Chương 3 Nghị định 19/2005/NĐ-CP: Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp
Số hiệu: | 19/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 28/02/2005 | Ngày hiệu lực: | 17/03/2005 |
Ngày công báo: | 20/03/2005 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cấp cho doanh nghiệp
Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm (sau đây gọi chung là giấy phép) do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp cho doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Doanh nghiệp nhà nước và có đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định này. Mẫu giấy phép do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Doanh nghiệp được cấp giấy phép khi có đầy đủ các điều kiện sau:
1. Có địa điểm và trụ sở ổn định, đặt ở nơi thuận tiện và đủ diện tích cho việc giao dịch và hoạt động của doanh nghiệp. Nếu trụ sở thuê thì phải ổn định từ 36 tháng trở lên.
2. Có phòng sử dụng cho hoạt động tư vấn, phòng sử dụng cho hoạt động giới thiệu và cung ứng lao động, phòng sử dụng cho hoạt động về thông tin thị trường lao động và có trang bị máy vi tính, điện thoại, Fax, E-mail và các tài liệu liên quan đến thị trường lao động và các trang thiết bị khác để phục vụ khách hàng.
3. Có ít nhất 300 triệu đồng ViệtNam ký quỹ tại Ngân hàng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.
4. Có ít nhất 05 (năm) cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án.
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (có công chứng).
3. Các giấy tờ và văn bản có liên quan chứng minh đủ các điều kiện để cấp giấy phép của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương sở tại.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp giấy phép cho doanh nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Doanh nghiệp vi phạm một trong các quy định sau đây sẽ bị thu hồi giấy phép:
a) Vi phạm ngành nghề kinh doanh ghi trong giấy phép hoặc không đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này;
b) Có hành vi lừa đảo, gian lận đối với người lao động, doanh nghiệp, tổ chức khác do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định;
c) Không thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Không chấp hành báo cáo theo quy định với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương liên tục từ 01 (một) năm dương lịch trở lên;
đ) Bị xử phạt hành chính do vi phạm pháp luật lao động 03 (ba) lần trong năm hoặc 01 (một) hành vi bị xử phạt 03 (ba) lần.
e) Không hoạt động sau 06 (sáu) tháng kể từ ngày cấp giấy phép;
g) Chấm dứt hoạt động.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thu hồi giấy phép đối với các doanh nghiệp vi phạm các quy định nói trên.
Các hoạt động giới thiệu việc làm của doanh nghiệp
1. Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2. Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
3. Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao gồm: nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn hoạt động, của vùng và cả nước.
4. Được dạy nghề theo quy định của pháp luật.
1. Đặt tên doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, nhưng không được trùng với tên của Trung tâm giới thiệu việc làm quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
2. Tuyển chọn, bố trí, điều động và sử dụng lao động, trả tiền lương và tiền thưởng, khen thưởng và kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật.
3. Khai thác các thông tin về lao động, việc làm từ các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức.
4. Ký kết các hợp đồng cung ứng lao động và giới thiệu việc làm và dạy nghề.
5. Thu phí giới thiệu việc làm (bao gồm: tư vấn, giới thiệu, cung ứng lao động, cung ứng thông tin thị trường lao động) và thu học phí dạy nghề theo quy định pháp luật.
6. Sử dụng và quản lý tài chính theo quy định của pháp luật.
7. Được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
1. Thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.
2. Bảo đảm các quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo việc sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
4. Thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết, các cam kết với người lao động và người sử dụng lao động, người học nghề, người được tư vấn.
5. Thực hiện đúng các chế độ tài chính, các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật và bồi thường các thiệt hại do vi phạm các hợp đồng theo quy định của pháp luật.
6. Lập sổ theo dõi cập nhật đầy đủ và thường xuyên các hoạt động của doanh nghiệp.
7. Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng trong thời gian một năm (đối với trường hợp thực hiện hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên) hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động (đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 12 tháng).
8. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm, doanh nghiệp phải đăng trên báo địa phương hoặc báo Trung ương trong 05 (năm) số liền thông tin về tên gọi, địa điểm, lĩnh vực hoạt động, tài khoản, tên giám đốc, số điện thoại.
Trước 15 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương sở tại về ngày bắt đầu hoạt động.
9. Tại trụ sở của doanh nghiệp phải có biển đề rõ tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ. Trong trường hợp cần thiết phải dùng tiếng nước ngoài, thì cỡ chữ nước ngoài phải nhỏ hơn cỡ chữ tiếng Việt và viết ở phía dưới chữ tiếng Việt.
Doanh nghiệp phải có sơ đồ các bộ phận làm việc và phải niêm yết công khai bản sao giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm (có công chứng) ở trụ sở.
10. Trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01 hằng năm, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng đầu năm và cả năm về Sở Lao động -Thương binh và Xã hội địa phương sở tại nơi đặt trụ sở chính, nội dung báo cáo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực