Nghị định 15-CP năm 1961 về điều lệ tổ chức xí nghiệp hợp tác do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.
Số hiệu: | 15-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Văn Đồng |
Ngày ban hành: | 08/02/1961 | Ngày hiệu lực: | 23/02/1961 |
Ngày công báo: | 08/03/1961 | Số công báo: | Số 8 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Không còn phù hợp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 15-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 1961 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ VỀ TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP HỢP TÁC
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp của hội nghị Thường vụ Hội đồng Chính phủ trong ngày 07 tháng 02 năm 1961;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. – Nay ban hành điều lệ về tổ chức xí nghiệp hợp tác nhằm cải tạo xã hội theo chủ nghĩa công nghiệp tư bản doanh nghiệp kèm theo nghị định này .
Điều 2. – Ông Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành điều lệ này .
|
T.M HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VỀ TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP TRONG HỢP TÁC NHẰM CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TƯ DOANH
Điều 1. - Xí nghiệp trong hợp tác là một xí nghiệp công nghiệp tư bản doanh nghiệp chuyển thể một tổ chức sản xuất tập thể giữa người công nhân với người lao động làm công trong xí nghiệp và người chủ xí nghiệp.
Đìều 2. - Tổ chức xí nghiệp hợp tác nhằm mục đích cải tạo quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa theo chủ nghĩa xã hội, phát triển sản xuất theo khẩu hiệu nhiều, nhanh, tốt, rẻ, để phục vụ quốc kế dân sinh và cải thiện đời sống của các xã viên.
Điều 3. - Xí nghiệp tác tổ chức trên cơ sở tự nguyện gia nhập giữa một bên là những công nhân và người lao động trong xí nghiệp và một bên là người chủ cũ xí nghiệp, cùng nhau hợp tác lại để tiến hành sản xuất tập thể.
Trong xí nghiệp hợp tác tập thể công nhân và người lao động giữ địa vị lãnh đạo. Người chủ cũ được tham gia quản lý xí nghiệp
Điều 4. – Xí nghiệp hợp tác hoạt động dưới sự lãnh đạo của cơ quan quản lý công nghiệp và thủ công nghiệp địa phương.
Về mặt kinh tế, xí nghiệp hợp tác đặt liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với các ngành kinh tế quốc doanh để được sự hướng dẫn, giúp đỡ về các mặt sản xuất, cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa theo khả năng của các ngành đó .
Điều 5. – Xí nghiệp hợp tác có nhiện vụ nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách, kế hoạch kinh tế và luật lệ của Nhà Nước .
Điều lệ và kế hoạch hoạt động của xí nghiệp hợp tác phải được cơ quan quản lý công nghiệp và thủ công nghiệp đại phương chuẩn y.
Điều 6. – Vốn của xí nghiệp hợp tác gồm có chủ yếu là vốn kinh doanh và dự trữ của người chủ cũ xí nghiệp góp vào, và vốn do cổ phần chuyển thành xí nghiệp hợp tác.
Điều 7. – Vốn của người chủ cũ xí nghiệp có thể góp bằng tài sản như: máy móc, dụng cụ, nhà, đất, nguyên liệu, hàng hóa, tiền, vàng, bạc, ngọc, kim cương và nhưng tài sản khác cho hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Tài sản của người chủ cũ xí nghiệp góp vào xí nghiệp được kiểm kê định giá quy thành vốn: Việc định giá tài sản bên công nhận, người lao động trong xí nghiệp và người chủ cũ thương lượng theo nguyên tắc công bằng hợp lý, và phải được cơ quan quản lý công nghiệp và thủ công nghiệp địa phương chuẩn y.
Điều 8. - Trường hợp trong xí nghiệp hợp tác, xã viên có góp cổ phần, thì người chủ cũ được trích một số tiền trong số vốn góp vào xí nghiệp để làm cổ phần; cổ phần này không cao hơn một số cổ phần trung bình của mỗi xã viên đã góp vào hợp tác xã .
Điều 9. - Vốn của người chủ cũ góp vào xí nghiệp (gồm vốn do xí nghiệp sử dụng và tiền gửi ngân hàng) trừ số tiền được trích ra làm cổ phần (nếu có), đều được xí nghiệp chuộc lại theo lối trả lãi cố định hàng năm từ 6% đến 8% trên số vốn đó.
Tỷ lệ lãi và cách trả lãi sẽ do hai bên công nhận, người lao động trong xí nghiệp và người chủ cũ xí nghiệp thương lượng mà định, và phải được cơ quan quản lý công nghiệp và thủ công nghiệp chuẩn y. Lãi sẽ được trả cho đến khi nào chuộc hết giá trị tài sản.
Về phần lãi trên cổ phần (nếu có), thì theo quy định chung của xí nghiệp đối với cổ phần xã viên.
Điều 10. - Cổ phần của xã viên đã góp vào xí nghiệp hợp tác không được chuyển nhượng, trừ trường hợp đặc biệt do Đại hội xã viên đông ý, và cơ quan quản lý công nghiệp thủ công nghiệp địa phương chuẩn y.
Điều 11. - Xã viên muồn rút cổ phần phải có lý do chính đáng, do Đại hội xã viên xét định và cơ quan quản lý công nghiệp thủ công nghiệp địa phương chuẩn y. Xã viên rút cổ phần ra trong khoảng thời gian chưa quyết toán năm kinh doanh của xí nghiệp, thì không được hưởng lãi năm kinh doanh ấy. Cổ phần của xã viên ra khỏi xí nghiệp có thể tùy từng trường hợp được trả lại bằng một lần hay nhiều lần, cốt không gây trở ngại cho hoạt động của xí nghiệp.
Khi xã viên có cổ phần trong xí nghiệp hợp tác bị chết, cổ phần ấy sẽ được chuyển lại cho người thừa kế hợp pháp.
Quyền lợi, nhiệm vụ của xã viên trong xí nghiệp hợp tác.
Điều 12. - Tất cả những công nhân, người lao động trong xí nghiệp và người chủ cũ xí nghiệp đều được công nhận là xã viên chính thức.
Điều 13. – Xã viên trong xí nghiệp hợp tác có quyền tham gia Đại hội xã viên để bàn bạc và biểu quyết mọi công việc của xí nghiệp, bầu cử và ứng cử vào Ban quản trị và Ban kiểm soát, kiểm soát và chất vấn công việc của Ban quản trị và Ban kiểm soát và yêu cầu mở Đại hội xã viên bất thường nếu xét cần thiết.
Điều 14. – Xã viên trong xí nghiệp hợp tác có nhiệm vụ: phát huy tinh thần làm chủ xí nghiệp, ra sức cần kiệm xây dựng xí nghiệp và quản lý tốt xí nghiệp; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ, nội quy của xí nghiệp, nghị quyết của Đại hội xí nghiệp và sự phân công của Ban quản trị xí nghiệp; nỗ lực thi đua cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất lao động, đẩy mạnh sản xuất, thực hiện kế hoạch của xí nghiệp góp phần kế hoạch hóa Nhà Nước, thực sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, học tập và đời sống.
Điều 15. – Việc xã viên xin ra khỏi xí nghiệp và việc kết nạp xã viên mới do Đại hội xã viên quyết định, và cơ quan quản lý công nghiệp thủ công nghiệp địa phương chuẩn y.
Điều 16. – Xí nghiệp hợp tác có thể nhận người học việc và thuê mượn lao động phụ, nhưng không được thuê mượn người làm công việc chủ yếu. Số lao động phụ thuê mượn không được quá 10% số xã viên.
Xí nghiệp phải có chế độ cho người học việc, người lao động phụ. Những người này được quyền ưu tiên khi xí nghiệp kết nạp xã viên mới.
Điều 17. - Trong xí nghiệp hợp tác, chế độ tiền lương đối với công nhân giữ nguyên như trong xí nghiệp cũ và theo đà phát triển của sức sản xuất sẽ được dần dần cải tiến theo chế độ tiền lương trong xí nghiệp quốc doanh địa phương cùng ngành, cùng nghề.
ĐẠI HỘI XÃ VIÊN, BAN QUẢN TRỊ VÀ BAN KIỂM SOÁT
Điều 18. – Đại hội xã viên thường kỳ 3 tháng họp một lần, ngoài ra có thể mở đại hội bất thường, nếu Ban quản trị xét cần thiết, hoặc quá nửa số xã viên yêu cầu. Đại hội xã viên là cơ quan có quyền hạn cao nhất của xí nghiệp hợp tác. Đại hội bàn bạc và quyết định mội việc quan trọng của xí nghiệp về các mặt: tổ chức và hoạt động, kết nạp hay khai trừ xã viên, bầu cử hoặc bãi miễn Ban quản trị và Ban kiểm soát, v.v…
Đại hội được coi là hợp lệ, nếu có 2/3 số xã viên tham dự. Trong Đại hội, xã viên có quyền biểu quyết ngang nhau, nghị quyết của Đại hội phải được quá 1/2 số xã viên tham dự Đại hội biểu quyết tán thành mới có giá trị, và phải được cơ quan quản lý công nghiệp thủ công nghiệp địa phương chuẩn y.
Điều 19. – Ban quản trị xí nghiệp có từ 5 đến 7 người do Đại hội bầu ra, chọn trong xã viên chính thức của xí nghiệp. Ban quản trị có nhiệm vụ quản lý xí nghiệp, thay mặt xí nghiệp giao dịch với các cơ quan Nhà nước, các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã và khách hàng trong phạm vi quyền hạn do Đại hội xã viên giao cho. Ban quản trị phải chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên về việc quản lý xí nghiệp.
Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 người, do Đại hội bầu ra, chọn trong những xã viên chính thức không ở trong Ban quản trị, Ban kiểm soát có nhiệm vụ: kiểm tra sổ sách tài chính và kiểm tra thực hiện điều lệ, nội quy của xí nghiệp và nghị quyết Đại hội xã viên.
Nhiệm kỳ của Ban quản trị và Ban kiểm soát có thể 6 tháng hoặc một năm.
Điều 20. – Việt quyết toán lỗ lãi của xí nghiệp hợp tác cứ 6 tháng hay một năm làm một lần. Sau khi kết toán (đã trả lãi cố định cho người chủ cũ xí nghiệp) nếu có lãi thì phân chia cho các khoản theo tỉ lệ sau đây:
- Tích lũy vốn chung từ 50 đến 60%
- Chi cho việc khen thưởng thi đua không quá 15%
- Bỏ vào quỹ xã hội từ 15 đến 25%
Nếu xí nghiệp hợp tác có cổ phần do xã viên góp vào, thì dành một phần lãi chia cho cổ phần, tỷ lệ lãi cho cổ phần có cao hơn lãi tiền gửi Ngân hàng một ít.
Điều 21. – Xí nghiệp hợp tác nào đã thành lập mà xét chưa đủ phù hợp với quy định của điều lệ này, thì cần phải chấn chỉnh lại cho phù hợp và phải xin đăng ký kinh doanh lại. Thời hạn chấn chỉnh tổ chức và đăng ký quy định đến 31 tháng 3 năm 1961 hết hạn.
Tình trạng hiệu lực: Không còn phù hợp