Nghị định 30-CP năm 1996 ban hành Quy chế phát hành và sử dụng séc
Số hiệu: | 30-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 09/05/1996 | Ngày hiệu lực: | 01/07/1996 |
Ngày công báo: | 15/08/1996 | Số công báo: | Số 15 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 1996 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 30-CP NGÀY 9 THÁNG 05 NĂM 1996 BAN HÀNH QUY CHẾ PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG SÉC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế phát hành và sử dụng séc, áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996. Các quy định trước đây về phát hành và sử dụng séc đều bãi bỏ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 3.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG SÉC
(Ban hành kèm theo Nghị định số: 30/CP ngày 09 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ)
Điều 1.- Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu dơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc.
Séc có thể chuyển nhượng theo những quy định trong Quy chế này:
Điều 2.- Các từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:
- Chủ tài khoản: Là người đứng tên mở tài khoản tiền gửi thanh toán và là chủ sở hữu hoặc là người đại diện chủ sở hữu số tiền ghi trên tài khoản đó.
- Người phát hành séc: Là chủ tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc người được uỷ quyền, ký tên để phát hành tờ séc theo đúng quy định của pháp luật về uỷ quyền.
- Người thụ hưởng séc: Là người có quyền sở hữu số tiền ghi trên séc.
- Người chuyển nhượng séc: Là người chuyển quyền sở hữu số tiền ghi trên séc của mình cho người khác.
- Đơn vị thanh toán: Là đơn vị giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ thanh toán.
- Đơn vị thu hộ: Là đơn vị được phép nhận séc với tư cách làm đại lý cho người thụ hưởng séc để thu hộ tiền. Một đơn vị cùng hệ thống với đơn vị thanh toán khi tiếp nhận séc cũng được coi là dơn vị thu hộ.
- Bảo chi séc: Là việc đơn vị thanh toán xác nhận tờ séc có đủ tiền thanh toán.
- Séc ký danh: Là séc có ghi họ, tên người thụ hưởng séc.
- Séc vô danh: Là séc không ghi họ, tên người thụ hưởng séc.
Điều 3.- Người phát hành séc, người chuyển nhượng séc, người thụ hưởng séc là cá nhân hoặc đại diện pháp nhân.
Điều 4.- Người phát hành séc, chuyển nhượng séc có trách nhiệm đối với tờ séc từ khi mình ký phát hành hoặc ký chuyển nhượng cho đến khi người thụ hưởng cuối cùng nhận đủ tiền.
Điều 5.- Các thời hạn quy định trong Quy chế này bao gồm cả ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ. Nếu ngày kết thúc của thời hạn là ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ thì thời hạn được lùi vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ đó.
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA TỜ SÉC
Điều 6.- Tờ séc phải được in và ghi bằng tiếng Việt Nam và bao gồm các yếu tố sau đây:
Ở mặt trước của tờ séc:
- Chữ "Séc" được in bằng chữ in hoa;
- Số séc;
- Yêu cầu trả một số tiền được ghi bằng số và bằng chữ;
- Họ, tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người phát hành séc;
- Họ, tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản (nếu có) của người thụ hưởng séc.
- Tên, địa chỉ của đơn vị thanh toán;
- Nơi và ngày ký phát hành séc;
- Chữ ký của người phát hành séc.
Mặt sau của tờ séc dùng để quy định việc chuyển nhượng.
Điều 7.- Tờ séc hợp lệ phải có đầy đủ các yếu tố quy định tại Điều 6 của Quy chế này; không bị tẩy xoá, sửa chữa; số tiền bằng chữ và bằng số phải khớp nhau.
Điều 8.- Việc sửa đổi, bổ sung các yếu tố của séc phải do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Các trường hợp ghi thêm vào tờ séc về lãi suất hoặc các điều kiện thanh toán là không hợp lệ.
- Trả tiền cho người được ghi tên trên séc;
- Trả tiền cho người cầm séc;
- Rút tiền mặt tại đơn vị thanh toán.
Điều 10.- Séc không được phép lấy tiền mặt khi tờ séc đã được gạch hai đường song song chéo góc ở phía trên bên trái hoặc đã được ghi từ "chuyển khoản" ở mặt trước của tờ séc.
Điều 11.- Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc là 15 ngày.
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI PHÁT HÀNH SÉC
Điều 12.- Chủ tài khoản được phép uỷ quyền cho người khác ký phát hành séc thay mình. Việc uỷ quyền phải được lập bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Người được uỷ quyền ký phát hành séc có quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được uỷ quyền.
Điều 13.- Người phát hành séc phải bảo đảm trả toàn bộ số tiền đã ghi trên tờ séc.
Sau khi tờ séc được phát hành, nếu người phát hành séc là cá nhận bị chết, bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì tờ séc vẫn có giá trị đòi thanh toán.
Trường hợp séc do đại diện pháp nhân phát hành, nếu pháp nhân đó bị giải thể, bị tuyên bố phá sản hoặc bị phong toả tài khoản thì tờ séc được chi trả theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 14.- Người phát hành séc được quyền yêu cầu đơn vị thanh toán bảo chi tờ séc sẽ phát hành.
Việc bảo chi được thực hiện bằng cách đơn vị thanh toán ký xác nhận và đóng dấu "Bảo chi" vào mặt trước của tờ séc.
Khi yêu cầu bảo chi tờ séc, người phát hành séc phải làm thủ tục lưu ký số tiền ghi trên tờ séc vào một tài khoản riêng tại đơn vị thanh toán để chi trả cho người thụ hưởng séc.
Điều 15.- Người phát hành séc làm mất séc phải thông báo ngay cho đơn vị thanh toán. Thông báo mất séc được coi là lệnh đình chỉ thanh toán séc.
Séc đã bị lợi dụng để rút tiền tại đơn vị thanh toán trước khi đơn vị thanh toán nhận được thông báo mất séc thì người làm mất séc phải chịu mọi thiệt hại.
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỤ HƯỞNG
Điều 16.- Trong thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc, người thụ hưởng séc có quyền trực tiếp nộp séc cho đơn vị thanh toán hoặc thông qua đơn vị thu hộ để đòi thanh toán. Trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể nộp séc trong thời hạn hiệu lực thanh toán, khi hết thời gian bất khả kháng, người thụ hưởng séc phải nộp séc kịp thời cho đơn vị thành toán kèm theo xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi cư trú hoặc nơi làm việc về lý do bất khả kháng.
Điều 17.- Người thụ hưởng séc có quyền chuyển nhượng tờ séc cho người khác bằng cách ký tên vào nơi quy định cho việc chuyển nhượng ở mặt sau của tờ séc, trừ trưởng hợp người phát hành séc đã ghi cụm từ "không được phép chuyển nhượng".
Đối với séc ký danh khi chuyển nhượng phải ghi rõ họ, tên người được chuyển nhượng.
Người chuyển nhượng séc có quyền chấm dứt việc chuyển nhượng tiếp theo bằng cách ghi trước chữ ký của mình cụm từ "không tiếp tục chuyển nhượng".
Điều 18.- Sau khi ký chuyển nhượng séc, nếu người chuyển nhượng séc là cá nhân bị chết, bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì tờ séc vẫn có giá trị đòi thanh toán.
Trường hợp người chuyển nhượng séc là đại diện pháp nhân, nếu pháp nhân đó bị giải thể, bị tuyên bố phá sản hoặc bị phong toả tài khoản thì tờ séc được chi trả theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 19.- Khi ký chuyển nhượng séc phải chuyển nhượng toàn bộ số tiền trên séc.
Điều 20.- Đối với séc ký danh, người nhận chuyển nhượng khi nhận séc phải kiểm tra tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng.
Điều 21.- Người thụ hưởng séc làm mất séc phải thông báo ngay cho đơn vị thanh toán và người phát hành séc. Thông báo mất séc được coi là lệnh đình chỉ thanh toán séc. Người thông báo mất séc phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của việc thông báo mất séc.
Người thụ hưởng séc được quyền đòi đơn vị thanh toán bồi thường trong trường hợp tờ séc đã bị lợi dụng để rút tiền tại đơn vị thanh toán sau khi đơn vị thanh toán đã nhận được thông báo mất séc.
Điều 22.- Khi séc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng séc có quyền yêu cầu đơn vị thanh toán xác nhận lý do.
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ THANH TOÁN
Điều 23.- Đơn vị thanh toán khi nhận séc phải kiểm tra:
- Tính hợp lệ của tờ séc;
- Chữ ký của người phát hành séc;
Tính liên tục của dãy chữ ký đối với tờ séc ký danh.
Điều 24.- Đơn vị thanh toán có quyền từ chối thanh toán séc trong các trờng hợp sau:
- Tài khoản tiền gửi thanh toán không đủ tiền để thanh toán tờ séc;
- Séc không hợp lệ;
- Séc đã có lệnh đình chỉ thanh toán;
- Séc đã hết thời hạn hiệu lực thanh toán;
- Séc phát hành vượt quá thẩm quyền quy định tại văn bản uỷ quyền.
Đơn vị thanh toán phải lập phiếu từ chối thanh toán, ghi rõ lý do, trao cho người nộp séc cùng tờ séc bị từ chối thanh toán.
Điều 25.- Đối với séc hợp lệ được nộp đòi thanh toán, đơn vị thanh toán có trách nhiệm thanh toán ngay. Nếu thanh toán chậm do lỗi của đơn vị thanh toán, gây thiệt hại cho người thụ hưởng thì đơn vị thanh toán phải bồi thường.
Điều 26.- Đối với séc đã có lệnh đình chỉ thanh toán, nếu đơn vị thanh toán vẫn cho thanh toán tờ séc, gây thiệt hại cho chủ tài khoản hoặc người thụ hưởng thì đơn vị thanh toán phải bồi thường.
Đơn vị thanh toán có quyền kiện các cá nhân, pháp nhân có những hành vi gây thiệt hại cho đơn vị thanh toán và đòi bồi thường các thiệt hại mà họ đã gây cho mình.
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐƠN VỊ THU HỘ
Điều 27.- Đơn vị thu hộ séc khi nhận xét phải kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc.
Đơn vị thu hộ được thu phí dịch vụ thanh toán séc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và không phải hoàn trả các khoản này khi séc bị từ chối thanh toán.
Điều 28.- Đơn vị thu hộ có quyền từ chối nhận séc trong các trường hợp sau:
- Séc không hợp lệ;
- Séc đã hết thời hạn hiệu lực thanh toán.
Điều 29.- Sau khi nhận séc, đơn vị thu hộ phải nộp séc ngay cho đơn vị thanh toán. Nếu nộp séc chậm gây thiệt hại cho người thụ hưởng, đơn vị thu hộ phải bồi thường. Trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể nộp séc ngay, khi hết thời gian bất khả kháng, đơn vị thu hộ phải kịp thời nộp séc đơn vị thanh toán kèm theo văn bản xác nhận lý do bất khả kháng của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi đơn vị thu hộ đóng trụ sở.
KHIẾU NẠI DO SÉC BỊ TỪ CHỐI THANH TOÁN
Điều 30.- Trong trường hợp séc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng séc có quyền khiếu nại người ký phát hành séc và những người chuyển nhượng séc để đòi lại số tiền ghi trên séc.
Đơn khiếu nại phải có phiếu từ chối thanh toán séc của đơn vị thanh toán kèm theo.
Điều 31.- Đối với séc ký danh, người thụ hưởng séc phải gửi đơn khiếu nại đến người trực tiếp chuyển nhượng séc cho mình và người phát hành séc. Đơn khiếu nại chỉ có giá trị khi được lập và gửi trong vòng 4 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu từ chối thanh toán séc. Người chuyển nhượng séc nhận được đơn khiếu nại có trách nhiệm thông báo tiếp cho người chuyển nhượng séc trước mình trong vòng 4 ngày làm việc; việc thông báo của những người chuyển nhượng séc được tiếp tục như vậy cho đến người phát hành séc.
Đối với séc vô danh, người thụ hưởng séc phải gửi đơn khiếu nại đến người phát hành séc trong vòng 4 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu từ chối thanh toán séc.
Điều 32.- Nếu vì lý do bất khả kháng, thời hạn gửi đơn khiếu nại được kéo dài cho tới khi thời gian bất khả kháng chấm dứt. Lý do bất khả kháng phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi người thụ hưởng cư trú hoặc làm việc.
Điều 33.- Nếu séc bị từ chối thanh toán do đã hết thời hạn hiệu lực thanh toán, người thụ hưởng séc bị mất quyền khiếu nại trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Quy chế này. Tuy nhiên, tờ séc vẫn có giá trị làm căn cứ để người thụ hưởng kiện đòi tiền trước toà án.
Điều 34.- Người nhận được đơn khiếu nại có trách nhiệm trả lời cho người thụ hưởng séc. Trường hợp chấp nhận thoả mãn đơn khiếu nại, người nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm trả tiền cho người thụ hưởng séc và được quyền khiếu nại đòi tiền đối với những người chuyển nhượng séc trước mình (nếu có).
Điều 35.- Sau khi gửi đơn khiếu nại đòi tiền, nếu không đồng ý với giải quyết của người bị khiếu nại, người thụ hưởng séc có quyền khởi kiện trước toà án đối với một hoặc tất cả những người có trách nhiệm với tờ séc.
Hồ sơ khởi kiện gồm:
- Đơn kiện;
- Tờ séc bị từ chối thanh toán;
- Phiếu từ chối thanh toán séc do đơn vị thanh toán lập.
Điều 36.- Người thụ hưởng có quyền kiện để được hưởng số tiền ghi trên séc và các khoản sau:
- Tiền lãi của số tiền ghi trên séc tính theo lãi suất nợ quá hạn của lãi suất trần cho vay ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Thời gian tính lãi từ ngày người thụ hưởng nộp séc đòi thanh toán cho tới ngày được trả tiền;
- Các khoản chi phí liên quan tới việc gửi đơn khiếu nại, chi phí khởi kiện do người thụ hưởng đã chi.
Điều 37.- Người chuyển séc bị kiện có quyền kiện những người chuyển nhượng séc trước mình hoặc người phát hành séc để được trả lại toàn bộ số tiền mình đã trả và các khoản chi phí phát sinh đã chi.
Điều 38.- Người bị kiện khi đã trả đủ tiền có quyền đòi lại tờ séc cùng các tài liệu liên quan đến vụ kiện.
Điều 39.- Người thụ hưởng séc có quyền đòi tiền những người có trách nhiệm đối với séc trong vòng 3 tháng kể từ ngày séc bị từ chối thanh toán.
Người bị kiện có quyền kiện tiếp những người khác có trách nhiệm đối với séc trong vòng 3 tháng kể từ ngày vụ kiện xử mình kết thúc.
Nếu lý do bất khả kháng thì thời hiệu nêu trên được kéo dài cho đến khi chấm dứt thời gian bất khả kháng. Lý do bất khả kháng phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi người khởi kiện cư trú hoặc làm việc.
NHỮNG ĐIỀU CẤM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 40.- Nghiêm cấm những hành vi:
- Giả mạo, sửa chữa séc;
- Cố ý trao và nhận séc giả mạo, séc đã bị sửa chữa, séc đã hết thời hạn hiệu lực thanh toán, séc đã có lệnh đình chỉ thanh toán;
- Phát hành séc vượt quá số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán;
- Thanh toán séc đã hết thời hạn hiệu lực thanh toán trừ trường hợp bất khả kháng nêu tại các điều 16 và 29 của Quy chế này;
- Chuyển nhượng tờ séc đã hết thời hạn hiệu lực thanh toán hoặc tờ séc đã bị từ chối thanh toán.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các điều cấm trên, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, cấm phát hành séc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 41.- Đơn vị thanh toán và đơn vị thu hộ vi phạm các quy định trong Quy chế này tuỳ theo mức độ vi phạm phải bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chính, bị cấm làm nhiệm vụ, dịch vụ thanh toán séc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 30-CP |
Hanoi ,May 09, 1996 |
REGARDING THE REGULATION ON THE ISSUE AND USE OF CHECKS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Governor of the State Bank,
DECREES:
Article 1.- To issue together with this Decree the Regulation on the Issue and Use of Checks applicable on the Vietnamese territory.
Article 2.- This Decree takes effect on the 1st of July 1996. All the earlier regulations concerning the issue and use of checks are now annulled. The Governor of the State Bank shall guide the implementation of this Decree.
Article 3.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government and the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT |
REGULATION ON THE ISSUE AND USE OF CHECKS
(issued together with Decree No.30-CP of May 9, 1996 of the Government)
Article 1.- A check is the money payment order of an account owner, made according to the form prescribed by the State Bank to ask the paying unit to deduce a sum from the deposits of the check issuer to pay to the beneficiary named in the check or the check bearer.
A check can be assigned according to the prescriptions in this Regulation.
Article 2.- The following terms used in this Regulation shall be construed as follows:
- Check owner is the person in whose name the account of payment deposits is opened and who is the owner or representative of the owner of the sum recorded in this account.
- Check issuer is the owner of the payment deposit account or his/her delegate. He/she must put his/her signature to issue the check according to the legislation on delegation of power.
- Check beneficiary is the person entitled to the ownership of the sum recorded in the check.
- Check assigner is the person who assigns the right of ownership of the sum recorded in his/her check to another person.
- Paying unit is the unit keeping the deposit account of the check owner and is licensed by the authorized agency to conduct payment services.
- Assigned receiving unit is the unit in its capacity as agent for the check beneficiary to receive the money on his/her behalf. A unit pertaining to the same system of the payment unit is also regarded as an assigned receiving unit when it receives the check.
- Check payment warrant is the certification by the paying unit that the check is payable.
- Signed check is the check in which the name of the beneficiary of the check is written.
- Unsigned check: is the check in which the name of the beneficiary of the check is not written.
Article 3.- The check issuer, the check assigner and the check beneficiary may be an individual or a representative with a legal status;
Article 4.- The check issuer and the check assigner shall take responsibility for the check from the moment he/she signs to issue the check or assign it until the end-beneficiary has received the full sum.
Article 5.- The time limits defined in this Regulation include the Sundays and holidays. If the ending day of the time limit is a Sunday or holiday, the limit shall be put off till the working day immediately next to that Sunday or holiday.
Article 6.- A check shall be printed and filled in Vietnamese and include the main following specifications:
On the front side:
- The word "Check" printed in block letters;
- The serial number of the check;
- The payable sum written in number and in letters;
- The name, family name and address of the check issuer and the number of his/her account;
- Name, family name, address of the beneficiary and the number of his/her account (if any);
- Name and address of the paying unit;
- Place and date of signing and issue of the check;
- Signature of the check issuer.
The back side of the check shall be used to specify the assignment .
Article 7.- A valid check must meet all the demands defined in Article 6 of this Regulation. It admits no erasure nor correction. The figures written in letters and in numbers must correspond with each other.
Article 8.- The correction or amendment to the elements in the check must be defined by the Governor of the State Bank. All additions to the check related to the interest rate or the payment terms shall be considered invalid.
Article 9.- A check shall be used:
- To pay to the person named in the check;
- To pay to the bearer of the check;
- To make cash withdrawal at the paying unit.
Article 10.- A check shall not be used to withdraw cash when it has been marked with two parallel lines across the left corner or has been marked with the word "money order" on the front side of the check.
Article 11.- The valid time for the payment of a check is 15 days.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE CHECK ISSUER
Article 12.- An account owner may delegate another person to sign for issuing a check on his/her behalf. This delegation must be made in writing in accordance with prescriptions of law. The assignee to sign for issue of a check has the same rights and obligations as the owner of the account within the limit of his mandate.
Article 13.- The check issuer shall have to assure payment of the whole sum written in the check.
The check still retain its value of a payment instrument even after its issuer who is an individual dies, or is declared legally incapable by a court, or is restricted in his/her capacity of civil acts.
With regard to a check issued by a representative with legal status, if that legal person is dissolved, is declared insolvent or has its accounts frozen, the check shall be paid according to the decision of the authorized agency.
Article 14.- The check issuer may ask the paying unit to stand guarantee for the check to be issued.
The guarantee shall be effected through the certification signed by the paying unit and the affixture of the seal "Guarantee" on the front side of the check.
When asking for a check guarantee, the check issuer must complete the procedure to record the sum written on the check into a separate account at the paying unit to be paid to the check beneficiary.
Article 15.- When a check issuer loses his/her check, he/she must immediately inform the paying unit. This notice shall be considered an order to suspend the payment of the check.
The person, who loses a check that has been misused to withdraw money at the paying unit before the latter has been informed of the loss, shall have to bear all the loss therefrom.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE BENEFICIARY
Article 16.- Within the valid time for payment of the check, the beneficiary may remit the check either directly to the paying unit or through the assigned recipient in order to ask for payment. If, for a reason of force majeure the check cannot be remitted within the valid time for payment, after this force majeure period the beneficiary of the check must remit it immediately to the paying unit together with the written certification of the People’s Committee of the commune or ward where the check issuer resides or works about the force majeure reason.
Article 17.- The beneficiary of the check may assign it to another person by signing to the given place on the back side of the check, unless the check issuer has written the words "not assignable".
For a signed check, when assigned, it must record the name of the assignee.
The assigner of the check may terminate the next assignment by writing before his/her signature the words "assignment discontinued".
Article 18.- If, after signing the assignment of the check, the assigner who is an individual dies or is declared incapable of legal actions by the court or is restricted in his/her capacity for civil acts, the check still retains its validity as payment order.
For the assigner of the check who is a representative with legal status, if that legal person is dissolved, is declared insolvent or has its accounts frozen, the check shall be paid according to the decision of the authorized agency.
Article 19.- When a check issuer assigns his/her check, he/she must assign the whole sum in the check.
Article 20.- For a signed check, at the time of the assignment, the assignee shall have to check the continuity in the succession of signatures on the assignment.
Article 21.- The beneficiary of a check who loses it must notify immediately the paying unit and the check issuer. The notice of check loss shall be considered an order of suspension of payment of the check. The person who notifies of a check loss shall have to take responsibility for the accuracy of the notice on check loss.
The recipient of a check may ask the paying unit to pay compensation in case the check has been misused to withdraw money at the paying unit after the latter has received the check loss notice.
Article 22.- When a check is denied payment, the beneficiary may ask the paying unit to name the reason.
RIGHTS AND RESPONSIBILITY OF THE PAYING UNIT
Article 23.- When receiving a check, the paying unit must check the following:
- The validity of the check;
- The signature of the check issuer;
- The continuity in the succession of the signatures if it is a signed check.
Article 24.- The paying unit has the right to refuse payment of a check in the following cases:
- The account of payment deposit falls short of the money for the payment of the check;
- The check is not valid;
- There has been an order to suspend payment of the check;
- The valid time for payment has expired;
- The signature for check issue is beyond the competence defined in the assignment document.
The payment unit shall have to issue a bill on the refusal of payment, name in writing the reason and hand it to the check remitter together with the check which is refused payment.
Article 25.- The paying unit shall have to pay immediately if the check is valid when it is remitted for payment. If the delay in the payment is due to the fault of the paying unit and causes damage to the beneficiary, the paying unit shall have to pay compensation.
Article 26.- With regard to a check for which an order has been issued for suspension of its payment, if the paying unit still agrees to pay, thus causing damage to the owner of the account or the beneficiary, the paying unit shall have to pay compensation.
The paying unit is entitled to sue the individuals or legal persons who take acts causing damage to the paying unit and ask compensation for the damage which has been done to it.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE ASSIGNED RECEIVING UNIT
Article 27.- The unit assigned to receive the check on behalf of another must check the validity of the check when receiving the check.
The assigned receiving unit is entitled to take a fee for the check payment service as prescribed by the State Bank and shall not have to refund the fee if the check is refused payment.
Article 28.- The assigned receiving unit has the right to refuse to receive the check in the following cases:
- The check is not valid;
- The valid time for payment of the check has expired.
Article 29.- After receiving the check, the assigned receiving unit must immediately remit the check to the paying unit. If the delay in remitting the check causes damage to the beneficiary, the assigned receiving unit shall have to pay compensation. If for a force majeure reason it cannot remit the check immediately, when the force majeure time limit has terminated, the assigned receiving unit must remit the check in time to the paying unit together with the written certification of the force majeure reason by the People’s Committee of the commune or ward where the assigned receiving unit is located.
COMPLAINT AGAINST REFUSAL TO PAY A CHECK
Article 30.- In case a check is refused payment, the beneficiary may file a complaint against the person who signs to issue the check and the check assigners to claim back the money written in the check.
The written complaint must be attached to the bill refusing payment of the check from the paying unit.
Article 31.- For a signed check, the beneficiary shall send the complaint directly to the assigner and the issuer of the check. A complaint shall be valid only when it is written and sent within four working days after reception of the bill refusing to pay the check. Upon receiving the complaint, the check assigner shall, in his/her turn, have to notify the previous assigner within four working days. Such notification shall proceed on to all the assigners until it reaches the check issuer.
For an unsigned check, the recipient shall have to send his/her complaint to the check issuer within four working days after receiving the bill refusing to pay the check.
Article 32.- If for a force majeure reason, the time limit for sending the complaint may be extended to the end of the time of the force majeure reason. The reason of force majeure shall have to be certified in writing by the People’s Committee of the commune or ward where the beneficiary resides or works.
Article 33.- If the check is refused payment due to the expiry of the valid time for payment, the check beneficiary shall lose his/her right to complain except for the cases stipulated in Article 32 of this Regulation. However, the check still has the value as an evidence for the beneficiary to claim back his/her money before the court.
Article 34.- Upon receiving the complaint, the receiver shall have to reply to the check beneficiary. In case the complaint is accepted, the receiver of the complaint shall have to repay the money to the check beneficiary and also has the right to file a complaint to claim back the money from the previous assigners of the check (if any).
SUING AND STATUTE OF LIMITATION FOR SUING
Article 35.- After sending the complaint to ask for payment, if he/she does not agree with the settlement proposed by the complainee, the check beneficiary may file a law suit to the court against one or all the persons responsible for the check.
The suing dossier shall comprise:
- The suing petition;
- The check which has been denied payment;
- The bill refusing payment of the check written by the paying unit.
Article 36.- The beneficiary is entitled to file a legal action to claim the sum written in the check and the following items:
- The interest of the sum written in the check calculated according to the interest rate of overdue debts in the category of bare interest rates for short-term loans prescribed by the State Bank. The time for calculating the interest begins from the date the beneficiary remits the check asking for payment till the date of payment;
- The expenses related to the sending of the complaint and the filing of the legal action already spent by the beneficiary.
Article 37.- The sued assigner of the check may sue the previous assigners or the check issuer in order to claim back the whole of the money he/she has paid and other related expenses he/she has incurred.
Article 38.- The sued person may claim back the check together with the papers related to the law suit after paying all the money.
Article 39.- The beneficiary may sue the persons responsible for the check to claim back the money within three months after the check is refused payment.
The sued person may, in his/her turn, sue the other persons responsible for the check within three months after the termination of the legal action against him/her.
In case of a force majeure reason, the above statute of limitation may be extended till the termination of the force majeure period. The force majeure reason must be certified by the People’s Committee of the commune or ward where the suer resides or works.
INHIBITIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 40.- The following acts are strictly forbidden:
- Faking or fiddling the check;
- Deliberately delivering and receiving a faked check, a fiddled check, a check of which the payment valid time has expired, or a check of which order has been issued for suspension of payment;
- To issue a check which is above the sum deposited for payment;
- To pay a check which has expired its payment valid time except the force majeure case mentioned in Articles 16 and 29 of this Regulation;
- To assign a check which has expired its payment valid time or a check which has been refused payment.
Any organization or individual that violates the above inhibitions shall, depending on the seriousness of the violation, be subject to administrative sanctions, prohibited from check issuing or be examined for penal liability as provided for by law.
Article 41.- The paying unit and the assigned receiving unit which violates the stipulations in this Regulation shall, depending on the extent of the violation, have to compensate for damage, be subjected to administrative sanctions, prohibited from performing the task or service of paying the checks, or shall be examined for penal liability as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực