports to the Ministry of Finance. The Ministry of Finance shall send the Government a report on efficiency of state capital at the enterprises nationwide.
Article 24. Assessment of business efficiency of state-capitalized enterprises
Every year, the owner shall assess the business efficiency of state-capitalized enterprise, especially the enterprises with over 50% of state capital in order to consider continuing investment, expanding investment, or withdrawing investment in such enterprises. It is also the basis for giving rewards to the representatives and giving assignments to the representatives in the next year.
DISCLOSURE OF FINANCIAL INFORMATION
Article 25. Subjects and scope of disclosure of financial information
1. Enterprises:
a) State-owned enterprise shall disclose financial information in accordance with this Regulation.
The enterprises engaged in finance, banking, insurance, lottery, Stock Exchanges, and Securities Depositories shall disclose financial information in accordance with law and this Regulation.
b) The state-capitalized enterprise shall disclose financial information in accordance with law and their charters.
2. Owners of the state capital invested in enterprises.
3. Corporate finance authorities (the Ministry of Finance and provincial Services of Finance)
Article 26. Purposes and principles of financial information disclosure
1. Purposes:
a) Ensuring the transparency, integrity, and objectivity of the finance of state-owned enterprises. Discovering violations against the laws on financial management and accounting of enterprises.
b) Exercising the rights and fulfilling the obligations of the owners and employees to the supervision and inspection of democracy in state-owned enterprises; preventing wastefulness and corruption; raising the business efficiency; preserving and developing state capital.
c) Forming a basis for Vietnamese and foreign investors to consider making investments in enterprises; for creditors to assess the solvency of enterprises.
2. Principles
a) The basis for disclosure of financial information is the annual financial statements, management reports, and financial supervision reports made by the enterprises, and annual financial supervision reports made by the owners.
b) The disclosure of financial information must be conformable with the requirements of the information recipients being state agencies, owners, investors, and the people.
c) The enterprises and organizations that disclose financial information are responsible for the responsiveness and accuracy of financial information, and answering inquiries of information recipients in accordance with law and this Regulation.
Article 27. Contents of financial information being disclosed
1. Enterprises:
a) The finance, efficiency and preservation of state capital at the enterprise.
b) Business results of the enterprise;
c) The establishment and use of funds of the enterprise;
d) The contributions to the State budget of the enterprise;
dd) Incomes and the average income of employees;
e) The enterprise management;
g) The salaries, remunerations, bonuses, and monthly incomes of the succeeding year of each manager.
2. Owners of the state capital invested in the enterprises:
a) The enterprise finance and classification.
b) Some financial criteria of the enterprise: return on equity, ratio of debt to equity, capacity for repaying due debts.
3. Corporate finance authorities shall announce the summary reports on the performance of state-owned enterprise and state-capitalized enterprises.
4. The Ministry of Finance shall provide the forms and financial criteria stated in this Article.
Article 28. Organizations that disclose information
1. For enterprises:
Enterprises shall disclose the finance, business result, and management of the enterprise every 6 months and every year.
2. For owners and the Ministry of Finance:
a) Annually, managing Ministries and provincial People’s Committees shall announce the result of enterprise assessment, classification, and the reports on financial supervision based on the assessment and classification of the enterprises under their ownership
The enterprises directly serving National defense and security shall comply with the regulations of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security.
b) Annually, the Ministry of Finance shall announce the management of state-owned assets and capital at the enterprises, and the business efficiency of the state-owned enterprises and state-capitalized enterprises based on the instructions of the Prime Minister.
3. The Ministry of Finance shall provide guidance on the method of disclosure of financial information provided for in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
1. The Ministry of Finance shall cooperate with other Ministries in implementing and inspecting the implementation of this Regulation; cooperate with the Ministry of Home Affairs in completing the system of state management of corporate finance to serve corporate financial supervision; support the owners in efficiently managing state-owned assets and capital in accordance with this Regulation.
2. The Ministry of Home Affairs shall cooperate with relevant Ministries in promulgating regulations, giving commendations, and taking disciplinary actions against the violations of this Regulation.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cooperate with the Ministry of Finance in providing guidance on the implementation of policies on employees in the enterprises.
4. Parent companies and corporations shall formulate and implement the regulations on supervision and assessment of single-member limited liability companies under the ownership of parent companies and the companies invested by parent companies.
5. Political organizations and socio-political organizations shall supervise the enterprises under their management based on the financial supervision mechanism in this Regulation.
6. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the provincial People’s Committees, Presidents of the Member assemblies, presidents of companies, General Directors, and Directors of enterprises are responsible for the implementation of this Regulation./.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực