Số hiệu: | 07/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/01/2014 | Ngày hiệu lực: | 25/03/2014 |
Ngày công báo: | 17/02/2014 | Số công báo: | Từ số 207 đến số 208 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Ngày 27/01/2014, Chính Phủ ban hành nghị định số 07/2014/NĐ-CP về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của ban chỉ đạo phòng chống khủng bố (BCĐPCKB) các cấp.
BCĐPCKB quốc gia là cơ quan tham mưu và giúp Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ trong tổ chức, chỉ đạo công tác phòng chống khủng bố.
Bộ Công an sẽ là cơ quan thường trực của BCĐPCKB quốc gia và sẽ có cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách là Văn phòng BCĐPCKB quốc gia.
Tương ứng, các BCĐPCKB ở cấp tỉnh sẽ do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm Trưởng Ban, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thường trực.
Đối với BCĐPCKB của Bộ, Ngành do một Thứ trưởng làm trưởng ban, thành viên của ban sẽ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định.
BCĐPCKB các cấp sẽ thực thi nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Nghị định này để đảm bảo công tác phòng chống khủng bố trong cả nước.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 25/03/2014.
QUAN HỆ PHỐI HỢP CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ
Điều 12. Phối hợp trong công tác phòng ngừa khủng bố
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác phòng ngừa khủng bố.
2. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia về công tác phòng ngừa khủng bố thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.
Điều 13. Phối hợp trong công tác chống khủng bố
1. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra khủng bố tại địa phương, thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng. Trường hợp vụ khủng bố xảy ra, có nguy cơ xảy ra vượt quá khả năng xử lý của lực lượng chống khủng bố của địa phương thì trong báo cáo phải nêu rõ và đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng tham mưu cho cơ quan, người có thẩm quyền chỉ đạo xử lý.
2. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra khủng bố tại mục tiêu, địa bàn do Bộ Công an quản lý thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Trường hợp vụ khủng bố thuộc trường hợp phải ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý.
3. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra khủng bố tại mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Trường hợp vụ khủng bố thuộc trường hợp phải ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý.
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác phòng ngừa khủng bố.
2. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia về công tác phòng ngừa khủng bố thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.
1. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra khủng bố tại địa phương, thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng. Trường hợp vụ khủng bố xảy ra, có nguy cơ xảy ra vượt quá khả năng xử lý của lực lượng chống khủng bố của địa phương thì trong báo cáo phải nêu rõ và đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng tham mưu cho cơ quan, người có thẩm quyền chỉ đạo xử lý.
2. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra khủng bố tại mục tiêu, địa bàn do Bộ Công an quản lý thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Trường hợp vụ khủng bố thuộc trường hợp phải ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý.
3. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra khủng bố tại mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Trường hợp vụ khủng bố thuộc trường hợp phải ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực