Nghị định 14-CP năm 1996 về việc quản lý giống vật nuôi
Số hiệu: | 14-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | Đang cập nhật | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 1996 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14-CP NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 1996 VỀ VIỆC QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về giống vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và nhân nhanh đàn giống tốt phục vụ sản xuất;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Trong Nghị định này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc; ngoại hình và cấu trúc di truyền được hình thành, củng cố và phát triển do tác động của con người, giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
2. Giống vật nuôi trong Nghị định này gồm các giống gia súc, gia cầm, thuỷ sản, ong, tằm và các sản phẩm giống của chúng như trứng giống, tinh dịch, phôi.
3. Giống gốc là giống vật nuôi thuần chủng được chọn lọc và nuôi dưỡng để nhân giống có năng suất, chất lượng ổn định.
4. Đàn giống ông bà là giống vật nuôi nhân từ đàn giống gốc và được chọn lọc có định hướng.
5. Đàn giống bố mẹ là sản phẩm của đàn giống của ông bà, sản xuất ra con giống thương phẩm.
6. Chọn lọc giống là sử dụng các biện pháp kỹ thuật, theo dõi cá thể vật nuôi và giữ lại làm giống những cá thể bảo tồn nguồn gen quý của giống nhằm đạt năng suất và chất lượng cao.
7. Kiểm tra năng suất cá thể, quần thể hoặc quần đàn thuỷ sản là đánh giá chọn những con giống hậu bị tốt, nuôi theo chế độ quy định, theo dõi một số chỉ tiêu quan trọng, đánh giá năng suất chất lượng và phân loại để sử dụng.
8. Kiểm tra năng suất qua đời sau để đánh giá năng suất và chất lượng thông qua đời con của bản thân con giống cần kiểm tra.
9. Hợp tử là tế bào lưỡng bội được tạo ra từ tinh trùng và trứng.
10. Phôi là hợp tử đã phát triển có các lá mầm và lá phôi.
11. Bảo tồn gen là giữ lâu dài những nguồn gen quý của giống vật nuôi mà vẫn bảo đảm được tính năng sản xuất của chúng.
12. Mở sổ giống là lập sổ ghi chép tập hợp những cá thể, quần thể giống có năng suất cao, chất lượng tốt theo các chỉ tiêu quy định.
Điều 2.- Nhà nước thống nhất quản lý giống vật nuôi bao gồm việc bảo hộ, bồi dục, phát triển tài nguyên giống, quản lý sản xuất kinh doanh giống và xuất nhập khẩu giống nhằm không ngừng nâng cao chất lượng con giống, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển .
Điều 3.- Nhà nước khuyến khích và bảo hộ quyền bình đẳng trước pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động về chọn giống, nhân giống tốt, nghiên cứu tạo giống mới, cải tạo, sản xuất, kinh doanh giống trên lãnh thổ Việt Nam .
Điều 4.- Nhà nước đầu tư vốn ngân sách vào việc:
1. Tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm hoạt động của các cơ quan, đơn vị của Nhà nước làm nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi, chọn tạo và quản lý chất lượng giống vật nuôi.
2. Đào tạo cán bộ chuyên ngành làm nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi, chọn tạo, khảo nghiệm, sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi.
Điều 5.- Nhà nước có chính sách ưu tiên trợ giá cho những cơ sở sản xuất giống gốc, giống ông bà, bảo quản phôi tinh dịch phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo và cấy truyền giống theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thuỷ sản và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 6.- Các tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh doanh giống vật nuôi được vay vốn tín dụng với lãi suất phù hợp; thời gian vay theo chu kỳ sản xuất của con giống.
Các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống vật nuôi khi nhập giống gốc, giống ông bà, bố mẹ thì được miễn thuế nhập khẩu.
Điều 7.- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên doanh, hợp tác với nước ngoài hoặc người nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất giống vật nuôi.
Điều 8.- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản theo chức năng, quyền hạn của mình quy định danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn để chọn lọc, bồi dục, sản xuất giống và quyết định bổ sung hoặc loại bỏ các giống vật nuôi trong danh mục khi cần thiết.
Điều 9.- Tổ chức, cá nhân sản xuất giống gốc, giống ông bà, giống bố mẹ phải có đủ các điều kiện sau:
1. Sản xuất những giống vật nuôi có trong danh mục quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với giống vật nuôi ngành nông nghiệp của Bộ Thuỷ sản đối với giống vật nuôi ngành thuỷ sản;
2. Có số lượng giống nhất định bảo đảm cơ cấu đàn để nhân giống;
3. Có đủ điều kiện về diện tích mặt bằng, chuồng trại, mặt nước phù hợp với yêu cầu kỹ thuật nuôi con giống, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh chăn nuôi thú y và môi trường;
4. Các cơ sở nuôi đàn giống gốc, đàn giống ông bà phải có người quản lý và chuyên trách kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành chăn nuôi hoặc thuỷ sản trở lên và có giấy phép của Bộ cấp;
Các cơ sở nuôi đàn giống bố mẹ phải có người chuyên trách kỹ thuật có trình độ trung cấp chăn nuôi hoặc thuỷ sản trở lên và phải có giấy phép của cơ quan quản lý Nhà nước ngành nông nghiệp, ngành thuỷ sản cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
Điều 10.- Đàn giống gốc và đàn giống ông bà trong các cơ sở sản xuất giống phải được theo dõi năng suất cá thể, quần thể hoặc quần đàn thuỷ sản; có sổ sách ghi chép rõ ràng về huyết thống, sinh trưởng năng suất, sinh sản, thú y theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.
Điều 11.- Đàn giống vật nuôi dùng để sản xuất ra con hậu bị nhân giống hoặc trứng giống, phôi giống đều phải được theo dõi đánh giá qua kiểm tra năng suất cá thể hoặc quần đàn thuỷ sản. Những giống vật nuôi để sản xuất giống phải qua kiểm tra năng suất đời sau theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.
Điều 12.- Tổ chức, cá nhân nuôi đực giống để sản xuất tinh dịch trâu, bò, lợn để thụ tinh nhân tạo phải đăng ký chất lượng và có giấy phép của cấp có thẩm quyền cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong trường hợp nuôi đực giống trâu, bò, lợn để kinh doanh phối giống trực tiếp phải có giấy phép của cơ quan quản lý Nhà nước ngành Nông nghiệp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Điều 13.- Tổ chức, cá nhân nuôi gia súc để sản xuất phôi, tế bào trứng và cấy truyền phôi phải có trang thiết bị đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, có chuyên viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành chăn nuôi hoặc sinh học trở lên và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép sản xuất đối với các cơ sở thuộc Trung ương, cơ quan quản lý Nhà nước ngành Nông nghiệp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép sản xuất đối với các cơ sở của địa phương.
Điều 14.- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh con giống gốc, giống ông bà, giống bố mẹ và sản phẩm trứng của chúng, tinh dịch, phôi phải thực hiện các quy định sau:
1. Con giống phải có chứng chỉ ghi rõ tên hoặc ký hiệu cá thể huyết thống, năng suất, chất lượng, tình trạng sức khoẻ và xử lý thú y;
2. Trứng giống phải có lý lịch huyết thống rõ ràng.
3. Đực giống khai thác tinh dịch phải giới thiệu công khai lý lịch. Tinh dịch phải ghi rõ tên đực giống hoặc ký hiệu, các chỉ số, chất lượng tinh, ngày sản xuất và thực hiện đúng quy dịnh về bao gói, bảo quản, vận chuyển.
4. Phôi phải có giấy chứng nhận nguồn gốc bố mẹ và được bao gói, bảo quản, vận chuyển đúng quy dịnh;
5. Có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định hiện hành.
Điều 15.- Việc nuôi giống gốc, giống ông bà, giống bố mẹ trong các cơ sở thuộc sở hữu Nhà nước được cấp vốn sự nghiệp để chọn lọc, nâng cao chất lượng giống, nhân nhanh giống tốt, khai thác giống mới, bảo vệ tài nguyên giống nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho sản xuất.
Điều 16.- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản theo chức năng, quyền hạn của mình quản lý những con giống vật nuôi cao sản đối với các cơ sở nuôi giống gốc, giống ông bà, thuộc quyền quản lý của Bộ.
Cơ quan quản lý Nhà nước ngành Nông nghiệp, ngành Thuỷ sản cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, quyến hạn của mình quản lý những con giống vật nuôi cao sản trong phạm vi quản lý của địa phương.
Điều 17.- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nhập giống tốt, nguồn gen tốt vào Việt Nam. Việc nhập con giống, tinh dịch, phôi và trứng giống phải thực hiện đúng theo quy định nhập khẩu hàng hoá và pháp lệnh thú y, Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Mẫu hồ sơ nhập khẩu do liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thương mại hoặc Bộ Thuỷ sản và Bộ Thương mại quy định.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thương mại, hoặc Bộ Thuỷ sản và Bộ Thương mại phải giải quyết, nếu không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản.
Điều 18.- Các giống vật nuôi đưa vào Việt Nam dưới hình thức quà tặng, vịên trợ hoặc các hình thức khác phải thực hiện đúng Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày giống nhập vào Việt Nam người nhận nuôi hoặc sử dụng phải báo cáo giống vật nuôi đó với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc Bộ Thuỷ sản.
Điều 19.- Giống gốc, giống ông bà mới nhập vào Việt Nam phải qua khảo nghiệm hoặc thử nghiệm và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép đối với giống vật nuôi ngành nông nghiệp, Bộ Thuỷ sản cho phép đối với giống vật nuôi ngành thuỷ sản mới được đưa vào sản xuất.
Điều 20.- Những giống vật nuôi nhập vào Việt Nam đã phát triển rộng rãi trong sản xuất, khi nhập thêm thì phải qua khảo nghiệm, hoặc thử nghiệm nhưng phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép đối với giống vật nuôi ngành nông nghiệp, Bộ Thuỷ sản cho phép đối với giống vật nuôi ngành thuỷ sản.
Điều 21.- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu con giống, tinh dịch, phôi, trứng giống phải làm thủ tục theo quy định của pháp luật đối với xuất khẩu, nhập khẩu nông sản hàng hoá.
Điều 22.- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản theo chức năng, quyền hạn của mình quy định và công bố danh mục những giống vật nuôi quý hiếm, giống ông bà không được xuất ra nước ngoài. trong trường hợp đặc biệt muốn xuất khẩu thì phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận đối với giống vật nuôi ngành nông nghiệp, Bộ Thuỷ sản chấp thuận đối với giống vật nuôi ngành thuỷ sản, Bộ Thương mại mới cấp giấy phép xuất khẩu.
Điều 23.- Vật nuôi muốn được công nhận là giống mới phải qua khảo nghiệm và được xác định là có đặc tính di truyền, tính năng sản xuất tốt và ổn định.
Hồ sơ xin khảo nghiệm bao gồm:
1. Đơn xin khảo nghiệm: Đăng ký rõ tên giống, nguồn gốc giống, địa điểm khảo nghiệm;
2. Báo cáo khoa học về giống mới;
3. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi con giống mới;
4. Nhận xét của những cơ sở đã nuôi thử.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định dơn vị khảo nghiệm giống vật nuôi ngành nông nghiệp, Bộ Thuỷ sản quyết định đơn vị khảo nghiệm giống vật nuôi ngành thuỷ sản. Đơn vị khảo nghiệm phải báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thuỷ sản về kết quả khảo nghiệm.
Điều 24.- Sau khi có kết quả khảo nghiệm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét ra quyết định công nhận giống mới, đưa vào sản xuất và ghi vào danh mục giống vật nuôi thuộc ngành mình quản lý.
Trong trường hợp không công nhận là giống mới thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình phải thông báo bằng văn bản cho người tạo giống biết.
Điều 25.- Người tạo ra giống mới được đăng ký với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để giữ bản quyền tác giả và được bảo hộ bằng hình thức bằng tác giả theo Điều lệ về sáng chế.
Điều 26.- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ trưởng Bộ Thuỷ sản thực hiện quản lý Nhà nước về giống vật nuôi của ngành trong phạm vi cả nước, bao gồm các khâu: bảo tồn, nghiên cứu chọn lọc giống khảo nghiệm, công nhận giống mới sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu giống, quản lý chất lượng giống vật nuôi có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động về giống vật nuôi trong phạm vi quản lý của mình.
1. Trình Thủ tướng Chính phủ các văn bản pháp quy về chính sách đầu tư và chế độ quản lý giống vật nuôi; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương, cơ sở và cá nhân thi hành quy định về giống vật nuôi; ban hành quy trình, quy phạm kỹ thuật thuộc thẩm quyền về giống vật nuôi;
2. Xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về giống vật nuôi để cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn Việt Nam;
3. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc có trách nhiệm xét cấp hoặc thu hồi chứng chỉ công nhận chất lượng giống và giấy tờ liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống theo Nghị định này;
4. Lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng hệ thống giống vật nuôi trên địa bàn cả nước trình Thủ tướng Chính phủ;
5. Thực hiện đăng ký quản lý giống quốc gia;
6. Công bố danh mục giống vật nuôi và quyết định bổ sung hoặc loại bỏ giống vật nuôi trong danh mục khi cần thiết;
7. Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý hành vi vi phạm quy định về quản lý giống vật nuôi;
8. Xây dựng và thẩm định các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giống vật nuôi;
Điều 27.- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo các hoạt động quản lý giống vật nuôi trong phạm vi địa phương thông qua hệ thống quản lý Nhà nước của ngành Nông nghiệp, ngành thuỷ sản như sau:
1. Tổ chức quản lý giống vật nuôi trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản;
2. Thực hiện chính sách đầu tư hỗ trợ vật nuôi trên địa bàn tỉnh, thành phố;
3. Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý Nhà nước về giống vật nuôi tại địa phương;
4. Quy định việc xét, cấp hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh giống vật nuôi tại địa phương theo quy định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về giống vật nuôi ngành nông nghiệp, của Bộ Thuỷ sản về giống vật nuôi ngành thuỷ sản;
5. Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý giống vật nuôi ở địa phương;
6. Tổ chức hội chợ, thi tuyển các giống vật nuôi tốt tại địa phương.
Điều 28.- Các cấp quản lý ngành nông nghiệp và ngành thuỷ sản từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất về chất lượng đàn giống và nghiệp vụ quản lý giống của các cơ sở nuôi giống gốc, giống ông bà, giống bố mẹ, trạm thụ tinh nhân tạo, trạm kiểm tra năng suất và các cơ sở nuôi con giống mới nhập nội và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Nghị định này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản theo chức năng và quyền hạn của mình quy định chế độ kiểm tra, thanh tra giống vật nuôi và phân công, phân cấp việc tổ chức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất.
Điều 29.- Tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt động liên quan đến giống vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo Nghị định này.
Điều 30.- Các tổ chức, cá nhân có thành tích về quản lý giống vật nuôi, chọn lọc, bảo vệ, bồi dục tài nguyên giống, tạo giống mới, nhân nhanh giống, chỉ đạo phát triển giống trong sản xuất sẽ được khen thưởng.
Người có hành vi vi phạm các quy định trong Nghị định này thì tuỳ theo mức độ gây thiệt hại cho Nhà nước và tổ chức cá nhân sẽ bị xử phạt và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
Điều 31.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản theo chức năng và quyền hạn của mình phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra thi hành Nghị định này.
Điều 32.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 14-CP |
Ha Noi ,March 19, 1996 |
ON THE MANAGEMENT OF DOMESTIC ANIMALS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
In order to increase the effect of State management over domestic animals aimed at raising their productivity and quality and quickly multiplying good breeds in service of production;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Aquaculture,
DECREES:
Article 1.- In this Decree the following terminologies are construed as follows:
1. Domestic animals are a colony of domesticated animals of the same species and origin having the same appearance and genetic structures formed, consolidated and developed under the influence of man; the domesticated animals must attain a given number if they are to multiply and pass on their characteristics to the next generation.
2. The domestic animals mentioned in this Decree comprise breeds of domestic animals, domestic poultry, aquatic animals, bees, silkworms and their genetic products such as eggs, sperms and fetuses.
3. The original breed is the thorough-bred selected and raised for multiplication with stable productivity and quality.
4. The grand-parents breed of the domestic animals are the direct offsprings of the original breed and selected according to a pre-determined method.
5. The parents breed is the offsprings of the grandparent breed used for the production of commodity breed.
6. Breed selection is the use of different technical methods to monitor the individual animals and to retain for breeding those individuals capable of preserving the precious genes of the breed aimed at achieving high productivity and quality.
7. To check the individual, group or colony productivity of aquatic animals is to make an evaluation and select the good reserve animals, to raise them according to a prescribed regime and monitor them according to a number of important criteria, evaluate their productivity and quality, and classify them for use.
8. To check the productivity of the next generation is to evaluate the productivity and quality through the immediate offspring of the animal which needs checking.
9. A zygote is a bigamete cell formed by spermatozoid and an egg.
10. A fetus is a zygote which has developed into a saprophyte and embryo.
11. To preserve the gene is to preserve for a long time the precious gene funds of domestic animals while ensuring their reproductive function.
12. To keep a breed account is to open a book to record and collect the individual and groups with high productivity and high quality according to prescribed norms.
Article 2.- The State exerts unified management over domestic animals including the production, preservation and development of the gene resources, management of the production and business activities in animal breeds and export and import of breeds aimed at constantly improving the quality of the breeds and promoting the development of animal breeding.
Article 3.- The State encourages and protects the equality before law of all organizations and individuals in the country and abroad in their activities in breed selection, multiplication of good breeds, in the researches to create new breeds, in the transformation, production and selling and buying of breeds on Vietnamese territory.
Article 4.- The State invests budget capital in:
1. Strengthening the material bases, ensuring the activities of the agencies and units of the State in the task of preserving the gene sources of domestic animals, the selection, creation and management of the quality of the domestic animals.
2. Training specialists in the preservation of the gene sources of domestic animals, in the selection, creation, experimentation, production and trading of domestic animals.
Article 5.- The State policy is to give priority to subsidizing the establishments producing original breeds, grand-parents breeds and preservation of semen in service of the insemination and germ grafting at the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Aquaculture and the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government.
Article 6.- The organizations and individuals engaged in the production and business activities concerning domestic animals are entitled to credit loans at appropriate interest rates. The loans shall correspond with the productive cycles of the animals.
The research and production establishments on domestic animals shall be exempt from import tax when importing original breeds, grandparents breed or parents breeds.
Article 7.- The State encourages all organizations and individuals to form joint ventures or cooperate with foreign countries or foreigners in investing in the production of breeds of domestic animals.
Article 8.- The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquaculture shall, within their functions and powers, issue the list of domestic animals which need preservation in order to select, foster and produce breeds, and decide to add or eliminate some domestic animals on the list when necessary.
Article 9.- An organization or individual that produces original breeds, grandparents and parents breeds must fill the following conditions:
1. They must produce domestic animals in the list prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development for the animals used in agriculture and prescribed by the Ministry of Aquaculture for the animals used in aquaculture ;
2. They must have a given quantity of breeds in order to ensure their multiplication into a herd;
3. They must fill the conditions in terms of floor space, stables and sties and water area suitable for the technique of rearing the breed and ensure the hygienic criteria for veterinary and environmental safety;
4. The establishments to rear the original or grandparents breeds must have a manager and specialists of at least university level in livestock breeding or aquaculture and must have a permit from the Ministry;
The establishments to rear parents breeds must have a technician of at least intermediate level in livestock breeding or aquaculture and must have a permit of the State managerial agency in agriculture or aquaculture at the level of the province or city directly under the Central Government.
Article 10.- The original breed and the grandparents breed in the breed production establishment, must be monitored in terms of individual or collective productivity or in terms of colony productivity with regard to the aquatic animals. There must be a book to record their heridity, growth, productivity, reproductive cycle and veterinary record according to a uniform form issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquaculture.
Article 11.- The breed of animals used for the production of reserve breeds for breed multiplication or breed eggs and fetuses must be monitored for their evaluation through their individual or group productivity in aquaculture. The animals which are bred to produce breeds must go through a check of productivity in the following generation as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquaculture.
Article 12.- An organization or individual that raises male breeds to produce semen of buffaloes, oxen or pigs for insemination must register in terms of quality and must have a permit of the competent level in State management.
If the raising of male buffaloes, oxen and pigs is to do business in direct insemination, the raiser must have the permit of the State managerial agency of the agricultural service at the district, town or city in the province.
Article 13.- An organization or individual that raises domestic animals to produce fetuses, egg cells and for fetal graft must have the equipment meeting the technical norms and a technician of at least university level in livestock breeding or biology and must have a permit from the Ministry of Agriculture and Rural Development if it is an establishment at the central level, and from the Agricultural Service at the provincial or city directly under the Central Government if it is a local establishment.
Article 14.- An organization or individual producing or doing business in original breeds, grandparents breeds or parent breeds or their egg products, semen and fetuses must observe the following regulations:
1. The breed animal must have a certificate with its name or individual code about its lineage, its productivity, quality, its health status and its veterinary record;
2. The breed eggs must have a clear hereditary record;
3. A male individual animal for the production of semen must have a clear history record. The semen must be attached with the name of the male animal or its code, its indicators, the quality of the semen, the date of production, and must observe all the regulations concerning packaging, preservation and transportation;
4. The fetus must have a certificate of the origin of the parents, and must be packaged, preserved and transported as prescribed.
5. It must have a certificate of quarantine of the Veterinary Service as currently prescribed.
Article 15.- The raising of origin breeds, grandparents and parents breeds at the State-owned establishments shall be supplied with a professional fund for the selection and improvement of the quality of the breed, for the quick multiplication of good breeds, the production of new breeds, and the protection of the breed sources aimed at meeting the need in animal breeds for production.
Article 16.- The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquaculture shall, within their functions and powers, monitor the highly productive animal breeds at the establishments raising original breeds, grandparents breeds under their managerial jurisdiction.
The State management agency of the Agriculture and Aquaculture Service at the province and city directly under the Central Government shall within their functions and powers, monitor the highly productive animal breeds within the jurisdiction of their locality.
Article 17.- The State encourages all organizations and individuals to import good breeds and gene funds into Vietnam. The import of animal breeds, semen, fetuses and animal eggs must observe the regulations on the import of commodities and the Ordinance on Veterinary and the Ordinance on the Protection and Development of the Aquatic Resources.
The form for import shall be defined by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Trade, or the Ministry of Aquaculture and the Ministry of Trade.
Within 15 days after receiving a valid dossier, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Trade, or the Ministry of Aquaculture and the Ministry of Trade shall have to settle the case and shall have to reply in writing if the application is rejected.
Article 18.- The domestic animals brought into Vietnam in the form of gifts, aid or other forms must strictly observe the Ordinance on Veterinary, the Ordinance on the Protection and Development of the Aquatic Resources. Within 15 days after the import of the animal into Vietnam, the recipient or user must report it to the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Aquaculture .
Article 19.- The original and grandparents breeds newly imported into Vietnam must go through experimentation or test and must get a permit from the Ministry of Agriculture and Rural Development if they are animals used in agriculture, and from the Ministry of Aquaculture if they are animals used in aquaculturee before they can be put into production.
Article 20.- The domestic animals which have been imported into Vietnam and which have widely been proliferated in production shall not have to go through experimentation or test, but they must get a permit from the Ministry of Agriculture and Rural Development if they are animals used in agriculture, and from the Ministry of Aquaculture if they are animals used in aquaculture.
Article 21.- An organization or individual that wants to export or import animal breeds, specimen, fetuses and breed eggs must fill the procedure as prescribed by law concerning the export and import of commodity agricultural products.
Article 22.- The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquaculture shall within their functions and powers, define and make public the lists of the rare and precious animal breeds, and grandparents breeds banned from export. In special cases if they want to export such breeds, they must get a permit from the Ministry of Agriculture and Rural Development if the animals are domestic animals used in agriculture, and from the Ministry of Aquaculture and the Ministry of Trade if they are animals used in aquaculture before they can be exported.
Article 23.- If a domestic animal is to be recognized as a new breed, it must go through experimentation and is certified as having the genetic characteristics and good and stable reproductive capabilities.
The dossier to apply for experimentation comprises:
1. An application with the clear registration of the name of the breed, its origin and the locality for experimentation;
2. A scientific report on the new breed;
3. The technical process for raising the new breed;
4. Observations of the establishments which have carried out test rearing.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall appoint the unit to test raise the animals used in agriculture, the Ministry of Aquaculture shall appoint the unit to test raise the animals used in aquaculture. The unit which conducts the test raising shall report to the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Aquaculture on the results of the test rearing.
Article 24.- After receiving the result of the test rearing, the Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Aquaculture shall consider and issue the decision to recognize the new breed and put it into production and shall record it in the list of domestic animals under their management.
In case they refuse to recognize it as a new breed, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquaculture shall, within their powers and responsibilities, have to inform the breeder in writing.
Article 25.- The creator of a new breed may register it with the Ministry of Science, Technology and Environment in order to secure his copyright and shall be given protection in the form of copyright according to the Regulation on Inventions.
Article 26.- The Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Aquaculture shall perform their function of State management over domestic animals of their branches in the whole country including: preservation, research on the selection of experimental breeds, recognition of the new breeds for production, business and import and export, the management of the quality of the domestic animals, and have the responsibility of guiding the activities on domestic animals within the scope of their management.
1. They shall have to submit to the Government regulatory documents on the policy of investment and the regime of management of domestic animals; issue documents to guide and direct and control the localities, the establishments and individuals in the implementation of the regulations on domestic animals; define the process and technical rules under their competence concerning domestic animals;
2. They shall have to work out the Vietnamese standard on domestic animals so that the competent agency can integrate it into the Vietnamese standards;
3. They shall propose the competent or responsible agency to consider and issue or withdraw the certificate of the quality of the breed and other papers related to the production, business, export and import of breeds according to this Decree;
4. They shall work out a general plan and a plan to build the system of breeds of domestic animals in different localities of the whole country and submit them to the Prime Minister;
5. They shall register the breed in the list of national breeds;
6. They shall make public the list of domestic animals and decide to supplement or eliminate certain breeds in the list when necessary;
7. They shall organize the control, inspection and handling of violations of the regulations on the management of domestic animals;
8. They shall work out and expertise the projects of international cooperation in the field of domestic animals.
Article 27.- The Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement and direct the activities in the management of domestic animals in their localities through the system of State management of the Agricultural and Aquacultural Services in the following work:
1. To organize the management of domestic animals in their localities under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquaculture;
2. To carry out the policy of investment and support for the raising of domestic animals in their provinces and cities;
3. To issue documents to guide the implementation of State management of domestic animals in their localities;
4. To work out the policy on the examination, issue or withdrawal of permits for business in domestic animals in their localities as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development concerning the domestic animals used in agriculture, and of the Ministry of Aquaculture concerning the domestic animals used in aquaculture;
5. To organize the control, inspection and handling of the violations of the regulations on the management of domestic animals in their localities;
6. To organize fairs and contests of good breeds of domestic animals in their localities.
Article 28.- The various levels of management of the Agricultural and Aquaculural Services from the central level to the provinces and cities directly under the Central Government shall have to organize periodical control or unannounced control of the quality of the herd of breeds and the breed managerial skill of the establishments raising original breeds, grandparents breeds and parents breeds, the insemination stations, the stations for the control of productivity and the establishments raising newly imported breeds and control and inspect the execution of this Decree.
The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquaculture shall, within their functions and powers, work out the regime of control and inspection of the breeds of domestic animals, and look after the division of work and responsibilities in the regular as well as unannounced control.
Article 29.- An organization or individual in the country and abroad that conducts operations related to the domestic animals on Vietnamese territory shall have to comply with this Decree.
Article 30.- The organizations and individuals that have made meritorious achievements in the management of breeds of domestic animals, in the selection, protection and proliferation of the breed sources in the creation of new breeds and the quick proliferation of breeds as well as in the guidance of the development of breeds in production, shall be commended and awarded.
Those persons who take acts of violation of the regulations in this Decree shall, depending on the seriousness of the damage caused to the State and the organizations or individuals, shall be sanctioned and have to pay compensations for the material damage according to prescriptions of law.
Article 31.- This Decree takes effect on the date of its signing. The earlier regulations which are contrary to this Decree are now annulled.
The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquaculture shall, within their functions and powers , have to cooperate with the related agencies in guiding, promoting and controlling the implementation of this Decree.
Article 32.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực