Nghị định 375-CP năm 1979 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của viện bảo tàng Hồ Chí Minh do Hội đồng Chính phủ ban hành.
Số hiệu: | 375-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Thanh Nghị |
Ngày ban hành: | 15/10/1979 | Ngày hiệu lực: | 30/10/1979 |
Ngày công báo: | 30/11/1979 | Số công báo: | Số 9 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 375-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 1979 |
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA VIỆN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 14-7-1960;
Căn cứ nghị quyết số 04-NQ/TƯ ngày 12-9-1977 của Bộ chính trị trung ương Đảng về việc thành lập Viện bảo tàng Hồ Chí Minh;
Căn cứ nghị quyết số 547-NQ/QHK6 ngày 24-5-1979 của Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1: - Viện bảo tàng Hồ Chí Minh là trung tâm nghiên cứu những tư liệu, hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua những tư liệu, hiện vật và di tích lịch sử đó
Điều 2: - Viện bảo tàng Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Tiến hành các công tác nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý thống nhất công tác nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các ngành và các địa phương có liên quan.
2. Tiến hành việc sưu tầm, thu thập, kiểm kê, xác minh khoa học, bảo quản, lưu trữ và trình bày những tư liệu, hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong nước và ở nước ngoài, nhằm giới thiệu ngày càng đầy đủ toàn bộ đời sống và hoạt động cách mạng của Người qua từng giai đoạn lịch sử.
3. Tổ chức, hướng dẫn cho cán bộ, nhân dân và khách nước ngoài đến nghiên cứu, học hỏi về Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Viện bảo tàng.
4. Quy hoạch hệ thống các chi nhánh của Viện bảo tàng và các nơi lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chỉ đạo và hướng dẫn về xây dựng và về nghiệp vụ bảo tàng cho các nơi đó.
5. Tổ chức và chỉ đạo tổ chức các cuộc triển lãm về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc triển lãm chuyên đề về cuộc cách mạng của Người.
6. Xuất bản các tài liệu, tranh ảnh,v.v… về hoạt động của Viện bảo tàng và những công trình nghiên cứu khoa học của viện.
7. Đặt quan hệ hữu nghị, hợp tác khoa học với Viện bảo tàng về lãnh tụ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
8. Xây dựng chương trình, kế hoạch toàn diện về hoạt động của Viện bảo tàng Hồ Chí Minh trình Hội đồng Chính phủ thông qua và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đó.
9. Quản lý tổ chức, cán bộ, tài chính, tài sản,v.v… của Viện bảo tàng Hồ Chí Minh theo quy định chung của Nhà nước.
Điều 3: - Bộ máy tổ chức của Viện bảo tàng Hồ Chí Minh gồm có:
- Ban nghiên cứu phụ trách các công tác nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học của viện và hợp tác với các viện, các ngành, các địa phương trong việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người;
- Ban nghiệp vụ phụ trách các công tác sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, hướng dẫn nhân dân trong cả nước và khách nước ngoài tham quan Viện bảo tàng; đồng thời quy hoạch hệ thống các chi nhánh Viện bảo tàng và hướng dẫn về nghiệp vụ cho các chi nhánh đó;
- Ban phụ trách khu di tích lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ chủ tịch bảo quản và hướng dẫn khách tham quan khu di tích;
- Văn phòng phụ trách các công tác hành chính, quản trị;
- Hội đồng khoa học và hội đồng mỹ thuật làm chức năng tư vấn cho viện trưởng. Thành viên của các hội đồng là những cán bộ am hiểu khoa học và mỹ thuật ở trong viện và ngoài viện do viện trưởng quyết định;
- Phòng tổ chức cán bộ và bảo vệ (trực thuộc viện).
Điều 4: - Viện bảo tàng Hồ Chí Minh có hệ thống các chi nhánh và các di tích lưu niệm. Các chi nhánh di tích này chịu sự chỉ đạo toàn diện của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Viện bảo tàng Hồ Chí Minh theo nguyên tắc hai chiều lãnh đạo.
Điều 5: - Viện bảo tàng Hồ Chí Minh do một viện trưởng phụ trách. Giúp việc viện trưởng có các phó viện trưởng và thư ký khoa học.
Điều 6: - Đồng chí Viện trưởng Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, các đồng chí bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thi hành nghị định này.
|
TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực