Nghị định 157/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giám định tư pháp
Số hiệu: | 157/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 11/01/2021 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 31/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 hướng dẫn Luật Giám định tư pháp.
Theo đó, quy định về chế độ phụ cấp đối với giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp như sau:
- Giám định viên tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp.
- Giám định viên tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề.
- Giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp thường trực.
Như vậy, so với quy định cũ, quy định mới đã bổ sung chế độ phụ cấp thường trực đối với giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thuộc ngành y tế.
Nghị định 157/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 157/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 85/2013/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức giám định tư pháp công lập; việc thành lập và đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; chính sách ưu đãi đối với Văn phòng giám định tư pháp; quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) đối với hoạt động giám định tư pháp.”
2. Điểm b khoản 1 Điều 3 được sửa đổi như sau:
“b) Xây dựng quy trình, quy chuẩn giám định pháp y trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;”
3. Điểm b khoản 1 Điều 7 được sửa đổi như sau:
“b) Xây dựng quy trình, quy chuẩn giám định pháp y tâm thần trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;”
4. Điểm b khoản 1 Điều 9 được sửa đổi như sau:
“b) Xây dựng quy trình, quy chuẩn giám định kỹ thuật hình sự trình Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;”
5. Khoản 2 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“2. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng giám định tư pháp phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
Văn phòng giám định tư pháp phải gửi kèm theo báo cáo giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc thực hiện giám định đối với các trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đã tiếp nhận, nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ theo quy định của pháp luật, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, đăng báo trung ương hoặc báo địa phương trong hai số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chấm dứt hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định chấm dứt hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động đến Văn phòng giám định tư pháp và các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.”
6. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 23. Công nhận và đăng tải, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
1. Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của hoạt động tố tụng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 18, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được đăng tải trên cổng thông tin của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi cho Bộ Tư pháp.
3. Trường hợp có sự thay đổi về thông tin liên quan đến người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã được công nhận thì bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm điều chỉnh danh sách và gửi cho Bộ Tư pháp.
4. Người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã được lựa chọn, lập và công bố trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, nếu còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được công nhận là người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 18, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không còn có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp.”
7. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 26. Chế độ phụ cấp đối với giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp
1. Giám định viên tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp.
Giám định viên tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề.
2. Giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp thường trực.”
8. Điểm d, điểm đ, điểm g khoản 1 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về mã số hoặc chức danh nghề nghiệp đối với giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần trong ngành y tế; xây dựng chế độ phụ cấp thường trực đối với giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thuộc ngành y tế trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần thuộc ngành y tế.
Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu quy định hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chức danh giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong Công an nhân dân;”
“đ) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về hoạt động giám định pháp y trong ngành công an và quốc phòng. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về hoạt động giám định kỹ thuật hình sự trong quân đội; phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc kiểm tra về hoạt động giám định kỹ thuật hình sự trong cơ quan kiểm sát;”
“g) Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm rà soát, đăng tải danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ; hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh trong danh sách chung;”
9. Điểm b khoản 2 Điều 27 được sửa đổi như sau:
b) Rà soát, đăng tải và cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi danh sách cho Bộ Tư pháp.”
10. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
“1. Sở Tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, chuyển đổi loại hình hoạt động, thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp ở địa phương;
c) Phối hợp với Sở Y tế xây dựng đề án trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y;
d) Phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp trong việc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương;
đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp;
e) Phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp trong việc lựa chọn để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận, ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương;
g) Hàng năm, chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động giám định tư pháp ở địa phương; đề xuất với Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh các giải pháp để bảo đảm số lượng, chất lượng của đội ngũ người giám định tư pháp đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng ở địa phương;
h) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp theo thẩm quyền;
i) Báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở địa phương theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước và quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.”
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lựa chọn và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp;
b) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp;
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lựa chọn để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận, ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương;
d) Lập dự toán kinh phí hoạt động cho tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc mình quản lý;
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho giám định viên tư pháp ở địa phương;
e) Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tư pháp trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
g) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, chuyển đổi loại hình hoạt động, thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
h) Hàng năm, báo cáo bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực chuyên môn về giám định tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của mình ở địa phương; đồng thời gửi báo cáo về Sở Tư pháp để tổng hợp chung; thực hiện chế độ thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo quy định của pháp luật;
i) Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h khoản 2 Điều này, Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, củng cố, kiện toàn Trung tâm pháp y cấp tỉnh.
11. Bổ sung Điều 28a vào sau Điều 28 như sau:
“Điều 28a. Cách thức thực hiện thủ tục hành chính về giám định tư pháp
Cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và quy định của pháp luật có liên quan khi thực hiện thủ tục hành chính về giám định tư pháp.
12. Thay thế cụm từ “cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” tại khoản 2 Điều 17 bằng cụm từ “cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Điều 2. Bãi bỏ một số khoản tại Điều 29 của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp
Bãi bỏ khoản 3 và khoản 4 Điều 29.
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness --------------- |
No. 157/2020/ND-CP |
Hanoi, December 31, 2020 |
AMENDING A NUMBER OF ARTICLES OF GOVERNMENT'S DECREE NO. 85/2013/ND-CP DATED JULY 29, 2013 STIPULATING IN DETAIL AND MEASURES TO IMPLEMENT THE LAW ON JUDICIAL EXPERTISE
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Amendments to Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Judicial Expertise dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on Amendments to Law on Judicial Expertise dated June 10, 2020;
At the request of the Minister of Justice;
The Government hereby promulgates a Decree amending a number of Articles of the Government's Decree No. 85/2013/ND-CP dated July 29, 2013 stipulating in detail and measures to implement the Law on Judicial Expertise.
Article 1. Amendments to some Articles of the Government's Decree No. 85/2013/ND-CP dated July 29, 2013 stipulating in detail and measures to implement the Law on Judicial Expertise
1. Article 1 is amended as follows:
“Article 1. Scope
This Decree provides for the organization, functions and duties of public judicial expertise organizations; the establishment and registration of operation of judicial expertise offices; incentive policies for judicial expertise offices; decisions on recognition of subject-matter judicial experts and subject-matter expertise service providers; duties and powers of ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and People's Committees of provinces and centrally-affiliated cities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committees) for judicial expertise.”
2. Point b Clause 1 Article 3 is amended as follows:
“b) Develop and propose procedures for and regulations on forensic examination to the Minister of Health for issuance;”
3. Point b Clause 1 Article 7 is amended as follows:
“b) Develop and propose procedures for and regulations on psychiatric forensic examination to the Minister of Health for issuance.”
4. Point b Clause 1 Article 9 is amended as follows:
“b) Develop and propose procedures for and regulations on criminal technical expertise to the Minister of Public Security for issuance;”
5. Clause 2 Article 21 is amended as follows:
“2. In case of termination of operation prescribed in Point a Clause 1 of this Article, at least 30 days before the expected time of termination of operation, the judicial expertise office shall submit a written report to the Department of Justice of the province where its operation has been registered.
The judicial expertise office must submit together with the report documentary evidences of having provided its expertise for solicitations and requests for judicial expertise received, paid off its tax debt and debts as per the law, terminated labor contracts signed with its workers and announced the expected time of operation termination on a central or local newspaper in two consecutive issues.
Within 07 working days from the date of receipt of valid documents, Direct of the Department of Justice shall propose the documents to Chairperson of the provincial People's Committee for consideration and decision on termination of operation of the judicial expertise office. Within 15 days from the date where the Department of Justice proposes the documents, Chairperson of the provincial People’s Committee shall issue a decision on termination of operation of the judicial expertise office.
Within 07 working days, the Department of Justice shall notify termination of operation of the judicial expertise office to the office and regulatory bodies and organizations mentioned in Clause 1 Article 16 herein.”
6. Article 23 is amended as follows:
“Article 23. Recognition, posting of lists and annulment of recognition of subject-matter judicial experts and subject-matter expertise service providers
1. Based on actual need of legal proceedings, Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and provincial People's Committees shall select persons qualified according to regulations in Article 18 and providers qualified according to regulations in Article 19 of the Law on Judicial Expertise and issue decisions on recognition of subject-matter judicial experts and subject-matter expertise service providers in the fields under their management.
2. Lists of subject-matter judicial experts and subject-matter expertise service providers shall be posted on information portals of Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and provincial People's Committees and sent to the Ministry of Justice.
3. In case of change to information of recognized subject-matter judicial experts and subject-matter expertise service providers, Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and provincial People's Committees shall revise and send the lists to the Ministry of Justice.
4. For subject-matter judicial experts and subject-matter expertise service providers selected, added to lists and announced before January 01, 2021, if they are still qualified, they may be recognized as subject-matter judicial experts and subject-matter expertise service providers according to regulations in the Law on Amendments to Law on Judicial Expertise.
5. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and provincial People's Committees shall issue decisions on annulment of recognition of subject-matter judicial experts no longer qualified according to regulations in Article 18 and subject-matter expertise service providers no longer qualified according to regulations in Article 19 of the Law on Judicial Expertise.”
7. Article 26 is amended as follows:
“Article 26. Allowances for judicial experts and participants in judicial expertise activities
1. Judicial experts enjoying wages allocated from state funding for forensic examination, psychiatric forensic examination and criminal technical expertise are entitled to responsibility allowances for judicial expertise.
Judicial experts affiliated to public judicial expertise service providers in the fields of forensic examination and psychiatric forensic examination of the healthcare sector are entitled to professional allowances.
2. Judicial experts and participants in judicial expertise activities affiliated to public judicial expertise service providers in the field of forensic examination of the healthcare sector are entitled to permanent allowances.”
8. Point d, Point dd and Point g Clause 1 Article 27 are amended as follows:
“d) The Ministry of Health shall take charge and cooperate with relevant ministries in researching or proposing that competent authorities provide regulations on codes or professional titles for specialized judicial experts and participants in judicial expertise activities affiliated to public judicial expertise service providers in the fields of forensic examination and psychiatric forensic examination of the healthcare sector; developing and proposing permanent allowance regimes for judicial experts and participants in judicial expertise activities affiliated to public judicial expertise service providers in the field of forensic examination of the healthcare sector to competent authorities for promulgation; monitoring, expediting and submitting consolidated reports to the Prime Minister on provision of benefits to specialized judicial experts and participants in judicial expertise activities affiliated to public judicial expertise service providers in the fields of forensic examination and psychiatric forensic examination of the healthcare sector;
The Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with relevant ministries in researching and proposing that competent authorities provide regulations on professional titles for specialized judicial experts and participants in judicial expertise activities affiliated to public judicial expertise service providers of the police force as per the law; monitoring, expediting and submitting consolidated reports to the Prime Minister on provision of benefits to specialized judicial experts and participants in judicial expertise activities affiliated to public judicial expertise service providers of the police force;
“dd) The Ministry of Health shall take charge and cooperate with the Ministry of Public Security and Ministry of National Defense in inspecting forensic examination in public security and national defense sectors. The Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with the Ministry of National Defense in inspecting criminal technical expertise in the army; and cooperate with the Supreme People’s Procuracy in inspecting criminal technical expertise in procuracies;”
“g) Ministries and ministerial-level agencies shall review and post lists of judicial experts and judicial expertise service providers on their web portals; annul recognition of subject-matter judicial experts and subject-matter judicial expertise service providers and, concurrently, send updated lists to the Ministry of Justice to revise general lists;”
9. Point b Clause 2 Article 27 is amended as follows:
b) Review, post and update lists of judicial experts and judicial expertise service providers on web portals of provincial People's Committees and send lists to the Ministry of Justice.”
10. Article 28 is amended as follows:
“Article 28. Duties and powers of Departments of Justice and specialized units affiliated to provincial People’s Committees
1. Departments of Justice have the following duties and powers:
a) Take charge and cooperate with specialized units affiliated to provincial People's Committees managing judicial expertise in appraising and proposing applications for judicial expertise office establishment, conversion of operation type and change to areas of expertise of judicial expertise offices to provincial People's Committees for consideration and decision; take charge and cooperate with specialized units affiliated to provincial People's Committees in registering operation of judicial expertise offices;
b) Take charge or cooperate with specialized units affiliated to provincial People's Committees managing judicial expertise in organizing refresher courses on legal knowledge for local judicial experts;
c) Cooperate with Departments of Health in formulating and proposing schemes for establishment and strengthening of public judicial expertise service providers in the field of forensic examination to Chairpersons of provincial People’s Committees;
d) Cooperate with specialized units affiliated to provincial People's Committees managing judicial expertise in proposing appointment and dismissal of local judicial experts to Chairpersons of provincial People's Committees;
dd) Take charge and cooperate with specialized units affiliated to provincial People's Committees in assisting Chairpersons of provincial People’s Committees with issuance, reissuance and revocation of judicial expert cards;
e) Cooperate with specialized units affiliated to provincial People's Committees managing judicial expertise in selecting and proposing local subject-matter judicial experts and subject-matter judicial expertise service providers to Chairpersons of provincial People's Committees for decision on recognition or recognition annulment;
g) On an annual basis, take charge or cooperate with specialized units affiliated to provincial People's Committees managing judicial expertise in assessing organization and performance of local judicial expertise activities; propose solutions to provincial People's Committees to ensure quantity and quality of judicial experts as appropriate to expertise need of local legal proceedings;
h) Take charge or cooperate with specialized units affiliated to provincial People's Committees managing judicial expertise in inspecting and settling complaints and denunciations concerning judicial expertise within their competence;
i) Report on judicial expertise activities in their provinces to the Ministry of Justice and provincial People's Committees as per regulations of law on reporting requirements for state administrative agencies and requirements for periodic reporting under state management of the Ministry of Justice.”
2. Specialized units affiliated to provincial People’s Committees have the following duties and powers:
a) Take charge and cooperate with Departments of Justice in selecting and proposing appointment and dismissal of judicial experts to Chairpersons of provincial People's Committees;
b) Cooperate with Departments of Justice in assisting Chairpersons of provincial People’s Committees with issuance, reissuance and revocation of judicial expert cards;
c) Take charge and cooperate with Departments of Justice in selecting and proposing local subject-matter judicial experts and subject-matter judicial expertise service providers to Chairpersons of provincial People's Committees for decision on recognition or recognition annulment;
d) Prepare cost estimate for operation of public judicial expertise service providers under their management;
d) Take charge and cooperate with Departments of Justice in organizing refresher courses for local judicial experts;
e) Take charge or cooperate with Departments of Justice in inspecting compliance with law on judicial expertise and settling complaints and denunciations within their competence;
g) Cooperate with Departments of Justice in appraising applications for judicial expertise office establishment, conversion of operation type and change to areas of expertise and registering operation of judicial expertise offices;
h) On an annual basis, submit reports on organization and performance of local judicial expertise activities under their management to Ministries and ministerial-level agencies managing fields of judicial expertise and provincial People’s Committees and, concurrently, send these reports to Departments of Justice for consolidation; commend judicial experts and judicial expertise service providers as prescribed by law;
i) Besides the duties and powers provided in Points a, b, c, d, dd, e and h Clause 2 herein, Departments of Health shall take charge and cooperate with Departments of Justice in proposing establishment and strengthening of provincial forensic examination centers to Chairpersons of provincial People's Committees.”
11. Article 28a is added after Article 28 as follows:
“Article 28a. Method for carrying out administrative procedures concerning judicial expertise
Each applicant shall submit one application online or directly or by post to the competent authority according to regulations of law on judicial expertise and relevant law provisions when carrying out administrative procedures concerning judicial expertise.”
12. The phrase “cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” (“specialized units of provincial People's Committees”) in Clause 2 Article 17 shall be replaced by “cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” (“specialized units affiliated to provincial People's Committees”).
Article 2. Annulment of some Clauses of Article 29 of the Government's Decree No. 85/2013/ND-CP dated July 29, 2013 stipulating in detail and measures to implement the Law on Judicial Expertise
Clause 3 and Clause 4 of Article 29 are annulled.
Article 3. Implementation clause
1. This Decree comes into force from January 01, 2021.
2. Ministers, heads of Ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall implement this Decree./.
|
P.P. THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực