Nghị định 125/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Hà Quảng, Bảo Lâm và Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng
Số hiệu: | 125/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/10/2006 | Ngày hiệu lực: | 25/11/2006 |
Ngày công báo: | 10/11/2006 | Số công báo: | Từ số 11 đến số 12 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2006 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH, THÀNH LẬP XÃ, THỊ TRẤN
THUỘC CÁC HUYỆN HÀ QUẢNG, BẢO LÂM VÀ HẠ LANG, TỈNH CAO BẰNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Hà Quảng, Bảo Lâm và Hạ Lạng, tỉnh Cao Bằng như sau:
1. Thành lập thị trấn Xuân Hoà thuộc huyện Hà Quảng trên cơ sở điều chỉnh 3.395 ha diện tích tự nhiên và 3.460 nhân khẩu của xã Xuân Hoà.
Thị trấn Xuân Hoà có 3.395 ha diện tích tự nhiên và 3.460 nhân khẩu.
Địa giới hành chính thị trấn Xuân Hoà: Đông giáp xã Vần Dính, xã Kéo Yên; Tây giáp xã Quý Nhân và huyện Hoà An; Nam giáp xã Phù Ngọc, xã Đào Ngạn; Bắc giáp xã Trường Hà, xã Nà Sác.
2. Thành lập xã Vần Dính thuộc huyện Hà Quảng trên cơ sở điều chỉnh 1.203 ha diện tích tự nhiên và 1.056 nhân khẩu còn lại của xã Xuân Hoà; 853 ha diện tích tự nhiên và 960 nhân khẩu của xã Thượng Thôn.
Xã Vần Dính có 2.056 ha diện tích tự nhiên và 2.016 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Vần Dính: Đông giáp xã Thượng Thôn; Tây giáp thị trấn Xuân Hoà; Nam giáp xã Phù Ngọc; Bắc giáp xã Kéo Yên, xã Lũng Nặm.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:
- Xã Thượng Thôn còn lại 3.004 ha diện tích tự nhiên và 2.148 nhân khẩu.
Huyện Hà Quảng có 45.367 ha diện tích tự nhiên và 35.184 nhân khẩu, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Đào Ngạn, Phù Ngọc, Nà Sác, Sóc Hà, Quý Quân, Trường Hà, Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An, Cải Viên, Tổng Cọt, Nội Thôn, Thượng Thôn, Hồng Sỹ, Sỹ Hai, Mã Ba, Hạ Thôn, Vần Dính và thị trấn Xuân Hoà.
3. Thành lập thị trấn Pác Miầu thuộc huyện Bảo Lâm trên cơ sở điều chỉnh 4.036 ha diện tích tự nhiên và 2.619 nhân khẩu của xã Mông Ân.
Thị trấn Pác Miầu có 4.036 ha diện tích tự nhiên và 2.619 nhân khẩu.
Địa giới hành chính thị trấn Pác Miầu: Đông giáp xã Mông Ân; Tây giáp xã Quảng Lâm, xã Nam Quang; Nam giáp xã Thái Học, xã Quảng Lâm; Bắc giáp xã Lý Bôn, xã Nam Quang, xã Vĩnh Phong.
4. Điều chỉnh 1.800 ha diện tích tự nhiên và 653 nhân khẩu của xã Mông Ân về xã Quảng Lâm huyện Bảo Lâm quản lý.
5. Điều chỉnh 330 ha diện tích tự nhiên và 189 nhân khẩu của xã Mông Ân về xã Thái Học huyện Bảo Lâm quản lý.
6. Thành lập xã Thạch Lâm thuộc huyện Bảo Lâm trên cơ sở điều chỉnh 8.774 ha diện tích tự nhiên và 3.897 nhân khẩu của xã Quảng Lâm.
Xã Thạch Lâm có 8.774 ha diện tích tự nhiên và 3.897 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Thạch Lâm: Đông giáp xã Nam Quang, xã Tân Việt; Tây giáp xã Quảng Lâm; Nam giáp xã Quảng Lâm; Bắc giáp xã Nam Cao và huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
7. Thành lập xã Nam Cao thuộc huyện Bảo Lâm trên cơ sở điều chỉnh 7.507 ha diện tích tự nhiên và 2.587 nhân khẩu của xã Nam Quang.
Xã Nam Cao có 7.507 ha diện tích tự nhiên và 2.587 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Nam Cao: Đông giáp xã Lý Bôn; Tây giáp xã Thạch Lâm và huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang; Nam giáp xã Nam Quang, xã Thạch Lâm; Bắc giáp huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
8. Thành lập xã Thái Sơn thuộc huyện Bảo Lâm trên cơ sở điều chỉnh 5.548 ha diện tích tự nhiên và 2.215 nhân khẩu của xã Thái Học.
Xã Thái Sơn có 5.548 ha diện tích tự nhiên và 2.215 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Thái Sơn: Đông giáp huyện Bảo Lạc; Tây giáp xã Thái Học, xã Yên Thổ; Nam giáp xã Yên Thổ; Bắc giáp xã Vĩnh Phong, xã Mông Ân.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:
- Xã Mông Ân còn lại 5.341 ha diện tích tự nhiên và 2.960 nhân khẩu.
- Xã Quảng Lâm còn lại 8.720 ha diện tích tự nhiên và 6.452 nhân khẩu.
- Xã Nam Quang còn lại 4.978 ha diện tích tự nhiên và 2.985 nhân khẩu.
- Xã Thái Học còn lại 3.990 ha diện tích tự nhiên và 2.732 nhân khẩu.
Huyện Bảo Lâm có 91.341 ha diện tích tự nhiên và 47.761 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Mông Ân, Quảng Lâm, Thạch Lâm, Nam Quang, Nam Cao, Thái Học, Thái Sơn, Yên Thổ, Vĩnh Quang, Vĩnh Phong, Lý Bôn, Tân Việt, Đức Hạnh và thị trấn Pác Miầu.
9. Thành lập thị trấn Thanh Nhật thuộc huyện Hạ Lang trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ 1.580 ha diện tích tự nhiên và 2.751 nhân khẩu của xã Thanh Nhật.
Thị trấn Thanh Nhật có 1.580 ha diện tích tự nhiên và 2.751 nhân khẩu.
Địa giới hành chính thị trấn Thanh Nhật: Đông giáp xã Quang Long; Tây giáp xã An Lạc; Nam giáp xã Vinh Quý, xã Việt Chu; Bắc giáp xã Đức Quang, xã Thắng Lợi.
Sau khi thành lập thị trấn Thanh Nhật:
Huyện Hạ Lang có 46.335 ha diện tích tự nhiên và 26.600 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Thị Hoa, Quang Long, Lý Quốc, Thái Đức, Việt Chu, Vinh Quý, Cô Ngân, Minh Long, Kim Loan, Đồng Loan, Đức Quang, An Lạc, Thắng Lợi và thị trấn Thanh Nhật.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực