Nghị định 40-CP năm 1994 ban hành Quy chế Đặt Văn phòng đại diện doanh nghiệp Việt nam ở nước ngoài
Số hiệu: | 40-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 19/05/1994 | Ngày hiệu lực: | 19/05/1994 |
Ngày công báo: | 15/07/1994 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
07/08/1999 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 1994 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 40-CP NGÀY 19-5-1994 BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh tế - thương mại với các bạn hàng ở nước ngoài;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế đặt Văn phòng đại diện doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3.- Bộ trưởng Bộ Thương mại, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ
ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 40-CP ngày 19-5-1994
Điều 1.- Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt ngành nghề kinh doanh và cấp quản lý nếu có đủ điều kiện quy định tại Quy chế này đều được xét cho phép đặt Văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Điều 2.- Văn phòng đại diện doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài (dưới đây gọi tắt là Văn phòng đại diện) là bộ phận của doanh nghiệp, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các mối quan hệ kinh tế, thương mại với các bạn hàng ở ngoài nước.
Điều 3.- Văn phòng đại diện không thuộc bộ máy tổ chức của Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, nhưng phải chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của cơ quan Đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đặt văn phòng đại diện (dưới đây gọi tắt là nước tiếp nhận).
Điều 4.- Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm xét cấp, ra hạn, thu hồi hoặc huỷ bỏ giấy phép đặt Văn phòng đại diện ở nước ngoài và tổ chức quản lý, kiểm tra hoạt động của các Văn phòng đại diện theo quy chế này.
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC XÉT CẤP GIẤY PHÉP ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN.
Điều 5.- Điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép đặt Văn phòng đại diện:
1. Doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo đúng pháp luật;
2. Doanh nghiệp có nhu cầu đặt Văn phòng đại diện để thực hiện quan hệ kinh tế, thương mại với các bạn hàng ở nước tiếp nhận;
3. Doanh nghiệp có nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
Điều 6.- Những doanh nghiệp có đủ điều kiện tại Điều 5 Quy chế này nhưng xét thấy việc đặt riêng Văn phòng đại diện không có hiệu quả thì có thể thoả thuận với nhau để đề nghị Bộ Thương mại cho đặt một Văn phòng đại diện chung cho nhiều doanh nghiệp ở nước ngoài.
Cơ quan và viên chức, nhân viên Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài không được thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng đại diện dưới bất cứ hình thức nào.
Điều 7.- Giám đốc doanh nghiệp có Văn phòng đại diện ở nước ngoài quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và triệu hồi người phụ trách và nhân viên Văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài phù hợp với những quy định của Nhà nước về việc cử cán bộ đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
Trường hợp cần thiết, Văn phòng đại diện có thể tuyển dụng hoặc thuê nhân viên giúp việc là người nước ngoài theo điều kiện do hai bên thoả thuận phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại.
Điều 8.- Hồ sơ xin đặt Văn phòng đại diện doanh nghiệp ở nước ngoài gửi Bộ Thương mại gồm có:
1. Văn bản đề nghị của Giám đốc doanh nghiệp ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, thời gian và địa điểm... đặt Văn phòng đại diện.
2. Bản sao có công chứng giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
3. Các văn bản chứng minh doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chế này.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, ngoài các văn bản nêu trên còn phải nộp thêm văn bản của cơ quan thành lập doanh nghiệp (Bộ hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố) chấp thuận cho doanh nghiệp đặt Văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Điều 9.- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại phải có văn bản trả lời doanh nghiệp về việc cho phép hoặc không cho phép doanh nghiệp được đặt Văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Điều 10.- Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Bộ Thương mại cấp giấy phép, doanh nghiệp phải hoàn thành việc đặt Văn phòng đại diện và có văn bản báo cáo Bộ Thương mại biết. Quá thời hạn này, nếu doanh nghiệp không đặt được Văn phòng đại diện và không được Bộ Thương mại gia hạn thêm (tối đa là 6 tháng nữa) thì Bộ Thương mại phải thu hồi giấy phép.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Điều 11.- Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đại diện:
1. Đại diện quyền lợi của doanh nghiệp và làm đầu mối giao dịch về các quan hệ kinh tế, thương mại với các bạn hàng hữu quan ở nước ngoài trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận.
2. Thực hiện công tác tiếp thị (marketing), đề xuất và thực hiện các biện pháp thúc đẩy và mở rộng các quan hệ kinh tế, thương mại giữa doanh nghiệp với các bạn hàng hữu quan ở nước ngoài.
3. Tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại, dịch vụ với các bạn hàng hữu quan nếu được Giám đốc doanh nghiệp uỷ quyền và phù hợp pháp luật của nước tiếp nhận.
4. Theo dõi, đôn đốc thực hiện các hợp đồng thương mại và dịch vụ đã ký kết.
5. Thực hiện những công tác khác có liên quan đến nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Giám đốc doanh nghiệp giao.
6. Báo cáo tình hình hoạt động của Văn phòng đại diện theo định kỳ (tháng, quý, năm) hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) và kiến nghị biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại hoặc mới phát sinh với Giám đốc doanh nghiệp và cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước tiếp nhận.
Điều 12.- Văn phòng đại diện, người phụ trách và các nhân viên của Văn phòng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán của nước tiếp nhận và pháp luật, tập quán quốc tế.
Điều 13.- Người phụ trách và các nhân viên Văn phòng đại diện chịu sự quản lý hành chính Nhà nước và sự chỉ đạo về mặt chính trị, đối ngoại của cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước tiếp nhận; đồng thời chịu sự quản lý nhân sự và chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn của Giám đốc doanh nghiệp ở trong nước.
Điều 14.- Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc doanh nghiệp có Văn phòng đại diện:
1. Quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Văn phòng đại diện.
2. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và triệu hồi người phụ trách và nhân viên Văn phòng đại diện.
3. Trực tiếp chỉ đạo Nghiệp vụ chuyên môn của Văn phòng đại diện.
4. Thường xuyên liên hệ, trao đổi phối hợp với người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài nhằm bảo đảm quản lý, chỉ đạo, giám sát hoạt động của Văn phòng đại diện, của người phụ trách và các nhân viên trong văn phòng theo quy định tại Điều 13 Quy chế này.
Điều 15.- Trụ sở, phương tiện làm việc và kinh phí hoạt động của Văn phòng đại diện do doanh nghiệp tự lo liệu trên nguyên tắc triệt để tiết kiệm và có hiệu quả.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, việc cấp kinh phí và quản lý chi tiêu cho Văn phòng đại diện phải phù hợp với tiêu chuẩn, chế độ hiện hành do Bộ Tài chính quy định.
Điều 16.- Định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu đột xuất, giám đốc doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về tình hình hoạt động và những vấn đề có liên quan đến hoạt động của các Văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài.
HUỶ BỎ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 17.- Văn phòng đại diện bị huỷ bỏ trong các trường hợp sau:
1. Theo đề nghị của Giám đốc doanh nghiệp và được Bộ trưởng Bộ Thương mại chấp thuận.
2. Doanh nghiệp bị phá sản, giải thể.
3. Văn phòng đại diện vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước tiếp nhận bị cơ quan có thẩm quyền cấm hoạt động.
Trong các trường hợp nói trên, Bộ Thương mại phải có quyết định bằng văn bản thông báo cho doanh nghiệp 15 ngày trước khi huỷ bỏ Văn phòng đại diện.
Điều 18.- Người phụ trách và nhân viên Văn phòng đại diện vi phạm pháp luật và các quy định của Quy chế này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý triệu hồi về nước, kỷ luật hành chính, bồi thường thiệt hại vật chất và truy cứu trách nhiệm hình sự.
Giám đốc doanh nghiệp quyết định xử lý đối với người phụ trách và nhân viên Văn phòng đại diện của doanh nghiệp; Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định xử lý đối với Văn phòng đại diện vi phạm Quy chế, đồng thời kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với doanh nghiệp có Văn phòng đại diện và nhân viên trong văn phòng vi phạm pháp luật.
Điều 19.- Các doanh nghiệp đã đặt Văn phòng đại diện ở nước ngoài trước ngày ban hành Quy chế này đều phải làm hồ sơ mới theo hướng dẫn của Bộ Thương mại để được cấp lại giấy phép. Thời hạn để chuyển đổi giấy phép mới là 60 ngày kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực.
Sau thời hạn quy định trên, nếu doanh nghiệp có đại diện ở nước ngoài mà không làm thủ tục chuyển đổi giấy phép thì coi là hoạt động không hợp pháp và sẽ bị xử lý theo quy định tại Chương IV Quy chế này.
Điều 20.- Quy chế này có hiệu lực từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Bộ Thương mại chịu trách nhiệm giải thích, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chế này.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 40/CP |
Hanoi, May 19, 1994 |
DECREE
ON PROMULGATING THE REGULATION TO ESTABLISH REPRESENTATIVE OFFICE OF VIETNAMESE ENTERPRISE IN FOREIGN COUNTRY
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on the Organization of the Government dated 30th September, 1992;
To facilitate the Vietnamese enterprises to expand the economic and trading activities with the customers abroad;
On the proposal of the Minister of Trade;
DECREES
Article 1
To promulgate, accompanying this Decree, the regulation to establish representative office of Vietnamese enterprise in foreign country.
Article 2
This Decree comes into force from the date of signing. All the previous regulations contrary to this Decree shall be abrogated.
Article 3
Minister of Trade and other Ministers, Heads of organs at ministerial level, Heads of Departments under the Government and Chairmen of the People's Committees of provinces, cities under the Central Government shall be responsible for the implementation of this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT |
REGULATIONS
ON THE OPENING OF REPRESENTATIVE OFFICES OF VIETNAMESE BUSINESSES IN FOREIGN COUNTRIES
(Issued along with Decree No.40-CP on the 19th of May, 1994 of the Government).
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1 :
Vietnamese businesses of various economic sectors, irrespective of their business line and management level, can apply for permission to set up a representative office in a foreign country if they fulfill the conditions set by these Regulations.
Article 2 :
The representative office of a Vietnamese business in a foreign country (hereunder called Rep Office) is a part of the business which, on behalf of the business, conducts economic and commercial relations with foreign trading partners.
Article 3 :
Such a Rep Office does not belong to the system of Representations of the Socialist Republic of Vietnam in foreign countries, but is placed under the administrative State management of Vietnam's Representation in the country which receives the Rep Office (hereunder called host country).
Article 4 :
The Minister of Trade is authorized to consider, grant, extend, revoke or cancel permits to open Rep Offices in foreign countries, and organize the management and control of their activities in accordance with these Regulations.
Chapter II
CONDITIONS AND PROCEDURE FOR GRANTING PERMIT TO SET UP A REP OFFICE
Article 5 :
A business shall be granted a permit to set up a Rep. Office if it meets the following conditions:
1. The business is established and registers to operate in accordance with law;
2. The business needs to set up a Rep Office to conduct economic and commercial relations with trading partners in the host country;
3. The business has fund to ensure the operation of a Rep Office.
Article 6 :
Those businesses, which meet the conditions specified at Article 5 of these Regulations, but which deem it not advisable to set up a Rep Office of their own, may agree among themselves to propose the Ministry of Trade to set up a common Rep Office in a foreign country.
The office, staff and personnel of a Representation of the Socialist Republic of Vietnam in a foreign country are not allowed to carry out the task of a Rep Office in whatever form.
Article 7 :
The director of a business which has a Rep Office in a foreign country shall appoint, dismiss and recall the chief and personnel of the Rep Office in conformity with the State regulations on the appointment of staff to work for a specific period of time in a foreign country.
If necessary, a Rep Office can recruit or hire foreign personnel by mutual agreement in accordance with the laws of Vietnam and the host country.
Article 8 :
The dossier of an application for a permit to set up a Rep. Office in a foreign country to be sent to the Ministry of Trade shall include:
1. An application by the director of the business concerned specifying the aim, requirements and plan of activities of the Rep Office, the time of its opening, and its location.
2. Copies of the business license signed by the notary public and its registration certificate in accordance with the law in force.
3. Documents showing that the business is qualified according to stipulations at Point (2) and (3) under Article 5 of these Regulations.
With regard to State-owned businesses, aside from the above-mentioned documents, they must also submit a note from the public office in charge of the business (the Ministry or the People's Committee of the province or city concerned) stating its agreement to let the business set up a Rep Office in the specified foreign country.
Article 9 :
Within 20 days from the day it receives a regular dossier, the Ministry of Trade must answer in writing whether or not it permits the business concerned to set up a Rep Office in the specified foreign country.
Article 10 :
Within 6 months from the day when the Ministry of Trade grants the permit, the business concerned must complete the establishment of its Representative Office and report it to the Ministry of Trade. Past this time limit, if the business has not yet opened its representative office and does not receive an extension by the Ministry of Trade (for another 6 months at most), then the Ministry of Trade must revoke this permit.
Chapter III
OBLIGATIONS AND RIGHTS OF A REPRESENTATIVE OFFICE AND BUSINESS CONCERNED
Article 11 :
A Rep Office has the following obligations and rights:
1. It represents the business' interests and serves as a link in economic and commercial relations with the foreign trading partners concerned within the purview of the laws of Vietnam and the host country.
2. It conducts marketing work, initiates and carries out measures to promote and broaden the economic and commercial relations between the business and its foreign trading partners.
3. It negotiates and signs commercial and service contracts with its foreign trading partners, if it is so empowered by the director of the business concerned and if such undertaking conforms to the laws of the host country.
4. It monitors and helps promote the implementation of commercial and service contracts already signed.
5. It performs other work related to the production and trading obligations of the business assigned by the director of the business.
6. It makes periodical reports (monthly, quarterly and yearly) or specific reports (upon request) on the activities of a Rep Office, and suggests measures to solve outstanding or newly arising problems to the director of the business and the Representation of the Socialist Republic of Vietnam in the host country.
Article 12 :
The chief and personnel of the Rep Office must abide by Vietnam's laws, and respect the laws and customs of the host country and international laws and customs.
Article 13 :
The chief and personnel of the Rep Office are placed under the administrative State management and the guidance of the Representation of the Socialist Republic of Vietnam in the host country in political and external relations. At the same time, they are placed under the personnel management and professional guidance of the director of the business at home.
Article 14 :
The director of the business which has a Rep Office has the following obligations and rights:
1. Managing, guiding and talking responsibility for all activities of the Rep Office.
2. Appointing, dismissing and recalling the chief and personnel of the Rep Office.
3. Providing direct professional guidance to the Rep Office.
4. Making regular contacts with the chief of the Representation of the socialist Republic of Vietnam in the host country in managing, guiding and supervising the activities of the Rep Office, its chief and personnel in accordance with the stipulations at Article 13 of these Regulations.
Article 15 :
The business concerned must prepare the office space, working equipment and funding of the Rep Office on the principle of utmost thrift and effectiveness.
With regard to State-owned businesses, the provision on funding and the management of spending of the Rep Office must conform to the current norms and regimes set out by the Ministry of Finance.
Article 16 :
At specified times of the year and upon request, the directors of the businesses concerned must make reports to the Ministry of Trade on the activities and questions relating to the activities of their Rep Office in foreign countries.
Chapter IV
CLOSING OF REP OFFICES AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 17 :
A Rep Office shall be closed down in the following cases:
1. At the request of the director of the business concerned and with the approval of the Ministry of Trade.
2. The business concerned is insolvent and dissolved.
3. It is banned from operation by an authorized office for violating the laws of Vietnam or the host country.
In such cases, the Ministry of Trade must issue a decision notifying the business concerned of the matter 15 days before the Rep Office is closed down.
Article 18 :
In case the chief and personnel of the Rep Office infringe on the laws and the stipulations of these Regulations, they shall be recalled, disciplined, made to pay compensations for the material losses, or investigated for criminal responsibility depending on the extent of their violations.
The director of the business concerned shall decide how the chief and personnel of its Rep Office are to be disciplined. The Minister of Trade shall decide how the Rep Office which violates the Statute is to be disciplined, and at the same time, petition the authorized State office concerned to discipline the business whose Rep Office and personnel break the laws.
Chapter V
PROVISIONS FOR IMPLEMENTATION
Article 19 :
Those businesses which set up their Rep Offices before the issuance of these Regulations must prepare a new dossier according to the guidance of the Ministry of Trade to apply for a new permit. The time set for the application of a new permit is 60 days from the day these Regulations take effect.
Past this time limit, if those businesses which have Rep Offices in foreign countries do not apply for a new permit, the operation of their Rep Offices shall be considered illegal and they will be dealt with in accordance with the stipulations at Chapter VI of these Regulations.
Article 20 :
The Regulations take effect from the day they are issued.
All the provisions made earlier which are contrary to these Regulations are annulled. The Ministry of Trade is responsible for explaining, guiding and supervising the implementation of these Regulations.
|
FOR THE PRIME MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực