Chương 2 Nghị định 157/2007/NĐ-CP Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ: Chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu
Số hiệu: | 157/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/10/2007 | Ngày hiệu lực: | 22/11/2007 |
Ngày công báo: | 07/11/2007 | Số công báo: | Từ số 758 đến số 759 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
Điều 7. Nội dung chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu
1. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý.
2. Gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; quyết định chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
3. Ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật bảo đảm tính hợp pháp của văn bản (bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, công văn chỉ đạo, điều hành và nội quy, quy chế, điều lệ, quy định áp dụng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý).
4. Căn cứ các quy định về phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấu thành hoặc từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền; không để tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng; bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đúng pháp luật.
5. Tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, cử dự thi nâng ngạch, quyết định nâng ngạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
6. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công được giao; phòng, chống cháy nổ và bảo đảm an toàn lao động tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Khi sử dụng các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị phải thực hiện đúng chế độ, chính sách và đúng quy định của pháp luật; quản lý, kiểm tra thường xuyên, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, hư hỏng, mất mát, thất thoát.
7. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về văn hóa công sở; không để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
8. Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
9. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; về phát ngôn, khai thác, quản lý và sử dụng mạng Internet trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
10. Các chế độ trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phân công nhiệm vụ cho người đứng đầu
1. Cấp có thẩm quyền khi quyết định bổ nhiệm hoặc phân công nhiệm vụ cho người đứng đầu phải quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của người được bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu theo nguyên tắc:
a) Quyền hạn của người đứng đầu phải tương xứng với chức trách và nhiệm vụ được giao;
b) Quyền hạn, chức trách và nhiệm vụ giao cho người đứng đầu phải rõ ràng, cụ thể.
2. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phân công nhiệm vụ cho người đứng đầu phải có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về nguồn nhân lực, tài chính, trang thiết bị, thời gian cho người đứng đầu để thực hiện chức trách, quyền hạn và nhiệm vụ được giao.
1. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý.
2. Gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; quyết định chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
3. Ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật bảo đảm tính hợp pháp của văn bản (bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, công văn chỉ đạo, điều hành và nội quy, quy chế, điều lệ, quy định áp dụng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý).
4. Căn cứ các quy định về phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấu thành hoặc từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền; không để tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng; bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đúng pháp luật.
5. Tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, cử dự thi nâng ngạch, quyết định nâng ngạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
6. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công được giao; phòng, chống cháy nổ và bảo đảm an toàn lao động tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Khi sử dụng các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị phải thực hiện đúng chế độ, chính sách và đúng quy định của pháp luật; quản lý, kiểm tra thường xuyên, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, hư hỏng, mất mát, thất thoát.
7. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về văn hóa công sở; không để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
8. Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
9. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; về phát ngôn, khai thác, quản lý và sử dụng mạng Internet trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
10. Các chế độ trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Cấp có thẩm quyền khi quyết định bổ nhiệm hoặc phân công nhiệm vụ cho người đứng đầu phải quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của người được bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu theo nguyên tắc:
a) Quyền hạn của người đứng đầu phải tương xứng với chức trách và nhiệm vụ được giao;
b) Quyền hạn, chức trách và nhiệm vụ giao cho người đứng đầu phải rõ ràng, cụ thể.
2. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phân công nhiệm vụ cho người đứng đầu phải có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về nguồn nhân lực, tài chính, trang thiết bị, thời gian cho người đứng đầu để thực hiện chức trách, quyền hạn và nhiệm vụ được giao.
LIABILITY REGIME APPLICABLE TO HEADS
Article 7. Contents of the liability regime applicable to heads
1. To take responsibility for all activities of agencies, organizations or units they are assigned to lead and manage.
2. To set bright examples and strictly abide by the lines, undertakings and policies of the Party, laws of the State and instructions of their superiors; to organize and run their agencies, organizations or units for the performance of assigned functions, tasks and powers within set schedule; to decide on undertakings and solutions necessary for fulfilling tasks and take responsibility for their decisions.
3. To promulgate or propose competent agencies or persons to promulgate legal documents and ensure the legality of these documents (including normative documents, specific documents, directing and administering official letters and internal rules and regulations to be applied within their respective agencies, organizations or units).
4. Basing themselves on decentralization regulations and assigned tasks and powers, to promulgate documents defining the functions, tasks, powers and responsibilities of deputy heads, of attached agencies, organizations or units or of each cadre, civil servant or employee under their management; to avoid the assignment of overlapping tasks or unspecified responsibilities; and to ensure that cadres, civil servants and employees under their management perform their assigned functions, tasks and powers in strict accordance with law.
5. To recruit, employ, evaluate, train and manage cadres, civil servants and employees, raise their wages, appoint them to participate in rank-promotion exams and decide on their rank promotion, appointment, commendation, disciplining and retirement in strict accordance with the Party undertakings and policies and the state laws.
6. To manage and effectively use allocated public assets; to prevent and fight fire and explosion and ensure labor safety in their agencies, organizations or units. To comply with the prescribed regimes, policies and legal provisions on the use of financial sources, assets, equipment and facilities; to conduct management and regular inspection so as to prevent corruption, waste or property loss or damage.
7. To comply with legal provisions on culture behaviors in working offices; to prevent cadres, civil servants and employees under their management from showing imperious behaviors towards or causing harassment to citizens and enterprises while performing their tasks or public duties.
8. To organize the implementation of the Regulation on the exercise of democracy in agencies, organizations or units; to settle complains and denunciations under their competence in accordance with law.
9. To strictly comply with legal provisions on the protection of state secrets, the supply of information, the exploitation, management and use of the Internet within their agencies, organizations or units.
10. Other liabilities prescribed by law.
Article 8. Liabilities of authorities competent to appoint or assign tasks to heads
1. Competent authorities, when deciding to appoint or assign tasks to heads, shall specify the powers and tasks of persons who arc appointed as heads on the following principles:
a/ The powers of heads must correspond to their assigned responsibilities and tasks;
b/ Powers, responsibilities and tasks assigned to heads must be clear and specific.
2. Authorities competent to appoint or assign tasks to heads shall ensure all conditions on personnel, finance, equipment and time for heads to perform their assigned responsibilities, powers and tasks.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực