Chương 2 Nghị định 06/2014/NĐ-CP về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội: Nội dung, thẩm quyền, trách nhiệm, hình thức, trình tự, thủ tục và bảo đảm điều kiện áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
Số hiệu: | 06/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/01/2014 | Ngày hiệu lực: | 08/03/2014 |
Ngày công báo: | 01/02/2014 | Số công báo: | Từ số 163 đến số 164 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NỘI DUNG, THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM, HÌNH THỨC, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ
Điều 5. Nội dung biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
1. Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chủ trương, quy định, kế hoạch huy động và sử dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3. Tổ chức, động viên, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thành lập và hoạt động của các mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Điều 6. Thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự khi áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
1. Cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự khi áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự có thẩm quyền:
a) Thực hiện các nội dung của biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Sử dụng các biện pháp công tác cần thiết theo quy định của pháp luật để thực hiện các nội dung của biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.
2. Cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự khi áp dụng biện pháp vận động quần chúng có trách nhiệm:
a) Thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ danh dự, tài sản của các cơ quan, tổ chức; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng;
b) Thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc bị thiệt hại trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Hình thức, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
1. Vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện bằng hình thức công khai hoặc bí mật, vận động rộng rãi, vận động tập trung hoặc vận động cá biệt.
2. Hình thức, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp vận động quần chúng trong các lĩnh vực công tác cụ thể được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
1. Phối hợp với cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự trong thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.
2. Tạo điều kiện để các cá nhân trong cơ quan, tổ chức mình tham gia bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của cá nhân trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
1. Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
2. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật; chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự.
3. Tham gia các mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo năng lực, điều kiện của bản thân; tham gia xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự
1. Cơ quan, tổ chức tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự được bảo vệ về danh dự, tài sản; cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự mà bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; cá nhân bị chết do trực tiếp tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự thì được xem xét công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Điều 11. Kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
1. Nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự:
a) Ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chủ trương, quy định, kế hoạch huy động và sử dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3. Tổ chức, động viên, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thành lập và hoạt động của các mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
1. Cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự khi áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự có thẩm quyền:
a) Thực hiện các nội dung của biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Sử dụng các biện pháp công tác cần thiết theo quy định của pháp luật để thực hiện các nội dung của biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.
2. Cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự khi áp dụng biện pháp vận động quần chúng có trách nhiệm:
a) Thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ danh dự, tài sản của các cơ quan, tổ chức; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng;
b) Thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc bị thiệt hại trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
1. Vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện bằng hình thức công khai hoặc bí mật, vận động rộng rãi, vận động tập trung hoặc vận động cá biệt.
2. Hình thức, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp vận động quần chúng trong các lĩnh vực công tác cụ thể được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Phối hợp với cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự trong thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.
2. Tạo điều kiện để các cá nhân trong cơ quan, tổ chức mình tham gia bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
1. Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
2. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật; chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự.
3. Tham gia các mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo năng lực, điều kiện của bản thân; tham gia xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự được bảo vệ về danh dự, tài sản; cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự mà bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; cá nhân bị chết do trực tiếp tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự thì được xem xét công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
1. Nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự:
a) Ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực