Chương 1 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ: Những quy định chung
Số hiệu: | 208/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2014 |
Ngày công báo: | 01/01/2014 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Trách nhiệm hình sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
CSGT được quyền bắn người chống đối
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.
Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm người thi hành công vụ có thể nổ súng để phòng vệ chính đáng, hoặc để tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ.
Việc nổ súng được thực hiện theo điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Đồng thời, đối với các vụ án chống người thi hành công vụ, Tòa án có thẩm quyền tăng cường tổ chức xét xử lưu động để góp phần phòng ngừa, giáo dục chung.
Nghị định này có hiệu lực kể từ 01/02/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; điều kiện bảo đảm; chế độ, chính sách đối với người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.
Nghị định này áp dụng đối với người thi hành công vụ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
1. Tuân thủ quy định của pháp luật; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Lấy phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi chống người thi hành công vụ.
3. Thận trọng, linh hoạt trong ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản do hành vi chống người thi hành công vụ gây ra.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đối với người thi hành công vụ:
a) Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ;
b) Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ;
c) Vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ;
đ) Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác;
e) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho người thi hành công vụ:
a) Giao nhiệm vụ cho người thi hành công vụ không đúng thẩm quyền;
b) Yêu cầu người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ trái quy định của pháp luật;
c) Bao che, không xử lý hoặc xử lý không nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm của người thi hành công vụ;
d) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối với tổ chức, cá nhân khác:
a) Không chấp hành các quy định của pháp luật; không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ;
b) Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác chống người thi hành công vụ;
c) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người thi hành công vụ; xâm hại tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của lực lượng thi hành công vụ;
d) Các hành vi khác nhằm chống người thi hành công vụ.
Điều 6. Các điều kiện bảo đảm hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
1. Kinh phí phục vụ hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. Việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật cho người thi hành công vụ để thi hành nhiệm vụ.
Điều 7. Chế độ, chính sách đối với người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
1. Người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Trường hợp người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ mà bị thương hoặc hy sinh thì được xem xét, công nhận là thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh hoặc được công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Nghị định này quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; điều kiện bảo đảm; chế độ, chính sách đối với người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.
Nghị định này áp dụng đối với người thi hành công vụ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Lấy phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi chống người thi hành công vụ.
3. Thận trọng, linh hoạt trong ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản do hành vi chống người thi hành công vụ gây ra.
1. Đối với người thi hành công vụ:
a) Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ;
b) Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ;
c) Vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ;
đ) Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác;
e) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho người thi hành công vụ:
a) Giao nhiệm vụ cho người thi hành công vụ không đúng thẩm quyền;
b) Yêu cầu người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ trái quy định của pháp luật;
c) Bao che, không xử lý hoặc xử lý không nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm của người thi hành công vụ;
d) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối với tổ chức, cá nhân khác:
a) Không chấp hành các quy định của pháp luật; không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ;
b) Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác chống người thi hành công vụ;
c) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người thi hành công vụ; xâm hại tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của lực lượng thi hành công vụ;
d) Các hành vi khác nhằm chống người thi hành công vụ.
1. Kinh phí phục vụ hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. Việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật cho người thi hành công vụ để thi hành nhiệm vụ.
1. Người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Trường hợp người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ mà bị thương hoặc hy sinh thì được xem xét, công nhận là thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh hoặc được công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực