Chương 4 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế: Quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 55/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/07/2011 | Ngày hiệu lực: | 25/08/2011 |
Ngày công báo: | 14/07/2011 | Số công báo: | Từ số 403 đến số 404 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cán bộ pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là tổ chức pháp chế) và quản lý nhà nước về công tác pháp chế.
Theo đó, người làm công tác pháp chế là cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động vào tổ chức pháp chế và phải có trình độ cử nhân luật trở lên. Ngoài ra, công chức pháp chế phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, viên chức pháp chế phải là viên chức có chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
Cán bộ, công chức, viên chức pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề; Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tưởng quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với người làm công tác pháp chế.
Cũng theo Nghị định này, tổ chức pháp chế trong các cơ quan nhà nước có chức năng giúp thủ trưởng cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong phạm vi ngành, kĩnh vực được giao; tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu cố vấn cho ban lãnh đạo về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức,quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Vụ Pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Bộ Tư pháp. Phòng Pháp chế được thành lập ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, như: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhà nước có thể vận dụng tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định chế độ đối với nhân viên pháp chế; quyết định thành lập tổ chức pháp chế…
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25/08/2011 và thay thế Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/05/2004.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác pháp chế trong phạm vi cả nước.
2. Trong phạm vi chức năng của mình, Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác pháp chế;
b) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hướng dẫn thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác pháp chế;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch triển khai công tác pháp chế;
d) Phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác pháp chế;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế; định kỳ hàng quý tổ chức sinh hoạt pháp chế;
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra công tác pháp chế trong phạm vi ngành lĩnh vực quản lý;
g) Định kỳ hàng năm tổng kết, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả công tác pháp chế;
h) Phối hợp thực hiện công tác pháp chế ở các cơ quan nhà nước, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thực hiện công tác pháp chế.
1. Trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:
a) Xây dựng, củng cố các tổ chức pháp chế;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện công tác pháp chế;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế;
d) Bảo đảm biên chế, kinh phí và các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức pháp chế;
đ) Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp chỉ đạo về công tác pháp chế trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.
1. Trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế;
d) Bảo đảm biên chế kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của tổ chức pháp chế;
đ) Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác pháp chế trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương.
Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý công tác pháp chế ở địa phương.
1. Xây dựng và củng cố tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.
2. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.
3. Bố trí đủ nhân viên pháp chế, bảo đảm kinh phí, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.
4. Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp và gửi Bộ Tư pháp.
1. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước hoàn thành việc kiện toàn tổ chức pháp chế thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Đối với những người hiện đang làm công tác pháp chế mà chưa có trình độ cử nhân luật thì phải tham gia chương trình đào tạo về pháp luật và bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Tư pháp tổ chức.
Sau năm năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, người làm công tác pháp chế phải có trình độ cử nhân luật.
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2011 và thay thế Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực