Chương V Nghị định 125/2024/NĐ-CP: Trường chuyên biệt
Số hiệu: | 125/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 05/10/2024 | Ngày hiệu lực: | 20/11/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Giáo dục | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục
Ngày 05/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có nội dung về điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục.
Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục
Theo đó, điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục như sau:
(1) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ em theo quy định.
(2) Có chương trình giáo dục, tài liệu, học liệu đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(3) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động bảo đảm về số lượng, đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(4) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục:
- Đối với trường mầm non tư thục, mức đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn. (quy định mới)
Đối với trường hợp trường mầm non tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 125/2024/NĐ-CP ;
- Đối với trường mầm non công lập, dân lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc cộng đồng dân cư ở cơ sở chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định.
(5) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2024, thay thế Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 và Nghị định 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập trường (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Đề án thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).
3. Trình tự thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng đề án thành lập trường; lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét các điều kiện thành lập trường tại hồ sơ; nếu đủ điều kiện thì quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho các cơ quan có liên quan và nêu rõ lý do.
Quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trường phổ thông dân tộc nội trú được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này và các điều kiện sau đây:
1. Có khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 06 m2/học sinh.
2. Có phòng ở nội trú, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo; nhà công vụ cho giáo viên.
3. Có nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo.
4. Có phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương.
1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở hoạt động giáo dục; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;
c) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.
3. Trình tự thực hiện:
a) Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở) hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông);
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 55 Nghị định này;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do.
Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú:
a) Trường phổ thông dân tộc nội trú bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;
b) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông;
c) Trình tự thực hiện:
Khi phát hiện trường phổ thông dân tộc nội trú vi phạm quy định tại điểm a khoản này, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì nhà trường thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà trường, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú, nếu đáp ứng quy định tại Điều 55 Nghị định này thì quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú:
a) Trường phổ thông dân tộc nội trú được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú;
c) Hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định này;
d) Trình tự thực hiện:
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng đề án sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú; lập hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường; nếu đủ điều kiện thì quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho các cơ quan có liên quan và nêu rõ lý do.
Quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.
3. Giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú:
a) Trường phổ thông dân tộc nội trú bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú;
c) Hồ sơ:
Trường phổ thông dân tộc nội trú bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); minh chứng về việc trường phổ thông dân tộc nội trú vi phạm quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục; phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
Trường phổ thông dân tộc nội trú bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); đề án giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
d) Trình tự thực hiện:
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú.
Quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Có đề án phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng xây dựng và phát triển trường. Trong phương hướng xây dựng và phát triển trường cần bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập trường (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Đề án thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).
3. Trình tự thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú thành lập mới); nhà trường (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập trên cơ sở trường phổ thông) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập trường; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú;
c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện tổ chức thẩm định hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 58 Nghị định này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do.
Quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trường phổ thông dân tộc bán trú được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Điều 17, Điều 27 Nghị định này và các điều kiện sau đây:
1. Có các công trình phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú: Phòng trực nội trú, nhà ở nội trú; nhà bếp, nhà ăn, nhà tắm; công trình vệ sinh, nước sạch và các trang thiết bị kèm theo công trình.
2. Có các dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí cho học sinh bán trú.
1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định này);
b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;
c) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.
3. Trình tự thực hiện:
a) Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 60 Nghị định này;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do.
Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc bán trú:
a) Trường phổ thông dân tộc bán trú bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học) hoặc khoản 1 Điều 29 Nghị định này (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở);
b) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú;
c) Trình tự thực hiện:
Khi phát hiện trường phổ thông dân tộc bán trú vi phạm quy định tại điểm a khoản này, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì nhà trường thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà trường, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 hoặc điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú, nếu đáp ứng quy định tại Điều 60 Nghị định này thì quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú:
a) Trường phổ thông dân tộc bán trú được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú;
c) Hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).
Đề án sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).
d) Trình tự thực hiện:
Ủy ban nhân dân cấp xã gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm c khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho cơ quan đề nghị sáp nhập, chia, tách trường; nếu hồ sơ hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện sáp nhập, chia, tách.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo; nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho các cơ quan có liên quan và nêu rõ lý do.
Quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.
3. Giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú:
a) Trường phổ thông dân tộc bán trú bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú;
c) Hồ sơ:
Trường phổ thông dân tộc bán trú bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); minh chứng về việc trường phổ thông dân tộc bán trú vi phạm quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục; phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
Trường phổ thông dân tộc bán trú bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của Ủy ban nhân cấp xã (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); đề án giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
d) Trình tự thực hiện:
Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm c khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú.
Quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường dự bị đại học.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập trường dự bị đại học của cơ quan quản lý có thẩm quyền (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Đề án thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
c) Văn bản chấp thuận giao đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất).
3. Trình tự thực hiện:
a) Cơ quan đề nghị thành lập trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan đề nghị thành lập; nếu hồ sơ hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định điều kiện thành lập trường, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 63 Nghị định này;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường dự bị đại học.
Quyết định thành lập trường dự bị đại học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Cơ sở vật chất, thiết bị:
a) Đáp ứng điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị như đối với trường trung học phổ thông theo quy định tại Điều 27 Nghị định này;
b) Có nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo.
2. Có kế hoạch dạy học, tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với chương trình bồi dưỡng dự bị đại học theo quy định.
3. Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn theo quy định bảo đảm thực hiện chương trình bồi dưỡng dự bị đại học.
4. Có đủ nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm duy trì hoạt động và đáp ứng các yêu cầu của chương trình bồi dưỡng dự bị đại học.
5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường;
c) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.
3. Trình tự thực hiện:
a) Trường dự bị đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường; nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ chức thẩm định thực tế điều kiện cho phép trường hoạt động giáo dục và lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 65 Nghị định này trong thời hạn 15 ngày;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục.
Quyết định cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Trường dự bị đại học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
c) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cho phép hoạt động giáo dục;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động giáo dục;
đ) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường dự bị đại học.
3. Trình tự thực hiện:
a) Khi phát hiện trường dự bị đại học vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường, lập biên bản kiểm tra, thông báo cho nhà trường và cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà trường về hành vi vi phạm;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà trường và cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà trường về hành vi vi phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường dự bị đại học.
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường dự bị đại học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì nhà trường thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường dự bị đại học, nếu đáp ứng quy định tại Điều 65 Nghị định này thì quyết định cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Trường dự bị đại học được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học.
3. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Đề án sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).
4. Trình tự thực hiện:
a) Cơ quan quản lý có thẩm quyền của trường dự bị đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan đề nghị, nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ chức thẩm định các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan đề nghị sáp nhập, chia, tách và nêu rõ lý do.
Quyết định sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định sáp nhập, chia, tách trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dự bị đại học được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.
1. Trường dự bị đại học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trường dự bị đại học.
3. Hồ sơ:
a) Trường dự bị đại học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:
Minh chứng về việc trường dự bị đại học vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
b) Trường dự bị đại học giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể của cơ quan quản lý có thẩm quyền của trường dự bị đại học (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
Đề án giải thể trường dự bị đại học (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).
4. Trình tự thực hiện:
a) Trường dự bị đại học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:
Trường hợp phát hiện nhà trường vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, trong thời hạn 20 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành xác minh hành vi vi phạm của nhà trường, lập hồ sơ giải thể trong đó nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho nhà trường và cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà trường.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả xác minh hành vi vi phạm của nhà trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc giải thể trường;
b) Trường dự bị đại học bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:
Cơ quan quản lý có thẩm quyền của trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường dự bị đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc giải thể trường; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan đề nghị giải thể trường và nêu rõ lý do;
c) Quyết định giải thể trường dự bị đại học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.
2. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên.
1. Thẩm quyền thành lập:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở quyết định thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học theo đề nghị của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học.
2. Hồ sơ, trình tự thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên được thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại Nghị định này.
Trường trung học phổ thông chuyên được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện hoạt động như đối với trường trung học phổ thông quy định tại Điều 27 Nghị định này và các điều kiện sau đây:
1. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường chuyên.
2. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ theo quy định đối với trường chuyên.
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường trung học phổ thông chuyên quyết định cho phép trường được hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ, trình tự cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục thực hiện như đối với trường trung học phổ thông theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường trung học phổ thông chuyên quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung học phổ thông chuyên.
3. Việc đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung học phổ thông chuyên được thực hiện như đối với trường trung học phổ thông theo quy định tại các Điều 29, Điều 30 và Điều 31 Nghị định này.
1. Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.
2. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao đặt trên địa bàn tỉnh.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).
3. Trình tự thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập); bộ, ngành (nếu thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thuộc bộ, ngành); tổ chức, cá nhân (nếu thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường tại hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 75 Nghị định này;
d) Trong thời hạn 05 này làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường và nêu rõ lý do.
Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện hoạt động giáo dục tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Điều 17, Điều 27 Nghị định này và các điều kiện sau đây:
1. Có đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên đủ trình độ để huấn luyện các môn nghệ thuật, thể dục, thể thao:
a) Huấn luyện viên của trường năng khiếu thể dục, thể thao phải có trình độ đại học chuyên ngành huấn luyện thể thao hoặc giáo dục thể chất trở lên, có chứng chỉ huấn luyện viên do cơ quan có thẩm quyền cấp, đủ điều kiện, tiêu chuẩn để giảng dạy, huấn luyện theo chuyên môn của từng môn thể thao;
b) Giáo viên huấn luyện môn nghệ thuật của trường năng khiếu nghệ thuật phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy.
2. Có đội ngũ y bác sĩ hoặc cử nhân y sinh học thể dục, thể thao đủ trình độ để điều trị chấn thương, phục hồi sức khỏe cho học sinh.
3. Có đủ cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp để tập luyện, thi đấu các môn năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao cho học sinh; có chỗ ở nội trú cho học sinh; có bếp ăn, nhà ăn; có phòng y tế đủ tiêu chuẩn cho việc điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thuộc địa phương hoạt động giáo dục sau khi thống nhất bằng văn bản với Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao). Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thuộc bộ, ngành hoạt động giáo dục sau khi thống nhất bằng văn bản với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;
c) Đối với trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền do nhà trường đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đăng ký hoạt động giáo dục.
3. Trình tự thực hiện:
a) Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc bộ, ngành theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc bộ, ngành thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc bộ, ngành tổ chức thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của nhà trường và lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao) hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 77 Nghị định này;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định và văn bản thống nhất của cơ quan liên quan, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do.
Quyết định cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Đình chỉ hoạt động giáo dục:
a) Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;
b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập và tư thục thuộc địa phương; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thuộc bộ, ngành;
c) Trình tự thực hiện:
Khi phát hiện trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao vi phạm quy định tại điểm a khoản này, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc bộ, ngành tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và thông báo cho người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định cho phép trường hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao, nếu đáp ứng quy định tại Điều 77 Nghị định này thì quyết định cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Sáp nhập, chia, tách:
a) Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao đặt trên địa bàn tỉnh;
c) Hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
Đề án sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục;
d) Trình tự thực hiện:
Sở Giáo dục và Đào tạo (trường hợp sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập); bộ, ngành (trường hợp sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao thuộc bộ, ngành); tổ chức, cá nhân (trường hợp sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm c khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do.
Quyết định sáp nhập, chia, tách trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định này quyết định cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.
3. Giải thể:
a) Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao đặt trên địa bàn tỉnh;
c) Hồ sơ:
Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); minh chứng về việc trường vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục; phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập trường (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); đề án giải thể trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
d) Trình tự thực hiện:
Trường hợp giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:
Trường hợp phát hiện nhà trường vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong thời hạn 20 ngày, tiến hành xác minh hành vi vi phạm của nhà trường, lập hồ sơ đề nghị giải thể trong đó nêu rõ lý do giải thể; thông báo cho nhà trường và cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà trường; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giải thể trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao.
Trường hợp giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm c khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giải thể trường; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể và nêu rõ lý do;
đ) Quyết định giải thể trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Trường dành cho người khuyết tật được thành lập ở cấp học mầm non và phổ thông khi có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
2. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).
3. Trình tự thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu đề nghị thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường tại hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 80 Nghị định này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Sở Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường và nêu rõ lý do.
Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường có hiệu lực, nếu trường không được cho phép hoạt động giáo dục thì Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
Trường dành cho người khuyết tật được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện hoạt động giáo dục tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Điều 5, Điều 17, Điều 27 Nghị định này và các điều kiện sau đây:
1. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường dành cho người khuyết tật, phù hợp với phương thức giáo dục người khuyết tật.
2. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, có phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường dành cho người khuyết tật, phù hợp với phương thức giáo dục học sinh khuyết tật.
3. Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:
a) Phòng học phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trường;
b) Khu nhà ở cho học sinh đối với trường có người khuyết tật nội trú;
c) Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;
d) Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trường.
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;
c) Đối với trường dành cho người khuyết tật tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền do nhà trường đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đăng ký hoạt động giáo dục;
d) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.
3. Trình tự thực hiện:
a) Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 82 Nghị định này;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do.
Quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Đình chỉ hoạt động giáo dục:
a) Trường dành cho người khuyết tật bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;
b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường dành cho người khuyết tật;
c) Trình tự thực hiện:
Khi phát hiện trường dành cho người khuyết tật vi phạm quy định tại điểm a khoản này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường dành cho người khuyết tật (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trường thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nhà trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường dành cho người khuyết tật, nếu đáp ứng quy định tại Điều 82 Nghị định này thì quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Sáp nhập, chia, tách:
a) Trường dành cho người khuyết tật được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật;
c) Hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).
Đề án sáp nhập, chia, tách trường (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).
Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật tư thục;
d) Trình tự thực hiện:
Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu đề nghị sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật công lập ở cấp học mầm non); Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu đề nghị sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật công lập ở cấp học phổ thông); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm c khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Sở Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do.
Quyết định sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường dành cho người khuyết tật, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.
3. Giải thể:
a) Trường dành cho người khuyết tật bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trường dành cho người khuyết tật;
c) Hồ sơ:
Trường dành cho người khuyết tật bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); minh chứng về việc trường vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục; phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
Trường dành cho người khuyết tật bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị giải thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập trường (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); đề án giải thể trường (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
d) Trình tự thực hiện:
Trường bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:
Trường hợp phát hiện hoặc có văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra về việc nhà trường vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong thời hạn 20 ngày, tiến hành xác minh hành vi vi phạm của nhà trường, lập hồ sơ đề nghị giải thể trong đó nêu rõ lý do giải thể và thông báo cho nhà trường.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giải thể trường trung học.
Trường bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm c khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc giải thể trường; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể và nêu rõ lý do.
Quyết định giải thể trường dành cho người khuyết tật (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập lớp dành cho người khuyết tật:
Lớp dành cho người khuyết tật được thành lập hoặc cho phép thành lập trong trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với phương thức giáo dục đối với người khuyết tật;
b) Có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng hoạt động giáo dục học sinh khuyết tật;
c) Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học và hỗ trợ đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định này.
2. Thẩm quyền:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập lớp dành cho người khuyết tật trong trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình xóa mù chữ và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập lớp dành cho người khuyết tật trong trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông.
3. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập lớp dành cho người khuyết tật (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Tài liệu, minh chứng về việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trình tự thực hiện:
a) Nhà trường, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường, trung tâm; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập lớp dành cho người khuyết tật;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan thẩm định các điều kiện thành lập lớp dành cho người khuyết tật; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập lớp dành cho người khuyết tật; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường, trung tâm và nêu rõ lý do.
Quyết định thành lập lớp dành cho người khuyết tật (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực