Nghị định 46-CP năm 1997 về Điều lệ mẫu hợp tác xã thủy sản
Số hiệu: | 46-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/04/1997 | Ngày hiệu lực: | 14/05/1997 |
Ngày công báo: | 30/06/1997 | Số công báo: | Số 12 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
04/07/2005 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46-CP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 1997 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 46-CP NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 1997 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ MẪU HỢP TÁC XÃ THUỶ SẢN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này Bản Điều lệ mẫu Hợp tác xã Thuỷ sản.
Điều 2.- Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Điều lệ mẫu này.
Điều 3.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình tổ chức thực hiện Nghị định này.
Điều 4.- Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ MẪU
HỢP TÁC XÃ THUỶ SẢN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 46/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ)
Điều 1.- Định nghĩa Hợp tác xã Thuỷ sản:
Hợp tác xã Thuỷ sản là tổ chức kinh tế tự chủ của những người làm nghề khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản, hoạt động dịch vụ và sản xuất kinh doanh khác phục vụ cho khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản.
Điều 2.- Phạm vi áp dụng Điều lệ mẫu Hợp tác xã Thuỷ sản:
1. Điều lệ mẫu này áp dụng đối với các Hợp tác xã Thuỷ sản đăng ký hoạt động theo Luật Hợp tác xã và pháp luật của Nhà nước.
2. Các tổ hợp tác, tập đoàn sản xuất thuỷ sản không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều lệ mẫu này.
Điều 3.- Tư cách pháp nhân của Hợp tác xã Thuỷ sản:
Hợp tác xã Thuỷ sản là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo pháp luật.
Hợp tác xã Thuỷ sản có tư cách pháp nhân để hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 4.- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã Thuỷ sản:
1. Tự nguyện gia nhập và ra Hợp tác xã: Ngư dân và những người lao động có đủ điều kiện theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã, tán thành Điều lệ Hợp tác xã Thuỷ sản và tự nguyện góp vốn, góp sức, đều có thể trở thành xã viên. Xã viên có quyền ra Hợp tác xã theo quy định của Điều lệ Hợp tác xã Thuỷ sản.
2. Quản lý dân chủ và bình đẳng: Xã viên Hợp tác xã Thuỷ sản có quyền tham gia quản lý, giám sát mọi hoạt động của Hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong bầu cử, ứng cử và biểu quyết.
3. Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Hợp tác xã Thuỷ sản tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm Hợp tác xã và xã viên cùng có lợi.
4. Việc chia lãi phải kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của Hợp tác xã: Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, bù lỗ năm trước (nếu có), lãi được trích một phần để đưa vào các quỹ của Hợp tác xã, phần còn lại chia cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của Hợp tác xã do Đại hội xã viên quyết định.
5. Hợp tác và phát triển cộng đồng; xã viên phát huy tinh thần tự chủ, nâng cao ý thức hợp tác trong Hợp tác xã trong cộng đồng xã hội, giữa các Hợp tác xã với nhau ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Điều 5.- Hợp tác xã Thuỷ sản hoạt động theo Điều lệ và ở mọi thời điểm phải có tối thiểu 10 xã viên.
Khi thành lập và đăng ký kinh doanh Hợp tác xã Thuỷ sản phải làm đầy đủ theo những quy định tại Điều 12, 13, 14, 15 của Luật Hợp tác xã và những quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 6.- Quyền của Hợp tác xã Thuỷ sản:
1. Lựa chọn các ngành, nghề, lĩnh vực, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác theo nhu cầu, lợi ích của xã viên và khả năng của Hợp tác xã Thuỷ sản.
2. Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Hợp tác xã Thuỷ sản.
3. Xuất khẩu, nhập khẩu, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân ở trong nước, ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Thuê lao động và chuyên gia ngoài Hợp tác xã Thuỷ sản trong trường hợp xã viên không đáp ứng được yêu cầu lao động hoặc chuyên môn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Hợp tác xã.
5. Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra Hợp tác xã, khai trừ xã viên theo quy định của Điều lệ Hợp tác xã Thuỷ sản.
6. Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của Hợp tác xã Thuỷ sản.
7. Quyết định khen thưởng những cá nhân và tập thể có nhiều thành tích xây dựng và phát triển Hợp tác xã, thi hành kỷ luật những xã viên vi phạm Điều lệ Hợp tác xã, buộc xã viên bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho Hợp tác xã.
8. Vay vốn Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, huy động các nguồn vốn của xã viên và có thể bảo lãnh cho xã viên vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Được tham gia góp vốn để trở thành xã viên quỹ tín dụng nhân dân và được vay vốn của tổ chức này.
9. Được bảo hộ bí quyết công nghệ theo quy định của pháp luật.
10. Từ chối yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Hợp tác xã Thuỷ sản.
11. Được mở chi nhánh, Văn phòng đại diện của Hợp tác xã Thuỷ sản ngoài huyện, tỉnh, thành phố sở tại, nhưng phải được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi Hợp tác xã định mở chi nhánh, Văn phòng đại diện cho phép.
12. Tự nguyện tham gia Liên hiệp Hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã.
Điều 7.- Nghĩa vụ của Hợp tác xã Thuỷ sản:
1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúng ngành nghề, mặt hàng đã đăng ký.
2. Thực hiện đúng chế độ kế toán, thống kê do Nhà nước quy định và chấp hành chế độ kiểm toán của Nhà nước.
Hợp tác xã chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
3. Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của Hợp tác xã; quản lý và sử dụng các diện tích đất đai và đất có mặt nước được Nhà nước giao quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.
5. Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ khác bằng toàn bộ vốn và tài sản thuộc sở hữu của Hợp tác xã Thuỷ sản.
6. Bảo vệ môi trường, môi sinh, cảnh quan, di tích lịch sử và các công trình quốc phòng an ninh theo quy định của pháp luật.
7. Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với xã viên.
8. Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động và người lao động, chuyên gia do Hợp tác xã thuê, khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động trở thành xã viên Hợp tác xã Thuỷ sản.
9. Đóng bảo hiểm xã hội cho xã viên và mua các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật và khả năng của Hợp tác xã.
10 Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng Hợp tác xã.
Điều 8.- Tên, biểu tượng, trụ sở Hợp tác xã Thuỷ sản:
Hợp tác xã Thuỷ sản tự chọn tên, biểu tượng và địa chỉ trụ sở chính. Hợp tác xã phải đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 9.- Ngành, nghề sản xuất kinh doanh và vốn Điều lệ của Hợp tác xã Thuỷ sản:
1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
Khai thác hải sản.
Nuôi trồng thuỷ hải sản.
Kinh doanh, dịch vụ phục vụ sản xuất khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản. Hợp tác xã có thể kiêm thêm các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh khác.
2. Vốn điều lệ:
Vốn Điều lệ của Hợp tác xã được ghi bằng tiền mặt Việt Nam trong bản Điều lệ Hợp tác xã.
Điều 10.- Điều kiện trở thành xã viên:
1. Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có góp vốn, góp sức theo quy định của Điều lệ Hợp tác xã Thuỷ sản, tán thành Điều lệ Hợp tác xã và có đơn tự nguyện xin ra nhập Hợp tác xã.
2. Một người có thể vừa là xã viên Hợp tác xã Thuỷ sản vừa là xã viên Hợp tác xã hoạt động trong những ngành nghề khác nhau, không phân biệt địa giới hành chính.
3. Hộ gia đình có nguyện vọng tham gia Hợp tác xã Thuỷ sản thì phải cử người đại diện cho hộ, có đủ tiêu chuẩn xã viên, làm đơn xin gia nhập Hợp tác xã. Người đại diện cho hộ xã viên hợp tác xã có quyền và nghĩa vụ như một xã viên khác.
Điều 11.- Quyền lợi của xã viên:
1. Được ưu tiên làm việc cho Hợp tác xã theo khả năng, nghề nghiệp của mình và được trả công lao động theo thoả thuận giữa Hợp tác xã và xã viên, theo Nghị quyết Đại hội xã viên.
2. Hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp của xã viên và theo mức độ sử dụng dịch vụ của Hợp tác xã.
3. Được Hợp tác xã cung cấp các thông tin kinh tế kỹ thuật cần thiết, được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ và tay nghề.
4. Được hưởng thụ các phúc lợi chung của Hợp tác xã, được Hợp tác xã thực hiện các cam kết kinh tế, tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
5. Được khen thưởng khi có công đóng góp trong việc xây dựng và phát triển Hợp tác xã.
6. Dự đại hội hoặc bầu đại biểu dự đại hội, dự các cuộc họp xã viên để bàn bạc và biểu quyết các công việc của Hợp tác xã.
7. Ứng cử, đề cử, bầu cử Ban quản trị, chủ nhiệm, Ban kiểm soát và những chức danh được bầu của Hợp tác xã.
8. Được phê bình, chất vấn, khiếu nại với Ban quản trị, Chủ nhiệm, Ban kiểm soát của Hợp tác xã và yêu cầu được trả lời; Yêu cầu Ban quản trị, chủ nhiệm, kiểm soát triệu tập Đại hội xã viên bất thường theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Điều lệ này.
9. Được chuyển nhượng vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho những người là xã viên Hợp tác xã; thủ tục chuyển nhượng do Điều lệ Hợp tác xã quy định.
10. Được xin ra Hợp tác xã, xã viên phải gửi đơn xin ra Hợp tác xã cho Ban quản trị trước 30 ngày. Người xin ra được Hợp tác xã trả lại vốn góp và các quyền lợi khác nếu có theo quy định tại Điều 24, mục 2 Điều lệ mẫu này.
11. Trường hợp xã viên chết, vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ khác của xã viên được giải quyết theo Pháp luật thừa kế.
Điều 12.- Nghĩa vụ của xã viên:
1. Chấp hành Điều lệ, Nội quy, các Nghị quyết của Đại hội xã viên.
2. Góp vốn bằng tiền, hiện vật được quy bằng tiền và có thể góp một lần, hay nhiều lần theo quy định của Điều lệ Hợp tác xã, nhưng vốn góp của mỗi xã viên ở mọi thời điểm không vượt quá 30% tổng số vốn Điều lệ của Hợp tác xã.
3. Hợp tác giữa các xã viên với nhau, học tập và nâng cao trình độ, góp phần thúc đẩy Hợp tác xã phát triển.
4. Thực hiện các cam kết kinh tế với Hợp tác xã, tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
5. Trong phạm vi vốn góp của mình, cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ, rủi ro, thiệt hại, các khoản lỗ của Hợp tác xã.
6. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho Hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hoặc Nghị quyết của Đại hội xã viên.
Điều 13.- Chấm dứt tư cách xã viên:
1. Tư cách xã viên Hợp tác xã chấm dứt khi có một trong các trường hợp sau đây:
a. Xã viên chết;
b. Xã viên mất năng lực hành vi dân sự;
c. Xã viên đã được chấp thuận ra Hợp tác xã theo quyết định của Đại hội xã viên;
d. Xã viên đã chuyển nhượng hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ cho người khác và đã làm xong thủ tục chuyển nhượng;
đ. Xã viên bị Đại hội xã viên khai trừ khi không thực hiện các cam kết kinh tế với Hợp tác xã, không chia sẻ những rủi ro, thiệt hại với Hợp tác xã theo quy định của Điều lệ Hợp tác xã.
Các trường hợp khác do Điều lệ Hợp tác xã quy định.
2. Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với xã viên trong các trường hợp a, b, c, đ tại khoản 1 Điều này được quy định tại Điều 24 khoản 2 của Điều lệ mẫu này.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ
1. Đại hội xã viên hoặc Đại hội đại biểu xã viên (sau đây gọi chung là Đại hội xã viên) có quyền quyết định cao nhất của Hợp tác xã. Hợp tác xã có 150 xã viên trở lên có thể tổ chức Đại hội đại biểu xã viên. Các tổ chức, đơn vị sản xuất hay nhóm xã viên trực tiếp bầu ra đại biểu theo tỷ lệ tối thiểu cứ 3 xã viên được cử 01 người; đại biểu được cử không được uỷ quyền cho người khác dự Đại hội xã viên thay mình.
2. Đại hội xã viên thường kỳ mỗi năm một lần do Ban quản trị triệu tập trong vòng 3 tháng kể từ ngày khoá sổ quyết toán năm.
3. Đại hội xã viên bất thường do Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát Hợp tác xã triệu tập để quyết định những vấn đề cần thiết vượt quá quyền hạn của mình, khi 2/3 số thành viên Ban quản trị hoặc 2/3 số thành viên Ban kiểm soát yêu cầu.
Trường hợp nếu có 1/3 tổng số xã viên cùng có đơn yêu cầu triệu tập đại hội xã viên gửi lên Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ đơn, Ban quản trị phải triệu tập Đại hội xã viên. Nếu quá thời hạn này mà Ban quản trị không triệu tập Đại hội thì Ban kiểm soát phải triệu tập Đại hội xã viên bất thường để giải quyết các vấn đề trong đơn.
Điều 15.- Triệu tập Đại hội xã viên:
- Việc triệu tập Đại hội xã viên do Ban quản trị hoặc Ban Kiểm soát tiến hành và phải được thông báo bằng văn bản trước ngày 10 ngày.
Điều 16.- Đại hội xã viên thảo luận và biểu quyết những vấn đề sau đây:
1. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong năm, báo cáo hoạt động của Ban quản trị và Ban kiểm soát.
2. Báo cáo công khai tài chính - kế toán, dự kiến phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ.
3. Phương hướng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kế hoạch hoạt động và giải pháp huy động vốn cho năm tới.
4. Tăng, giảm vốn góp, trích lập các quỹ của Hợp tác xã.
5. Bầu, bãi miễn Chủ nhiệm Hợp tác xã, bầu bổ sung hoặc bãi miễn các thành viên của Ban quản trị, Ban kiểm soát.
6. Thông qua việc kết nạp xã viên mới và cho xã viên ra Hợp tác xã, quyết định khai trừ xã viên.
7. Quy định tiền lương, tiền thưởng và mức thù lao cho Chủ nhiệm và các thành viên khác của Ban quản trị, Ban kiểm soát tiền công cho người lao động và các chức danh khác của Hợp tác xã.
8. Hợp nhất, chia tách, giải thể, tham gia Liên minh Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ, Nội quy Hợp tác xã.
10. Giải quyết những vấn đề khác do Ban quản trị, Ban kiểm soát hoặc có ít nhất 1/3 tổng số xã viên đề nghị.
Điều 17.- Quy định về số lượng đại biểu và biểu quyết trong Đại hội xã viên:
1. Đại hội xã viên phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số xã viên hoặc đại biểu xã viên tham dự. Nếu không đủ số lượng quy định thì phải tạm hoãn Đại hội; Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát phải triệu tập lại Đại hội trong vòng 15 ngày.
2. Việc sửa đổi Điều lệ, hợp nhất, chia tách, giải thể, tham gia Liên hiệp Hợp tác xã, Liên minh các Hợp tác xã chỉ được tiến hành khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số xã viên hoặc đại biểu xã viên có mặt tại Đại hội, biểu quyết tán thành.
3. Việc biểu quyết không phụ thuộc vào số vốn góp của xã viên. Mỗi xã viên hoặc đại biểu xã viên chỉ có 1 phiếu biểu quyết.
Điều 18.- Ban quản trị Hợp tác xã:
1. Ban quản trị do Đại hội xã viên bầu trực tiếp, gồm Chủ nhiệm Hợp tác xã và các thành viên khác có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi công việc của hợp tác xã.
2. Hợp tác xã Thuỷ sản có số xã viên dưới 15 người và về tổ chức có dưới 2 đơn vị thuyền nghề thì bầu Chủ nhiệm Hợp tác xã để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản trị.
Nhiệm kỳ Ban quản trị tối thiểu là 2 năm, tối đa là 5 năm do Đại hội xã viên quyết định.
3. Thành viên Ban quản trị được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực của Hợp tác xã.
4. Ban quản trị họp ít nhất mỗi tháng một lần do Chủ nhiệm hoặc thành viên Ban quản trị được Chủ nhiệm uỷ quyền triệu tập và chủ trì.
Các cuộc họp của Ban quản trị được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên Ban quản trị tham dự. Ban quản trị hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Trong trường hợp biểu quyết có số phiếu tán thành và không tán thành bằng nhau thì phiếu biểu quyết của bên có người chủ trì cuộc họp là quyết định.
Điều 19.- Tiêu chuẩn thành viên Ban quản trị:
1. Thành viên Ban quản trị phải là xã viên Hợp tác xã có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực quản lý Hợp tác xã.
2. Thành viên Ban quản trị không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát, kiểm toán trưởng, thủ quỹ của Hợp tác xã đó hoặc Hợp tác xã khác và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, em ruột của họ.
Điều 20.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản trị:
1. Ban quản trị có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a. Tổ chức thực hiện Điều lệ của Hợp tác xã và Nghị quyết của Đại hội xã viên.
b. Chọn cử kế toán trưởng, quyết định cơ cấu tổ chức các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của Hợp tác xã.
c. Chuẩn bị báo cáo và phương án về kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và huy động vốn của Hợp tác xã, báo cáo hoạt động của Ban quản trị trình Đại hội xã viên.
d. Chuẩn bị chương trình và nội dung của Đại hội xã viên và triệu tập Đại hội xã viên.
đ. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Hợp tác xã, duyệt báo cáo quyết toán tài chính để trình Đại hội xã viên.
e. Xét kết nạp xã viên mới và giải quyết việc xã viên xin ra Hợp tác xã (trừ trường hợp khai trừ xã viên) và báo cáo để Đại hội xã viên thông qua.
Các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Điều lệ Hợp tác xã quy định.
2. Ban quản trị chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại hội xã viên và trước pháp luật.
Điều 21.- Chủ nhiệm Hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu trực tiếp trong số thành viên của Ban quản trị, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Là người đại diện cho Hợp tác xã trước pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch và điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Hợp tác xã theo các quyết định của Ban quản trị, nghị quyết của Đại hội xã viên và báo cáo kết quả thực hiện với Ban quản trị và Đại hội xã viên.
3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban quản trị, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã theo luật định.
4. Chủ nhiệm Hợp tác xã chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên và Ban quản trị về công việc được giao. Khi vắng mặt, Chủ nhiệm hợp tác xã được uỷ quyền cho một Phó chủ nhiệm hoặc một thành viên của Ban quản trị điều hành công việc của Hợp tác xã.
5. Được tuyển dụng lao động, cho người lao động thôi việc theo quy định hợp đồng lao động và Bộ Luật Lao động.
6. Chủ nhiệm Hợp tác xã được chọn Phó chủ nhiệm trong số các thành viên Ban quản trị và do Điều lệ Hợp tác xã quy định.
1. Ban kiểm soát có trách nhiệm giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của Hợp tác xã theo đúng pháp luật và Điều lệ Hợp tác xã.
2. Ban kiểm soát do Đại hội xã viên bầu trực tiếp. Số lượng thành viên do Đại hội xã viên quyết định. Ban kiểm soát bầu một trưởng ban; Hợp tác xã có 10 xã viên chỉ bầu một kiểm soát viên.
3. Thành viên Ban kiểm soát phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu nghiệp vụ chuyên môn.
4. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban quản trị, kế toán trưởng, thủ quỹ của Hợp tác xã đó hoặc Hợp tác xã khác và không phải là cha mẹ, vợ chồng, con hoặc anh chị em ruột của họ.
5. Nhiệm kỳ Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có cùng nhiệm kỳ với Ban quản trị.
Điều 23.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:
1. Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ, Nội quy hợp tác xã và Nghị quyết Đại hội xã viên.
2. Giám sát hoạt động của Ban quản trị, Chủ nhiệm, xã viên và người lao động theo đúng pháp luật, Điều lệ và Nội quy của Hợp tác xã.
3. Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ của Hợp tác xã, sử dụng tài sản, vốn vay và các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, của tổ chức phi Chính phủ, của tổ chức kinh tế xã hội khác...
4. Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công việc của Hợp tác xã.
5. Thành viên của Ban kiểm soát được dự các cuộc họp của Ban quản trị.
6. Thông báo kết quả kiểm tra cho Ban quản trị và báo cáo trước Đại hội xã viên về kết quả hoạt động của Ban; kiến nghị với Ban quản trị, Chủ nhiệm Hợp tác xã khắc phục những mặt yếu kém trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Hợp tác xã và những vi phạm pháp luật của Nhà nước.
7. Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan trong Hợp tác xã cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, nhưng không được sử dụng tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác.
8. Chuẩn bị chương trình nghị sự và triệu tập Đại hội xã viên bất thường khi có hành vi vi phạm pháp luật, Điều lệ, Nội quy Hợp tác xã và Nghị quyết Đại hội xã viên, trong trường hợp Ban kiểm soát đã yêu cầu mà Ban quản trị không thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả hoặc Ban quản trị không triệu tập Đại hội xã viên bất thường theo yêu cầu của xã viên theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Điều lệ này.
Điều 24.- Tổ chức Đảng và Đoàn thể trong Hợp tác xã:
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hợp tác xã hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức Công đoàn, các tổ chức chính trị - xã hội khác và tổ chức dân quân tự vệ trong Hợp tác xã hoạt động theo Hiến, pháp luật và Điều lệ của các tổ chức này.
VỐN, QUỸ, TÀI SẢN; PHÂN PHỐI LẠI VÀ XỬ LÝ CÁC KHOẢN LỖ
Điều 25.- Vốn góp của xã viên:
1. Khi gia nhập Hợp tác xã, mỗi xã viên phải góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. Mức vốn góp tối thiểu do Đại hội xã viên quyết định, nhưng tổng số vốn Điều lệ của xã viên góp không được thấp hơn mức vốn pháp định tương ứng với các ngành nghề đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Mức vốn góp tối thiểu của xã viên được điều chỉnh khi cần thiết, mức cụ thể do Đại hội xã viên quyết định.
2. Xã viên được trả lại vốn góp trong các trường hợp quy định tại Điều 13 khoản 1, mục a, b, c, đ của Điều lệ này. Việc trả lại vốn góp của xã viên căn cứ vào thực trạng tài chính của Hợp tác xã tại thời điểm trả lại vốn sau khi Hợp tác xã đã quyết toán năm và đã giải quyết xong các quyền lợi, nghĩa vụ về kinh tế của xã viên đối với Hợp tác xã. Hình thức, thời hạn trả lại vốn góp cho xã viên do Ban quản trị thông báo cho từng xã viên theo Điều lệ Hợp tác xã quy định.
1. Hợp tác xã được huy động vốn góp của xã viên theo quyết định của Đại hội xã viên.
2. Hợp tác xã được vay vốn của xã viên, của các tổ chức do hai bên thoả thuận nhưng không trái với các quy định của pháp luật.
3. Hợp tác xã được vay vốn của Ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
4. Hợp tác xã được nhận và sử dụng vốn hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do hai bên thoả thuận và theo quy định của pháp luật.
1. Tài sản bao gồm tầu thuyền, ngư lưới cụ, kho tàng, nhà việc, các công trình công cộng, kết cấu hạ tầng và tín phiếu, trái phiếu, ngân phiếu... đều thuộc sở hữu của Hợp tác xã được hình thành từ các nguồn vốn của hoạt động sau:
Vốn góp ban đầu của xã viên
Vốn được tích luỹ trong quá trình sản xuất kinh doanh
Vốn vay
Vốn được công trợ, tài trợ
Nguồn vốn huy động khác (nếu có).
2. Việc quản lý, sử dụng các tài sản của Hợp tác xã được thực hiện theo quy định của Điều lệ Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật. Trong mọi trường hợp, Hợp tác xã không được chia cho xã viên: vốn do Nhà nước trợ cấp, công trình công cộng, kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cư.
Điều 28.- Năm tài chính của Hợp tác xã:
1. Năm tài chính của Hợp tác xã thuỷ sản là năm dương lịch tính từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 của năm.
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Hợp tác xã được hạch toán theo đúng Pháp lệnh Kế toán thống kê do Nhà nước quy định, tuân thủ các phương pháp hạch toán kế toán do Bộ Tài chính ban hành và chấp hành chế độ kiểm toán của Nhà nước.
Điều 29.- Phân phối lãi và trích lập các quỹ:
1. Phân phối lãi:
Sau khi nộp thuế, lãi của Hợp tác xã được phân phối như sau:
Trả bù các khoản lỗ của năm trước (nếu có)
Trích lập các quỹ
Chia lãi theo vốn góp, công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Hợp tác xã (nếu có)
2. Trích lập các quỹ:
Quỹ phát triển sản xuất,
Quỹ dự phòng,
Quỹ phúc lợi và khen thưởng,
Quỹ bảo hiểm xã hội.
Tỷ lệ trích lập và sử dụng các loại quỹ do Điều lệ Hợp tác xã và Đại hội xã viên quyết định.
1. Nếu lỗ do nguyên nhân khách quan gây ra thì lấy lãi của kỳ quyết toán sau để bù hoặc trừ vào các quỹ của Hợp tác xã, vào vốn góp của xã viên do Đại hội xã viên quyết định.
2. Nếu lỗ do nguyên nhân chủ quan của cá nhân gây ra thì người đó phải bồi thường thiệt hại, mức bồi thường do Đại hội xã viên quyết định.
Điều 31.- Xử lý tài sản và vốn của Hợp tác xã khi giải thể:
Việc xử lý tài sản và vốn của Hợp tác xã khi giải thể được tiến hành theo Điều 46 Luật Hợp tác xã và các quy định của pháp luật hiện hành.
HỢP NHẤT, CHIA TÁCH, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN HỢP TÁC XÃ
Điều 32.- Hợp nhất, chia tách, giải thể Hợp tác xã Thuỷ sản:
Việc hợp nhất, chia tách, giải thể hợp tác xã do Đại hội xã viên quyết định và theo quy định tại Điều 17 khoản 2 của Điều lệ mẫu này.
Điều 33.- Thủ tục, hợp nhất, chia tách, giải thể Hợp tác xã Thuỷ sản:
Thủ tục hợp nhất, chia tách, giải thể Hợp tác xã, theo Điều 44, 45, 46 của Luật Hợp tác xã.
Điều 34.- Phá sản Hợp tác xã Thuỷ sản:
Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Hợp tác xã Thuỷ sản được thực hiện theo pháp luật Phá sản doanh nghiệp.
Điều 35.- Khen thưởng và xử lý vi phạm:
1. Tổ chức, cá nhân và xã viên có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất kinh doanh dịch vụ, trong xây dựng phát triển Hợp tác xã được Hợp tác xã khen thưởng về vật chất và tinh thần. Hình thức, mức độ khen thưởng do Ban quản trị quyết định hoặc đề nghị Đại hội xã viên quyết định.
2. Xã viên nào vi phạm Điều lệ, nội quy Hợp tác xã, Nghị quyết của Đại hội xã viên, tuỳ theo mức độ sai phạm mà Hợp tác xã có những hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, cách chức, cho thôi việc hoặc khai trừ ra khỏi Hợp tác xã.
Cá nhân và xã viên nào làm thiệt hại đến tài sản của Hợp tác xã thì phải bồi thường, tuỳ theo tính chất và mức độ thiệt hại sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc đưa ra truy tố trước pháp luật.
Điều 36.- Điều lệ cụ thể của từng Hợp tác xã thuỷ sản và sửa đổi, bổ sung Điều lệ:
- Hợp tác xã Thuỷ sản căn cứ vào Luật Hợp tác xã, Điều lệ mẫu Hợp tác xã Thuỷ sản để xây dựng Điều lệ cụ thể cho Hợp tác xã của mình và được Đại hội xã viên thông qua.
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Hợp tác xã do Đại hội xã viên quyết định và chỉ có giá trị pháp lý khi được cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chấp thuận.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 46-CP |
Hanoi, April 29, 1997 |
ISSUING THE MODEL STATUTE OF THE AQUATIC RESOURCE COOPERATIVE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Cooperatives of March 20, 1996;
At the proposal of the Minister of Aquatic Resources,
DECREES:
Article 1.- To issue together with this Decree the Model Statute of the Aquatic Resource Cooperative.
Article 2.- The Minister of Aquatic Resources shall have to guide the implementation of this Model Statute.
Article 3.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government and the President of the Vietnam Federation of Cooperatives shall, within the scope of their powers and responsibilities, organize the implementation of this Decree.
Article 4.- This Decree takes effect 15 days after its signing. The earlier provisions which are contrary to this Decree are now annulled.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT FOR THE PRIME MINISTER DEPUTY PRIME MINISTER |
THE MODEL STATUTE OF THE AQUATIC RESOURCE COOPERATIVE
(Issued together with Decree No.46-CP of April 29, 1997 of the Government)
Article 1.- Definition of an aquatic resource cooperative:
An aquatic resource cooperative is an autonomous economic organization of people engaged in the exploitation and farming of aquatic resources and in other service, production and business activities for the exploitation and farming of aquatic resources.
Article 2.- Scope of application of the Model Statute of the aquatic resource cooperatives:
1. This Model Statute shall apply to all aquatic resource cooperatives which have registered their operations under the Law on Cooperatives and other laws of the State.
2. The cooperative aquatic resource groups and aquatic resource production teams do not fall under the scope of regulation of this Model Statute.
Article 3.- Legal person status of an aquatic resource cooperative:
An aquatic resource cooperative is an independent economic cost-accounting unit, has full legal person status, its own seal, is entitled to open accounts in Vietnamese currency and foreign currency(ies) at the banks; and carry out service, production and business activities in accordance with law.
An aquatic resource cooperative has the legal person status and shall start operation from the date on which it is granted the business registration certificate.
Article 4.- An aquatic resource cooperative shall be organized and operate on the following principles:
1. Voluntariness in joining and leaving the cooperative: All fishermen and laborers who are eligible under the Law on Cooperatives, approve the Statute of Aquatic Resource Cooperatives and voluntarily make capital and labor contributions to the cooperative may become members of the cooperative; The cooperative members may leave the cooperative in accordance with the Statute of Aquatic Resource Cooperatives;
2. Democracy and equality in the management of the cooperative: Members of an aquatic resource cooperative are entitled to take part in the management and supervision of all activities of their cooperative and have equal rights in election, standing for election and voting.
3. Self-assumption of responsibility and mutual benefits: An aquatic resource cooperative shall be responsible for the results of its service, production and business activities; decide itself the distribution of income and ensure benefits for both the cooperative and its members;
4. Profit distribution must ensure both the interests of the cooperative members and the development of the cooperative: after fulfilling its tax obligations and making up for the previous years losses (if any), part of the profit shall be deducted for various funds of the cooperative, the rest shall be, by decision of the Congress of cooperative members, distributed to the cooperative members according to their capital and labor contributions and the extent of their use of the cooperative’s services.
5. Cooperation and community development: Cooperative members shall have to display the spirit of autonomy and heighten the sense of cooperation within the cooperative and in the social community at large, among the cooperatives in the country with cooperatives abroad in accordance with the provisions of law.
Article 5.- An aquatic resource cooperative shall operate in accordance with its Statute and shall have at least 10 members at any time.
Upon its establishment and business registration, an aquatic resource cooperative shall have to fully comply with the provisions of Articles 12, 13, 14 and 15 of the Law on Cooperatives and current provisions of law.
Article 6.- Rights of an aquatic resource cooperative:
1. To select the service, production or business lines and trades, and scope of operation in the field of exploitation and farming of aquatic resources and other production, business and service activities according to the needs and interests of its members and capability.
2. To decide the form and organizational structure for its service, production and business activities.
3. To export and import, enter into joint ventures and cooperation with organizations and individuals inside and outside the country in accordance with the provisions of law.
4. To hire labor and experts outside the cooperative if the cooperative members are unable to meet the requirements of labor or technical expertise in its service, production and business activities.
5. To decide on the admission of new members, settle the requests of members to leave the cooperative, the expulsion of members from the cooperative in accordance with the cooperative’s Statute.
6. To decide the distribution of incomes and settlement of losses incurred by the cooperative.
7. To decide the commendation and rewards for those individuals and collectives that have made meritorious achievements in the building and development of the cooperative; to discipline those members who violate the cooperative’s Statute; and force cooperative members to pay for damages caused to the cooperative.
8. To borrow capital from banks and credit organizations, mobilize capital from cooperative members, and act as guarantee for its members to borrow capital from credit organizations; be allowed to contribute capital so as to become a member of the people’s credit fund and borrow capital from such organizations;
9. To have its technological secrets protected in accordance with the provisions of law;
10. To reject organizations and individuals requests which are contrary to the provisions of law and the cooperative’s Statute;
11. To be allowed to open branches and representative offices outside the district or province or city where the cooperative is located provided that it is so permitted by the competent People’s Committee of the locality where the cooperative plans to open its branch or representative office;
12. To voluntarily join the Union of Cooperatives and the Federation of Cooperatives;
Article 7.- Obligations of an aquatic resource cooperative:
1. To carry out service, production and business activities in conformity with its registered business lines, trades and goods items.
2. To observe the regime of accounting and statistics prescribed by the State and the auditing regime of the State.
The cooperative shall be subject to the supervision and inspection of specialized agencies in accordance with the provisions of law;
3. To pay taxes and fulfill financial obligations in accordance with the provisions of law;
4. To preserve and develop the cooperative’s capital, manage and use the land and water areas of which the right to use has been assigned by the State to the cooperative in accordance with the provisions of law;
5. To be liable for all debts and other obligations by all the capital and assets under its ownership;
6. To protect the environment, ecology, landscape, historical relics and defense and security projects in accordance with the provisions of law;
7. To assure the rights of its members and fulfill the economic commitments to them;
8. To fulfill all obligations to the members directly engaged in labor activities and the laborers and experts hired by the cooperative, encourage and create conditions for laborers to become its members;
9. To buy social insurance for its members and other insurances as prescribed by law and according to the cooperative’s capability;
10. To pay due attention to the education, training, fostering, skill upgrading and the provision of information for all members so that they may actively participate in building the cooperative.
Article 8.- Name, emblem and head office of an aquatic resource cooperative:
An aquatic resource cooperative may choose for itself its name, emblem and location of its head office and shall have to register them with the district People’s Committee which has issued the business registration certificate.
Article 9.- The production and business lines and trades and the statutory capital of an aquatic resource cooperative:
1. Production and business lines and trades:
- Exploitation of marine resources.
- Farming of aquatic and marine resources.
- Provision of services for the production, exploitation and farming of aquatic and marine resources. The cooperative may take up other production and business lines and trades.
2. Statutory capital:
The statutory capital of a cooperative shall be written in Vietnamese currency in its Statute
Article 10.- Criteria for cooperative membership:
1. Vietnamese citizens who are 18 years of age and older and have the full capacity for civil acts, contribute capital labor and labor according to the Statute of the aquatic resource cooperative, approve this Statute and submit applications for cooperative membership on a voluntary basis.
2. A person may be concurrently a member of an aquatic resource cooperative and a member of another cooperative operating in different business and production lines and trades, regardless of the administrative boundaries of such cooperatives;
3. A household that wishes to join an aquatic resource cooperative shall have to nominate a representative fully qualified for cooperative membership and make an application for membership. The representative of the household shall have the same rights and obligations as other members of the cooperative.
Article 11.- Interests of cooperative members:
1. To be given priority to work for the cooperative according to their capabilities and specialties and get paid for their labor under the agreement between them and the cooperative and in line with the Resolution of the Congress of cooperative members;
2. To receive their dividends according to their capital and labor contributions and the extent of their use of the cooperative’s services.
3. To be supplied by the cooperative with the necessary economic and technical information, be given vocational training and fostering to improve their professional standards and skills
4. To enjoy the common welfare benefits of the cooperative which shall fulfill its economic commitments and buy social insurance for its members as prescribed by law.
5. To be rewarded if they made meritorious contributions to the building and development of the cooperative.
6. To attend or select delegates to attend to the Congress of cooperative members, participate in the cooperative members meetings to discuss and vote on the work of the cooperative.
7. To stand for election, nominate candidates for and vote the Managing Board, the Manager, the Control Board and other elected posts of the cooperative.
8. To be entitled to criticize, question or protest to the Managing Board, the Manager, the Control Board of the cooperative and request for replies; request the Managing Board, the Manager or the Control Board to convene an extraordinary Congress of cooperative members in accordance with the provisions of Clause 4, Article 14 of this Statute.
9. To be entitled to assign their contributed capital, interests and obligations to other cooperative members; the procedure for such assignment shall be defined in the cooperative’s Statute.
10. To be entitled to leave the cooperative, a cooperative member shall have to send the application to the Managing Board 30 days in advance. Upon leaving, he/she shall recover his/her contributed capital and other interests (if any) in accordance with Article 24, Item 2 of this Model Statute.
11. When a cooperative member dies, his/her contributed capital, interests and obligations shall be dealt with in accordance with the legislation on inheritance.
Article 12.- Obligations of cooperative members:
1. To abide by the Statute and rules of the cooperative as well as the resolutions of the Congresses of cooperative members.
2. To contribute capital in cash or in kind calculated in monetary equivalent. This contribution may be made in one or several installments as prescribed by the cooperative’s Statute, but the capital contributed by each cooperative member shall not at any time exceed 30 per cent of the total statutory capital of the cooperative.
3. To assure cooperation among the cooperative members; to learn so as to raise their educational and professional levels and contribute to promoting the development of the cooperative.
4. To fulfill their economic commitments to the cooperative, to take part in the purchase of social insurance as prescribed by law;
5. To bear, within the limit of their contributed capital, joint liability for the debts, risks, damage and losses of the cooperative;
6. To pay for the damage caused by themselves to the cooperative in accordance with the cooperative’s Statute or the resolution of the Congress of the cooperative members.
Article 13.- Termination of cooperative membership:
1. The cooperative membership shall terminate in one of the following cases:
a) The cooperative member dies;
b) The cooperative member loses his/her capacity for civil acts;
c) The cooperative member is allowed to leave the cooperative by decision of the Congress of cooperative members.
d) The cooperative member has assigned all his/her contributed capital, interests and obligations to another person and has completed the procedure for such assignment;
e) The cooperative member is expelled from the cooperative by the Congress of cooperative members when he/she fails to fulfill his/her economic commitments to the cooperative; or when he/she refuses to share risks and damage with the cooperative as prescribed by the cooperative’s Statute.
Other cases shall be specified by the cooperative’s Statute.
2. The settlement of the interests and obligations of the cooperative members in cases a, b, c and e specified in Clause 1 of this Article shall be prescribed in Article 25, Clause 2 of this Model Statute.
ORGANIZATIONAL APPARATUS AND MANAGEMENT OF COOPERATIVES
Article 14. - The Congress of cooperative members:
1. The Congress of cooperative members or the Congress of the cooperative members delegates (hereafter referred to as Congress of cooperative members) shall have the highest decision-making power in the cooperative. A cooperative with a membership of 150 or more may organize a Congress of the cooperative member’s delegates. The organizations, production units or groups of cooperative members shall directly elect their delegates at the ratio of at least one delegate to three cooperative members; the elected delegate is not allowed to mandate another person to attend the Congress of cooperative members on his/her behalf.
2. The regular Congress of cooperative members shall be convened once a year by the cooperative’s Managing Board within 3 months from the closing date of the annual statement of accounts.
4. The extraordinary Congress of cooperative members shall be convened by the Managing Board or the Control Board of the cooperative to decide necessary issues which are beyond its powers at the request of two-thirds of the members of the Managing Board or two thirds of the members of the Control Board.
In cases where one third of the total number of the cooperative members send a written request to convene the Congress of cooperative members to the Managing Board or the Control Board of the cooperative, within 15 days after receiving such request, the Managing Board shall have to convene the Congress of cooperative members. Past this time limit, if the Managing Board fails to do so, the Control Board shall have to convene an extraordinary Congress of cooperative members to deal with the issues raised in the request.
Article 15.- Convening the Congress of cooperative members:
- The convening of the Congress of cooperative members shall be done by the Managing Board or the Control Board and shall be notified in writing 10 days in advance.
Article 16.- The Congress of cooperative members shall discuss and vote on the following issues:
1. The annual reports on the results of service, production and business activities, the reports on the operations of the Managing Board and the Control Board.
2. The financial and accounting statements, the plan on the distribution of incomes and the settlement of losses.
3. The orientation and plan for service, production and business activities and measures to mobilize capital for the following year.
4. The increase or decrease of the contributed capital, deductions for the establishment of various funds of the cooperative.
5. Election or dismissal of the Manager of the cooperative, the supplementary election or dismissal of members of the Managing Board and the Control Board.
6. The admission of new members and the permission of members to leave the cooperative and the expulsion of cooperative member(s).
7. The wages, bonuses and remunerations for the Manager of the cooperative and other members of the Managing Board and the Control Board, wages for laborers and other posts of the cooperatives.
8. The merger, splitting or dissolution of the cooperative, the adhesion to the Union of Cooperatives and the Federation of Cooperatives.
9. Amendments and supplements to the cooperative’s Statute and rules.
10. The settlement of other issues at the request of the Managing Board, the Control Board or at least one third of the total number of the cooperative members.
Article 17.- Regulations on the number of delegates and the voting at the Congress of cooperative members:
1. The Congress of cooperative members must be attended by at least 2/3 (two-thirds) of the total number of cooperative members or their delegates. The Congress shall be postponed if the prescribed number of participants is not ensured; the Managing Board or the Control Board shall have to reconvene the Congress within 15 days.
2. The amendment to the cooperative’s Statute, the merger, splitting or dissolution of the cooperative or the cooperative’s joining the Union of Cooperatives and/or the Federation of Cooperatives shall be effected only when at least 3/4 (three-fourths) of total number of the cooperative members or their delegates present at the Congress vote for.
3. The voting shall not depend on the amount of the capital contributed by each cooperative member. Each cooperative member or delegate shall have only one vote.
Article 18.- The Managing Board of a cooperative:
1. The Managing Board shall be elected directly by the Congress of cooperative members and composed of the Manager and other members, who are responsible for managing and running all activities of the cooperative.
2. An aquatic resource cooperative with fewer than 15 members organized in fewer than two fishing units shall elect a Manager to perform the tasks and exercise the powers of the Managing Board.
The term of the Managing Board shall be decided by the Congress of cooperative members but it shall last from at least two years to not more than five years.
3. The members of the Managing Board shall be assigned to take charge of one or several operational areas of the cooperative.
4. The Managing Board shall meet at least once every month and the meeting shall be convened and chaired by the Manager or a Managing Board member mandated by the Manager.
A meeting of the Managing Board shall be considered valid only when it is attended by at least 2/3 (two thirds) of the members of the Board. The Managing Board shall operate on the principle of collective work and make decisions by a majority vote. In cases where the number of votes for and the number of votes against are equal, the vote of the Chairman of the meeting shall be the decisive vote.
Article 19.- Criteria of a member of the Managing Board:
1. A member of the Managing Board must be a cooperative member who has good ethical qualities, skills and capability to manage the cooperative.
2. A member of the Managing Board must not be concurrently a member of the Control Board, the chief accountant or the cashier of the cooperative or another cooperative nor a parent, spouse, child or sibling of such persons.
Article 20.- Duties and powers of the Managing Board:
1. The Managing Board shall have the following duties and powers:
a) To organize the execution of the cooperative’s Statute and the resolutions of the Congress of cooperative members;
b) To select and appoint the chief accountant, decide on the organizational structure of the specialized and professional sections of the cooperative;
c) To prepare the reports and options for the plan on the service, production and business activities and the capital mobilization of the cooperative, the reports on the operations of the Managing Board to be presented to the Congress of cooperative members.
d) To prepare the agenda and contents of the Congress of cooperative members and convene the Congress of cooperative members;
e) To evaluate the results of service, production and business activities of the cooperative and approve the final statements of accounts to be presented to the Congress of cooperative members;
f) To consider the admission of new cooperative members and applications of cooperative members to leave the cooperative (except the expulsion of cooperative members) and report it to the Congress of cooperative members for adoption;
Other duties and powers shall be defined in the cooperative’s Statute.
2. The Managing Board shall be accountable for its decisions to the Congress of cooperative members and before law.
Article 21.- The cooperative Manager shall be elected directly by the Congress of cooperative members from among the members of the Managing Board and have the following duties and powers:
1. To represent the cooperative before law;
2. To organize the execution of the plans and run all service, production and business activities of the cooperative in accordance with the decisions of the Managing Board and the resolutions of the Congress of cooperative members and report the results to the Managing Board and the Congress of cooperative members.
3. To convene and chair the meetings of the Managing Board; organize the exercise of the rights and the fulfillment of the obligations of the cooperative in accordance with provisions of law.
4. To take responsibility before the Congress of cooperative members and the Managing Board for the work assigned to him/her. The cooperative Manager may authorize a deputy manager or a member of the Managing Board to manage the work of the cooperative when he/she is absence.
5. To recruit laborers or allow laborers to quit their work in accordance with the provisions of the labor contracts and the Labor Code.
6. To be entitled to select deputy manager among the members of the Managing Board and in accordance with the cooperative’s Statute.
Article 22.- The Control Board:
1. The Control Board shall be responsible for supervising and examining all activities of the cooperative in accordance with law and the cooperative’s Statute.
2. The Control Board shall be directly elected by the Congress of cooperative members. The number of its members shall be decided by the Congress of cooperative members. The Control Board shall elect the Chairman; A cooperative with up to 10 members shall elect only one controller.
3. The members of the Control Board must have good ethical qualities and good knowledge of their profession.
4. A member of the Control Board must not be concurrently a member of the Managing Board, the chief accountant or the cashier of the same cooperative or another cooperative nor a parent, spouse, child or sibling of such persons.
5. The term of the Control Board shall correspond to that of the Managing Board.
Article 23.- Duties and powers of the Control Board::
1. To examine the observance of the Statute and rules of the cooperative and the resolutions of the Congress of cooperative members;
2. To supervise the operations of the Managing Board, the Manager and members of the cooperative and other laborers in accordance with law, the Statute and rules of the cooperative;
3. To examine the finance and accounts, the distribution of incomes, settlement of losses and the use of various funds of the cooperative, the use of assets, borrowed capital and the subsidies from the State, non-governmental organizations and other social and economic organizations;
4. To receive and settle complaints and denunciations about the work of the cooperative;
5. The members of the Control Board shall be entitled to attend the meetings of the Managing Board;
6. To notify the Managing Board of the examination results and report the results of its operation before the Congress of cooperative members; to make recommendations to the Managing Board and the Manager of the cooperative on how to overcome weaknesses in the production, business and service activities of the cooperative and violations of the laws of the State.
7. To request the concerned organizations and individuals in the cooperative to provide data, documents, records and information necessary for the controlling work, but shall not be allowed to use such documents and information for other purposes.
8. To prepare the agenda for and convene the extraordinary Congress of cooperative members when there is a violation of law, the Statute and the rules of the cooperative or a resolution of the Congress of cooperative members, when the Managing Board fails to meet or unsatisfactorily meets the request of the Control Board or the Managing Board fails to convene the extraordinary Congress of cooperative members at the request of the cooperative members as prescribed in Clause 3, Article 14 of this Statute.
Article 24.- The Party and mass organizations in the cooperative:
The Communist Party of Vietnam’s organization in the cooperative shall operate under the Constitution, the laws of the State and the regulations of the Communist Party of Vietnam. The Trade Union organization, other politico-social organizations and the militia and self-defense organizations in the cooperative shall operate under the Constitution, law and their Statutes.
CAPITAL, FUNDS, ASSETS, PROFIT DISTRIBUTION AND SETTLEMENT
OF LOSSES
Article 25.- Capital contributed by cooperative members:
1. When joining a cooperative, each cooperative member shall have to contribute his/her capital as prescribed by the cooperative’s Statute. The minimum amount of the contributed capital shall be determined by the Congress of cooperative members but the total statutory capital contributed by the cooperative members shall not be less than the amount of the prescribed capital required for the same business line or trade in accordance with the provisions of law.
The minimum amount of the capital contributed by each cooperative member shall be adjusted when necessary and the concrete amount shall be decided by the Congress of cooperative members.
2. The contributed capital of a cooperative member may be reimbursed to him or her in the cases specified in Article 13, Clause 1, Items a, b, c and e of this Statute: Such reimbursement shall be based on the actual financial situation of the cooperative at the time of the reimbursement after the cooperative has completed its annual statement of accounts and has settled all its members economic interests and obligations toward the cooperative. The form and time limit for the reimbursement shall be notified by the Managing Board to each cooperative member as prescribed by the cooperative’s Statute.
Article 26.- Capital mobilization:
1. The cooperative may mobilize the capital from their members by decision of the Congress of cooperative members.
2. The cooperative may borrow capital from their members and organizations by mutual consent but not at variance with the provisions of law.
3. The cooperative may borrow capital from the banks and other credit and financial organizations in accordance with the provisions of law.
4. The cooperative may receive and use capital subsidies from the State, organizations and individuals inside and outside the country through mutual agreement and in accordance with the provisions of law.
1. The assets include boats and ships, fishing gears, warehouses, offices, public works, infrastructure, bonds and debentures, checks, etc. which are all under the ownership of the cooperative and derived from the following sources of operating capital:
- Initial capital contributed by cooperative members
- Capital accumulated in the business and production process
- Borrowed capital
- Capital from donations and aid
- Other sources of capital (if any).
2. The management and use of the cooperative’s assets shall comply with the cooperative’s Statute and other provisions of law. In any case the cooperative shall not be allowed to distribute to their members: the capital subsidies from the State, public works, the infrastructure works in service of the population community.
Article 28.- The fiscal year of the cooperative:
1. The fiscal year of an aquatic resource cooperative is the solar calendar year starting from January 1st and ending on December 31 each year.
2. The production, business and service activities of the cooperative shall be accounted for in accordance with the Ordinance on Accounting and Statistics and comply with the cost-accounting accountancy methods issued by the Ministry of Finance and the audit regime of the State.
Article 29.- Profit distribution and deductions to set up funds:
1. Profit distribution:
The after-tax profit of the cooperative shall be used as follows:
- To pay for the losses of the previous year (if any)
- To make deduction for various funds
- To pay dividends according to the capital and labor contributions of the cooperative members, the remainder (if any) shall be divided to the members according to the extent of their use of the cooperative’s services
2. Deductions for the following funds:
- The production development fund,
- The reserve fund,
- The welfare and reward fund,
- The social insurance fund.
The rates of deductions for the funds and the use of these funds shall be determined by the cooperative’s Statute and by the Congress of cooperative members.
Article 30.- Settlement of losses:
1. The loss caused by an objective event shall be made up for by the profit of the following accounting period or deducted into the cooperative funds or the capital contributed by the cooperative members by decisions of the Congress of cooperative members.
2. The loss caused by an individual’s fault shall be compensated by such individual. The compensation amount shall be decided by the Congress of cooperative members.
Article 31.- Settlement of the assets and capital of a dissolved cooperative:
The settlement of the assets and capital of a dissolved cooperative shall comply with Article 46 of the Law on Cooperatives and current provisions of law.
MERGER, SPLITTING, DISSOLUTION AND BANKRUPTCY OF COOPERATIVES
Article 32.- Merger, splitting or dissolution of an aquatic resource cooperative:
The merger, splitting or dissolution of the cooperative shall be decided by the Congress of cooperative members and comply with Article 17, Clause 2 of this Model Statute.
Article 33.- The procedure for merging, splitting or dissolving an aquatic resource cooperative:
The procedure for merging, splitting or dissolving the cooperative shall comply with Articles 44, 45 and 46 of the Law on Cooperatives.
Article 34.- Bankruptcy of an aquatic resource cooperative:
The settlement of the request for declaring an aquatic resource cooperative bankrupt shall comply with the Law on Bankruptcy of Enterprises.
Article 35.- Reward and handling of violations:
1. Organizations, individuals and cooperative members with outstanding achievements in their labor, production, business and service activities, in the building and development of the cooperative shall be morally and materially rewarded by the cooperative. The form and level of reward shall be decided by the Managing Board or proposed by the Managing Board to the Congress of cooperative members for decision;
A cooperative member who breaches the Statute and rules of the cooperative or the resolutions of the Congress of cooperative members shall be, depending on the seriousness of the breach, be disciplined by reprimand, warning, demotion, dismissal or expulsion from the cooperative.
An individual or member cooperative who causes damage to the assets of the cooperative shall have to pay compensation, and may be disciplined or prosecuted before law, depending on the nature and seriousness of such damage.
Article 36.- Specific Statute of each aquatic resource cooperative and amendments and supplements thereto:
- Each aquatic resource cooperative shall base itself on the Law on Cooperatives and the Model Statute of the aquatic resource cooperative to elaborate its own specific Statute which must be adopted by the Congress of cooperative members.
All amendments and supplements to the Statute of a cooperative shall be decided by the Congress of cooperative members and they shall have the legal effect only when approved by the agency that has granted the business registration certificate to the cooperative.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT FOR THE PRIME MINISTER DEPUTY PRIME MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực