Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
Số hiệu: | 115/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/12/2010 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2011 |
Ngày công báo: | 08/01/2011 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/11/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/2010/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2010 |
QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009.
Đối với trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ.
Nghị định này áp dụng với các Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh), Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện), Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã).
Điều 3. Nguyên tắc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
1. Bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.
2. Bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 và Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các Bộ
Các Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ; đồng thời phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
1. Các Bộ có cơ sở giáo dục trực thuộc có trách nhiệm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về đào tạo, phát triển nhân lực của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đáp ứng yêu cầu nhân lực của ngành và của xã hội;
b) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quy định cụ thể việc đào tạo, quy định văn bằng công nhận trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng cho những người được đào tạo chuyên sâu sau khi tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt; xây dựng chương trình khung đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp;
c) Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ trong việc bảo đảm các điều kiện về thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo; thực hiện quy chế tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thu, chi học phí, công khai chất lượng giáo dục, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; công khai tài chính; việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội; xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của pháp luật;
d) Quyết định mở ngành đào tạo đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc các doanh nghiệp do Bộ thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức, hoạt động và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
e) Quyết định công nhận hội đồng trường đối với các cơ sở giáo dục công lập; quyết định xếp hạng các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật; quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc các doanh nghiệp do Bộ thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó, phù hợp quy hoạch mạng lưới trường trung cấp chuyên nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ hoặc trực thuộc các doanh nghiệp do Bộ thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó;
h) Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo quy định của pháp luật;
i) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về lĩnh vực giáo dục, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan tổng hợp quy hoạch, kế hoạch năm năm và hàng năm về phát triển giáo dục của cả nước và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Bộ liên quan, UBND cấp tỉnh lập, phân bổ và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước về giáo dục; xây dựng chế độ chi tiêu ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục; thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính, ngân sách đối với lĩnh vực giáo dục theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục; cơ chế quản lý và sử dụng nguồn thu học phí và các khoản thu hợp pháp khác của cơ sở giáo dục.
4. Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng và giao biên chế công chức cho các Bộ và UBND cấp tỉnh (trong đó có biên chế công chức của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo) trong tổng biên chế công chức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; các văn bản hướng dẫn quản lý công chức, viên chức trong lĩnh vực giáo dục theo thẩm quyền.
Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh
UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phát triển giáo dục, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn tỉnh:
1. Xây dựng và trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành các chính sách của địa phương để phát triển giáo dục trên địa bàn.
3. Bảo đảm chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục trung cấp chuyên nghiệp do địa phương quản lý; giám sát việc bảo đảm chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học và trung cấp chuyên nghiệp khác theo quy định của pháp luật; chỉ đạo và tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Quản lý các cơ sở giáo dục
a) Quản lý hành chính theo lãnh thổ các trường đại học, cao đẳng trực thuộc các Bộ đóng trên địa bàn; quản lý các trường đại học công lập trực thuộc tỉnh, các trường đại học, cao đẳng tư thục trên địa bàn theo điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định của pháp luật;
b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi loại hình trường các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của tỉnh (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài): trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông), trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh (nếu có), trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm ngoại ngữ, tin học và các cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh;
c) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức và thực hiện chính sách đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học công lập trực thuộc tỉnh theo tiêu chuẩn quy định tại Điều lệ trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành; quyết định công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng trường đại học tư thục trên địa bàn theo tiêu chuẩn được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục do Thủ tướng Chính phủ ban hành; quyết định công nhận hội đồng trường, trường đại học trực thuộc tỉnh.
6. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn UBND cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.
7. Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm đủ biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục, biên chế công chức cho cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo.
8. Quản lý, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách hiện hành; việc thu, chi học phí, lệ phí và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục thuộc trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh; huy động các nguồn lực cho giáo dục, xã hội hóa giáo dục để phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh.
9. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.
10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.
11. Chỉ đạo và thực hiện công tác hợp tác quốc tế về giáo dục.
12. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyết định khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển giáo dục trên địa bàn.
13. Chỉ đạo việc kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về giáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện về thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo; công khai chất lượng giáo dục, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ sở giáo dục đại học được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định này.
14. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dục theo quy định của pháp luật.
15. Quản lý nhà nước các cơ sở dịch vụ tư vấn, đưa người đi du học tự túc theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:
a) Trình UBND cấp tỉnh: dự thảo quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh để phát triển giáo dục;
b) Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh: dự thảo quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
2. Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; công tác tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc; quyết định việc mở ngành đào tạo đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc sở theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục đào tạo được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định này.
4. Giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ đưa người đi đu học tự túc ở ngoài nước theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục của địa phương với UBND cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Chủ trì hướng dẫn, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục của địa phương hàng năm để cơ quan quản lý biên chế cùng cấp ở địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phân bổ biên chế sự nghiệp giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc sở, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh.
7. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý, bao gồm cả các trường cao đẳng tư thục đóng trên địa bàn tỉnh.
8. Chủ trì xây dựng để cụ thể hóa các tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo dục tại địa phương; lập dự toán ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc sở; quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách được giao cho giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc sở sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn tỉnh.
9. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộc; quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật.
10. Giúp UBND cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về giáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo, công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội đối với các cơ sở giáo dục đại học được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định này.
11. Thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
12. Giúp UBND cấp tỉnh quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn), trường cán bộ quản lý giáo dục tỉnh (nếu có), trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp trung học phổ thông), trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm giáo dục - hướng nghiệp; trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và các cơ sở giáo dục trực thuộc khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh.
Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp huyện
UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sự nghiêp giáo dục trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục trên địa bàn.
4. Thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo.
6. Quyết định thành lập (đối với các trường công lập), cho phép thành lập (đối với các trường ngoài công lập), sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài) đối với các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông), trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.
7. Bảo đảm đủ biên chế công chức cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước, ban hành các chủ trương, biện pháp để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn.
8. Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.
9. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyết định khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển của giáo dục.
10. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.
Điều 9. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:
a) Trình UBND cấp huyện: dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn, dự thảo các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện;
b) Trình Chủ tịch UBND cấp huyện: dự thảo quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo và các văn bản cá biệt khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện.
2. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; cho phép hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục được quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục định kỳ và hàng năm theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện.
4. Chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo UBND cấp huyện; quyết định phân bổ biên chế sự nghiệp các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện.
5. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện.
6. Chủ trì xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc; quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn huyện.
7. Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục trực thuộc.
8. Giúp UBND cấp huyện quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp trung học phổ thông) và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.
Điều 10. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp xã
UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền về giáo dục trên địa bàn xã:
1. Xây dựng và trình hội đồng nhân dân cấp xã kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương khi được phê duyệt; xây dựng quy hoạch về đất cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo tiêu chuẩn quy định về trường chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; bảo đảm và chịu trách nhiệm kiểm tra các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn hoạt động đúng quy định pháp luật.
3. Thực hiện xã hội hóa giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân chăm lo cho giáo dục, phối hợp với nhà trường chăm lo giáo dục con em thực hiện nếp sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa, các công trình giành cho hoạt động học tập, vui chơi của học sinh; huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục của xã.
4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục trên địa bàn theo hướng dẫn của UBND cấp huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo.
5. Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức đăng ký, huy động tối đa người trong độ tuổi đi học để bảo đảm phổ cập giáo dục, chống mù chữ, tạo điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, suốt đời.
6. Quản lý trung tâm học tập cộng đồng; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2011. Nghị định này thay thế Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện theo quy định tại Nghị định này.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 115/2010/ND-CP |
Hanoi, December 24, 2010 |
DEFINING THE RESPONSIBILITY OF STATE MANGEMENT ON EDUCATION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Education 2005 and the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Education 2009;
At the proposal of the Minister of Education and Training,
DECREE:
Article 1. Scope of adjustment
This Decree defines the responsibility of state management on education under the provisions of the Law on Education 2005, the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Education 2009;
For the responsibility of state management on vocational training, the provisions of Decree No. 70/2009/ND-CP August 21, 2009 of the Government shall apply;
Article 2. Subject of applicaation
This decree applies to the ministries, ministerial-level organs (hereinafter referred to as the Ministry), the People's Committees of provinces and centrally-affiliated cities (hereinafter referred to as the provincial-level People's Committee), the Service of Education and Training under the provincial People's Committee, People's Committee of districts, towns and provincial cities (hereinafter referred to as district People's Committee), Division of Education and Training of People's Committees of communes, wards and towns (hereinafter referred to as communal People's Committee).
Article 3. Principles to define the responsibility of state management on education
1. Ensuring the consistency, smoothness and improving the effectiveness and efficiency of state management on education.
2. Ensuring the correspondence between the tasks, authority, responsibility with the financial resources, personnel and other necessary conditions to perform the assigned tasks.
3. Assigning and decentralizing and specifying the tasks, authority and responsibility in the field of education of the Ministries, the People's Committees at all levels and the organs concerned while thoroughly promoting the proactiveness and creativeness of the educational management organs at all levels in performing responsibility and assigned tasks.
Article 4. Responsibility of state management on education of the Ministry of Education and Training
The Ministry of Education and Training shall take responsibility before the Government on state management on education as stipulated in the Law on Education 2005, the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Education 2009 and the Government’s Decree defining the functions, duties, power and organizational structure of the Ministry of Education and Training, this Decree and the relevant normative legal documents;
Article 5. Responsibility of state management on education of Ministries
The Ministries are responsible for performing the tasks and powers of state management as stipulated in the Government’s Decree on the functions, tasks, power and organizational structure of the Ministries while coordinating with the Ministry of Education and Training to ensure the uniform state management on education.
1. The Ministries with direct-attached educational facilities shall:
a) Develop and implement the annual, five-year and long-term strategy and plan for the training and development of human resources of sectors and areas under the management authority in accordance with the strategy and plan for development of national human resources to meet the manpower demand of sectors and society;
b) Coordinate with the Ministry of Education and Training in the specified training and regulation on diploma to recognize the qualifications and practical skills, application to the persons who are intensively trained after having graduated from university in some specialized majors; develop program of training frame at vocational intermediate level;
c) Steer and inspect the higher education facilities of and vocational intermediate schools directly under the Ministry in ensuring the conditions for establishment of school, educational activities, training majors, compliance with regulations on school admission, training, joint training; management and grant of diploma and certificates; revenue and expenditure of tuition, publicity of educational quality and conditions for educational quality assurance; financial publicity, training associated with social needs; planning, training, re-training, implementation of policy towards teachers and educational administrators in accordance with law;
d) Make a decision on establishment of training major for the vocational intermediate schools directly under the Ministry, vocational intermediate schools directly under the enterprises but the Ministry implements the owner’s certain rights and obligations for such enterprises as prescribed by law;
dd) Perform the statistics, information and make periodical and annual reports on organization, operation and conditions for educational quality assurance of the educational facilities directly under the Ministry in accordance with regulations of the Ministry of Education and Training;
e) Make a decision on recognizing the school board for public educational facilities, on ranking the educational facilities as prescribed by law, on establishment and permission for establishment, merger, division, separation or dissolution of vocational intermediate schools directly under the Ministry, the vocational intermediate schools directly under the enterprises but the Ministry implements the owner’s certain rights and obligations for such enterprises as prescribed by law in accordance with the network planning of vocational intermediate schools approved by the competent authority;
g) Make a decision on appointment, re-appointment, removal, dismissal, demotion of the head or the deputy head of educational facilities directly under the Ministry or enterprises but the Ministry implements the owner’s certain rights and obligations for such enterprises;
h) Manage, guide and inspect the use of state budget and other legal revenues of educational facilities; implementation of socialization of education, mobilization of social resources for educational development; autonomy and self-responsibility assurance of direct-attached educational facilities as prescribed by law;
i) Examine, inspect and settle complaints, denunciations and proposals in the field of education and handle violations as prescribed by law.
2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training and the organs concerned to summarize the annual and five-year plan on educational development of the country and put it into the social-economic development plan of the country and submit it to the Prime Minister for approval;
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training to guide the Ministries concerned and the provincial People’s Committees through formulation, allocation and implementation of state budget estimate on education; development regulations on expenditure of state budget for educational activities; inspection and examination of finance and budget in the field of education as prescribed by the Budget Law; guidance on mechanism of financial autonomy for educational facilities; mechanism of management and use of revenues from tuition and other legal revenues of educational facilities;
4. The Ministry of Home Affairs shall develop and hand over the staff of public servants to the Ministries and provincial People's Committees (including the staff of public servants of Service of Education and Training and Division of Education and Training) in the general staff annually approved by the Prime Minister; coordinate with the Ministry of Education and Training and the Ministries and sectors concerned to develop policies for teachers and educational administrators; the documents guiding the management of public servants and officials in the field of education within its authority.
Article 6. Responsibility of state management on education of provincial People's Committees
The provincial People's Committees shall take responsibility to the Government for the educational development and perform their state management on education on their provincial areas:
1. Developing and submitting the provincial People’s Council to decide on the plans, programs, projects and policies of education development in the areas; steering, guiding, inspecting and implementing these plans, programs, projects and policies of education development approved by the competent authority;
2. Implementing and inspecting the implementation of legal normative documents on education; issuing local policies for educational development in the areas;
3. Ensuring the quality of preschool education, general education, continuing education and vocational intermediate education under the local management; monitoring the educational quality assurance of colleges, universities and other vocational intermediate facilities as prescribed by law; steering and implementing the educational universalization, prevention of illiteracy and development of learning society in the areas;
4. Steering, guiding and performing the statistics, information and making periodical and annual report on organization and educational activities in provincial areas to the Ministry of Education and Training;
5. Managing the educational facilities
a) Territorially managing the administration of universities, colleges located in the area directly under the Ministry; managing the public universities directly under provinces and the private colleges and universities in the areas under the regulations and rules of organization and operation of schools issued by the competent authority and regulations of law;
b) Making a decision on the establishment or permitting the establishment, division, splitting, merger, dissolution or conversion of type of school of educational facilities under the state management authority of provinces (including the educational facilities with the investment from foreign individuals and organizations): vocational intermediate schools, high schools and general high schools with various levels (including the high school level), continuing educational centers, general technical-vocational centers, provincial training schools for educational administrators (if any), ethnic minority boarding high schools, ethnic minority semi-boarding high schools, foreign language and computer centers and other educational facilities under the management authority of provincial People’s Committees;
c) Making a decision on the appointment, re-appointment, rotation, removal, dismissal, demotion and performing the policies for principals, vice principals of public universities directly under the provinces based on the standards specified in the university Charter issued by the Prime Minister; making a decision on recognition or non-recognition of Board of Directors, Chairman of the Board, principal of private universities in the areas based on the standards specified in the Regulation on organization and operation of private universities issued by the Prime Minister; making a decision on recognizing the school board and universities directly under provinces;
6. Specifying functions, duties, power and organizational structure of Service of Education and Training; guiding district People’s Committees to specify the functions, duties, power and organizational structure of the Division of Education and Training as prescribed in this Decree and guidance of the Ministry of Education and Training and the Ministry of Home Affairs;
7. Steering and guiding Services of Education and Training through the implementation of planning, recruitment, use, assessment, rotation, training, re-training, implementation of policies for teachers and educational administrators; staff assurance for educational facilities and staff of public servant for Services of Education and Training;
8. Managing and inspecting the use of state budget spent for education as prescribed by the current Law on state budget and decentralized management of budget; the revenue and expenditure of tuition, fees and other legal revenues for educational facilities under the responsibility of management of provincial People’s Committees; mobilization of resources for education and socialization of education for development of education in provincial areas;
9. Steering, guiding and implementing guidelines and policies of the state and local policies to ensure the autonomy and self-responsibility of educational facilities;
10. Steering, guiding and inspecting educational facilities in implementation of research and application of science and technology in the field of education;
11. Steering and implementing the international cooperation of education
12. Steering, guiding and implementing the movement of emulation; deciding to reward the organizations and individuals that have made great contributions to the development of education in the areas.
13. Steering the inspection of compliance with law on education in ensuring the conditions for establishment of school, educational activities, establishment of majors; publicity of educational quality and conditions for educational quality assurance and the training associated with the social needs under the guidance of Ministry of Education and Training for higher education facilities specified at Point a, Clause 5, Article 6 of this Decree;
14. Steering, guiding and implementing the administrative reform, practice of thrift, prevention and fighting of corruption and wastefulness; inspection, examination and settlement of complaint, denunciations, proposal and handling of violation concerning the education as prescribed by law
15. Performing the state management of establishments of consulting and self-supporting oversea study services as prescribed by law;
Article 7. Responsibility of Service of Education and Training
The Services of Education and Training are responsible for advising and assisting the provincial People’s Committees to perform the functions of state management on education;
1. Assuming the prime responsibility for and coordinating with the organs concerned:
a) Submitting to the provincial People’s Committee: draft plans, programs, projects and policies of educational development in the area; draft decisions and other directives in the field of education under the authority of provincial People’s Committee for development of education;
b) Submitting to the Chairman of provincial People’s Committee: draft decision on establishment, permission for establishment, merger, division, splitting or dissolution of educational facilities directly under the Service of Education and Training and other documents in the field of education under the authority of Chairman of provincial People’s Committee;
2. Guiding, propagating, disseminating and implementing the legal normative documents on education, the plans, projects, programs and other contents on education after being approved by the competent authority;
3. Guiding and implementing the specialized and professional work, educational universalization, prevention of illiteracy and development of learning society in the area, school admission, examination, grant of diploma and certificate, inspection of education quality of Divisions of Education and Training and their direct-attached educational facilities; making a decision on establishment of majors for vocational intermediate schools directly under the Services as prescribed by the Ministry of Education and Training; permission for educational activities and suspension of educational activities for the educational facilities specified at Point b, Clause 5, Article 6 of this Decree;
4. Assisting the provincial People’s Committee to perform the state management for the self-supporting oversea study service organizations as prescribed by law;
5. Performing the statistics, information and making the periodical and annual reports on educational organization and activities at localities to the provincial People’s Committee and the Ministry of Education and Training;
6. Guiding and summarizing the annual plan for staff of education career of localities for the local staff management organs at the same level to submit it to the competent authority for approval and allocation of staff of educational career to the educational facilities directly under the Service after being approved by the competent authority; guiding, implementing, examining and inspecting the recruitment, employment, rotation, secondment, training, re-training and implementation of policies for teachers and educational administrators in provincial areas;
7. Making a decision on appointment, re-appointment, removal, transfer, dismissal, demotion of head, deputy head, recognition of school board of direct-attached educational facilities; recognition and non-recognition of Board of Directors, Chairman of the Board, principal, vice principal of non-public educational facilities under the management authority, including the private colleges located in provincial areas;
8. Concretizing the standards and rate of educational fund at localities; making the estimate of educational budget for the educational facilities directly under the Service; making a decision on allocation of educational budget estimate for the educational facilities directly under the Service after being approved by the competent authority; coordinating with the Service of Finance, the Service of Planning and Investment to determine and balance the state budget annually spent for education from localities to submit it to the competent authority for approval; guiding, examining and monitoring the use of state budget and other legal revenues for education in provincial areas;
9. Guiding and implementing the socialization of education, mobilization of resources for development of education; issuing regulations to ensure the autonomy and obligation of self-responsibility of the direct-attached educational facilities; managing finance, assets and material facilities assigned as prescribed by law;
10. Assisting the provincial People’s Committee to inspect and monitor the compliance with law on education in ensuring the conditions for establishment of school, educational activities, establishment of majors, publicity of education quality and conditions for education quality assurance and the training associated with social needs for higher education facilities specified at Point a, Clause 5, Article 6 of this Decree;
11. Implementing the administrative reform, practice of thrift, prevention of corruption, wastefulness, works of inspection, examination, settlement of complaints, denunciations and proposals concerning the education and handling of violation as prescribed by law;
12. Assisting the provincial People’s Committee to manage the direct-attached educational facilities, including: colleges, vocational intermediate schools (excluding the public colleges or vocational intermediate schools of the Ministries located in the area), provincial training schools for educational administrators (if any), high schools, general high schools with various levels (including high school level), continuing educational center, foreign language and computer centers, vocational and educational center, ethnic minority boarding high schools, ethnic minority semi-boarding high schools and other direct-attached educational facilities (if any) under the management authority of provincial People’s Committees;
Article 8. Responsibility of state management on education of district
District People’s Committee shall perform the function of state management on education in the district areas and take responsibility before the provincial People’s Committee for development of education of preschool, primary school, junior high school and development of learning society in district areas;
1. Developing plans, programs and projects to develop the educational career in district areas to submit them to the competent authority for approval; steering and inspecting the implementation of plans, programs and projects of education approved by the competent authority;
2. Steering, guiding, implementing, inspecting and monitoring the educational facilities under its management authority in implementation of legal normative documents on education;
3. Steering and guiding to inspect the Division of Education and Training and the educational facilities under the management authority of district People’s Committee in education quality assurance in the areas;
4. Implementing the educational universalization, prevention of illiteracy and developing a learning society in the area;
5. Performing the statistics, information and making periodical and annual reports on educational organization and operation under the guidance of provincial People’s Committee and Service of Education and Training;
6. Making a decision on establishment (for public schools), permitting the establishment (for non-public schools), merger, division, splitting, suspension of operation or dissolution (including the educational facilities with the investment of foreign organizations and individuals) for preschools, primary schools, junior high schools, general high schools with various levels (excluding the high school level), community learning centers and other educational facilities (if any) under the management authority of district People’s Committee;
7. Ensuring sufficient staff of public servants for Division of Education and Training, the non-business staff for educational facilities; steering and implementing the development of staff of teachers and educational administrators; fully and promptly implementing the state policies, issuing guidelines and measures to take care of the physical and spiritual life for the staff of teachers and educational administrators under the management authority in the areas;
8. Ensuring the conditions of finance, assets, material facilities to develop education in the area; implementing the socialization of education, mobilization of social resources for development of education; issuing regulations to ensure the autonomy, obligation of self-responsibility of educational facilities under the management authority in the area; guiding, inspecting and monitoring the implementation;
9. Steering, guiding and implementing the movement of emulation; deciding to reward the organizations and individuals that have made great contributions to the development of education in the areas.
10. Steering, guiding and implementing the administrative reform, practice of thrift, prevention and fighting of corruption and wastefulness; inspection, examination and settlement of complaint, denunciations, proposal and handling of violation concerning the education as prescribed by law; inspection and monitoring of public implementation of education quality, publicity of conditions for education quality assurance; financial publicity of educational facilities under the management authority of district People’s Committee;
Article 9. Responsibility of Division of Education and Training
Division of Education and Training shall advise and assist the district People’s Committee to perform the function of state management on education in district areas:
1. Assuming the prime responsibility for and coordinating with the organs concerned:
a) Submitting to district People’s Committee: draft documents guiding the implementation of mechanism, policies, laws and regulations of provincial People’s Committee on educational activities in the areas; draft decisions, directives and plans for development of education, programs of administrative reform in the field of education in the areas and other draft documents in the field of education under the management authority of district People’s Committee;
b) Submitting to Chairman of district People’s Committee: draft decision on establishment, permission for establishment, merger, division, splitting, and dissolution of educational facilities directly under Division of Education and Training and other specific documents in the field of education under the authority of Chairman of district People’s Committee;
2. Guiding and implementing the specialized and professional work, school admission, examination, grant of diploma and certificate, educational universalization, prevention of illiteracy and development of learning society in the area; permitting the educational activities for the educational facilities specified in Clause 6, Article 8 of this Decree;
3. Performing the statistics, information and making periodical and annual reports on educational organization and activities under the guidance of Service of Education and Training and district People’s Committee;
4. Developing and summarizing the plans for staff of educational career of direct-attached educational facilities under the guidance of Service of Education and Training and district People’s Committee; making a decision on allocation of non-business staff of direct-attached educational facilities after being approved by the competent authority; guiding, implementing, examining and inspecting the recruitment, rotation, secondment, training, re-training and implementation of policies for teachers and educational administrators in district areas;
5. Making a decision on appointment, re-appointment, removal, transfer, dismissal, demotion of head, deputy head, recognition of school board of direct-attached educational facilities; recognition and non-recognition of Board of Directors, Chairman of the Board, principal, vice principal of non-public educational facilities under the management authority of district People’s Committee;
6. Developing and making the estimate of annual educational budget for the direct-attached educational facilities; making a decision on allocation of expenditure of educational budget estimate for the direct-attached educational facilities after being approved by the competent authority; coordinating with the financial and planning organs to determine and balance the state budget annually spent for education from localities to submit it to the competent authority for approval; guiding, examining and monitoring the use of state budget and other legal revenues for education in district areas;
7. Implementing the administrative reform, practice of thrift, prevention of corruption, wastefulness, works of inspection, examination, settlement of complaints, denunciations and proposals concerning the education and handling of violation as prescribed by law; inspecting and monitoring the publicity of education quality and publicity of conditions for education quality assurance; financial publicity of direct-attached educational facilities;
8. Assisting district People’s Committee to manage the direct-attached educational facilities, including preschools, primary schools, junior high schools, general high schools with various levels (excluding the high school level) and other educational facilities (if any) under the management authority of district People’s Committee;
Article 10. Responsibility of state management on education of communal People’s Committee
Communal People’s Committees are responsible for performing their functions of state management under the educational authority in communal areas:
1. Developing and submitting the plan for local development of education to the communal People’s Council; implementing the plan for local development of education upon approval; making land planning for educational facilties in the area according to the standard specified for national standard school issued by the Ministry of Education and Training;
2. Permitting the establishment of children groups and private independent kindergarten classes according to the standard specified by the Ministry of Education and Training; ensuring and inspecting the proper operation as prescribed by law of children groups and private independent kindergarten classes in the area;
3. Implementing the socialization of education, creating a healthy educational environment, mobilizing people to take care of education, coordinating with the school to pay attention to education of children in performing a new cultural life; protecting and embellishing historical monuments, famous landscape, cultural works and works for learning and recreation of students; mobilizing resources for the development of education of communes.
4. Performing the statistics and making periodical and annual reports on educational organization and operation in the area under the guidance of district People’s Committee and Division of Education and Training;
5. Coordinating with the educational facilities in the area to register and maximally mobilize people of school age to ensure the educational universalization, prevention of illiteracy and creating conditions for people to learn regularly and all their lives;
6. Managing the community learning centers; coordinating with the Division of Education and Training to manage the preschools, primary schools, junior high schools in the area.
Article 11. Implementation provision
1. This Decree takes effect on February 15, 2011. This Decree supersedes the Decree No. 166/2004/ND-CP dated September 16, 2004 of the Government defining the responsibility of state management on education;
2. The Ministry of Education shall assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Home Affairs to specifically guide the fundctions, duties, power, organizational structure and staff of Service of Education and Training under provincial People’s Committee, Division of Education and Training under district People’s Committee as stipulated by this Decree;
3. Minister of Education and Training, the Ministers, heads of ministerial-level organs, heads of government-attached organs, Chairman of People's Committees of provinces and government-affiliated cities and the organs concerned are liable to execute this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực