Nghị định 33-CP năm 1996 về việc phê chuẩn điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
Số hiệu: | 33-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 27/05/1996 | Ngày hiệu lực: | 27/05/1996 |
Ngày công báo: | 15/09/1996 | Số công báo: | Số 17 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/11/2005 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 1996 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 33-CP NGÀY 27 THÁNG 5 NĂM 1996 PHÊ CHUẨN ĐIỀU LỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam,
Điều 1.- Phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam kèm theo Nghị định này.
Điều 2.- Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn thì hành Nghị định này.
Điều 3.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 33/CP ngày 27 tháng 5 năm 1996)
Điều 1.- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Công ty) là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, bao gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp, có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, công trình biển nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá, hợp tác sản xuất để nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Điều 2.- Tổng công ty có nhiệm vụ kinh doanh đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện nổi, chế tạo kết cấu thép, dàn khoan từ khâu tiếp thị, nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các loại hàng hoá khác có liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ; thực hiện hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
1. Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
2. Tên giao dịch quốc tế là VIET NAM SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION viết tắt là VINASHIN.
3. Trụ sở chính của Tổng công ty đặt tại thành phố Hà Nội.
4. Điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành.
5. Vốn và tài sản; chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý.
6. Con dấu; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng trong nước, ngoài nước.
7. Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 4.- Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời chịu sự quản lý của cơ quan được giao thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
Điều 5.- Tổng công ty được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc.
Điều 6.- Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong Tổng công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Đảng cộng sản Việt Nam.
Tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong Tổng công ty hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔNG CÔNG TY
1. Tổng công ty được giao và có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, vùng nước, tài nguyên và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Nhà nước giao cho Tổng công ty trong từng thời kỳ.
2. Tổng công ty có quyền giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các nguồn lực mà Tổng công ty đã nhận của Nhà nước; điều chỉnh những nguồn lực đã giao cho các đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn Tổng công ty.
3. Tổng công ty có quyền đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
4. Tổng công ty có quyền chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty, trừ những thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; đối với đất đai, tài nguyên thuộc quyền quản lý và sử dụng của Tổng công ty phải thực hiện theo pháp luật về đất đai.
Điều 8.- Tổng công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh như sau:
1. Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao.
2. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
3. Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Tổng công ty ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Tổng công ty và nhu cầu của thị trường; kinh doanh những ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
5. Lựa chọn thị trường và phân công chuyên môn hoá, hợp tác sản xuất giữa các đơn vị thành viên; trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
6. Quyết định khung giá hoặc giá mua, bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ chủ yếu; thống nhất giá xuất khẩu tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa, trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá. Trường hợp các đơn vị thành viên phải áp dụng mức giá ngoài khung giá do Tổng công ty quy định thì phải được sự đồng ý của Tổng giám đốc. Tổng công ty quyết định giá bán những sản phẩm gồm nhiều đơn vị thành viên cùng sản xuất và phân bổ đơn giá cho từng công đoạn sản xuất sản phẩm này.
7. Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm, trên tổng doanh thu hoặc trên lợi nhuận trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước.
8. Phân cấp việc tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định khác của pháp luật; quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm, chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Tổng công ty.
9. Được mời và tiếp đối tác kinh doanh nước ngoài của Tổng công ty ở Việt Nam; quyết định cử đại diện Tổng công ty ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan khảo sát; đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Các thành viên khác của Hội đồng quản trị ra nước ngoài do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định. Phó Tổng giám đốc, giám đốc các đơn vị thành viên và các chức danh khác trong toàn Tổng công ty ra nước ngoài do Tổng giám đốc quyết định.
Điều 9.- Tổng công ty có nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu sau đây:
1. Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư phát triển công nghiệp đóng tàu; các dự án nghiên cứu, thiết kế đóng mới và sửa chữa tàu, các phương tiện vận tải và phương tiện thi công công trình thuỷ.
2. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng và triển khai các đề tài, các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc các lĩnh vực công nghiệp tàu thuỷ và cơ khí giao thông vận tải có liên quan.
3. Chế tạo các trang bị cơ khí, phụ kiện, thiết bị điện và điện tử tàu thuỷ; các loại dầm thép và kết cấu thép.
4. Khảo sát, thiết kế, xây dựng các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; các công trình biển, các công trình xây dựng giao thông và dân dụng có liên quan trong và ngoài nước.
5. Phá dỡ tàu cũ và sản xuất phế liệu; sản xuất, cung ứng các loại nguyên vật liệu và sản phẩm kim loại, phi kim loại phục vụ cho công nghiệp đóng tàu và công nghiệp giao thông vận tải.
6. Tổ chức, khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới sản xuất và vận tải biển.
7. Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, phụ kiện, trang thiết bị phương tiện vận tải thuỷ và các dịch vụ cho thuyền viên.
8. Tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu.
9. Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Tổng công ty và các đối tác trong và ngoài nước.
10. Tổng công ty là đối tác chính của phía Việt Nam để thực hiện các dự án liên doanh, liên kết trong công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, thực hiện các dự án hợp tác khoa học kỹ thuật, các dịch vụ tư vấn, thiết kế kỹ thuật với các đối tác nước ngoài.
11. Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị với Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư, các cơ chế và chính sách phục vụ cho sự nghiệp phát triển công nghiệp tàu thuỷ trong cả nước.
Điều 10.- Tổng công ty có quyền quản lý tài chính như sau:
1. Được sử dụng vốn và các quỹ của Tổng công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, có hiệu quả. Trường hợp cần sử dụng các nguồn vốn, quỹ khác trái mục đích sử dụng thì phải hoàn trả.
2. Tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu; được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty tại Ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Được thành lập, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung, quỹ khấu hao cơ bản; tỷ lệ trích, chế độ quản lý và sử dụng các quỹ này quy định trong Quy chế tài chính của Tổng công ty.
4. Tổng công ty được sử dụng phần lợi nhuận còn lại sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác theo quy định và chia cho người lao động theo cống hiến của mỗi người vào kết quả kinh doanh trong năm và theo cổ phần (nếu có).
5. Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của Tổng công ty.
6. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước.
Điều 11.- Tổng công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.
Mục 2. NGHĨA VỤ CỦA TỔNG CÔNG TY
1. Tổng công ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; nhận, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, vùng nước và các nguồn lực khác Nhà nước giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh, sản xuất, phát triển công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và những nhiệm vụ được Nhà nước giao.
2. Tổng công ty có nghĩa vụ thực hiện:
a. Các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong bảng cân đối tài sản của Tổng công ty tại thời điểm thành lập Tổng công ty;
b. Trả các khoản tín dụng quốc tế mà Tổng công ty sử dụng theo quyết định của Chính phủ;
c. Trả các khoản tín dụng do Tổng công ty trực tiếp vay hoặc các khoản tín dụng đã được Tổng công ty bảo lãnh cho các đơn vị thành viên vay theo hợp đồng bảo lãnh, nếu các đơn vị này không có khả năng trả.
Điều 13.- Tổng công ty có nghĩa vụ quản lý hoạt động kinh doanh như sau:
1. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Tổng công ty thực hiện.
2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm, các phương án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty theo định hướng phát triển công nghiệp tàu thuỷ của Nhà nước và nhu cầu của thị trường.
3. Tổng công ty có trách nhiệm đề xuất với Nhà nước để hướng dẫn sản xuất, phát triển ngành đóng tàu thuỷ, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu tàu thuỷ trong phạm vi cả nước.
4. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc hoàn thành kế hoạch hoặc đơn đặt hàng của Nhà nước.
5. Đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện việc bình ổn giá đối với đóng mới, sửa chữa kể cả xuất nhập khẩu tàu thuỷ và các phương tiện nổi theo quy định của Nhà nước.
6. Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý; thu nhập từ chuyển nhượng tài sản phải được sử dụng để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của Tổng công ty.
7. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Tổng công ty.
8. Tổng công ty cùng các đơn vị thành viên chăm lo phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn có đơn vị thành viên của Tổng công ty; xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh tế trong đầu tư, kỹ thuật và phát triển công nghiệp tàu thuỷ đối với các doanh nghiệp khác ngoài Tổng công ty.
9. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
10. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.
11. Chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Tổng công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính của Tổng công ty.
2. Tổng công ty công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của Tổng công ty theo quy định của Chính phủ.
3. Tổng công ty thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Trường hợp tài sản do Tổng công ty điều động giữa các đơn vị thành viên theo hình thức ghi tăng, ghi giảm vốn thì không phải nộp lệ phí trước bạ; các bán thành phẩm luân chuyển nội bộ giữa các đơn vị thành viên để tiếp tục hoàn chỉnh, các nguyên vật liệu và dịch vụ luân chuyển nội bộ giữa các đơn vị thành viên để phục vụ sản xuất không phải nộp thuế doanh thu.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN KIỂM SOÁT
1. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
2. Hội đồng quản trị có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
a. Nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, vùng nước, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Tổng công ty;
b. Xem xét, phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên và phương án điều hoà vốn, các nguồn lực khác giữa các đơn vị thành viên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các phương án đó;
c. Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong Tổng công ty; việc sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực được giao; việc thực hiện các Nghị quyết và Quyết định của Hội đồng quản trị, các quy định của luật pháp; việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
d. Thông qua đề nghị của Tổng giám đốc để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm của Tổng công ty; quyết định kế hoạch hàng năm của Tổng công ty để Tổng giám đốc giao cho các đơn vị thành viên;
đ. Tổ chức xét duyệt, thẩm định để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư, dự án đầu tư mới, dự án hợp tác đầu tư với bên nước ngoài bằng vốn do Tổng công ty quản lý;
e. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc nếu được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền thì quyết định các dự án liên doanh với nước ngoài theo quy định của Chính phủ; quyết định các dự án liên doanh trong nước. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án đầu tư nhóm A; quyết định các dự án đầu tư nhóm C; được uỷ quyền quyết định một số dự án đầu tư nhóm B; uỷ quyền cho Tổng giám đốc hoặc giám đốc đơn vị thành viên quyết định các dự án đầu tư nhỏ.
Phê chuẩn phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh của Tổng công ty do Tổng giám đốc trình. Đề nghị thành lập, tách, nhập, giải thể các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật.
g. Ban hành và giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, kể cả đơn giá tiền lương, tiêu chuẩn sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, khung giá mua nguyên liệu, giá bán sản phẩm và dịch vụ chủ yếu trong Tổng công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc trên cơ sở quy định chung của ngành và quốc gia;
h. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Điều lệ và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Phê chuẩn Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và những nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng giám đốc.
Quyết định mở chi nhành, văn phòng đại diện của Tổng công ty ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
i. Căn cứ Quy chế tài chính mẫu do Bộ Tài chính ban hành để xây dựng và trình Bộ Tài chính thông qua trước khi Chủ tịch Hội đồng quản trị ký ban hành Quy chế tài chính cụ thể của Tổng công ty;
k. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc.
Thông qua đề nghị của Tổng giám đốc để trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng Tổng công ty.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật giám đốc các đơn vị thành viên Tổng công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc.
Quyết định tổng biên chế bộ máy quản lý, điều hành Tổng công ty và điều chỉnh khi cần thiết, theo đề nghị của Tổng giám đốc;
l. Phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc hình thành và sử dụng các quỹ tập trung tương ứng với kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính của Tổng công ty;
m. Xem xét kế hoạch huy động vốn (dưới mọi hình thức), bảo lãnh các khoản vay; thanh lý tài sản của các đơn vị thành viên để quyết định hoặc trình Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định;
n. Thông qua báo cáo hoạt động hàng quý, 6 tháng và hàng năm của Tổng công ty, báo cáo tài chính tổng hợp (trong đó có bảng cân đối tài sản) hàng năm của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên, do Tổng giám đốc trình, và chỉ đạo Tổng giám đốc công bố báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính;
o. Ban hành nội quy bảo mật trong kinh doanh, các thông tin kinh tế nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật, do Tổng giám đốc trình, để áp dụng thống nhất trong toàn Tổng công ty.
3. Hội đồng quản trị có 5 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp nhà nước.
4. Hội đồng quản trị gồm một số thành viên hoạt động chuyên trách, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Trưởng ban Ban kiểm soát và một số thành viên kiêm nhiệm là chuyên gia về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, pháp luật.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty.
6. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm và được thay thế trong những trường hợp sau:
a. Vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ Tổng công ty;
b. Không đủ khả năng đảm nhiệm công việc và theo đề nghị của ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị đương nhiệm;
c. Xin từ nhiệm, nếu có lý do chính đáng;
d. Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác.
7. Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị quy định tại Khoản 2 của Điều này.
8. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị:
a. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ hàng quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình. Khi cần thiết, Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng công ty, do Chủ tịch Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc, hoặc Trưởng Ban kiểm soát, hoặc trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị;
b. Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì tất cả các cuộc họp của Hội đồng; trường hợp vắng mặt vì lý do chính đáng, Chủ tịch uỷ nhiệm cho một thành viên Hội đồng quản trị chủ trì cuộc họp;
c. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt. Các tài liệu họp Hội đồng quản trị phải được gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị và các đại biểu được mời dự họp trước ngày họp 5 ngày. Nội dung và kết luận của các cuộc họp Hội đồng quản trị đều phải được ghi thành biên bản và phải được tất cả thành viên Hội đồng quản trị dự họp ký tên. Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tán thành. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình;
d. Khi Hội đồng quản trị họp để xem xét những vấn đề về chiến lược phát triển, quy hoạch và kế hoạch 5 năm và hàng năm, các dự án đầu tư lớn, các dự án liên doanh với nước ngoài, báo cáo tài chính hàng năm, ban hành hệ thống định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của Tổng công ty thì phải mời đại diện có thẩm quyền của các Bộ, ngành liên quan dự họp; trường hợp có nội dung quan trọng liên quan đến chính quyền địa phương thì phải mời đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh dự họp; trường hợp có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong Tổng công ty thì phải mời đại diện Công đoàn ngành đến dự. Đại diện của các cơ quan, tổ chức được mời dự họp nói trên có quyền phát biểu nhưng không tham gia biểu quyết; khi phát hiện Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị có phương hại đến lợi ích chung thì có quyền kiến nghị bằng văn bản đến Hội đồng quản trị, đồng thời báo cáo thủ trưởng cơ quan mà mình đại diện để xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết thì Thủ trưởng các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
đ. Nghị quyết và Quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thi hành đối với toàn Tổng công ty. Trong trường hợp ý kiến của Tổng giám đốc khác với Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý; trong thời gian chưa có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Tổng giám đốc vẫn phải chấp hành Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị;
e. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, của Ban kiểm soát, kể cả tiền lương và phụ cấp cho các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và chuyên viên giúp việc, được tính vào quản lý phí của Tổng công ty. Tổng giám đốc bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát làm việc.
Điều 16.- Quyền lợi và trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị:
1. Các thành viên chuyên trách được xếp lương cơ bản theo ngạch viên chức Nhà nước, hưởng lương theo chế độ phân phối tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Chính phủ, được hưởng tiền thưởng tương ứng với hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.
Các thành viên kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp trách nhiệm và tiền thưởng theo quy định của Chính phủ.
2. Thành viên Hội đồng quản trị:
a. Không được đặt mình vào vị thế làm hạ chế đức tính lương thiện, chí công vô tư hoặc gây mâu thuẫn giữa lợi ích Tổng công ty và lợi ích cá nhân;
b. Không được lợi dụng chức vụ để trục lợi hoặc có hành động chiếm đoạt cơ hội kinh doanh của Tổng công ty, làm thiệt hại lợi ích Tổng công ty;
c. Không được hành động vượt quyền hạn của Hội đồng quản trị quy định trong Điều lệ này.
3. Thành viên Hội đồng quản trị là Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng công ty không được nhân danh cá nhân mình để thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; không được giữ các chức danh quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; không được có các quan hệ hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần do vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con giữ chức danh quản lý, điều hành trong các đơn vị này.
4. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty không được giữ chức vụ kế toán trưởng, thủ quỹ tại Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
5. Các thành viên Hội đồng quản trị cùng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về Nghị quyết và Quyết định của Hội đồng quản trị; trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vi phạm Điều lệ Tổng công ty, quyết định sai hoặc vượt thẩm quyền, lạm dụng chức quyền, gây thiệt hại cho Tổng công ty và Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất đối với các thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 17.- Giúp việc Hội đồng quản trị:
1. Hội đồng quản trị sử dụng bộ máy điều hành và con dấu của Tổng công ty để thực hiện nhiệm vụ của mình.
2. Hội đồng quản trị có 5 chuyên viên giúp việc, hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong hoạt động điều hành, hoạt động tài chính, chấp hành Điều lệ Tổng công ty, Nghị quyết và Quyết định của Hội đồng quản trị, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
1. Ban kiểm soát có 5 thành viên; trong đó một thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; gồm một thành viên là chuyên viên kế toán, một thành viên do Đại hội đại biểu công nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu, một thành viên do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giới thiệu và một thành viên do Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu.
2. Thành viên Ban kiểm soát là người không phải vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng Tổng công ty và không được kiêm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào trong bộ máy điều hành của Tổng công ty hoặc bất cứ chức vụ nào trong các doanh nghiệp khác cùng ngành kinh tế - kỹ thuật với Tổng công ty.
3. Thành viên Ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a. Là chuyên gia, có trình độ đại học về kế toán, kiểm toán, kinh tế, am hiểu sâu về ngành công nghiệp tàu thuỷ, hiểu biết pháp luật;
b. Thâm niên công tác về các chuyên ngành trên không dưới 5 năm; c. Không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế.
4. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát là 5 năm. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại; trong quá trình công tác, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế.
5. Thành viên Ban kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo chế độ của Nhà nước.
Điều 19.- Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban kiểm soát:
1. Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, Điều lệ Tổng công ty, các Nghị quyết và Quyết định của Hội đồng quản trị.
2. Báo cáo Hội đồng quản trị theo định kỳ hàng quý, hàng năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo ngay Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu phạm pháp trong Tổng công ty.
3. Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng quản trị cho phép; phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật nếu cố ý bỏ qua hoặc bao che những hành vi phạm pháp.
TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC
1. Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật do Hội đồng quản trị đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ trình. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty.
2. Phó giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công thực hiện.
3. Kế toán trưởng Tổng công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4. Văn phòng Tổng công ty, các ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
Điều 21.- Tổng giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, vùng nước, tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ nhà nước giao cho Tổng công ty. Giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nước cho các đơn vị thành viên Tổng công ty theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Kiến nghị Hội đồng quản trị phương án điều chỉnh vốn và nguồn lực khác khi giao lại cho các đơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vị thành viên theo hình thức tăng giảm vốn.
2. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được Hội đồng quản trị phê duyệt. Xây dựng phương án huy động vốn, trình Hội đồng quản trị phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án đó. Thực hiện và chỉ đạo công ty Tài chính của Tổng công ty thực hiện việc huy động vốn, cho vay vốn phục vụ yêu cầu vốn của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên.
3. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình hoạt động, các phương án bảo vệ và khai thác tài nguyên của Tổng công ty, dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài, phương án liên doanh, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên, kế hoạch đào tạo, dào tạo lại cán bộ trong Tổng công ty, các biện pháp thực hiện hợp đồng kinh tế có giá trị lớn để trình Hội đồng quản trị xem xét quyết định hoặc trình tiếp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, phương án, dự án, biện pháp đã được phê duyệt.
4. Điều hành các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Tổng công ty, thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về việc thực hiện bình ổn giá cả đối với sản phẩm công nghiệp tàu thuỷ theo quy định của Nhà nước.
5. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các định mức kinh tế - kỹ thuật, phí lưu thông trong xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức trong xây dựng chuyên ngành phù hợp với các quy định chung của ngành và của Nhà nước. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá này trong toàn Tổng công ty.
6. Đề nghị Hội đồng quản trị trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng Tổng công ty; đề nghị Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật giám đốc đơn vị thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó giám đốc, kế toán trưởng đơn vị thành viên, giám đốc đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên và các chức danh tương đương theo đề nghị của giám đốc đơn vị thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trưởng, phó ban, chánh, phó, văn phòng của Tổng công ty.
7. Xây dựng để trình Hội đồng quản trị duyệt tổng biên chế bộ máy quản lý Tổng công ty, kể cả phương án điều chỉnh khi thay đổi tổ chức và biên chế bộ máy quản lý của Tổng công ty và các đơn vị thành viên; thành lập và trực tiếp chỉ đạo bộ máy giúp việc; kiểm tra việc thực hiện biên chế bộ máy quản lý của các đơn vị thành viên; trình Hội đồng quản trị phê chuẩn Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên do giám đốc đơn vị thành viên xây dựng; duyệt phương án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị phụ thuộc đơn vị thành viên do giám đốc đơn vị thành viên trình.
8. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các Quy chế lao động, Quy chế về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Tổng công ty.
9. Tổ chức điều hành hoạt động của Tổng công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; báo cáo Hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, bao gồm báo cáo hàng quý, 6 tháng và hàng năm, báo cáo tài chính tổng hợp, bảng cân đối tài sản của Tổng công ty.
Báo cáo tài chính tổng hợp phải phân định rõ phần hạch toán tập trung của Tổng công ty và phần của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, trình Hội đồng quản trị thông qua. Bản báo cáo tài chính tổng hợp phải dựa trên cơ sở các tài liệu đã được cơ quan kiểm toán hợp pháp xác nhận.
10. Thực hiện và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định của pháp luật và của Nhà nước. Lập phương án phân phối lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty trình Hội đồng quản trị phê duyệt theo quy định của Nhà nước.
11. Cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Chuẩn bị các tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng quản trị;
12. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.
13. Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó; đồng thời phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tiếp.
TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TỔNG CÔNG TY
Điều 22.- Đại hội đại biểu công nhân viên chức của Tổng công ty là hình thức trực tiếp để người lao động tham gia quản lý Tổng công ty. Đại hội đại biểu công nhân viên chức có các quyền sau:
1. Tham gia thảo luận xây dựng thoả ước lao động tập thể để người đại diện tập thể lao động thương lượng và ký kết với Tổng giám đốc.
2. Thảo luận và thông qua quy chế sử dụng các quỹ có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động trong Tổng công ty.
3. Thảo luận và góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch, đánh giá hiệu quả kinh doanh, đề xuất các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động của Tổng công ty.
4. Giới thiệu người tham gia Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Điều 23.- Đại hội đại biểu công nhân viên chức được tổ chức và hoạt động theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN TỔNG CÔNG TY
1. Tổng công ty có các đơn vị thành viên là những doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, những đơn vị hạch toán phụ thuộc và những đơn vị sự nghiệp. Danh sách các đơn vị thành viên tại thời điểm thành lập Tổng công ty được ghi thành Phụ lục kèm theo Điều lệ này.
2. Các đơn vị thành viên Tổng công ty có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của mình.
3. Đơn vị thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập và đơn vị hạch toán phụ thuộc có Điều lệ tổ chức và hoạt động riêng. Đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty có Quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Các Điều lệ và Quy chế này đều do Hội đồng quản trị phê chuẩn phù hợp với pháp luật và Điều lệ cụ thể của Tổng công ty.
Điều 25.- Thành viên là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập:
1. Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập là thành viên Tổng công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty theo quy định tại Điều lệ này.
2. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty có các quyền đối với thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập như sau:
a. Uỷ nhiệm cho giám đốc doanh nghiệp thành viên quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với Điều lệ của doanh nghiệp đã được Hội đồng quản trị Tổng công ty phê chuẩn. Giám đốc doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty, trước pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp.
b. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng;
c. Phê duyệt kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch và quyết toán tài chính, thanh lý tài sản; quy định mức trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi ở doanh nghiệp theo Quy chế tài chính của Tổng công ty;
d. Trích một phần quỹ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế theo Quy chế tài chính của Tổng công ty để thành lập các quỹ tập trung nhằm tái đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư cho các đơn vị thành viên;
đ. Phê duyệt các phương án, kế hoạch đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, hợp tác liên doanh, bổ sung, thu hồi một phần vốn, chuyển nhượng cổ phần thuộc quyền quản lý của Tổng công ty đang do các doanh nghiệp thành viên nắm giữ;
e. Điều hoà các nguồn tài chính, kể cả ngoại tệ, giữa các đơn vị thành viên nhằm sử dụng vốn có hiệu quả nhất trong Tổng công ty trên nguyên tắc phải bảo đảm cho tổng tài sản của doanh nghiệp bị rút bớt vốn không được thấp hơn tổng số nợ cộng với mức vốn điều lệ đã được điều chỉnh tương ứng với nhiệm vụ hoặc quy mô doanh nghiệp đó;
g. Phê duyệt các hình thức trả lương, đơn giá tiền lương và các biện pháp bảo đảm đời sống, điều kiện lao động cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp;
h. Quyết định mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp thành viên theo chiến lược phát triển chung của Tổng công ty;
i. Phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, trong đó quy định sự phân cấp cho giám đốc doanh nghiệp về: tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp; tuyển dụng, khen thưởng, đề bạt, kỷ luật công nhân viên chức; hạn mức tín dụng (vay, cho vay và mua, bán chậm trả); mua bán tài sản cố định, mua bán cổ phần của các công ty cổ phần; mua bán bản quyền phát minh, sáng chế, chuyển giao công nghệ; tham gia các đơn vị liên doanh, các hiệp hội kinh tế; những vấn đề khác có liên quan đến quyền tự chủ của một doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước;
k. Kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh.
Điều 26.- Thành viên Tổng công ty là doanh nghiệp hạch toán độc lập chịu trách nhiệm về các khoản nợ, về cam kết của mình trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý, sử dụng, cụ thể là:
1. Trong chiến lược và đầu tư phát triển:
a. Doanh nghiệp được giao hoặc được uỷ quyền tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty. Doanh nghiệp được Tổng công ty giao các nguồn lực để thực hiện dự án đó;
b. Doanh nghiệp tự đầu tư những công trình, dự án phát triển không nằm trong các dự án do Tổng công ty trực tiếp điều hành. Trường hợp này doanh nghiệp phải tự huy động, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
2. Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của mình trên cơ sở:
a. Bảo đảm các mục tiêu, chỉ tiêu, các cân đối lớn về nguyên liệu, vật tư trong nước và nhập khẩu; các định mức kinh tế - kỹ thuật chủ yếu, đơn giá và giá phù hợp với kế hoạch chung của Tổng công ty; doanh nghiệp phải tổ chức kiểm nghiệm các loại nguyên liệu, vật tư mua về đúng số lượng, quy cách, chất lượng trước khi nhập kho và quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư theo định mức đã quy định. Việc sử dụng nguyên liệu, vật tư phải được ghi chép rõ ràng và kiểm tra chặt chẽ;
b. Kế hoạch mở rộng kinh doanh trên cơ sở sử dụng tối ưu mọi nguồn lực mà doanh nghiệp có và tự huy động phù hợp với nhu cầu của thị trường;
3. Trong hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế:
a. Doanh nghiệp được nhận vốn và nguồn lực khác của Nhà nước do Tổng công ty giao lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhiệm vụ bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực này;
b. Doanh nghiệp được quyền huy động vốn, các nguồn tín dụng khác theo pháp luật để thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển của mình;
c. Doanh nghiệp được hình thành quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ tài chính theo Quy chế tài chính của Tổng công ty. Doanh nghiệp có nghĩa vụ trích nộp và được sử dụng các quỹ tập trung của Tổng công ty theo quy định của Điều lệ Tổng công ty và theo các quyết định của Hội đồng quản trị;
d. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định của pháp luật;
đ. Doanh nghiệp có thể được Tổng công ty uỷ quyền thực hiện các hợp đồng với khách hàng trong nước và nước ngoài nhân danh Tổng công ty.
4. Trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ và lao động:
a. Doanh nghiệp có quyền đề nghị Tổng công ty xem xét, quyết định hoặc được Tổng công ty uỷ quyền quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc và việc tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo quy định của Điều lệ Tổng công ty và Điều lệ riêng của doanh nghiệp;
b. Trong khuôn khổ biên chế được Tổng công ty cho phép, doanh nghiệp được quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng hoặc cho thôi việc đối với công nhân viên chức công tác trong bộ máy quản lý và kinh doanh của mình. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong bộ máy quản lý doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, việc sắp xếp, áp dụng chế độ tiền lương phải theo sự phân cấp của Tổng công ty quy định trong Điều lệ này;
c. Doanh nghiệp có trách nhiệm chăm lo phát triển nguồn nhân lực để bảo đảm thực hiện chiến lược phát triển và nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn;
Điều 27.- Thành viên là các đơn vị hạch toán phụ thuộc:
1. Có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty. Tổng công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh do sự cam kết của các đơn vị này.
2. Được ký kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của Tổng công ty. Quyền hạn, nhiệm vụ của các đơn vị hạch toán phụ thuộc được cụ thể hoá trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị này do Hội đồng quản trị phê chuẩn.
Điều 28.- Các đơn vị sự nghiệp có Quy chế tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị phê chuẩn; thực hiện chế độ lấy thu bù chi, được hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước, được tạo nguồn thu do thực hiện các dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu thiết kế và đào tạo cho các đơn vị trong nước và ngoài nước; được sử dụng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo chế độ, trường hợp thấp hơn mức bình quân của Tổng công ty thì có thể được hỗ trợ từ quỹ khen thưởng và phúc lợi của Tổng công ty.
1. Công ty tài chính là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, hoạt động theo pháp luật và hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị phê chuẩn và theo sự điều hành của Tổng giám đốc Tổng công ty.
2. Công ty tài chính thực hiện nhiệm vụ huy động vốn để cho vay phục vụ nhu cầu vốn của Tổng công ty và các đơn vị thành viên, thông qua hình thức vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tín dụng thương mại của Ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước; phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, mua bán giấy tờ và chứng từ có giá theo quy định của pháp luật; huy động vốn nhàn rỗi của công nhân viên chức trong nội bộ Tổng công ty và các đơn vị cùng ngành ngoài Tổng công ty.
3. Công ty tài chính thực hiện việc huy động vốn cho các dự án đầu tư của Tổng công ty, thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty và Quy chế công ty tài chính trong Tổng công ty do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Đối với các dự án lớn thì chủ đầu tư trực tiếp ký hợp đồng, Công ty tài chính làm chức năng dịch vụ.
4. Các đơn vị sử dụng vốn của Công ty tài chính theo nguyên tắc có vay có trả, thực hiện chế độ lãi suất nội bộ do Công ty tài chính đề nghị, Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị.
QUẢN LÝ PHẦN VỐN GÓP CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
Mục 1. QUẢN LÝ PHẦN VỐN GÓP CỦA TỔNG CÔNG TY Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
Điều 30.- Đối với phần vốn của Tổng công ty góp vào các doanh nghiệp khác, Hội đồng quản trị Tổng công ty có quyền và nghĩa vụ sau:
1. Thông qua phương án góp vốn do Tổng giám đốc xây dựng để quyết định hoặc trình Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
2. Theo đề nghị của Tổng giám đốc, cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người trực tiếp quản lý phần vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty.
3. Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn của Tổng công ty góp vào các doanh nghiệp khác; chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đã góp và thu lợi nhuận từ phần vốn của Tổng công ty góp vào doanh nghiệp khác.
Điều 31.- Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp quản lý phần vốn của Tổng công ty góp vào các doanh nghiệp khác:
1. Tham gia các chức danh quản lý, điều hành ở doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty theo Điều lệ của Doanh nghiệp này.
2. Theo dõi và giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp này. 3. Thực hiện chế độ báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Tổng công ty về hiệu quả sử dụng phần vốn của Tổng công ty góp vào doanh nghiệp này.
Mục 2. QUẢN LÝ PHẦN VỐN GÓP CỦA DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP GÓP VÀO CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
Điều 32.- Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập được góp vốn vào các doanh nghiệp khác theo phân cấp của Tổng công ty. Đối với phần vốn của doanh nghiệp góp vào các doanh nghiệp khác, giám đốc có quyền và nghĩa vụ quản lý phần vốn góp đó như sau:
1. Xây dựng phương án góp vốn để Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt.
2. Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người trực tiếp quản lý phần vốn của doanh nghiệp góp vào các doanh nghiệp khác.
3. Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn góp của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển số vốn đã góp; thu lợi nhuận từ phần vốn của doanh nghiệp góp vào doanh nghiệp khác.
Điều 33.- Quyền và nghĩa vụ của người quản lý trực tiếp phần vốn của doanh nghiệp góp vào doanh nghiệp khác:
1. Tham gia các chức danh quản lý, điều hành ở doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp mình theo Điều lệ của doanh nghiệp này.
2. Theo dõi, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp mình.
3. Thực hiện chế độ báo cáo do giám đốc quy định; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty và giám đốc về hiệu quả sử dụng phần vốn của doanh nghiệp mình tại doanh nghiệp mà mình được cử vào để tham gia quản lý, điều hành.
Điều 34.- Các đơn vị liên doanh mà Tổng công ty hoặc doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty tham gia, được quản lý, điều hành và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Công ty và các Luật khác có liên quan của Việt Nam. Tổng công ty hoặc các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với phần vốn của mình trong các liên doanh này theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng đã ký kết.
Điều 35.- Tổng công ty thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp, tự chủ tài chính trong kinh doanh phù hợp với Luật Doanh nghiệp nhà nước, các quy định khác của pháp luật và Điều lệ của Tổng công ty.
1. Vốn điều lệ của Tổng công ty gồm có:
a. Vốn được Nhà nước giao tại thời điểm thành lập Tổng công ty;
b. Vốn nhà nước đầu tư bổ sung cho Tổng công ty (nếu có);
c. Phần lợi nhuận sau thuế được trích bổ sung vốn theo quy định hiện hành;
d. Các nguồn vốn khác (nếu có).
2. Khi có sự tăng, giảm vốn điều lệ, Tổng công ty phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối tài sản và công bố vốn điều lệ của Tổng công ty đã được điều chỉnh.
1. Tổng công ty được thành lập và sử dụng các quỹ tập trung để bảo đảm cho quá trình phát triển của toàn Tổng công ty đạt hiệu quả cao.
2. Các quỹ tập trung của Tổng công ty được thành lập theo quy định tại Điều lệ bày, bao gồm:
a. Quỹ đầu tư phát triển được lập từ nguồn vốn khấu hao cơ bản và trích lợi nhuận của các đơn vị thành viên theo quy định của Bộ Tài chính, lợi tức thu được từ phần vốn góp của Tổng công ty ở các doanh nghiệp khác và các nguồn khác.
Vốn khấu hao cơ bản và lợi tức tái đầu tư của các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty đều tập trung tại Tổng công ty để đầu tư theo kế hoạch hàng năm.
Theo đề nghị của Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị quyết định việc huy động vốn khấu hao cơ bản của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập để đầu tư tập trung cho các đơn vị thành viên theo nguyên tắc ghi giảm vốn cho đơn vị bị huy động hoặc theo nguyên tắc vay, trả với lãi suất nội bộ, nhưng không thấp hơn mức thuế sử dụng vốn. Lãi suất cụ thể do Hội đồng quản trị quyết định. Tổng công ty không huy động phần khấu hao cơ bản các tài sản cố định chưa trả xong nợ vay.
b. Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung để cấp cho các đơn vị làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty được trích lập từ quỹ phát triển sản xuất của các đơn vị thành viên và nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo từ ngân sách nhà nước (nếu có), và các nguồn khác, trong đó có nguồn do các đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty thu được từ việc thực hiện dịch vụ và hợp đồng nghiên cứu khoa học, đào tạo được ký kết với các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp ở trong nước và nước ngoài;
c. Quỹ dự trữ tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Mức trích lập, trích nộp cụ thể cho các quỹ nói trên và việc quản lý, sử dụng các quỹ này quy định trong Quy chế tài chính của Tổng công ty.
Điều 38.- Tự chủ về tài chính của Tổng công ty:
1. Tổng công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu, chi, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển các nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty, kể cả phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác.
2. Chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ ghi trong bảng cân đối tài sản của Tổng công ty và các cam kết tài chính khác (nếu có).
3. Thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính trong toàn Tổng công ty.
4. Quan hệ tín dụng (vay, cho vay và mua, bán hàng chậm trả, bảo lãnh) giữa Tổng công ty với đối tác bên ngoài Tổng công ty phải theo nguyên tắc sau:
a. Mức tín dụng một lần vay tương đương 10% vốn điều lệ của Tổng công ty trở xuống, do Tổng công ty quyết định;
b. Mức tín dụng một lần vay tương đương 10% vốn điều lệ của Tổng công ty trở lên phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
c. Tổng số dư nợ các lần vay không được vượt quá mức quy định của Bộ Tài chính cho Tổng công ty.
5. Tổng công ty có trách nhiệm xây dựng, trình, đăng ký kế hoạch tài chính và các báo cáo tài chính, bảng cân đối tài sản của Tổng công ty để báo cáo với các cấp có thẩm quyền và tổng quyết toán hàng năm với Bộ Tài chính. Bộ Tài chính kiểm tra và phê duyệt quyết toán hàng năm của Tổng công ty.
6. Tổng công ty có trách nhiệm nộp các khoản thuế và các khoản nộp khác theo pháp luật hiện hành, và theo Quy chế tài chính của Tổng công ty, trừ các khoản thuế mà các đơn vị thành viên đã nộp. Được sử dụng phần lãi sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước theo quy định hiện hành.
7. Lợi nhuận mà Tổng công ty hoặc các đơn vị thành viên thu được từ phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác không phải nộp thuế lợi tức, nếu doanh nghiệp này đã nộp thuế lợi tức trước khi chia cổ tức cho các bên góp vốn.
8. Hoạt động tài chính của các đơn vị thành viên Tổng công ty và mối quan hệ về hoạt động tài chính giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên được thực hiện phù hợp với Điều lệ cụ thể của Tổng công ty và Quy chế tài chính của Tổng công ty.
9. Trách nhiệm vật chất của Tổng công ty trong các mối quan hệ kinh doanh và trong quan hệ dân sự được giới hạn ở mức tổng số vốn của Tổng công ty tại thời điểm công bố gần nhất.
10. Tổng công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán và báo cáo tài chính hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.
11. Tổng công ty chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính và các hoạt động kinh doanh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG CÔNG TY VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Điều 39.- Mối quan hệ với Chính phủ:
1. Chấp hành pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ có liên quan đến Tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước.
2. Thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển Tổng công ty trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lãnh thổ của Nhà nước.
3. Chấp hành các quy định về thành lập, tách, nhập, giải thể; các chính sách về tổ chức, cán bộ; chế độ tài chính, tín dụng, thuế, thu lợi nhuận; các chế độ về kế toán, thống kê.
4. Chịu sự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước tại Tổng công ty.
5. Được đề xuất, kiến nghị về các giải pháp, cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với Tổng công ty.
6. Được quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai, các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và phải bảo toàn, phát triển các nguồn lực đó.
7. Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 40.- Mối quan hệ với Bộ Tài chính:
1. Tổng công ty chịu sự chi phối nhà nước của Bộ Tài chính về việc:
a. Tuân thủ các chế độ tài chính, kế toán, thuế, tổ chức bộ máy hạch toán, kế toán;
b. Kiểm toán tài chính và kiểm toán nội bộ Tổng công ty;
2. Bộ Tài chính là cơ quan được Chính phủ giao thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu, chi phối Tổng công ty về việc:
a. Xác định vốn, tài nguyên và các nguồn lực khác Nhà nước giao cho Tổng công ty quản lý, sử dụng;
b. Kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao trong quá trình hoạt động, được thể hiện thông qua bản quyết toán hàng năm;
c. Duyệt quyết toán năm của Tổng công ty;
d. Thông qua Quy chế tài chính của Tổng công ty trước khi Chủ tịch Hội đồng quản trị ký ban hành.
3. Tổng công ty phải chịu sự kiểm tra, thanh tra tài chính và các vấn đề khác của Bộ Tài chính.
4. Tổng công ty có quyền đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng và các nội dung khác có liên quan đến Tổng công ty; kiến nghị Bộ Tài chính phê duyệt để tổ chức thực hiện việc chuyển nhượng tài sản có giá trị lớn, việc hợp tác đầu tư với nước ngoài và các thành phần kinh tế khác, việc quan hệ tín dụng trên hạn mức, việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, việc phân phối lợi nhuận sau thuế, việc thanh lý tài sản trong Tổng công ty, việc bổ sung vốn ngân sách cho Tổng công ty.
Điều 41. - Đối với Bộ Giao thông vận tải:
1. Chức năng quản lý nhà nước về ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Giao thông vận tải chi phối Tổng công ty về:
a. Ban hành các tiêu chuẩn sản phẩm; tiêu chuẩn công nghệ, kể cả thiết bị lẻ, thiết bị đồng bộ nhập khẩu; các định mức cấp ngành kinh tế - kỹ thuật và trực tiếp kiểm tra, giám sát Tổng công ty về việc thực hiện các tiêu chuẩn và định mức đó;
b. Xây dựng và ban hành quy hoạch, định hướng phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật, và trực tiếp kiểm tra Tổng công ty về việc thực hiện quy hoạch đó;
c. Tổng công ty chịu trách nhiệm thực hiện các quy định trên đây của Bộ Giao thông vận tải; được kiến nghị với Bộ về các nội dung có liên quan.
2. Với nhiệm vụ được Nhà nước giao thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu, Bộ Giao thông vận tải chi phối Tổng công ty về:
a. Chủ trì, có sự phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chuẩn bị để trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty;
b. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó tổng giám đốc, kế toán trưởng Tổng công ty theo đề nghị của Hội đồng quản trị; giới thiệu đại diện của Bộ tham gia Ban kiểm soát Tổng công ty;
c. Tham gia cùng Bộ Tài chính giao vốn và các nguồn lực khác cho Tổng công ty, kiểm tra hoạt động của Tổng công ty; Tổng công ty có trách nhiệm báo cáo theo quy định của Nhà nước, và các báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải;
d. Chỉ đạo Tổng công ty tham gia thực hiện các cân đối lớn của Nhà nước và việc bình ổn giá cả sản phẩm của Tổng công ty theo quy định của Nhà nước;
đ. Tổng công ty còn bị chi phối, kiểm tra, giám sát của Bộ Giao thông vận tải trong phạm vi các chức năng khác của Bộ theo quy định của pháp luật.
Điều 42.- Các Bộ khác, các cơ quan ngang Bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, chi phối Tổng công ty về việc:
1. Thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia liên quan.
2. Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.
3. Tham gia thẩm định các dự án về đầu tư theo chiến lược, quy hoạch phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật và quy hoạch theo vùng kinh tế.
4. Thực hiện các quy định về quan hệ đối ngoại và xuất, nhập khẩu.
5. Bảo đảm thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
6. Tổng công ty phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan này về những lĩnh vực thuộc chức năng đã được pháp luật quy định cho các cơ quan đó.
Điều 43.- Đối với chính quyền địa phương, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ, Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước và chấp hành các quy định hành chính, các nghĩa vụ đối với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN
Điều 44.- Việc tổ chức lại Tổng công ty do Hội đồng quản trị đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 45.- Tổng công ty bị giải thể trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ thấy không cần thiết duy trì Tổng công ty. Thủ tục và trình tự giải thể Tổng công ty theo quy định của pháp luật hiện hành. Số tài sản của Tổng công ty bị giải thể sau khi đã thanh toán các khoản phải trả theo quy định của pháp luật, thuộc sở hữu Nhà nước.
1. Việc tổ chức lại, tách, nhập, giải thể và thành lập mới các đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Hội đồng quản trị trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục và trình tự tổ chức lại, tách, nhập, giải thể, thành lập mới các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, đơn vị hạch toán phụ thuộc các đơn vị thành viên của Tổng công ty theo đúng quy định của pháp luật và do Tổng giám đốc đề nghị, Hội đồng quản trị xem xét ký quyết định.
Điều 47.- Tổng công ty kết nạp đơn vị thành viên là doanh nghiệp Nhà nước trong ngành công nghiệp tàu thuỷ theo một trong các nguyên tắc sau:
1. Thủ tướng Chính phủ chỉ định.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với doanh nghiệp do Bộ quản lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Nếu là các doanh nghiệp không thuộc Bộ Giao thông vận tải thì doanh nghiệp đó phải có đơn xin gia nhập Tổng công ty và có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trực tiếp gửi Hội đồng quản trị Tổng công ty xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 48.- Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty nếu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì bị xử lý theo quy định tại Luật Phá sản doanh nghiệp.
Điều 49.- Điều lệ này áp dụng cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Tất cả các cá nhân, đơn vị thành viên trong Tổng công ty chịu trách nhiệm thi hành Điều lệ này.
Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Nghị định phê chuẩn.
1. Các đơn vị thành viên trong Tổng công ty căn cứ vào Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Điều lệ cụ thể này của Tổng công ty, tuỳ theo loại hình tổ chức mà xây dựng Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị mình, để Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị Tổng công ty phê chuẩn. Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên không được trái với Điều lệ này.
2. Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Tổng công ty, Hội đồng quản trị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Các đơn vị thành viên khi sửa đổi, bổ sung Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của mình, phải do Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định.
Điều 51.- Trong trường hợp các văn bản trước đây của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định thành lập doanh nghiệp thành viên có quy định khác với Điều lệ của Tổng công ty thì thực hiện theo Điều lệ này của Tổng công ty.
PHỤ LỤC KÈM THEO ĐIỀU LỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM
I. DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM
(Tại thời điểm thành lập)
1. Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng,
2. Nhà máy đóng tàu Sông Cấm,
3. Nhà máy đóng tàu Bến Kiền,
4. Nhà máy đóng tàu Tam Bạc,
5. Nhà máy đóng tàu Hạ Long,
6. Nhà máy đóng tàu Sông Lô,
7. Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng,
8. Nhà máy sửa chữa tàu biển Nam Triệu,
9. Nhà máy sửa chữa tàu biển và dàn khoan,
10. Nhà máy tàu biển Sài Gòn,
11. Nhà máy đóng tàu Sông Hàn,
12. Nhà máy đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ 76,
13. Nhà máy đóng tàu Nam Hà,
14. Công ty thiết bị điện tử giao thông vận tải,
15. Công ty xuất nhập khẩu vật tư thiết bị tàu thuỷ,
16. Công ty phá dỡ tàu cũ và xuất khẩu phế liệu,
17. Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới,
18. Công ty vận tải Biển Đông,
19. Công ty cơ khí công nghiệp và phá dỡ tàu cũ,
20. Công ty tư vấn đầu tư và phát triển đóng tàu,
21. Công ty nghiên cứu thiết kế cơ khí giao thông vận tải,
22. Công ty tài chính (cho phép thành lập mới).
(Toàn bộ có hai mươi hai doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập)
II. CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH CÓ VỐN GÓP CỦA TỔNG CÔNG TY
1. Công ty liên doanh phá dỡ tàu cũ Việt Nam - Hà Quốc (VISKO)
2. Công ty liên doanh vận tải biển Baican (VASCO)
(Toàn bộ có hai doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty).
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 33-CP |
Hanoi , May 27, 1996 |
RATIFYING THE STATUTE ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE VIETNAM SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on State Enterprises of April 20, 1995;
At the proposal of the Managing Board of the Vietnam Shipbuilding Industry Corporation
DECREES:
Article 1.- To ratify the Statute on the Organization and Operation of the Vietnam Shipbuilding Industry Corporation issued together with this Decree.
Article 2.- The Minister of Finance, the Minister of Communications and Transport, the Governor of the State Bank, the concerned Ministers, the Heads of the concerned ministerial-level agencies and the Heads of the concerned agencies attached to the Government shall have to guide the implementation of this Decree.
Article 3.- This Decree takes effect from the date of its signing.
The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, the Managing Board and the General Director of the Vietnam Shipbuilding Industry Corporation shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE VIETNAM SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION
(issued together with Decree No.33-CP of May 27, 1996)
Article 1.- The Vietnam Shipbuilding Industry Corporation (hereunder referred to as the Corporation) is a large-scale State enterprise established by decision of the Prime Minister, composed of independent-accounting enterprises, dependent-accounting enterprises, and non-business units, which are closely bound together in economic interests, finance, technology, supply, consumption, services, information, training, research and marketing, within the shipbuilding industry and maritime projects, aimed at increasing accumulation, concentration, specialization and cooperation in production in order to raise the business capacity and efficiency of the member units and of the whole Corporation, for achieving the tasks assigned by the State, thus meeting requirements of the economy.
Article 2.- The Corporation has the task of conducting business in building new ships, repairing ships, and other floating equipment and facilities, producing steel structures, oil drilling rigs, including marketing, research, survey, design, project elaboration, trial and actual production and the sale of products; conducting business in the export and import of ship materials and equipment, spare parts and accessories and other commodities related to the shipbuilding industry; entering into cooperation and joint ventures with domestic and foreign economic organizations; and carrying out other business activities as prescribed by law.
Article 3.- The Corporation has:
1. The legal person status under Vietnamese law;
2. Its international transaction name is VIETNAM SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION, or VINASHIN in abbreviation.
3. The main office of the Corporation is located in Hanoi City.
4. Its organizational and operational statute, and its managerial and executive apparatus.
5. Its capital and properties, and takes responsibility for its debts within the limit of the capital under its management.
6. Its own seal and bank accounts at the State Treasury and banks inside and outside the country.
7. Its balance of properties and centralized funds formed according to Government prescriptions and under the direction of the Ministry of Finance.
Article 4.- The Corporation submits to the State management of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government; at the same time, it submits to the management of the agencies entrusted with the right of owner of State enterprises as stipulated in the Law on State Enterprises and other provisions of law.
Article 5.- The Corporation is managed by the Managing Board and run by a General Director.
Article 6.- The organization of the Communist Party of Vietnam within the Corporation operates according to the Constitution, the law of the State of the Socialist Republic of Vietnam and the regulations of the Party.
The Trade Union organization and other socio-political organizations within the Corporation operate according to the Constitution and law.
RIGHTS AND DUTIES OF THE CORPORATION
Section 1. RIGHTS OF THE CORPORATION
1. The Corporation is entrusted with, and has the right to manage and use the capital, and the land, water, natural resources and other resources entrusted in accordance with law in order to achieve the targets and fulfill the tasks of socio-economic development assigned by the State in each period.
2. The Corporation has the right to re-assign to its member units for management and use of the resources which it has received from the State, and to readjust the resources assigned to its member units in necessary cases and in line with the common development plan of the entire Corporation.
3. The Corporation is entitled to invest, enter into cooperation or joint venture, contribute stocks, and buy part or the whole property of another or other enterprises as prescribed by law.
4. The Corporation is entitled to assign, replace, rent, mortgage and pledge property under its management, except for the important equipment and workshops which, by prescription of the Government, must have the permission of the competent State agency, and on the principle of preserving and developing the capital. These rights shall be exercised according to the prescriptions of the land legislation with regard to the land and other resources under the Corporation’s management and use.
Article 8.- The Corporation has the rights in the organization of its management and business as follows:
1. To organize the managerial apparatus and organize business in conformity with the objective and tasks assigned by the State.
2. To renew technology and equipment.
3. To set up branches and representative offices of the Corporation in the country and abroad as prescribed by law;
4. To conduct business in trades and occupations that suit the objectives and tasks assigned by the State; to broaden the scale of business according to the capabilities of the Corporation and market demand, and to conduct other businesses in accordance with the prescriptions of law.
5. To select its own markets and to assign specialization, effect production cooperation among its member units; to conduct direct export and import activities according to the prescriptions of the State.
6. To decide the price frames for the purchase and/or sale of raw materials, materials, main products and services; unify the minimum exporting price and maximum importing price, except for those products and services with their prices of which are set by the State. In cases where the member units must apply prices outside the Corporation’s price frames, there must be the consent of the General Director. The Corporation shall decide the selling prices of products manufactured by different member units as well as the unit prices for each stage of production of these products.
7. To work out and apply the norms for labor, materials and unit price of wage per unit of product, based on the total turnover or profit and within the framework of the norms and unit prices set by the State.
8. To assign responsibilities in the recruitment, hiring, assignment, employment and training of labor, to select the forms of wage and bonus payment, and exercise other rights of the employer as provided for by the Labor Code and other prescriptions of law; to decide the wages and bonuses for the laborers on the basis of the unit prices of wage per unit of product, the service fees and the effectiveness of the operation of the Corporation.
9. To invite and receive foreign business partners of the Corporation in Vietnam; and send its representatives abroad to work, study or for study tour, except for the Chairman of the Managing Board and the General Director who must get the permission of the Prime Minister. The sending abroad of other members of the Managing Board shall be decided by the Chairman of the Managing Board. The sending abroad of the Deputy General Directors, Directors of member units and other persons in the whole Corporation shall be decided by the General Director.
Article 9.- The Corporation has the following main business tasks:
1. To work out and implement projects on investment and development of the shipbuilding industry; projects on research, designing, building new ships or repairing ships, means of water transport and hydraulic construction equipment.
2. To organize the study of how to use and carry out projects on the application of scientific and technical advances in the shipbuilding industry and the relevant field of communications and transport engineering.
3. To manufacture engineering equipment, accessories, electric and electronic equipment for ships; steel beams and steel structures of various types.
4. To conduct survey, design and construction of shipyards; maritime projects; related communications and civil construction projects inside and outside the country.
5. To dismantle old ships and process discarded materials; to produce and supply assorted metal and non-metal raw materials, materials, and products in service of the shipbuilding industry and communications and transport industry.
6. To organize and conduct trial operation of capabilities of the newly produced means of water and sea transport.
7. To directly export and import materials, assessories and water transport equipment and services for sailors.
8. To provide consultancy on investment and development of the shipbuilding and ship-repairing industry.
9. To organize the training of the contingent of cadres and workers inside and outside the country to meet business requirements of the Corporation as well as of the domestic and foreign partners.
10. The Corporation is the main Vietnamese partner in implementing cooperation and joint venture projects in the shipbuilding and ship-repairing industry, carrying out projects on scientific and technical cooperation, consultancy services and technical design with foreign partners.
11. To study and propose to the State general plan, plans, investment projects, mechanisms and policies in service of the development of the shipbuilding industry in the whole country.
Article 10.- The Corporation has the following powers in the financial management:
1. To use the capital and the various funds of the Corporation to meet in time the business requirements on the principle of their preservation and effectiveness. In case these capital sources should be used for purposes other than the prescribed one, reimbursement must be made.
2. To raise capital by itself for business activities without changing the form of ownership; to issue bonds as defined by law; to mortgage the land use right associated with the property under the management of the Corporation at Vietnamese banks in order to borrow capital for business according to prescriptions of law.
3. To set up, manage and use the centralized funds and the capital depreciation fund at the level and rate of deduction, and according the regime of utilization and management of these funds in conformity with the Financial Regulation of the Corporation.
4. The Corporation may use the remaining profits after fulfilling all obligations to the State to establish the investment development fund and other funds as stipulated and to distribute to the laborers according to the contribution of each to the business results in the year, and according to their respective contributions to the business results in the years, and to their shares (if any).
5. The Corporation is entitled to the regime of subsidies, price subsidies and other preferential regimes of the State when performing its production or supply tasks in service of national defense and security, and the prevention and fight against natural calamities, or in service of public interests, or in the supply of products or services under the State’s policy on price which cannot make up for the cost of the production of such products or services of the Corporation.
6. The Corporation is entitled to the regime of investment or reinvestment preferences as prescribed by the State.
Article 11.- The Corporation has the right to refuse and denounce all requests for the supply of resources unprescribed by law by any individual or organization, except the voluntary contributions for humanitarian purposes and public interests.
Section 2. OBLIGATIONS OF THE CORPORATION
1. The Corporation has the duty to receive and efficiently use, maintain and develop the capital allocated by the State, including the part of the capital invested in other enterprises; to receive and efficiently use land and water resources and other resources assigned by the State to achieve the targets in business, production and development of the shipbuilding industry of Vietnam and fulfil other tasks assigned by the State.
2. The Corporation has the obligations:
a/ To collect or pay the debts recorded in the balance of accounts of the Corporation at the time of its establishment.
b/ To pay the international credits the Corporation has used by decision of the Government.
c/ To pay the credits directly borrowed by the Corporation or by its member units with the Corporation’s guarantee under trust contracts if these units are unable to pay.
Article 13.- The Corporation has the tasks of managing its business operations as follows:
1. To register and conduct its business in accordance with the already registered business line; to take responsibility before the State for the results of its operations and before the customers and law for its products and services.
2. To work out the development strategy, its five-year and annual plans and the plans for investment and development of production and business in accordance with the development orientations of the shipbuilding industry set by the State and the market demand.
3. To propose to the State guidances for the production and development of the shipbuilding industry, the sale of products, import and export of ships in the whole country.
4. To sign and organize the implementation of economic contracts signed with its partners; to take responsibility before the State for the fulfilment of the State plans or orders.
5. To meet the market demands and stabilize prices with regard to ship building and repairing, including the import and export of ships and floating equipment in accordance with the prescriptions of the State.
6. To renew and modernize the technology and mode of management; the income generated from the assignment of property must be used for re-investment and renewal of the equipment and technology of the Corporation;
7. To perform its obligations toward the laborers as prescribed by the Labor Code and ensure that the laborers participate in the management of the Corporation.
8. The Corporation and its member units shall have to contribute to the socio-economic development in the areas where the member units are located; and to build up relations of economic cooperation in the investment, technique and development of the shipbuilding industry with other enterprises outside the Corporation.
9. To observe the State’s regulations on the protection of natural resources and the environment, national defense and security.
10. To abide by the regime of statistical and financial reporting and periodical reporting as prescribed by the State, and also the regime of irregular reporting at the request of the representative of the owner, and take responsibility for the accuracy of the reports.
11. To be subject to supervision by the representative of the owner; to abide by the regulations on inspection by the financial agency and other competent State agencies as prescribed by law.
1. The Corporation has the duty to strictly observe the regime and regulations on the management of capital, property, the various funds, book-keeping, cost accounting, the audit regime and other regimes prescribed by the State, and to take responsibility for the accuracy of its financial operations.
2. The Corporation has the duty to make public its annual financial reports and other information so as to make a correct and objective evaluation of its operations as prescribed by the Government.
3. The Corporation shall have to fulfil its obligations of paying taxes and other remittances to the State budget as prescribed by law. In case the property transferred by the Corporation among its member units is recorded in the form of increase or decrease of capital, the Corporation shall not have to pay registration tax. The semi-finished products transferred internally among the member units for the continued completion and the raw materials and services transferred internally among the member units in service of production shall not be subject to turnover tax.
THE MANAGING BOARD, THE CONTROL COMMISSION
1. The Managing Board performs its function of managing the operation of the Corporation, and takes responsibility for the development of the Corporation in accordance with the tasks assigned by the State.
2. The Managing Board has the following powers and tasks:
a/ To receive capital (including debts), land, water areas, natural resources and other resources assigned to the Corporation by the State.
b/ To examine and approve the plans proposed by the General Director for the allocation of capital and other resources to the member units, and the plan for the regulation of capital and other resources among the member units; to control and supervise the execution of these plans.
c/ To control and supervise all activities in the Corporation; the utilization, preservation and development of the capital and assigned resources; the realization of the resolutions and decisions of the Managing Board and the regulations of law; and the discharge of the obligations toward the State.
d/ To adopt the proposals of the General Director to be submitted to the Prime Minister for ratification concerning the strategy, planning and plan for long-term development, the five-year plan of the Corporation; to decide the annual plan of the Corporation for the General Director to assign it to the member units.
e/ To organize the examination and evaluation of the plan on investment, new investment projects, projects of investment cooperation with foreign parties with capital managed by the Corporation and submit them to the competent agency for approval.
f/ To submit to the Prime Minister for approval, or to decide, if authorized by the Prime Minister, the joint venture projects with foreign countries as provided for by the Government; and to decide the joint venture projects in the country. To submit to the Prime Minister for approval the investment projects of Group A; to decide investment projects of Group C; empowered to decide a number of investment projects of Group B; to empower the General Director or the Directors of its member units to decide the small investment projects.
To approve the plan for organization of management and business of the Corporation proposed by the General Director. To propose the establishment, splitting, merger and dissolution of member units in accordance with the provisions of law.
g/ To issue and supervise the implementation of the economic and technical norms and criteria, including the unit price of wages, products' criteria, trade marks, price brackets for the purchase of raw materials, sale prices of main products and services within the Corporation at the proposal of the General Director and on the basis of the common regulations of the branch and of the country.
h/ To work out and submit to the Prime Minister for approval the Statute on the Organization and Operation of the Corporation, and the amendments and supplements to the Statute. To approve the Statutes and the Regulations on the organization and operation of the member units and the amendments and supplements to these Statutes and Regulations at the proposal of the General Director.
To decide the opening of branches and representative offices of the Corporation in the country and abroad in accordance with the provisions of law.
i/ To elaborate the Financial Regulation of the Corporation on the basis of the Model Financial Regulation issued by the Ministry of Finance and submit it to the Ministry of Finance for approval before the signing for issuance by the Chairman of the Managing Board.
j/ To request the Minister of Communications and Transport and the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel to submit to the Prime Minister for decision the appointment, dismissal, commendation or discipline of the General Director.
Through the proposal of the General Director to submit to the Minister of Communications and Transport for decision the appointment, dismissal, commendation and discipline of the Deputy General Directors, the Chief Accountant of the Corporation.
To decide the appointment, dismissal, commendation or discipline of the Directors of the member units of the Corporation at the proposal of the General Director.
To decide the total payroll of the managerial and operational apparatus of the Corporation, and readjust it when necessary at the proposal of the General Director.
k/ To adopt the plan proposed by the General Director concerning the founding and utilization of the centralized funds correspondingly with the business and financial plans of the Corporation.
l/ To examine the plans for capital mobilization (in all forms) and guarantee the borrowings; to examine the plan for liquidation of property of the member units for decision or submitting to the Head of the competent State agency for decision.
m/ To adopt the quarterly, six-month and annual operational reports of the Corporation, and the annual general financial statement (including the balance of assets) of the Corporation and the member units presented by the General Director, and ask the General Director to make public the annual financial statement according to the regulations of the Ministry of Finance.
n/ To issue the Regulation on the safeguard of business secrecy, internal economic information and State secrets as prescribed by law, and as presented by the General Director, for uniform application in the entire Corporation.
3. The Managing Board shall comprise five members to be appointed and dismissed by the Prime Minister at the proposal of the Minister of Communications and Transport. The criteria for persons to be members of the Managing Board are provided for in Article 32 of the Law on State Enterprises.
4. The Managing Board is composed of several full-time members including the Chairman of the Managing Board, the General Director, the President of the Control Commission and a number of part-time members who are specialists in the domain of economics, finance, business administration and law.
5. The Chairman of the Managing Board must not be also General Director of the Corporation.
6. The term of office of the members of the Managing Board is five years. A member of the Managing Board may be re-appointed. He/she may also be dismissed and replaced in the following cases:
a/ Law breaking or violation of the Statute of the Corporation;
b/ Being incapable of assuming the task assigned and the dismissal is requested by at least two-thirds of the incumbent members of the Managing Board;
c/ Resigning for plausible reasons.
d/ There is a decision on his/her transfer or assignment to other task.
7. The Chairman of the Managing Board has the responsibility to organize the performance of the tasks and the exercise of powers of the Managing Board stipulated in Item 2 of this Article.
8. Working regime of the Managing Board:
a/ The Managing Board shall adopt the regime of collective work. It shall meet regularly every quarter to examine and decide issues under its jurisdiction and responsibility. When necessary, it can convene extraordinary meetings to resolve urgent questions of the Corporation at the proposal of the Chairman of the Managing Board, or the General Director or the President of the Control Commission, or more than 50% of the members of the Managing Board;
b/ The Chairman of the Managing Board shall convene and preside over all the meetings of the Board. When he/she is absent for a plausible reason, he/she shall delegate a member in the Board to chair the meeting on his/her behalf;
c/ The meetings of the Managing Board shall be valid only when at least two-thirds of the members are present. The documents to be discussed at the meetings must be sent to all the members of the Board and the invited persons at least five days in advance. The contents and conclusions of the meetings of the Managing Board must be recorded in written minutes to which all the members present must affix their signatures. Any resolution or decision of the Managing Board shall be valid only when they receive the approval by vote of more than 50% of the members of the Board. Any member of the Managing Board may have his/ her reservations about the resolutions or decisions;
d/ When the Managing Board meets to examine questions related to the development strategy, the general plan and the five-year and annual plans, the major investment projects, the projects of joint venture with foreign countries and the annual financial reports and the issue of the systems of economic technical norms and criteria of the Corporation, it must invite the competent representatives of the concerned ministries and branches. In case the meeting deals with an important question related to the local administration, it must invite the representative of the People’s Committee at the provincial level. If the issue relates to the interests and obligations of the laborers in the Corporation, the Managing Board shall have to invite a representative of the Trade Union of the branch to attend the meeting. These representatives may speak but do not take part in the voting. When they discover that the resolutions or decisions of the Managing Board are detrimental to the common interests, they may send a written petition to the Managing Board and at the same time report to the Heads of the agencies which they represent so that the latter may examine and settle the question according to their competence. If necessary the Heads of these agencies may report the question to the Prime Minister;
e/ The resolutions and decisions of the Managing Board are binding on the whole Corporation. If the opinion of the General Director differs from the resolution or decision of the Managing Board, the General Director may express his/her reservation and submit it to the competent State agency for settlement. Pending the resolution by the competent State agency he/she still has to abide by the resolution and decision of the Managing Board;
f/ The operational expenditures of the Managing Board and the Control Commission, including wages and allowances of the members of the Managing Board, the members of the Control Commission and the assistant specialists, shall be accounted into the managerial fees of the Corporation. The General Director shall have to ensure the necessary conditions and means for the operation of the Managing Board and the Control Commission.
Article 16.- Interests and responsibilities of the members of the Managing Board.
1. The full-time members shall receive their basic wages according to the wage scheme of State employees, and their wages according to the regime of wage distribution in a State enterprise as prescribed by the Government, and shall receive bonuses corresponding to the results of the business efficiency of the Corporation.
The part-time members shall receive responsibility allowances and bonuses as prescribed by the Government.
2. The members of the Managing Board:
a/ Under no circumstances shall they place themselves in a position that might restrict the observance of honesty and public mindedness or provoke contradictions between the interests of the Corporation and personal interests.
b/ Under no circumstances shall they abuse their powers for personal interests, or take any action of usurping the business opportunities of the Corporation, or damaging the interests of the Corporation.
c/ Under no circumstances shall they take actions beyond the powers of the Managing Board as prescribed in this Statute.
3. The members of the Managing Board who are the Chairman of the Board or General Director of the Corporation are not allowed to use their title to set up a private enterprise, a limited liability company, or a stock company. They shall not hold managerial or executive posts in such economic units. They are also forbidden to entertain economic contract relations with units in which their spouses, parents or children hold managerial or executive posts.
4. The spouse, parents, children and siblings of the Chairman of the Managing Board and the General Director shall not hold the posts of Chief Accountant or Cashier at the Corporation and its member units.
5. The members of the Managing Board shall have to take collective responsibility before the Prime Minister and the law for all resolutions and decisions of the Managing Board. In case they fail to accomplish the tasks assigned, violate the Statute of the Corporation, take wrong decisions or abuse power to cause damage to the Corporation and the State, they shall have to take responsibility and pay material compensations for the damage caused by them as stipulated by law.
Article 17.- Assisting body of the Managing Board:
1. The Managing Board uses the operational apparatus and the seal of the Corporation to carry out its tasks.
2. The Managing Board is assisted by five specialists who work on a full-time basis.
3. The Managing Board shall set up the Control Commission to help it in the inspection and supervision of the General Director, the assisting apparatus and the member units of the Corporation in their operational and financial activities, in the observance of the Statute of the Corporation, the implementation of the resolutions and decisions of the Managing Board, and in the observance of State law.
Article 18.- The Control Commission:
1. The Control Commission shall comprise five members headed by a member of the Managing Board assigned by the Board. The four others are appointed, dismissed, commended or disciplined by the Managing Board. One member is an accountancy specialist, another shall be presented by the Congress of Workers and Employees of the Corporation, another presented by the Minister of Communications and Transport, and another presented by the General Director of the General Department for the Management of State Capital and Property at the Enterprises.
2. A member of the Control Commission must not be a spouse, a parent, a child or sibling of the General Director, the Deputy General Director or the Chief Accountant of the Corporation, and must not concurrently assume any other responsibility in the executive apparatus of the Corporation, or hold any position in other enterprises of the same economic and technical branch of the Corporation.
3. A member of the Control Commission must have the following qualifications:
a/ Being a specialist and have a university degree in accountancy, audit or economics and have a deep knowledge of the shipbuilding industry and legal matters;
b/ Having at least five years of experience in the above-mentioned branches;
c/ Have no previous criminal records or convictions related to economic activities.
4. The term of office of the members of the Control Commission is five years. They may be re-appointed, or replaced if they fail to accomplish their task during their working process.
5. The members of the Control Commission shall receive wages and bonuses which are decided by the Managing Board in accordance with the regulations of the State.
Article 19.- Tasks, powers and responsibilities of the Control Commission:
1. To perform the tasks assigned by the Managing Board in controlling and supervising the executive activities of the General Director, the assisting apparatus and the member units of the Corporation in their financial activities and in their observance of law, the Statute of the Corporation, and the implementation of the resolutions and decisions of the Managing Board.
2. To report to the Managing Board periodically every quarter and every year and according to specific issue and case on the results of its control and supervisory work; to detect and report in time to the Managing Board any abnormal activities and signs of law-breaking within the Corporation.
3. Not to disclose the results of control and supervision unless permitted by the Managing Board; to take responsibility before the Managing Board and law for any act of deliberate ignorance or cover-up of the law-breaking acts.
THE GENERAL DIRECTOR AND THE ASSISTING APPARATUS
1. The General Director shall be appointed, dismissed, commended or disciplined by the Prime Minister at the proposal of the Managing Board, which is submitted by the Minister of Communications and Transport and the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel. The General Director is the legal person representative of the Corporation and takes responsibility before the Managing Board, the Prime Minister and law for directing the operations of the Corporation. The General Director holds the highest executive authority in the Corporation.
2. The Deputy General Director assists the General Director in running one or a number of domains of activity of the Corporation as assigned or empowered by the General Director. He/she takes responsibility before the General Director and law for the tasks assigned or delegated by the General Director.
3. The Chief Accountant of the Corporation assists the General Director in directing and organizing the performance of accountancy and statistical work of the Corporation. He/she has the powers and tasks prescribed by law.
4. The Office and the professional and specialized sections shall provide consultancy for and assist the Managing Board and the General Director in managing and directing the operations.
Article 21.- The General Director has the following tasks and powers:
1. Together with the Chairman of the Managing Board to sign the reception of capital (including debts), land, water areas, natural resources and other resources assigned by the State for management and utilization according to the objectives and tasks which the State has assigned to the Corporation. To assign the resources entrusted by the State to the member units of the Corporation according to the plan already ratified by the Managing Board. To suggest to the Managing Board to adjust the capital and other resources when reassigning them to the member units and adjusting them by increasing or decreasing the capital when there is any change in their tasks.
2. To effectively use, preserve and develop the capital under the plan already ratified by the Managing Board. To work out the plan for capital mobilization, submit it to the Managing Board for approval, and organize the implementation of that plan. To carry out and direct the Financial Company of the Corporation to carry out the capital mobilization and lending in service of the capital need of the Corporation and the member units.
3. To work out the development strategy, the long-term and annual plans, the program of action and the plans for the protection and exploitation of the natural resources by the Corporation, the projects for new investment and in-depth investment projects on investment cooperation with foreign countries, the plans for joint venture, the plans for business cooperation of the member units, plans for personnel training, re-training and fostering within the Corporation, and measures for the realization of economic contracts of great value and submit them to the Managing Board for consideration and decision, or to the subsequent submission to the competent State agencies for decision. To organize the realization of the strategy, plans, programs, projects and measures already approved.
4. To run the business activities of the Corporation; to take responsibility for the business results of the Corporation; to carry out the tasks assigned to the Corporation by the State; to take responsibility before the Managing Board, the Prime Minister and law for the stabilization of prices of products of the shipbuilding industry as stipulated by the State.
5. To work out and submit to the Managing Board for approval the economic and technical norms, import-export circulation fee, product criteria, wage unit price, the unit prices and norms in specialized construction in conformity with the common regulations of the branch and of the State. To organize the implementation and inspection of the realization of these norms, criteria and unit prices in the entire Corporation.
6. To propose to the Managing Board to submit to the Minister of Communications and Transport the appointment, dismissal, commendation or discipline of Deputy General Director(s) and the Chief Accountant of the Corporation; to propose to the Managing Board for decision the appointment, dismissal, commendation or discipline of the Directors of the member units; to decide the appointment, dismissal, commendation or discipline of the Deputy Directors and Chief Accountants of the member units, the Directors of dependent units of the member units and equivalent posts at the proposal of the Directors of the member units. To appoint, dismiss, commend or discipline the Heads and Deputy Heads of the sections and of the Office of the Corporation.
7. To work out and submit to the Managing Board for approval the total personnel of the managing apparatus of the Corporation, including the adjustment plan in case of a change in the organization and personnel of the managing apparatus of the Corporation and the member units; to establish and personally direct the assisting apparatus; to examine the implementation of the decisions on the personnel of the managing apparatuses of the member units; to submit to the Managing Board for approval the Statutes and Organizational and Operational Regulations of the member units elaborated by the Directors of these units; to ratify the plan for establishing, reorganizing and dissolving the dependent units of the member units, proposed by the Directors of the member units.
8. To work out and submit to the Managing Board for approval the Regulations on labor, wages, commendations and disciplines to be applied within the Corporation.
9. To organize the handling of the Corporation’s affairs according to the resolutions and decisions of the Managing Board; to report to the Managing Board and the competent State agencies the results of the business operations of the Corporation, including the quarterly, half-year and annual reports, the general financial statement and the balance of assets of the Corporation.
The general financial statement must clearly define the part for the centralized accounting of the Corporation, and the part concerning the accountings of the independent-accounting member units. It must be submitted to the Managing Board for adoption. The general financial statement must be based on the documents already certified by the lawful audit agencies.
10. To fulfil and examine the fulfillment by the member units of the obligation of tax payment and other payments as prescribed by law and the State. To draw up the plan for distribution of the after-tax profits of the Corporation, and submit it to the Managing Board for approval as provided for by the State.
11. To supply all the documents requested by the Managing Board and the Control Commission. To prepare documents for the meetings of the Managing Board.
12. To submit to the control and supervision of the Managing Board, the Control Commission and the competent State agencies in the realization of his/her executive duties.
13. To have the right to apply measures exceeding his/her jurisdiction in emergency cases (such as natural calamities, enemy sabotage, fires, accidents) and to take responsibility for his/her relevant decisions; at the same time, to report immediately to the Managing Board and competent State agencies for subsequent settlement.
THE LABOR COLLECTIVE IN THE CORPORATION
Article 22.- The Congress of Workers and Employees of the Corporation is the direct form for the laborers to take part in the management of the Corporation. The Congress has the following rights:
1. To participate in the discussion on the elaboration of the collective labor arrangements for the representative of the labor collective to negotiate and sign it with the General Director.
2. To discuss and adopt the regulations on the utilization of the funds directly related to the interests of the laborers in the Corporation.
3. To discuss and make suggestions to the general plan, plans and the evaluation of the business results, to propose measures for labor protection and improvement of the working conditions, the material and spiritual living conditions, and environmental hygiene, as well as to the training and re-training of laborers in the Corporation.
4. To present candidates to the Managing Board and the Control Commission.
Article 23.- The Congress of Workers and Employees is organized and operates under the guidance of the Vietnam General Confederation of Labor.
MEMBER UNITS OF THE CORPORATION
1. The Corporation has its member units which are independent-accounting State enterprises, dependent-accounting units and non-business units. The list of the member units at the point of the establishment of the Corporation is enclosed in an appendix to this Statute.
2. The member units of the Corporation have their own seals, are allowed to open their accounts at the State Treasury and banks in conformity with their modes of accounting.
3. The member units of the Corporation which are independent-accounting enterprises and dependent-accounting units shall have their own Organizational and Operational Statutes. The non-business units of the Corporation shall have their own Organizational and Operational Regulations. These Statutes and Regulations shall be ratified by the Managing Board in conformity with law and the Statute of the Corporation.
Article 25.- With regard to the member units which are independent-accounting State enterprises:
1. The independent-accounting State member enterprise of the Corporation has the right to business and financial autonomy, is bound in interest and duties to the Corporation according to the provisions in this Statute.
2. The Managing Board and the General Director of the Corporation have the following rights over the member units which are independent-accounting enterprises:
a/ To empower the enterprise’s Director to manage and run the operations of the enterprise in conformity with its Statute already ratified by the Managing Board of the Corporation. The Director shall take responsibility before the Managing Board and the General Director of the Corporation and before law for the activities of his/her enterprise;
b/ To appoint, dismiss, commend and discipline the Director and the Deputy Director(s) and Chief Accountant;
c/ To ratify the plans, to inspect the execution of the plans, the financial statement, and property liquidation; to define the amount to be deducted for the reward and welfare funds of the enterprise as prescribed by the Financial Regulation of the Corporation;
d/ To deduct part of the capital depreciation fund and the after-tax profit according to the Financial Regulation of the Corporation for the establishment of centralized funds of the Corporation for use in re-investment and the execution of the investment projects at the member units.
e/ To ratify the plans and programs for expanded investment and in-depth investment, joint venture, supplement or retrieval of part of the capital, assignment of stocks under the management of the Corporation being held by the various member enterprises;
f/ To regulate the financial sources, including foreign exchange reserves, among different member units aimed at achieving the highest results in the use of capital in the Corporation on the basis of ensuring that the total assets of the enterprise from which part of the capital has been withdrawn shall not be lower than the total debts plus the prescribed capital of the enterprise which has been readjusted correspondingly with the tasks or size of that enterprise;
g/ To ratify the form of wage payment, the wage unit price and the measures aimed at ensuring the livelihood and the working conditions for the workers and employees of the enterprise;
h/ To decide to expand or reduce the scope of business operation of the member enterprise under the common development strategy of the Corporation;
i/ To ratify the Organizational and Operational Statute of the enterprise including the assignment of power to the Director of the enterprise concerning the organization of the managing apparatus of the enterprise; recruitment, commendation, promotion and discipline of workers and employees; the level of credits (borrowings, lendings, buyings and sellings with deffered payments); buying and selling of fixed assets; buying and selling of stocks of the stock companies, buying and selling of patents of inventions, innovations and technological transfers; taking part in joint venture units and economic associations; and other issues related to the autonomy of a State enterprise as defined by the Law on State Enterprises;
j/ To control the operations of the enterprise, and ask it to report on the financial situation and the results of its business operations;
Article 26.- The members of the Corporation which are independent-accounting enterprises take responsibility for the debts and commitments within the capital managed and used by the enterprises. More concretely:
1. In the development investment strategy:
a/ The enterprise is assigned the task of organizing the realization of the development investment projects according to the plan of the Corporation. The enterprise shall be allocated resources by the Corporation to carry out those projects;
b/ The enterprise can invest on its own in the development projects outside the projects directly managed by the Corporation. In this case, it shall mobilize fund by itself and take financial responsibility.
2. In business activities, the enterprise shall draw up and organize the implementation of its own plan on the basis of:
a/ Ensuring the norms and objectives as well as the major balances in domestic and imported raw materials and materials; the main technical and economic norms, unit prices and prices of the enterprise in accordance with the overall plan of the Corporation; the enterprise must organize the check and test of different kinds of purchased raw materials and materials to ensure that they meet the criteria for quantity, norms and quality before they are stored and it must closely control the use of materials according to the set level. The use of raw materials and materials must be clearly recorded and closely inspected;
b/ The plan for business expansion based on the optimum use of all resources in the possession of the enterprise or mobilized by itself in conformity with the needs of the market;
3. In financial operations and economic accounting:
a/ The enterprise shall be assigned part of the capital and other resources allocated by the State to the Corporation which is reassigned by the Corporation to the enterprise. The enterprise has the duty to preserve and develop the capital and these resources.
b/ The enterprise is entitled to mobilize fund and other credit sources as prescribed by law in order to carry out its business plan and development investment plan.
c/ The enterprise is entitled to establish its capital construction investment fund, the production expansion fund, the reward fund, the welfare fund, and the financial reserve fund according to the Financial Regulation of the Corporation. The enterprise has the duty to deduct its budget to contribute to the centralized funds of the Corporation, and is entitled to use these funds as defined in the Statute of the Corporation and the decisions of the Managing Board.
d/ The enterprise shall have to pay taxes and fulfil other financial obligations (if any) as prescribed by law.
e/ The enterprise may be empowered by the Corporation to carry out contracts with customers inside and outside the country on behalf of the Corporation.
4. In the domain of organization, personnel and labor:
a/ The enterprise may propose to the Corporation to consider and decide, or it may be empowered by the Corporation to decide the establishment, reorganization and dissolution of dependent units, and the organization of the managing apparatus of the enterprise as defined in the Statute of the Corporation and the enterprise’s own Statute;
b/ Within the payroll frame allowed by the Corporation the enterprise is entitled to recruit, employ or lay off workers and employees in its managing and business apparatus. The appointment or dismissal of person to or from the posts in the managing apparatus of the enterprise and its dependent units as well as the designing and application of the wage and salary system shall comply with the responsibility assignment of responsibilities to the Corporation as defined in this Statute;
c/ The enterprise has the responsibility to care for the human resource development in order to ensure the realization of the development strategy and the business tasks of the enterprise; to care for the improvement of the working and living conditions of the laborers as provided for by the Labor Code and the Law on Trade Union.
Article 27.- The members which are dependent-accounting units:
1. They have the right to business autonomy as assigned by the Corporation, and are bound in obligations and interests to the Corporation. The Corporation takes final responsibility for the financial obligations arising from the commitments of these units.
2. They are entitled to sign economic contracts, take the initiative in undertaking business activities, and in financial, organizational and personnel activities as assigned or empowered by the Corporation. The powers and tasks of the dependent-accounting units are concretized in their Organizational and Operational Statutes ratified by the Managing Board.
Article 28.- The non-business units shall have their own Organizational and Operational Regulations ratified by the Managing Board; shall implement the regime of balancing expenditures and revenues, be partly supported by the State budget, be entitled to create sources of revenues from the provision of services, and execution of contracts on scientific research and training for units inside and outside the country, are entitled to the distribution of the reward and welfare funds according to the prescribed regime. In case this distribution is lower than the average of the Corporation, they may be compensated by the reward and welfare funds of the Corporation.
1. The Financial Company is an independent-accounting member enterprise of the Corporation, operating under law and the guidance of the Governor of the State Bank, and according to the Organizational and Operational Statute ratified by the Managing Board and under the direction of the General Director of the Corporation.
2. The Financial Company shall have to mobilize and lend capital to meet the capital demands of the Corporation and member units through preferential credit loans of the Government, commercial credits of the banks and financial institutions inside and outside the country. It can issue bonds and stocks, enterprise bonds; construction project bonds, buy and sell valuable papers and vouchers as prescribed by law; and mobilize idle capital of the workers and employees within the Corporation and the units in the shipbuilding industry outside the Corporation.
3. The Financial Company also mobilizes funds for the investment projects of the Corporation, and performs other services as prescribed by the Statute of the Company and the Regulation on the Financial Company within the Corporation, issued by the State Bank. With regard to major projects, the investors shall directly sign contracts while the Financial Company performs the service function.
4. The units shall use the capital of the Financial Company on the principle of borrowing and repaying, apply the regime of internal interest rate proposed by the Financial Company and ratified by the General Director of the Corporation under the authorization of the Managing Board.
MANAGEMENT OF THE CAPITAL CONTRIBUTED BY THE CORPORATION AND MEMBER ENTERPRISES TO OTHER ENTERPRISES
Section 1. MANAGEMENT OF THE CAPITAL CONTRIBUTED BY THE CORPORATION TO OTHER ENTERPRISES
Article 30.- With regard to the capital contributed by the Corporation to other enterprises, the Managing Board of the Corporation has the following rights and obligations:
1. To adopt and decide the plan for capital contribution worked out by the General Director or submit it to the Head of the competent State agency for decision.
2. At the proposal of the General Director, to appoint, dismiss, commend or discipline the persons directly managing the capital of the Corporation at the enterprises to which the Corporation has contributed capital.
3. To supervise and control the use of the capital contributed by the Corporation to other enterprises and take responsibility for the efficiency in the use, preservation and development of the capital already contributed, and collect profits from the capital contributed by the Corporation to other enterprises.
Article 31.- Rights and obligations of the persons directly managing the capital contributed by the Corporation to other enterprises.
1. To hold managerial or executive posts at the enterprises having capital contributed by the Corporation under the Statutes of those enterprises.
2. To monitor and supervise the operations of these enterprises.
3. To observe the regime of reporting and take responsibility before the Managing Board of the Corporation for the efficiency in the use of the capital contributed by the Corporation to these enterprises.
Section 2. MANAGEMENT OF THE CAPITAL CONTRIBUTED BY AN INDEPENDENT-ACCOUNTING MEMBER ENTERPRISE TO OTHER ENTERPRISES
Article 32.- An independent-accounting member enterprise can contribute capital to other enterprises as designated by the Corporation. With regard to the capital contributed by the enterprise to other enterprises the Director has the rights and obligations in managing this capital as follows:
1. To work out the capital contribution plan for the General Director to submit to the Managing Board of the Corporation for approval.
2. To appoint, dismiss, commend and discipline the persons directly managing the capital at other enterprises.
3. To supervise and examine the use of the capital contributed by the enterprise; to take responsibility for the efficiency in the utilization, preservation and development of the capital already contributed by the enterprise to other enterprises.
Article 33.- Rights and obligations of the persons directly managing the capital contributed by the enterprise to other enterprises:
1. To assume various managerial or executive posts at the enterprises having capital contributed by their enterprise under the Statutes of these enterprises.
2. To monitor and supervise the situation of the business operations of the enterprises to which their enterprise has contributed capital.
3. To observe the regime of reporting defined by the Director; to take responsibility before the Managing Board and the General Director of the Corporation and the Director for the efficiency in the use of the capital contributed by their enterprise to the enterprises where they are assigned to take part in the managerial or executive work.
Section 3. JOINT VENTURE UNITS
Article 34.- The joint venture units in which the Corporation or its member units take part shall be managed, run and shall operate under the Law on Foreign Investment, the Company Law, and other relevant laws of Vietnam. The Corporation or its member enterprises shall exercise their rights and perfrom their obligations and responsibilities over their contributed capital in these joint ventures in accordance with the provisions of law and the already signed contract.
Article 35.- The Corporation adopts the regime of general accountancy, financial autonomy in business in conformity with the Law on State Enterprises, other provisions of law and the Statute of the Corporation.
1. The statutory capital of the Corporation is composed of:
a/ The capital assigned by the State at the time of the founding of the Corporation;
b/ Additional investment capital provided by the State (if any);
c/ Deduction from the after-tax profit to supplement the capital according to current regulations;
d/ Other sources (if any).
2. At each increase or decrease of the statutory capital, the Corporation shall have to adjust in time its capital in the balance sheet, and make public the prescribed capital of the Corporation after readjustment.
1. The Corporation may establish and use the centralized funds to ensure high efficiency of the development process of the whole Corporation.
2. The centralized funds of the Corporation are established according to the regulations of this Statute. They comprise:
a/ The development investment fund, established from the capital depreciation funds and the deducted profits of the member units as prescribed by the Ministry of Finance, the profits from the capital contributed by the Corporation to other enterprises and from other sources.
The capital depreciation funds and the profits from re-investment of the dependent-accounting units of the Corporation shall be concentrated at the Corporation for investment according to the annual plan.
At the proposal of the General Director, the Managing Board shall decide the mobilization of the capital depreciation funds from the independent-accounting member units of the Corporation for their centralized investment on the principle of recording lower capital for the mobilized units or on the principle of borrowing and repayment at the internal interest rate which must not be lower than the tax rate of the capital use. The concrete interest rate shall be decided by the Managing Board. The Corporation shall not mobilize the capital depreciation funds of the fixed assets the debts of which have not been paid.
b/ The centralized scientific research and training funds to be allocated to the units entrusted with scientific research, the training and retraining of officials and employees in the whole Corporation is formed by the deduction from the production development funds of the member units and the non-business fund for training from the State budget (if any) and other sources, including those collected from the provision of services and the execution of scientific research and training contracts signed with the enterprises and non-business units inside and outside the country;
c/ The financial reserve fund, the reward fund and the welfare fund are set up under the guidance of the Ministry of Finance.
3. The concrete level of deduction and remittance of the above funds and their management and use are defined in the Financial Regulation of the Corporation.
Article 38.- Financial autonomy of the Corporation.
1. The Corporation operates on the principle of financial autonomy, self-balancing of its revenues and expenditures. It has the responsibility to preserve and develop the various business capital sources, including the capital contributed to other enterprises.
2. It takes the responsibility for paying the debts recorded in the balance sheet of the Corporation and other financial commitments (if any).
3. It controls and supervises the financial operations in the whole Corporation.
4. All credit relations (borrowing, lending, buying and selling of goods with deferred payment, guarantee) between the Corporation and the partners outside the Corporation must comply with the following principles:
a/ A credit amount for each borrowing equivalent to 10% or less of the statutory capital of the Corporation shall be decided by the Corporation;
b/ A credit amount for each borrowing equivalent to 10% or more of the statutory capital of the Corporation must be agreed upon by the Minister of Finance.
c/ The total debts from all borrowings must not exceed the level set for the Corporation by the Ministry of Finance.
5. The Corporation shall have to elaborate, register and submit its financial plan, the financial reports and the balance sheets to the competent State agencies, and submit its annual final balance of accounts to the Ministry of Finance, which shall examine and ratify the annual account balancing of the Corporation.
6. The Corporation shall have to pay the taxes and other remittances in accordance with the current law and the Financial Regulations of the Corporation, excluding the taxes already paid by the member units. It is entitled to use the profits after fulfilling its tax duties toward the State in accordance with current regulations.
7. The profit earned by the Corporation or member units from the capital contributed to other enterprises shall not be subject to profit tax, if these enterprises have paid it before the dividends are apportioned to the capital contributors.
8. The financial operations of the member units of the Corporation and the relationship in financial operations between the Corporation and the member units shall be effected in conformity with the Statute and Financial Regulation of the Corporation.
9. The material responsibility of the Corporation in its business relations and in civil relations is limited to the total capital of the Corporation made public at the latest point of time.
10. The Corporation has to strictly observe the Ordinance on Accountancy and Statistics, the current regulations on accountancy and financial reports for State enterprises.
11. The Corporation submits to the control and supervision in financial matters and business operations by the competent State agencies as prescribed by law.
RELATIONSHIPS BETWEEN THE CORPORATION AND THE STATE AGENCIES AND THE LOCAL ADMINISTRATION
Article 39.- Relationships with the Government:
1. To abide by law, and strictly observe the Government’s regulations related to the Corporation and State enterprises.
2. To carry out the plan and strategy for the development of the Corporation in the overall plan and strategy for the development of the branch and territorial development of the State.
3. To observe the regulations on the founding, splitting, merger and dissolution; the policies on organization and personnel; the regulations on finance, credit, tax and profit earning; and the regulations on accountancy and statistics.
4. To be subject to the examination and inspection of the observance of law, undertakings, policies and State regulations at the Corporation.
5. To be entitled to make proposals on solutions, mechanism and the managerial policy of the State concerning the Corporation.
6. To be entitled to manage and use the capital, properties, land and other resources assigned by the State in order to perform the business tasks and to have the obligation to preserve and develop these resources.
7. To benefit from the regimes of allowances, price subsidies and other regimes as provided for by the Government.
Article 40.- Relationships with the Ministry of Finance:
1. The Corporation is subject to State management by the Ministry of Finance in the following aspects:
a/ Abiding by the financial, accounting and tax regulations and the regulations on the organization of the accounting and statistics apparatus.
b/ The financial audit and internal audit system within the Corporation.
2. The Ministry of Finance is the agency assigned by the Government to perform a number of functions of the owner, controlling the Corporation in the following aspects:
a/ Determining the capital, natural resources and other resources assigned by the State to the Corporation for management and use;
b/ Inspecting the effective use, preservation and development of the allocated capital and other resources during the process of operation reflected in the annual balance of accounts;
c/ To ratify the annual balance of accounts of the Corporation;
d/ To ratify the Financial Regulation of the Corporation before it goes to the Chairman of the Managing Board for signing and promulgation.
3. The Corporation must submit itself to the control and inspection in the financial and other domains by the Ministry of Finance.
4. The Corporation is entitled to propose solutions, mechanisms and policies regarding financial and credit domains and other matters related to the Corporation. It may request the Ministry of Finance to ratify and organize the transfer of properties of great value, joint ventures with foreign countries and other economic sectors, the above-norm credit relations, the fulfillment of financial obligations, the distribution of after-tax profits, the liquidation of properties of the Corporation, the supplementation of the State budgetary capital to the Corporation.
Article 41.- Relationships with the Ministry of Communications and Transport:
1. With its function of State management in the economic-technical field, the Ministry of Communications and Transport shall control the Corporation in the following aspects:
a/ Issuing product criteria; technological norms, including imported detached and complete equipment; technical-economic criteria of the branch level, and directly inspecting and supervising the Corporation in the realization of these criteria and norms;
b/ Working out and issuing the general plan and orientation for technical-economic development of the economic-technical branch and directly controlling the Corporation in the realization of these programs;
c/ The Corporation takes responsibility for the realization of the above regulations of the Ministry of Communications and Transport and is entitled to make proposals to the Ministry on the related contents mentioned above.
2. In accordance with the task assigned by the State to perform a number of functions of the owner, the Ministry of Communications and Transport shall control the Corporation in the following aspects:
a/ Presiding over, in coordination with the Government Commission on Organization and Personnel to submit to the Prime Minister, proposals for the appointment, dismissal, commendation or discipline of member(s) of the Managing Board and the General Director of the Corporation.
b/ Appointing, dismissing, commending or disciplining the Deputy General Director(s) and the Chief Accountant of the Corporation at the proposal of the Managing Board, and nominating a representative of the Ministry to the Control Commission of the Corporation;
c/ Joining the Ministry of Finance in the allocation of capital and other resources to the Corporation, inspecting the activities of the Corporation. The Corporation shall have to comply with the reporting regime in accordance with the regulations of the State and as required by the Ministry of Communications and Transport;
d/ Directing the Corporation in ensuring the major balances assigned by the State to the Corporation and the stabilization of the products’ prices as stipulated by the State;
e/ The Corporation shall also submit to the control, inspection and supervision by the Ministry of Communications and Transport within the scope of the latter’s other functions as stipulated by law.
Article 42.- The other Ministries, the other ministerial-level Agencies, the other Agencies attached to the Government, in their capacity as State management agencies, shall make recommendations to the Corporation in the following areas:
1. Observance of the technical-economic norms, product criteria, product quality in conformity with the branch’s criteria and related national criteria.
2. Observance of the stipulations on environmental protection.
3. Taking part in the evaluation of the investment projects according to the strategy and plan for development of the economic-technical branch and general plan according to the economic zones.
4. Observance of the stipulations on external relations and import-export.
5. Ensuring the performance of the interests and obligations with regard to the laborers as prescribed by law.
6. The Corporation shall submit to the control and supervision of these agencies in the areas according to their functions prescribed by law.
Article 43.- With regard to the local administration which acts as State management agency in the area, the Corporation shall submit to the former’s State management and observe the administrative regulations and fulfil its obligations toward the People’s Councils and the People’s Committees at various levels as prescribed by law.
REORGANIZATION, DISSOLUTION, BANKRUPTCY
Article 44.- The reorganization of the Corporation shall be proposed by the Managing Board to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 45.- The Corporation shall be dissolved when the Prime Minister deems it unnecessary to maintain it. The procedures for and order of the dissolusion of the Corporation shall follow the current prescriptions of law. The remaining property of the dissolved Corporation after payment of the debts due under provisions of law shall revert to State ownership.
1. The reorganization, splitting, merger, dissolution and establishment of independent-accounting member units of the Corporation shall be proposed by the Managing Board to the Prime Minister for consideration and decision.
2. The procedures for and order of the reorganization, splitting, merger, dissolution and establishment of dependent-accounting member units of the Corporation and of the dependent-accounting units attached to the member units of the Corporation shall comply with the prescriptions of law at the proposal of the General Director and must be considered for signing and approval by the Managing Board.
Article 47.- The Corporation shall admit State enterprises in the shipbuilding industry as its member units on one of the following principles:
1. By appointment of the Prime Minister
2. The Minister of Communications and Transport shall decide with regard to enterprises under its management and report this to the Prime Minister.
3. With regard to the enterprises not attached to the Ministry of Communications and Transport, they must apply for membership of the Corporation and get a written approval of the Head of the immediate higher managing State agency who shall submit it to the Managing Board of the Corporation for consideration before it is further submitted to the Prime Minister for decision.
Article 48.- When the Corporation and its member units lose their capability of paying due debts they shall be dealt with according to the Law on Bankruptcy.
Article 49.- This Statute applies to the Vietnam Shipbuilding Industry Corporation. All individuals and member units in the Corporation shall have to comply with this Statute.
This Statute takes effect from the date of the signing of the promulgation Decree.
1. Basing themselves on the Law on State Enterprises and this Statute of the Corporation, the member units of the Corporation shall draft their own Statutes or Regulations on their organization and operation, and the General Director shall submit them to the Managing Board for ratification. The Statutes and Regulations of the member units of the Corporation must not be contrary to this Statute.
2. If the need arises to supplement or amend this Statute, the Managing Board shall submit it to the Prime Minister for decision.
If the member units of the Corporation need to amend or supplement their own Statutes or Regulations on organization and operation, the General Director shall have to submit the proposal to the Managing Board for decision.
Article 51.- In case the earlier documents of the Government, the Ministries, the ministerial-level Agencies, the Agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the Decision on the Establishment of the Member Enterprises provide otherwise, the Statute of the Corporation shall be complied with.
APPENDIX
(issued together with the Statute on the Organization and Operation of the Vietnam Shipbuilding Industry Corporation)
I. LIST OF INDEPENDENT-ACCOUNTING MEMBER UNITS OF THE VIETNAM SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION
(at the time of the establishment of the Corporation)
1. The Bach Dang Shipyard,
2. The Song Cam Shipyard,
3. The Ben Kien Shipyard,
4. The Tam Bac Shipyard,
5. The Ha Long Shipyard,
6. The Song Lo Shipyard,
7. The Pha Rung Sea-going Vessel Repairing Factory,
8. The Nam Trieu Sea-going Vessel Repairing Factory,
9. The Sea-going Vessel and Oil Rig Repairing Factory,
10. The Saigon Shipyard,
11. The Song Han Shipyard,
12. The Shipbuilding and Water Transport Means Repairing Factory No.76,
13. The Nam Ha Shipyard,
14. The Electronic Communications and Transport Equipment Company,
15. The Ship Material and Equipment Import-Export Company,
16. The Ship Dismantling and Discarded Materials Exporting Company,
17. The Construction and New Technology Application Company,
18. The Bien Dong Transport Company,
19. The Industrial Gas and Ship Dismantling Company,
20. The Investment Consultancy and Shipbuilding Development Company,
21. The Communications and Transport Engineering Design Reasearch Company,
22. The Financial Company (to be founded for the first time).
(There are in all 20 independent-accounting member enterprises).
II. JOINT VENTURE ENTERPRISES WITH CAPITAL CONTRIBUTED BY THE CORPORATION
1. The Vietnam-Republic of Korea Ship Dismantling Joint Venture (VISKO),
2. The Baikan Sea Transport Joint Venture (VASCO),
(These two joint ventures have capital contributed by the Corporation).-
|
THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực