Nghị định 34-CP năm 1995 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp
Số hiệu: | 34-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 27/05/1995 | Ngày hiệu lực: | 27/05/1995 |
Ngày công báo: | 15/08/1995 | Số công báo: | Số 15 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/1999 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 1995 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 34/CP NGÀY 27 THÁNG 5 NĂM 1995 VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY TỔNG CỤC QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và Tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1.- Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp là tổ chức quản lý tài chính chuyên nghành trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và đại diện chủ sở hữu về vốn và tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp theo uỷ quyền của Chính phủ.
Điều 2.- Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
1/ Xây dựng các dự án Luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước trong doanh nghiệp để Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định, hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền.
2/ Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính:
- Thực hiện thủ tục giao vốn cho doanh nghiệp Nhà nước; kiểm tra, giám sát việc sử dụng và bảo tồn theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Thẩm định phương án huy động vốn, đầu tư góp vốn liên doanh của doanh nghiệp Nhà nước đối với chủ sở hữu khác để Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn theo quy định của Chính phủ.
- Bảo lãnh việc vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp trong các trường hợp: chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản.
3/ Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp Nhà nước chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của Nhà nước trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
4/ Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các chính dách, chế độ và quản lý tài chính trong doanh nghiệp Nhà nước; chỉ đạo và hướng dẫn công tác quản lý tài chính - kế toán đối với doanh nghiệp có vốn của Nhà nước.
5/ Tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp Nhà nước; theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình tài chính, tài sản của Nhà nước trong doanh nghiệp.
6/ Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ cổ phần hoá, đa dạng hóa hình thức sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
7/ Tổng cục được ban hành theo thẩm quyền những văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật trong công tác quản lý vốn và tài sản Nhà nước trong doanh nghiệp; được quyền yêu cầu các doanh nghiệp có vốn và tài sản Nhà nước trong doanh nghiệp; được yêu cầu các doanh nghiệp có vốn và tài sản Nhà nước báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước trong doanh nghiệp và các tài liệu, số liệu liên quan đến quản lý vốn, tài sản của Nhà nước.
Điều 3.- Tổ chức bộ máy quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1/ ở Trung ương là Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính.
Tổng cục có Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng giúp việc Tổng cục trưởng. Tổng cục trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng gồm có:
1 - Vụ Tổng hợp.
2 - Vụ Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1.
3 - Vụ Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông, bưu điện, văn hoá, y tế, giáo dục, gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2.
4 - Vụ Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, hải sản, gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 3.
5 - Vụ Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc các ngành thương mại, du lịch, và các ngành khác, gọi tắt là Vụ ngành khác, gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 4.
6 - Ban nghiên cứu và triển khai thực hiện cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp, gọi tắt là Ban Cổ phần hoá.
7 - Văn phòng Tổng cục.
2/ ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, là đơn vị trực thuộc Tổng cục có nhiệm vụ quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cục có Cục trưởng, các Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng. Việc bổ nhiệm miễn nhiệm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy cụ thể giúp việc Tổng cục, các Cục do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
Điều 4.- Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, và các Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước trong doanh nghiệp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.
Kinh phí hoạt động của Tổng cục và các đơn vị trực thuộc do Ngân sách Nhà nước cấp và được tổng hợp chung vào dự toán chi của Bộ tài chính.
Biên chế của Tổng cục và các đơn vị trực thuộc thuộc biên chế quản lý Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cụ thể trong tổng số biên chế của Bộ Tài chính.
Điều 5.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ các quy định trong các văn bản trước đây trái với Nghị định này.
Điều 6.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 34-CP |
Hanoi, May 27, 1995 |
DECREE
ON THE TASK, POWERS AND ORGANIZATION OF THE GENERAL DEPARTMENT FOR MANAGEMENT OF THE STATE ITAL AND PROPERTY AT ENTERPRISES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Pursuant to Decree No.178-CP on the 28th of October 1994 of the Government on the task, powers and organization of the Ministry of Finance;
Considering the proposals of the Minister of Finance, the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel,
DECREES:
Article 1.- The General Department for Management of the State ital and Property at Enterprises is a specialized organization for financial management under the Ministry of Finance, having the task of helping the Minister of Finance manage in a uniform way the State ital and property at enterprises, and representing the ownership of the State ital and property at enterprises as authorized by the Government.
Article 2.- The General Department for Management of the State ital and Property at Enterprises have the following concrete tasks and powers:
1. Drafting bills, ordinances and other legal documents on the management and use of the State ital and property at enterprises, which the Minister of Finance shall submit to the Government for decision, or shall promulgate within his jurisdiction.
2. Helping the Minister of Finance:
- Fill the modalities of granting ital to State-owned enterprises; check and supervise the use and preservation of ital as authorized by the Minister of Finance.
- Examine the plan to mobilize ital, to make investment and to contribute ital of State-owned enterprises to joint ventures with other investors and submit it to the Minister of Finance for ratification, or to the Prime Minister for ratification as stipulated by the Government.
- Stand guarantee for the borrowing of foreign ital by State-owned enterprises according to decision by the Prime Minister.
- Control and supervise the State ital and property at enterprises in case of splitting, merging, dissolution and insolvency.
3. Requesting the Minister of Finance to permit State-owned enterprises to transfer, rent, use State property as collateral, or mortgage it in case the deal is beyond the authority of the enterprise concerned as stipulated by the Government.
4. Drafting or taking part in the drafting of policies and regimes on financial management at State-owned enterprises; directing and guiding the management of finance and accounting for those enterprises which have State ital.
5. Reviewing annual reports on statements of accounts of State-owned enterprises; monitoring, reviewing and analyzing the situation of the State finance and property in enterprises.
6. Helping the Minister of Finance perform the task of equitising and diversifying the forms of ownership of State-owned enterprises as stipulated by the Government.
7. The General Department shall issue within its jurisdiction professional, occupational and technical documents on the management of the State ital and property in enterprises; has the right to request those enterprises which have State ital and property to make periodical reports and irregular reports on the management and use of the State ital and property in enterprises, and documents and data relating to the management of State ital and property.
Article 3.- The apparatus for management of the State ital and property in enterprises is organized into a unified system from the central level to the provinces and cities directly under the Central Government.
1. At the central level is the General Department for Management of the State ital and Property in Enterprises under the Ministry of Finance.
The General Department has its General Director who is assisted in his work by Deputy General Directors. The General Director shall be appointed and dismissed by the Prime Minister at the proposal of the Minister of Finance. The Deputy General Directors shall be appointed and dismissed by the Minister of Finance.
The apparatus assisting the General Director in his work is composed of:
1- The General Department.
2- The Department for management of the State ital and property in enterprises under the Ministry of Defense and the Ministry of the Interior, or Professional Department 1 in abbreviation;
3- The Department for management of the State ital and property in enterprises in industry, construction, communications, postal service, culture, public health and education, or Professional Department 2 in abbreviation;
4- The Department for management of the State ital and property in enterprises in agriculture, forestry, irrigation, and aquaculture, or Professional Department 3 in abbreviation;
5- The Department for management of the State ital and property in enterprises in trade, tourism and other branches, or Professional Department 4 in abbreviation;
6- The Commission for research and deployment of equitisation and diversification of ownership in enterprises, or Equitisation Commission in abbreviation;
7- The Office of the General Department.
2. In the provinces and cities directly under the Central Government are Departments for management of the State ital and property in enterprises belonging to the General Department. These Departments shall have the task of managing the ital and property owned by the State in enterprises in the provinces and cities directly under the Central Government.
These Departments shall have their Directors who are assisted in their work by Deputy Directors. The appointment and dismissal of the Directors and Deputy Directors shall be decided by the Minister of Finance.
The tasks, powers and organization of apparatuses to assist the General Department and Departments shall be stipulated by the Minister of Finance.
Article 4.- The General Department for Management of the State ital and Property in Enterprises, and the Departments for Management of the State ital and Property in Enterprises in the provinces and cities directly under the Central Government shall have their legal status, their own seals, and shall open their bank accounts at the State Treasury.
The fund for the operation of the General Department and its affiliated units shall be provided by the State Budget and shall be registered in the draft expenditure plan of the Ministry of Finance.
The staff of the General Department and its affiliated units on State payroll shall be specifically decided as part of the total staff of the Ministry of Finance.
Article 5.- This Decree takes effect from the date of its promulgation. All stipulations made earlier which are contrary to this Decree are now annulled.
Article 6.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực