Nghị định 51-CP năm 1996 về việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động tại doanh nghiệp không được đình công
Số hiệu: | 51-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/08/1996 | Ngày hiệu lực: | 29/08/1996 |
Ngày công báo: | 15/12/1996 | Số công báo: | Số 23 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/08/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51-CP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 1996 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 51-CP NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 1996 VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CỦA TẬP THỂ LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Doanh nghiệp không được đình công theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật lao động bao gồm:
1. Doanh nghiệp phục vụ công cộng có tác động lớn đến sinh hoạt ở thành phố, khu công nghiệp lớn;
2. Doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng một số sản phẩm thiết yếu đối với nền kinh tế và đời sống nhân dân được Nhà nước giao nhiệm vụ và trợ giúp khi cần thiết;
3. Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng thuộc Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng quản lý.
Điều 2.- Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục các doanh nghiệp không được đình công.
Điều 3.- Hàng năm vào đàu tháng 1, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi kiến nghị điều chỉnh Danh mục các doanh nghiệp không được đình công (nếu có) để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình Chính phủ xem xét quyết định.
Điều 4.- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp không được đình công; chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan, cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp (nếu có), Công đoàn ngành, Liên đoàn Lao động địa phương định kỳ 6 tháng một lần tổ chức nghe ý kiến của đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp này để kịp thời giải quyết những yêu cầu chính đáng của tập thể lao động.
Trong trường hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được yêu cầu phải giải quyết vượt quá thẩm quyền hoặc không giải quyết được thì trong thời hạn ba ngày, phải báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan và cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để phối hợp giải quyết.
Điều 5.- Tại doanh nghiệp không được đình công, khi có những yêu cầu của tập thể lao động đòi hỏi giải quyết, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp phải lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của tập thể lao động, bàn bạc với người sử dụng lao động để tìm cách giải quyết; nếu không giải quyết được thì trong thời hạn ba ngày Ban Chấp hành Công đoàn phải kịp thời báo cáo với Liên đoàn lao động cấp tỉnh, người sử dụng lao động phải báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để phối hợp giải quyết.
Điều 6.- Khi xẩy ra tranh chấp lao động tập thể tại doanh nghiệp không được đình công, Hội đồng hoà giải lao động ở cơ sở phải tiến hành hoà giải ngay khi nhận được đơn yêu cầu hoà giải. Nếu Hội đồng hoà giải lao động ở cơ sở hoà giải không thành thì mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh phải tiến hành hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Điều 7.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 8.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp không được đình công chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
DANH MỤC
CÁC DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 51/CP ngày 29 tháng 8 năm 1996)
I. CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, CUNG ỨNG, TRUYỀN TẢI ĐIỆN THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM:
1. Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Thủ Đức, Trà Nóc, Bà Rịa.
2. Các nhà máy thuỷ điện: Hoà Bình, Thác Bà, Vĩnh Sơn, Thác Mơ, Đa Nhim.
3. Các Công ty điện lực: I, II, III.
4. Các Công ty điện lực thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh.
5. Các Công ty truyền tải điện: I, II, III, IV.
6. Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia.
7. Công ty thông tin viễn thông điện lực.
II. CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG THUỘC TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM:
1. Công ty viễn thông quốc tế.
2. Công ty viễn thông liên tỉnh.
3. Công ty bưu chính liên tỉnh và quốc tế.
4. Công ty phát hành báo chí Trung ương.
5. Công ty điện toán và truyền số liệu.
6. Bưu điện các tỉnh và các thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Cục Bưu điện Trung ương. 8. Công ty thông tin di động.
III. CÁC DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ THUỘC LIÊN HIỆP ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM:
1. Các xí nghiệp đầu máy Hà Lào, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn.
2. Các xí nghiệp toa xe Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn
3. Các xí nghiệp vận dụng toa xe khách, toa xe hàng Hà Nội, Sài Gòn.
4. Các xí nghiệp thông tin tín hiệu đường sắt Bắc Giang, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Các xí nghiệp quản lý đường sắt.
6. Các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt.
IV. CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THUỘC NGÀNH NGÂN HÀNG
- Các doanh nghiệp in dập tiền và các giấy tờ có giá trị như tiền.
V. CÁC DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH ĐÔ THỊ THUỘC CÁC THÀNH PHỐ
Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Thanh Hoá, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu.
1. Các công ty cấp thoát nước.
2. Các công ty vệ sinh môi trường.
3. Các công ty chiếu sáng đô thị.
4. Các đơn vị quản lý bến và phương tiện vượt sông thuộc Cục quản lý đường bộ.
5. Công ty phục vụ mai táng.
VI. CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VÀ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI THUỘC TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM.
1. Các doanh nghiệp vận tải biển.
2. Các doanh nghiệp cảng biển.
3. Các doanh nghiệp hoa tiêu.
4. Bảo đảm an toàn hàng hải.
5. Công ty thông tin điện tử hàng hải Việt Nam.
6. Xí nghiệp liên hợp trục vớt cứu hộ.
VII. CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VÀ BẢO ĐẢM HÀNG KHÔNG THUỘC TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.
1. Công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (NASCO).
2. Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO)
3. Công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (MASCO).
4. Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75, A76.
5. Công ty cung ứng xăng dầu hàng không.
6. Công ty cung ứng dịch vụ hàng không.
7. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VIETNAM AIRLINES).
VIII. CÁC DOANH NGHIỆP TÌM KIẾM, THĂM DÒ, KHAI THÁC, VẬN CHUYỂN, CHẾ BIẾN, DỊCH VỤ DẦU KHÍ THUỘC TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM.
1. Công ty thăm dò khai thác dầu khí.
2. Công ty chế biến và kinh doanh sản phầm dầu, sản phẩm khí.
3. Công ty thiết kế và xây dựng dầu khí.
4. Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí, dịch vụ du lịch dầu khí.
5. Công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí.
6. Công ty thương mại dầu khí.
7. Công ty giám sát các hợp đồng chia sản phẩm.
8. Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực dầu khí.
9. Trung tâm an toàn và môi trường dầu khí.
10. Trung tâm thông tin tư liệu dầu khí.
11. Xí nghiệp liên doanh Việt Xô Petro và các Liên doanh ADF, ODV, DMC.
IX. CÁC DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG, DỊCH VỤ XĂNG DẦU THUỘC TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM.
1. Các công ty xăng dầu, công ty vật tư tổng hợp đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Công ty vận tải xăng dầu đường thuỷ I.
3. Công ty vận tải xăng dầu VITACO.
X. CÁC DOANH NGHIỆP AN NINH QUỐC PHÒNG
Các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ.
THE GOVERNMENT
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 51-CP |
Hanoi ,August 29, 1996 |
DECREE
ON SETTLING DEMANDS BY THE LABOR COLLECTIVE AT THE ENTERPRISES THAT ARE NOT ALLOWED TO GO ON STRIKE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Labor Code of June 23, 1994;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
Article 1.- Those enterprises that are not allowed to go on strike as stipulated in Article 174 of the Labor Code are:
1. The public utility enterprises which have great bearing on the daily life of the major cities and industrial zones;
2. The enterprises which produce or supply a number of essential products to the economy and the people�s life as assigned by the State, and which will get assistance from the State when necessary;
3. The enterprises which manufacture products in direct service of security and defense work and which are under the management of the Ministry of the Interior and the Ministry of Defense.
Article 2.- To issue together with this Decree a list of those enterprises that are not allowed to go on strike.
Article 3.- In early January every year, the Ministers, the Heads of the State agencies in charge of the branches, and the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall send a proposal (if any) to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs adjusting the list of those enterprises that are not allowed to go on strike, so that this Ministry may synthesize and submit the list to the Government for consideration and decision.
Article 4.- The Labor, War Invalids and Social Affairs Service must regularly check and inspect the implementation of labor legislation at the enterprises that are not allowed to go on strike; cooperate with the State managing agencies concerned, the superior managing agencies (if any) of these enterprises, the Trade Union organization of the branch, and the local Confederation of Labor to hold once in every 6 months a hearing of opinions of the representatives of labor and employers at these enterprises in order to promptly settle the legitimate demands of the labor collective.
In case the Labor, War Invalids and Social Affairs Service receives a demand which is outside its jurisdiction or which it cannot settle, then within three days the Service must report it to the provincial or municipal People’s Committee under the Central Government, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the State managing agency concerned and the superior managing agency (if any) for joint settlement.
Article 5.- At the enterprises that are not allowed to go on strike, if the labor collective raises any demand for settlement, the Executive Committee of the Trade Union organization must listen to the opinions and aspiration of the labor collective and discuss it with the employer to find a solution; if they cannot settle it, then within three days the Executive Committee of the Trade Union organization must promptly report it to the provincial Confederation of Labor, and the employer must report it to the Labor, War Invalids and Social Affairs Service and the superior managing agency (if any) for joint settlement.
Article 6.- When a labor dispute takes place at an enterprise that is not allowed to go on strike, the Labor Reconciliation Council at that enterprise must start its reconciliation attempt right after receiving an application requesting reconciliation. If the Labor Reconciliation Council at that enterprise fails, then each side or both sides in the dispute are entitled to request the provincial Labor Arbitration Council to settle it.
Within seven days after receiving the request, the provincial Labor Arbitration Council must start reconciliating and settling the dispute.
In case one side or both sides do not agree with the decision of the provincial Labor Arbitration Council, they can request the provincial People’s Court to settle it.
Article 7.- This Decree takes effect on the date of its signing.
Article 8.- The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the enterprises that are not allowed to go on strike shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực