Chương III Nghị định 115/2017/NĐ-CP: Tạm giữ, hoàn trả, nộp ngăn sách nhà nước số tiền đã nộp để đảm bảo thi hành án
Số hiệu: | 115/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/10/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 26/10/2017 | Số công báo: | Từ số 797 đến số 798 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc tạm giữ số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án được thực hiện như sau:
a) Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án trong giai đoạn điều tra, truy tố được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước của Cơ quan điều tra tiến hành tố tụng đối với vụ án;
b) Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án trong giai đoạn xét xử được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước của Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp nơi Tòa án xét xử sơ thẩm có trụ sở;
c) Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án theo quyết định của Cơ quan điều tra trong quân đội, Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính tương ứng trong Quân đội mở tại Kho bạc Nhà nước.
2. Sau khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử, số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án đang được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra phải được chuyển vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án theo quy định của pháp luật. Việc chuyển tiền này phải được thông báo cho Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án biết.
1. Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính trong quân đội thực hiện việc hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
Việc hoàn trả số ngoại tệ mà pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả lại đúng loại ngoại tệ và số nguyên tệ đã nộp; trường hợp hoàn trả một phần, thì sau khi trích thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, phần ngoại tệ còn lại phải trả cho pháp nhân thương mại.
2. Việc hoàn trả số tiền pháp nhân đã nộp để bảo đảm thi hành án mà Kho bạc Nhà nước đang quản lý được thực hiện theo quy định sau:
a) Sau khi nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án, pháp nhân thương mại gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền cho chủ tài khoản tạm giữ nơi đang tạm giữ số tiền nộp để bảo đảm thi hành án. Kèm theo văn bản đề nghị có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về hoàn trả tiền. Trong văn bản đề nghị phải nêu rõ tiền được hoàn trả bằng chuyển khoản hay bằng tiền mặt. Trường hợp hoàn trả bằng chuyển khoản thì ghi rõ tên tài khoản được chuyển đến; nếu hoàn trả bằng tiền mặt thì ghi rõ họ, tên, số chứng minh nhân dân của người nhận tiền;
b) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị hoàn trả tiền của pháp nhân thương mại, cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm lập chứng từ hoàn trả tiền gửi Kho bạc Nhà nước để hoàn trả cho pháp nhân thương mại số tiền theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về hoàn trả tiền, gồm 03 liên Giấy rút tiền mặt (đối với trường hợp hoàn trả bằng tiền mặt) hoặc 03 liên ủy nhiệm chi (đối với trường hợp hoàn trả bằng chuyển khoản vào tài khoản của pháp nhân thương mại mở tại ngân hàng); trường hợp hoàn trả bằng chuyển khoản vào tài khoản của pháp nhân thương mại mở tại Kho bạc Nhà nước thì lập 04 liên ủy nhiệm chi;
c) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được chứng từ hoàn trả tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả số tiền theo chứng từ hoàn trả tiền của chủ tài khoản tạm giữ về tài khoản của pháp nhân thương mại hoặc chi trả bằng tiền mặt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Sau khi hoàn trả tiền, Kho bạc Nhà nước giao 01 liên chứng từ cho pháp nhân thương mại được hoàn trả tiền (đối với trường hợp pháp nhân thương mại mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước); 02 liên chứng từ cho chủ tài khoản tạm giữ. Chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm gửi 01 liên chứng từ cho cơ quan đã quyết định việc hoàn trả số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án, còn 01 liên chứng từ lưu tại Kho bạc Nhà nước.
3. Việc hoàn trả số tiền pháp nhân đã nộp để bảo đảm thi hành án mà Cơ quan tài chính có thẩm quyền trong Quân đội đang quản lý được thực hiện theo quy định sau:
a) Sau khi nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án, pháp nhân thương mại gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền cho cơ quan tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc cơ quan thi hành án dân sự. Kèm theo văn bản đề nghị có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về hoàn trả tiền. Trong văn bản đề nghị phải nêu rõ tiền được hoàn trả bằng chuyển khoản hay bằng tiền mặt. Trường hợp hoàn trả bằng chuyển khoản thì ghi rõ tên tài khoản được chuyển đến; nếu hoàn trả bằng tiền mặt thì ghi rõ họ, tên, số chứng minh nhân dân của người nhận tiền;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị hoàn trả tiền của pháp nhân thương mại, cơ quan tiếp nhận đề nghị phải lập hồ sơ đề nghị hoàn trả số tiền theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về hoàn trả tiền và gửi cho cơ quan tài chính trong Quân đội.
Hồ sơ đề nghị gồm có: Văn bản đề nghị cơ quan tài chính trong Quân đội hoàn trả số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án, trong đó nêu rõ tiền được hoàn trả bằng chuyển khoản hay bằng tiền mặt; quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về việc hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án và Biên bản giao nhận tiền nộp để bảo đảm thi hành án;
c) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị, cơ quan tài chính trong Quân đội làm thủ tục hoàn trả tiền về tài khoản của pháp nhân thương mại hoặc chi trả bằng tiền mặt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp thực hiện hoàn trả bằng tiền mặt phải lập biên bản có chữ ký của bên hoàn trả (đại diện cơ quan tài chính trong Quân đội) và bên nhận tiền (người đại diện hợp pháp hoặc đại diện theo ủy quyền của pháp nhân thương mại). Biên bản được lập thành 03 bản, bên hoàn trả tiền giữ 01 bản, bên nhận tiền giữ 01 bản và 01 bản được gửi cho cơ quan đã quyết định việc hoàn trả số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án để lưu vào hồ sơ vụ án.
1. Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án được nộp vào ngân sách nhà nước trong trường hợp quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ghi rõ số tiền này được nộp ngân sách nhà nước để thi hành hình phạt tiền hoặc để thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho Nhà nước theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định thi hành án có hiệu lực thi hành, Cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ nơi đang tạm giữ số tiền nộp để bảo đảm thi hành án có trách nhiệm gửi 03 liên ủy nhiệm chi trích từ tài khoản tạm giữ để nộp ngân sách nhà nước kèm theo quyết định thi hành án này cho Kho bạc Nhà nước.
3. Ngay sau khi nhận được ủy nhiệm chi kèm theo quyết định thi hành án quy định tại khoản 2 Điều này, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán ghi thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Sau khi hạch toán ghi thu ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước lưu 01 liên chứng từ và giao cho chủ tài khoản tạm giữ 02 liên chứng từ. Chủ tài khoản tạm giữ lưu 01 liên chứng từ và gửi 01 liên chứng từ cho cơ quan đã ra quyết định về việc hoàn trả số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án.
1. Tiếp nhận và tạm giữ số tiền nộp để bảo đảm thi hành án theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nộp ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án theo quy định của Nghị định này.
3. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ trong việc thực hiện biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn trả tiền được nộp để bảo đảm.