Số hiệu: | 41/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 26/05/2014 | Số công báo: | Từ số 529 đến số 530 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
1. Sĩ quan Công an nhân dân làm nhiệm vụ thanh tra chuyên trách có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được Bộ trưởng Bộ Công an xem xét để bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra viên trong Công an nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Tiến hành thanh tra khi có quyết định của Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan Công an có thẩm quyền; trường hợp khẩn cấp được áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời báo cáo ngay với Chánh Thanh tra Công an cùng cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về biện pháp xử lý của mình;
b) Khi tiến hành hoạt động thanh tra hành chính, phải thực hiện quy định tại Điều 47 Luật Thanh tra và các quy định khác có liên quan;
c) Khi tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành, phải thực hiện quy định tại Điều 54 Luật Thanh tra và các quy định khác có liên quan;
d) Xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc Thủ trưởng Công an cùng cấp;
đ) Khi có kế hoạch đã được Thủ trưởng Công an có thẩm quyền phê duyệt, được sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dùng phục vụ công tác thanh tra.
1. Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Thanh tra.
2. Tiêu chuẩn cụ thể các ngạch Thanh tra viên trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Thanh tra viên làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, ngoài tiêu chuẩn của chức danh đang giữ còn phải am hiểu về lĩnh vực chuyên ngành được phân công thanh tra.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, chuyển ngạch các ngạch Thanh tra viên do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định; việc cấp, đổi, thu hồi thẻ Thanh tra viên trong Công an nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân được trưng tập theo quy định của pháp luật để tham gia Đoàn thanh tra, phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan, công minh.
2. Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên trong Công an nhân dân; được kiến nghị những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra trong phạm vi, nhiệm vụ được giao; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với Trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyết định trưng tập; chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan thanh tra về tính chính xác, trung thực của nội dung báo cáo.
1. Thanh tra viên trong Công an nhân dân được hưởng chế độ theo quy định đối với lực lượng vũ trang và các chế độ phụ cấp đối với Thanh tra viên theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong thời gian tham gia Đoàn thanh tra, Cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân được bảo đảm các điều kiện, phương tiện làm việc và các quyền lợi khác như thành viên của Đoàn thanh tra.
3. Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn Cộng tác viên thanh tra, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với Cộng tác viên thanh tra phù hợp với đặc điểm hoạt động thanh tra trong Công an nhân dân.
1. Kinh phí cho việc trưng tập Cộng tác viên thanh tra do ngân sách nhà nước cấp theo dự toán kinh phí đã duyệt.
2. Hằng năm, các cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân lập dự toán kinh phí trưng tập Cộng tác viên thanh tra gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực