Số hiệu: | 111/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/08/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Ngày 31/8/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương.
Theo đó, điều kiện để công nhận ngày truyền thống của các Bộ, ngành, địa phương đó là:
- Có tài liệu lịch sử thể hiện ngày cụ thể đánh dấu bằng sự kiện đáng ghi nhớ;
- Ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ phải cách thời điểm đề nghị công nhận ít nhất là 10 năm;
- Có tính giáo dục truyền thống lịch sử và ý nghĩa đối với bộ, ngành, địa phương.
Các Bộ, ngành, địa phương nộp hồ sơ đề nghị công nhận ngày truyền thống bao gồm:
- Công văn đề nghị công nhận ngày truyền thống;
- Bản thuyết minh sự cần thiết, tính giáo dục, ý nghĩa của việc công nhận ngày truyền thống;
- Bản chụp các tài liệu chứng minh sự ra đời hoặc ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ;
- Văn bản thẩm định của cơ quan thẩm định;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
Nghị định 111/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2018.
1. Điều kiện công nhận ngày truyền thống
a) Có tài liệu lịch sử thể hiện ngày cụ thể đánh dấu bằng sự kiện đáng ghi nhớ;
b) Ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ phải cách thời điểm đề nghị công nhận ít nhất là 10 năm;
c) Có tính giáo dục truyền thống lịch sử và ý nghĩa đối với bộ, ngành, địa phương.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận ngày truyền thống của bộ, ngành, cấp tỉnh.
1. Công văn đề nghị công nhận ngày truyền thống.
2. Bản thuyết minh sự cần thiết, tính giáo dục, ý nghĩa của việc công nhận ngày truyền thống.
3. Bản chụp các tài liệu chứng minh sự ra đời hoặc ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ.
4. Văn bản thẩm định của cơ quan thẩm định.
5. Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ công nhận ngày truyền thống.
2. Nội dung thẩm định hồ sơ
a) Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
b) Tính chính xác của các tài liệu chứng minh;
c) Tính hợp lý, sự cần thiết của việc công nhận ngày truyền thống.
1. Bộ, ngành, cấp tỉnh gửi trực tiếp hoặc qua bưu hoặc trực tuyến điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Nghị định này đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thẩm định.
2. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ. Khi nhận được văn bản thông báo, cơ quan đề nghị công nhận bổ sung hồ sơ gửi cơ quan thẩm định.
3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thẩm định hồ sơ và ra văn bản thẩm định, gửi đến cơ quan đề nghị công nhận. Trong trường hợp cần thiết, khi tiến hành thẩm định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan hoặc yêu cầu cơ quan đề nghị công nhận giải trình.
4. Văn bản thẩm định phải nêu rõ ý kiến về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này và kết luận cụ thể hồ sơ đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận.
5. Sau khi nhận được văn bản thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan đề nghị có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Nghị định này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực