Chương VII Nghị định 37/2023/NĐ-CP: Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan
Số hiệu: | 37/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Minh Chính |
Ngày ban hành: | 24/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 08/08/2023 |
Ngày công báo: | 08/07/2023 | Số công báo: | Từ số 807 đến số 808 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đối tượng và điều kiện được vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân
Ngày 24/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2023/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Đối tượng và điều kiện để được vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân
Theo đó, đối tượng và điều kiện để được vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
(1) Đối tượng vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân là hội viên Hội nông dân Việt Nam có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
(2) Điều kiện để được vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
- Khách hàng vay vốn phải thuộc đối tượng vay vốn trên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
- Khách hàng vay vốn được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đang cư trú ở địa phương nơi Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay vốn tại thời điểm đề xuất vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;
- Phương án vay vốn của khách hàng phải được tập hợp thành phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân cùng sản xuất, kinh doanh một loại hình sản phẩm, trên cùng một địa bàn cấp xã;
- Tại một thời điểm, một khách hàng chỉ được vay vốn tại 01 phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân từ Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Các thành viên trong cùng một hộ gia đình không được phát sinh dư nợ vay tại Quỹ Hỗ trợ nông dân trong cùng một thời điểm;
- Các điều kiện cho vay khác quy định cụ thể tại quy định nội bộ về cho vay và quản lý nợ của Quỹ Hỗ trợ nông dân do Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp ban hành theo quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP .
Thời hạn cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Thời hạn cho vay đối với phương án của từng khách hàng và phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân Việt Nam tại Quỹ Hỗ trợ nông dân được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 05 năm (không bao gồm thời gian gia hạn nợ).
- Thời gian cho vay cụ thể đối với phương án của từng khách hàng và phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân do Quỹ Hỗ trợ nông dân xem xét, quyết định.
- Tổng thời gian gia hạn nợ tối đa không quá 1/2 thời gian cho vay tại Hợp đồng tín dụng ký kết lần đầu.
Nghị định 37/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 08/8/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông qua chủ trương thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh/huyện trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện.
2. Thông qua phương án cấp, bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách cấp tỉnh/huyện.
3. Thực hiện giám sát hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
1. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Quyết định việc thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động, chia tách, sáp nhập và giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
3. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/huyện thông qua chủ trương thành lập; kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động; phương án cấp, bổ sung vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước.
4. Bố trí nguồn để cấp, bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh/huyện theo phương án đã được Hội đồng nhân dân thông qua.
5. Quản lý, kiểm tra, giám sát toàn diện tình hình hoạt động và tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh/huyện.
1. Quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan, bảo đảm an toàn và phát triển vốn; vận động, phát triển nguồn vốn ngoài ngân sách để bổ sung vốn cho Quỹ Hỗ trợ nông dân.
2. Kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
a) Đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương theo đúng quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh/huyện: Hội nông dân cấp tỉnh/huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính địa phương, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh/huyện theo đúng quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có trách nhiệm:
a) Xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 6 Nghị định nảy;
b) Ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và Quy chế nội bộ mẫu về cho vay, quản lý nợ và xử lý rủi ro áp dụng cho toàn bộ hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam;
c) Phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương;
d) Phê duyệt phương hướng hoạt động của hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ trung và dài hạn; Phê duyệt kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính hằng năm, trung hạn và dài hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương; Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối chênh lệch thu chi, trích lập các Quỹ Hỗ trợ nông dân hang năm của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương theo quy định;
đ) Hướng dẫn hoạt động cho vay của hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp phù hợp với quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
e) Ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân; quy chế kiểm tra, giám sát hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc chỉ đạo xây dựng và quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của Ban Thường vụ Hội nông dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; kiểm tra hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp;
g) Bố trí nhân sự thuộc cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam để thành lập bộ máy hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương theo quy định tại Nghị định này;
h) Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bố trí ngân sách nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
i) Giám sát và đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương;
k) Hướng dẫn việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân, áp dụng cho toàn hệ thống; hằng năm, thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
4. Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh/huyện có trách nhiệm:
a) Xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp cùng cấp theo quy định tại Điều 6 Nghị định này và trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
b) Phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp;
c) Thực hiện các chỉ đạo, quyết định của Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên đối với công tác xây dựng, quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp;
d) Phê duyệt kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính hằng năm, trung hạn và dài hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp; Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối chênh lệch thu chi, trích lập các quỹ hằng năm của Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp theo quy định;
đ) Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bố trí ngân sách nhà nước để cấp vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp;
e) Bố trí nhân sự thuộc cơ quan Hội nông dân cùng cấp để thành lập bộ máy hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Nghị định này;
g) Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp và cấp dưới;
h) Giám sát và đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp;
i) Hằng năm, thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp;
k) Ban Thường vụ Hội nông dân cấp huyện thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp không thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
5. Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch vận động cán bộ hội viên nông dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đóng góp, ủng hộ nguồn vốn cho Quỹ Hỗ trợ nông dân;
b) Lập các phương án vay vốn chung của nhóm hội viên Hội nông dân; tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân trong quá trình triển khai phương án vay vốn; theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ vay đầy đủ, đúng hạn;
c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình quản lý và sử dụng vốn vay theo quy chế nội bộ mẫu về cho vay, quản lý nợ do Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành theo quy định tại Nghị định này.
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định này nếu cần thiết.
2. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này về cơ chế quản lý tài chính, chế độ kế toán, đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí dự toán chi đầu tư công từ ngân sách nhà nước để cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương theo quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước
2. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức liên quan hướng dẫn việc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân, phù hợp với tính chất, mô hình tổ chức bộ máy và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân quy định tại Nghị định này.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này theo quy định của pháp luật.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực