Nghị định 07-CP năm 1994 ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân
Số hiệu: | 07-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/01/1994 | Ngày hiệu lực: | 29/01/1994 |
Ngày công báo: | 15/03/1994 | Số công báo: | Số 5 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
21/04/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07-CP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 1 năm 1994 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 7-CP NGÀY 29-1-1994 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và thống nhất quản lý hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. - Nay ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân.
Điều 2. - Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 3. - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ
VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 7-CP ngày 29-1-1994 của Chính phủ)
Điều 1. - Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội (gọi tắt là các đơn vị kế toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này.
Sau khi có xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thì các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị kế toán là căn cứ cho việc điều hành, quản lý hoạt động ở đơn vị, cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính Nhà nước xét duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị kế toán, cho cơ quan thuế tính toán số thuế và các khoản nộp khác của đơn vị đối với ngân sách Nhà nước, cho các cổ đông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, các khách hàng và các tổ chức, cá nhân xử lý các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Hoạt động kiểm toán độc lập còn giúp các đơn vị kế toán phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót do vô tình hay cố ý, phòng ngừa các vi phạm và thiệt hại có thể xẩy ra trong kinh doanh và sử dụng kinh phí.
Điều 2. - Kiểm toán độc lập được thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng sau đây:
1. Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam;
2. Các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
3. Các doanh nghiệp tư nhân;
4. Các hợp tác xã;
5. Các doanh nghiệp Nhà nước;
6. Các tổ chức sự nghiệp, đoàn thể xã hội;
7. Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Điều 3. - Công việc kiểm toán độc lập do các kiểm toán viên chuyên nghiệp (gọi tắt là kiểm toán viên) thực hiện. Kiểm toán viên là người có đủ điều kiện quy định trong Quy chế này, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và cho phép hành nghề trong các tổ chức kiểm toán độc lập.
Điều 4. - Tổ chức kiểm toán độc lập là một doanh nghiệp (công ty kiểm toán hoặc văn phòng kiểm toán) được thành lập theo quy định hiện hành về thành lập các loại doanh nghiệp và các qui định trong Quy chế này.
Điều 5. - Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập.
Điều 6. - Các tổ chức kiểm toán nước Ngoài hoạt động kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán trên lãnh thổ Việt Nam phải được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư của Việt Nam cấp giấy phép, sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ tài chính. Hoạt động của kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán nước ngoài phải tuân thủ Luật Đầu tư nước ngoài của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quy định trong Quy chế này và các thông lệ kiểm toán quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
Điều 7. - Đối tượng có yêu cầu kiểm toán được tự do lựa chọn các tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp ở Việt Nam để ký kết hợp đồng kiểm toán.
Đối tượng yêu cầu kiểm toán có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực mọi thông tin tài liệu cần thiết có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên thực hiện kiểm toán và trả đủ, kịp thời phí kiểm toán theo thoả thuận trong hợp đồng.
Điều 8. - Công việc kiểm toán phải thực hiện theo trình tự và phương pháp nghiệp vụ chuyên môn do Bộ Tài chính quy định. Khi kết thúc công việc kiểm toán, kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toán, ghi ý kiến nhận xét của mình vào báo cáo kiểm toán và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các ý kiến đó. Báo cáo kiểm toán phải khách quan, trung thực, có chữ ký của kiểm toán viên và phải được lãnh đạo của tổ chức kiểm toán xác nhận, ký tên, đóng dấu.
Điều 9. - Kiểm toán viên phải là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam, có đăng ký hành nghề tại một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 10. - Công dân Việt Nam có đầy đủ các điều kiện sau đây được công nhận là kiểm toán viên và được phép đăng ký hành nghề tại một tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam:
1. Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất trung thực, liêm khiết, nắm vững luật pháp và chính sách, chế độ kinh tế, tài chính, kế toán, thống kê của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học chuyên ngành tài chính, kế toán, đã làm công tác tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên (nếu tốt nghiệp đại học) hoặc 10 năm trở lên (nếu tốt nghiệp trung học).
Đã qua kỳ thi tuyển kiểm toán viên do Hội đồng thi cấp Nhà nước tổ chức và được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp chứng chỉ.
Điều 11. - Công chức Nhà nước đương chức không được đăng ký hành nghề trong các tổ chức kiểm toán độc lập. Kiểm toán viên đã bị rút giấy phép đăng ký hành nghề không được đăng ký hành nghề lại.
Điều 12. - Công dân nước ngoài được đăng ký hành nghề tại một tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam nếu có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam cấp hoặc có chứng chỉ kiểm toán viên được cấp bởi một tổ chức kiểm toán quốc tế mà Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận.
Điều 13. - Kiểm toán viên được thực hiện các dịch vụ kiểm toán sau đây:
1. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, tài liệu, số liệu kế toán, việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán, tài chính của Nhà nước.
2. Kiểm tra và xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán do các đơn vị kế toán lập ra.
3. Kiểm tra và xác nhận giá trị vốn góp của các bên tham gia liên doanh, của các cổ đông, kiểm tra xác nhận tính trung thực, chính xác, đầy đủ của số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị liên doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách, cổ phần hoá, phá sản và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Giám định tài chính, kế toán và các dịch vụ tư vấn về quản lý tài chính, kế toán, thuế theo yêu cầu của khách hàng.
Điều 14. - Kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo đúng các nguyên tắc sau đây:
1. Tuân thủ pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
2. Bảo đảm trung thực, độc lập, khách quan, công bằng và bí mật số liệu.
3. Tuân thủ các chuẩn mực kế toán và kiểm toán hiện hành của Việt Nam và các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế phổ biến được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
4. Kiểm toán viên chỉ được thực hiện dịch vụ kiểm toán cho các đơn vị khách hàng mà kiểm toán viên không có quan hệ về kinh tế và không có quan hệ họ hàng thân thuộc với người lãnh đạo đơn vị.
Điều 15. - Kiểm toán viên có trách nhiệm:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc kiểm toán qui định tại điều 14 Quy chế này; thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng kiểm toán; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức kiểm toán độc lập và trước khách hàng về kết quả kiểm toán và ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán.
2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kiểm toán viên không được gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của đơn vị đang kiểm toán và chỉ được nhận phí kiểm toán đã thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán.
3. Kiểm toán viên vi phạm Quy chế này, vi phạm pháp luật có thể bị thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật, nếu gây thiệt hại vật chất cho khách hàng thì phải bồi thường.
Điều 16. - Kiểm toán viên có quyền:
1. Độc lập về chuyên môm nghiệp vụ.
2. Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu về kế toán, tài chính và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung kiểm toán.
3. Đối chiếu, xác minh các thông tin kinh tế có liên quan tới đơn vị được kiểm toán, ở trong và ở ngoài dơn vị (nếu cần).
4. Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện đơn vị được kiểm toán có hiện tượng vi phạm pháp luật, kiểm toán viên được quyền thông báo và kiến nghị đơn vị có biện pháp sửa chữa sai phạm và có quyền ghi ý kiến của mình vào báo cáo kiểm toán.
5. Khước từ làm kiểm toán cho khách hàng, nếu xét thấy không đủ điều kiện hoặc không đủ khả năng để kiểm toán.
Điều 17. - Tổ chức kiểm toán độc lập (công ty kiểm toán hoặc văn phòng kiểm toán) muốn được thành lập phải có các điều kiện sau đây:
1. Có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành về việc thành lập các loại doanh nghiệp.
2. Có ít nhất 5 người trở lên được cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Người đứng đầu tổ chúc kiểm toán phải là kiểm toán viên.
3. Được Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập theo qui định của pháp luật.
Điều 18. - Tổ chức kiểm toán độc lập sau khi được phép thành lập phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, phải đăng báo theo qui định của pháp luật và phải đăng ký danh sách kiểm toán viên tại Bộ Tài chính. Mọi thay đổi của tổ chức kiểm toán độc lập về những nội dung đã được đăng ký tại các cơ quan Nhà nước đều phải đăng ký lại hoặc xin phép bổ sung.
Điều 19. - Tổ chức kiểm toán độc lập chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên thuộc diện quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng về những vi phạm quy chế hành nghề của tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên, phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại gây ra cho khách hàng.
Điều 20. - Tổ chức kiểm toán độc lập là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập được thu phí dịch vụ để trang trải mọi chi phí. Mức thu phí của từng hợp đồng kiểm toán do hai bên thoả thuận căn cứ vào khối lượng, tính chất phức tạp của công việc và khung giá phí kiểm toán do Bộ tài chính quy định.
Tổ chức kiểm toán độc lập phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước theo luật định và cần mua bảo hiểm tại các tổ chức bảo hiểm để đề phòng rủi ro khi phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho khách hàng.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
Điều 21. - Các tổ chức kiểm toán độc lập chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước như một doanh nghiệp.
Các cơ quan quản lý Nhà nước khi sử dụng các số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các dơn vị kế toán đã được tổ chức kiểm toán độc lập kiểm tra xác nhận, nếu thấy có ghi vấn thì kiểm tra lại và trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình đưa ra các quyết định quản lý. Đơn vị kế toán phải chấp hành quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời yêu cầu tổ chức kiểm toán xem xét lại kết quả kiểm toán, nếu có bất đồng và tranh chấp thì kiến nghị lên cơ quan tài chính địa phương hoặc Bộ Tài chính xem xét, xử lý.
Điều 22. - Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán. Nội dung quản lý Nhà nước gồm:
1. Ban hành các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán và các tài liệu hướng dẫn về phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán.
2. Ban hành và chỉ đạo thực hiện quy chế về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán viên, thể thức thi tuyển và cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên, thành lập hội đồng thi cấp Nhà nước để tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo qui định của Nhà nước.
3. Thẩm định hồ sơ xin phép thành lập tổ chức kiểm toán, tổ chức đăng ký và thực hiện việc quản lý thống nhất danh sách kiểm toán viên.
4. Quy định khung giá phí kiểm toán để áp dụng thống nhất trong hoạt động kiểm toán.
5. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật và quy chế kiểm toán trong hoạt động của các tổ chức kiểm toán, xử lý các bất đồng và tranh chấp về kết quả kiểm toán.
ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính về các bất đồng và tranh chấp về kết quả kiểm toán là ý kiến cuối cùng.
Điều 23. - Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và được áp dụng cho các tổ chức kiểm toán độc lập của Việt Nam và các tổ chức kiểm toán nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 24. - Các qui định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
|
No. 07-CP |
Hanoi, January 29, 1994 |
ON INDEPENDENT AUDITING IN THE NATIONAL ECONOMY
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on the Organization of the Government dated 30 September 1992;
In order to meet the demand for the development and uniform management of independent auditing activities within the national economy;
Following the recommendations of the Ministry of Finance;
DECREES:
Article 1. To issue with this Decree the Regulations on Independent Auditing in the National Economy .
This Decree shall be of full force and effect as of the date of its signing. The Minister of Finance shall be responsible for providing guidelines on the implementation of the Regulations issued with this Decree.
Ministers, heads of ministerial equivalent bodies, heads of Government bodies, and chairmen of people's committees in provinces and cities under central authority shall be responsible for the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
ON INDEPENDENT AUDITING IN THE NATIONAL ECONOMY
(Issued with Decree 07-CP of the Government dated 29 January 1994)
Independent auditing means the inspection and confirmation by professional auditors in independent auditing organizations of the accuracy and appropriateness of accounting documents, data and the balance sheet of business enterprises, institutions, organizations and social associations (hereinafter referred to as accounting entities) when requested by such entities.
Having been certified by a professional auditor, accounting documents, data, and the balance sheet of the accounting entity shall be the basis for conducting and managing the operations of the entity, a basis for high level administrative bodies and State financial bodies to approve the annual financial statement of the entity, a basis for the calculation of tax liabilities by tax offices and calculation of other payments payable to the State Treasury, and a basis for shareholders, investors, joint venture parties, clients, organizations, and individuals to assess the relationship of the relevant parties in respect of rights and obligations during the course of operation of the entity.
Independent auditing activities also assist accounting entities to identify and correct in a timely manner intentional or unintentional mistakes, and to prevent breaches and damages which may occur while carrying on business and incurring expenses.
Independent auditing shall be carried out at the request of the following entities:
1. Enterprises with foreign owned capital operating under the foreign investment law of Vietnam;
2. Limited liability and shareholding companies;
3. Private companies;
4. Co-operatives;
5. State enterprises;
6. Non-profit organizations and social associations;
7. International organizations operating in Vietnam.
Independent auditing activities shall be carried out by professional auditors (hereinafter refe rred to as auditor). An auditor shall be a person who satisfies all conditions stipulated in this Regulations, is recognized by an authorized State body, and is permitted to practise in independent auditing organizations.
An independent auditing organization shall be a business enterprise (an auditing company or office) established in accordance with the provisions currently in force on the establishment of business enterprises and the provisions of these Regulations.
The Ministry o f Finance shall be the State administrative body responsible for independent auditing activities.
Having obtained written approval from the Ministry of Finance, all foreign auditing organizations carrying out auditing activities and financial accounting consultancy services in the territory of Vietnam must be issued with a licence from the State Committee for Co -operation and Investment. The activities of foreign auditors and auditing organizations must comply with the Law on Foreign Investment of the Socialist Republic of Vietnam, the provisions of these Regulations, and international auditing practices which are recognized by the State of Vietnam.
Entities which request audits shall be entitled to choose from amongst the auditing organizations legally operating in Vietnam and to sign an audit contract with such organization.
Entities requesting audits shall provide in a timely manner all accurate and relevant information and documents which are necessary in order to create favourable conditions for auditors to carry out auditing activities and to pay all auditing fees in full and on time in accordance with the agreed contract.
Auditing activities must be carried out in accordance with the procedure and specialized professional method stipulated by the Ministry of Finance. Upon completing the audit, an auditor must prepare an audit report, state his opinion in the report, and be fully responsible for his opinion.
The auditing report must be objective, true and fair, signed by the auditor, and certified, signed and sealed by a senior member of the auditing organization.
An auditor must be a Vietnamese citizen or a foreign person permitted to reside in Vietnam and registered to practise the profession with an independent auditing organization operating legally in the territory of Vietnam.
A Vietnamese citizen who satisfies all the following conditions shall be recognised as an auditor and shall be permitted to register to practise the profession with an independent auditing organization in Vietnam:
1. A clear history: must be of true character and honest, and have a thorough knowledge of law and the policies and regimes of the State in relation to finance, economics, accounting and statistics; and must not have any previous sentences or convictions.
2. Must hold an university degree or similar qualification of a secondary college which specializes in finance and accounting, and have experience in finance or accounting of at least five years (in respect of an university graduate) or ten (10) years (in respect of graduates of a secondary college).
3. Must have passed the auditor exam set by the State Qualification Board and have been issued with a certificate by the Ministry o f Finance.
Current employees of the State shall not be permitted to register to practise as auditors in independent auditing organizations. Auditors who have their practising certificates withdrawn shall not be permitted to re -register to practise the profession.
A foreign person shall be permitted to register to practise the profession with an independent auditing organization in Vietnam if such person is issued with an auditor certificate by the Minister of Finance of Vietnam or by an international auditing organization which the Ministry of Finance of Vietnam recognises.
An auditor shall be permitted to carry out the following auditing services:
1. Inspection of the lawfulness and reasonableness of records, documents and accounting data, and compliance with State financial and accounting standards and regulations.
2. Inspection and certification of the extent of truthfulness, fairness, and reasonableness of the balance sheet prepared by accounting entities.
3. Inspection and certification of the value of the capital contributed by joint venture parties and shareholders; inspection and certification of whether the accounting data and balance sheet prepared by entities involved in a joint venture, dissolution, merger, division, privatization, bankruptcy, and other cases are true and fair and complete and accurate in accordance with the law.
4. Carrying out financial and accountancy valuation, and consultancy services in respect of financial, accountancy, and taxation management at the request of the client.
An auditor has a duty to perform an audit in accordance with the following principles:
1. Compliance with the law of the State of Vietnam.
2. To ensure that data is true, independent, objective, fair and confidential.
3. Compliance with all Vietnamese accounting and auditing standards which are currently in force and all internationally recognized accounting and auditing standards which the State of Vietnam accepts.
4. The auditor shall only be permitted to carry out auditing services for a client entity which is not in any way economically related to the auditor, and the head of such entity must not be a relative of the auditor.
An auditor shall have the following responsibilities:
1. To comply strictly with all auditing principles stipulated in article 14 of these Regulations; to perform faithfully all terms of the auditing contract; to be responsible before the law and responsible to the independent auditing organization and client for all auditing results and opinions stated in the audit report.
2. Whilst carrying out his duty, an auditor must not hinder or interfere with the management activities of the entity which is the subject of the audit and shall only be permitted to receive the audit fee which has been agreed to in the auditing contract.
3. Where an auditor breaches the provisions of these Regulations or the law, the auditor may have his practising certificate withdrawn, be dealt with in accordance with the law, and be liable for payment of compensation if the client suffers material damages.
An auditor shall have the right to:
1. Be professionally independent in carrying out his work;
2. Request the client to supply all accounting and financial documents and other documents which are relevant to the performance of an audit;
3. Compare and verify all economic information relating to the entity which is being audited, within and outside the entity (if required);
4. Report any breaches of the law identified during an audit and to request that the relevant entity take appropriate measures to correct such breaches, and to state his opinion in the audit report;
5. Refuse an audit request of a client if the auditor considers that there are insufficient conditions, o r that he lacks the capacity to perform the audit.
To establish an independent auditing organization (an auditing company or office) the following conditions must be satisfied:
1. All conditions stipulated by the provisions of the law on the establishment of businesses which are currently in force must be satisfied.
2. There must be at least five personnel who are issued with auditor certificates. The head of the auditing organization must be an auditor.
3. There must be written approval of the Ministry of Finance and a licence to establish issued by an authorized State body in accordance with the provisions of the law.
Having obtained an establishment permit, an independent auditing organization must carry out the procedure of business registration at an authorized State body, advertise the business in newspapers in accordance with the provisions of the law, and register the list of auditors with the Ministry of Finance. An independent auditing organization must re -register or apply for permission to amend the content of its file registered with the State body.
The independent auditing organization shall, within the scope of its management authority, be responsible for managing the professional activities of its auditors, be responsible before the law and to its clients for any breaches of practising standards committed by the organization or its auditors, and compensate clients for damages caused.
An independent audit ing organization shall be an independent economic accounting entity permitted to collect fees from the provision of services in order to cover its expenses. The level of fees charged as stated in the auditing contract agreed to between the two parties shall be based on the volume and degree of complexity of the audit work and the list of audit fees determined by the Ministry of Finance.
The independent auditing organization must carry out all obligations to the State Budget in accordance with the law and purchase insurance cover from insurance companies in order to provide for the risk of having to pay compensation to clients for damages caused.
STATE ADMINISTRATION OF AUDITING ACTIVITIES
Independent auditing organizations shall be considered as businesses and be subject to inspection and supervision by State administrative bodies.
When using accounting data and reports of accounting entities which have been inspected and certified by an independent auditing organization, State administrative bodies shall make a second inspection if there is any doubt and, depending on their respective responsibilities and power, make administrative decisions. The accounting entity concerned must accept the decision of a State administrative body and, at the same time, request the auditing organization to reconsider the audit results, and if the accounting entity is unsatisfied or disputes the decision, it may petition a regional financial authority or the Ministry of Finance for consideration or resolution.
The Ministry of Finance shall carry out the State administrative function in respect of auditing activities. State administration consists of:
1. Promulgation of auditing standards and principles, and other guidance documents on auditing methods and the profession.
2. Promulgation of provisions on and guidelines for the implementation of regulations on training for, and fostering of the auditing profession, regulations on the type of exam and the issuing of the auditor practising certificate, and regulations on the establishment of a State Examination Board for the purpose of organizing exams and issuing auditor practising certificates in accordance with the provisions of the State.
3. Evaluation of application files for the establishment of an auditing organization, and organization of the registration and the implementation of a uniform administrative system of auditors.
4. Stipulation of a list of auditing fees which shall apply uniformly in the auditing profession.
5. Inspection of the compliance of auditing organizations with the law and auditing regulations in carrying out auditing activities and dealing with any dissatisfaction or dispute which may arise from an audit report.
The decision of the Minister of Finance in respect of any dissatisfaction or dispute relating to an audit report shall be final.
These Regulations shall be of full force and effect as of the date of signing and shall apply to all independent Vietnamese auditing organizations and all foreign auditing organizations operating in Vietnam.
All previous provisions which are inconsistent with these Regulations are hereby repealed.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực