Chương 3 Luật Xuất bản 1993: Tổ chức và hoạt động xuất bản
Số hiệu: | 22-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 07/07/1993 | Ngày hiệu lực: | 19/07/1993 |
Ngày công báo: | 15/11/1993 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2005 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhà xuất bản là tổ chức thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động theo đúng tính chất và mục đích quy định tại Điều 1 của Luật này.
Cơ quan chủ quản của nhà xuất bản là tổ chức đứng tên xin phép thành lập nhà xuất bản và quản lý trực tiếp nhà xuất bản. Cơ quan chủ quản có nhiệm vụ và quyền hạn:
1- Xác định và chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản, xét duyệt kế hoạch đề tài, kế hoạch xuất bản trên cơ sở đã có bản thảo; bảo đảm những điều kiện cần thiết để nhà xuất bản hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích;
2- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản sau khi thoả thuận với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản.
Giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản phải là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ.
Giám đốc có trách nhiệm quản lý nhà xuất bản về mọi mặt; bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục đích, phục vụ đúng đối tượng của nhà xuất bản; xây dựng đội ngũ biên tập viên; ký duyệt bản thảo, bản mẫu trước khi đưa in; chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của nhà xuất bản.
Giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm của nhà xuất bản. Cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản liên đới chịu trách nhiệm theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Muốn thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có đơn gửi tới cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền được quy định tại Điều 33 của Luật này. Trong đơn phải ghi rõ:
1- Tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành xuất bản phẩm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
2- Danh sách giám đốc, tổng biên tập;
3- Trụ sở của nhà xuất bản, vốn và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động xuất bản.
Sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản cấp giấy phép, cơ quan chủ quản hoàn thành các thủ tục thành lập nhà xuất bản thì nhà xuất bản mới được phép hoạt động.
Trong thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, nếu không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu thì giấy phép không còn hiệu lực và bị thu hồi.
Đối với nhà xuất bản đang hoạt động mà trong thời hạn chín mươi ngày không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu thì giấy phép thành lập nhà xuất bản không còn hiệu lực và bị thu hồi.
Khi nhà xuất bản không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích quy định trong giấy phép thì cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản quyết định đình chỉ hoạt động, thông báo cho cơ quan chủ quản và thu hồi giấy phép thành lập nhà xuất bản.
Cơ quan chủ quản muốn thay đổi tên gọi, tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản, phải xin phép lại; thay đổi giám đốc, tổng biên tập, phải tuân theo khoản 2, Điều 10 của Luật này; thay đổi trụ sở nhà xuất bản thì chậm nhất là hai ngày sau khi đến trụ sở mới, phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản.
Việc xuất bản, tái bản, nhân bản những văn kiện, tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình của tác giả, tổ chức nào phải được tác giả, tổ chức đó đồng ý.
Đối với những tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám, trong vùng tạm bị chiếm cũ và sách dịch của nước ngoài cần phải thẩm định nội dung thì nhà xuất bản và cơ quan chủ quản của nhà xuất bản phải có nhận xét, đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền tổ chức thẩm định và quyết định việc xuất bản, tái bản.
Chính phủ quy định các loại tác phẩm cần thẩm định.
Nhà xuất bản thực hiện việc xuất bản, tái bản tác phẩm theo hợp đồng đã ký kết với tác giả.
Nhà xuất bản có trách nhiệm xuất bản những tác phẩm của công dân, tổ chức có nội dung phù hợp với tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản và không vi phạm quy định tại Điều 22 của Luật này.
Cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền quy định cụ thể nhà xuất bản làm nhiệm vụ xuất bản kinh bổn và các tác phẩm tôn giáo của các tổ chức tôn giáo một cách thuận tiện.
Những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có nhà xuất bản mà có tài liệu cần xuất bản không nhằm mục đích kinh doanh thì đề nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền xem xét và giải quyết theo quy định của Chính phủ.
Việc xuất bản, in, nhân bản các tài liệu, công trình nghiên cứu, giáo trình lưu hành nội bộ của các tổ chức do Chính phủ quy định.
Việc liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong nước về in và phát hành; việc hợp tác với nước ngoài về xuất bản, in, phát hành phải được cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền cho phép và phải tuân theo các quy định khác của pháp luật.
1- Xuất bản phẩm trên giấy phải ghi:
- Tên xuất bản phảm, tác giả;
- Tên nhà xuất bản;
- Người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập, người trình bày, người sửa bản in;
- Số đăng ký kế hoạch xuất bản;
- Tên cơ sở in, sắp chữ, chế bản;
- Số lượng bản in, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu, giá bán lẻ;
- Mã số phân loại.
Đối với xuất bản phẩm tái bản, ghi thêm số thứ tự của lần tái bản.
Đối với sách dịch, ghi thêm tên nguyên bản, tác giả, ngôn ngữ của tác phẩm được dịch, nhà xuất bản nước ngoài, năm xuất bản, người dịch, người hiệu đính.
2- Xuất bản phẩm trên băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, trên các vật liệu khác phải ghi:
- Tên xuất bản phẩm, tác giả;
- Tên tổ chức xuất bản;
- Người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập;
- Chương trình gốc;
- Số đăng ký kế hoạch xuất bản;
- Số lượng bản in, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu, giá bán lẻ;
- Mã số phân loại.
Trong thời hạn hai ngày kể từ khi in xong, cơ sở in phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm; ít nhất là bảy ngày trước khi phát hành, nhà xuất bản phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm theo quy định của Chính phủ. Cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản nhận xuất bản phẩm lưu chiểu có trách nhiệm kiểm tra nội dung và xử lý kịp thời nếu phát hiện thấy vi phạm Điều 22 của Luật này.
Nghiêm cấm các xuất bản phẩm có nội dung:
1- Chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
2- Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
3- Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của công dân và bí mật khác do pháp luật quy định;
4- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Cơ sở in, nhân bản của tổ chức, cá nhân chỉ được thành lập và hoạt động sau khi có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền và hoàn thành các thủ tục khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở in, nhân bản chỉ được in, nhân bản xuất bản phẩm có giấy phép hợp pháp. Không được in, nhân bản xuất bản phẩm mà cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền đã có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc cấm lưu hành.
Cơ sở in, nhân bản chỉ được in, nhân bản xuất bản phẩm sau khi đã ký kết hợp đồng kinh tế với nhà xuất bản theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về hợp đồng.
Việc in, nhân bản các sản phẩm khác do Chính phủ quy định.
Cơ sở in, nhân bản khi phát hiện tác phẩm, tài liệu có nội dung vi phạm những quy định tại Điều 22 của Luật này phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có quyết định đình chỉ in thì nhà xuất bản có tác phẩm, tài liệu bị đình chỉ in phải bồi thường thiệt hại cho cơ sở in, nhân bản. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản quyết định sai thì phải bồi thường thiệt hại cho nhà xuất bản.
Mục 3: PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM
Tổ chức phát hành của Nhà nước có trách nhiệm phát hành xuất bản phẩm của các nhà xuất bản tới người sử dụng. Chính phủ có chính sách tài trợ cho việc phát hành xuất bản phẩm tới vùng dân tộc thiểu số, vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh.
Nhà xuất bản, ngoài việc ký hợp đồng với tổ chức phát hành của Nhà nước, được tự phát hành xuất bản phẩm của mình hoặc uỷ thác cho tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh phát hành xuất bản phẩm.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm chỉ được phép hoạt động sau khi có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền và hoàn thành các thủ tục khác theo quy định của pháp luật.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.
Không một tổ chức, cá nhân nào được phát hành xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc cấm lưu hành của cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản.
Tổ chức, cá nhân phát hành, khi phát hiện xuất bản phẩm không hợp pháp, xuất bản phẩm có nội dung vi phạm những quy định tại Điều 22 của Luật này phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có quyết định đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu xuất bản phẩm thì nhà xuất bản có xuất bản phẩm phải bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân phát hành. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản quyết định sai thì phải bồi thường thiệt hại cho nhà xuất bản.
Nhà xuất bản là tổ chức thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động theo đúng tính chất và mục đích quy định tại Điều 1 của Luật này.
Cơ quan chủ quản của nhà xuất bản là tổ chức đứng tên xin phép thành lập nhà xuất bản và quản lý trực tiếp nhà xuất bản. Cơ quan chủ quản có nhiệm vụ và quyền hạn:
1- Xác định và chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản, xét duyệt kế hoạch đề tài, kế hoạch xuất bản trên cơ sở đã có bản thảo; bảo đảm những điều kiện cần thiết để nhà xuất bản hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích;
2- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản sau khi thoả thuận với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản.
Giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản phải là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ.
Giám đốc có trách nhiệm quản lý nhà xuất bản về mọi mặt; bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục đích, phục vụ đúng đối tượng của nhà xuất bản; xây dựng đội ngũ biên tập viên; ký duyệt bản thảo, bản mẫu trước khi đưa in; chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của nhà xuất bản.
Giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm của nhà xuất bản. Cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản liên đới chịu trách nhiệm theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Muốn thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có đơn gửi tới cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền được quy định tại Điều 33 của Luật này. Trong đơn phải ghi rõ:
1- Tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành xuất bản phẩm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
2- Danh sách giám đốc, tổng biên tập;
3- Trụ sở của nhà xuất bản, vốn và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động xuất bản.
Sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản cấp giấy phép, cơ quan chủ quản hoàn thành các thủ tục thành lập nhà xuất bản thì nhà xuất bản mới được phép hoạt động.
Trong thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, nếu không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu thì giấy phép không còn hiệu lực và bị thu hồi.
Đối với nhà xuất bản đang hoạt động mà trong thời hạn chín mươi ngày không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu thì giấy phép thành lập nhà xuất bản không còn hiệu lực và bị thu hồi.
Khi nhà xuất bản không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích quy định trong giấy phép thì cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản quyết định đình chỉ hoạt động, thông báo cho cơ quan chủ quản và thu hồi giấy phép thành lập nhà xuất bản.
Cơ quan chủ quản muốn thay đổi tên gọi, tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản, phải xin phép lại; thay đổi giám đốc, tổng biên tập, phải tuân theo khoản 2, Điều 10 của Luật này; thay đổi trụ sở nhà xuất bản thì chậm nhất là hai ngày sau khi đến trụ sở mới, phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản.
Việc xuất bản, tái bản, nhân bản những văn kiện, tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình của tác giả, tổ chức nào phải được tác giả, tổ chức đó đồng ý.
Đối với những tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám, trong vùng tạm bị chiếm cũ và sách dịch của nước ngoài cần phải thẩm định nội dung thì nhà xuất bản và cơ quan chủ quản của nhà xuất bản phải có nhận xét, đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền tổ chức thẩm định và quyết định việc xuất bản, tái bản.
Chính phủ quy định các loại tác phẩm cần thẩm định.
Nhà xuất bản thực hiện việc xuất bản, tái bản tác phẩm theo hợp đồng đã ký kết với tác giả.
Nhà xuất bản có trách nhiệm xuất bản những tác phẩm của công dân, tổ chức có nội dung phù hợp với tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản và không vi phạm quy định tại Điều 22 của Luật này.
Cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền quy định cụ thể nhà xuất bản làm nhiệm vụ xuất bản kinh bổn và các tác phẩm tôn giáo của các tổ chức tôn giáo một cách thuận tiện.
Những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có nhà xuất bản mà có tài liệu cần xuất bản không nhằm mục đích kinh doanh thì đề nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền xem xét và giải quyết theo quy định của Chính phủ.
Việc xuất bản, in, nhân bản các tài liệu, công trình nghiên cứu, giáo trình lưu hành nội bộ của các tổ chức do Chính phủ quy định.
Việc liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong nước về in và phát hành; việc hợp tác với nước ngoài về xuất bản, in, phát hành phải được cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền cho phép và phải tuân theo các quy định khác của pháp luật.
1- Xuất bản phẩm trên giấy phải ghi:
- Tên xuất bản phảm, tác giả;
- Tên nhà xuất bản;
- Người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập, người trình bày, người sửa bản in;
- Số đăng ký kế hoạch xuất bản;
- Tên cơ sở in, sắp chữ, chế bản;
- Số lượng bản in, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu, giá bán lẻ;
- Mã số phân loại.
Đối với xuất bản phẩm tái bản, ghi thêm số thứ tự của lần tái bản.
Đối với sách dịch, ghi thêm tên nguyên bản, tác giả, ngôn ngữ của tác phẩm được dịch, nhà xuất bản nước ngoài, năm xuất bản, người dịch, người hiệu đính.
2- Xuất bản phẩm trên băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, trên các vật liệu khác phải ghi:
- Tên xuất bản phẩm, tác giả;
- Tên tổ chức xuất bản;
- Người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập;
- Chương trình gốc;
- Số đăng ký kế hoạch xuất bản;
- Số lượng bản in, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu, giá bán lẻ;
- Mã số phân loại.
Trong thời hạn hai ngày kể từ khi in xong, cơ sở in phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm; ít nhất là bảy ngày trước khi phát hành, nhà xuất bản phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm theo quy định của Chính phủ. Cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản nhận xuất bản phẩm lưu chiểu có trách nhiệm kiểm tra nội dung và xử lý kịp thời nếu phát hiện thấy vi phạm Điều 22 của Luật này.
Nghiêm cấm các xuất bản phẩm có nội dung:
1- Chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
2- Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
3- Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của công dân và bí mật khác do pháp luật quy định;
4- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Cơ sở in, nhân bản của tổ chức, cá nhân chỉ được thành lập và hoạt động sau khi có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền và hoàn thành các thủ tục khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở in, nhân bản chỉ được in, nhân bản xuất bản phẩm có giấy phép hợp pháp. Không được in, nhân bản xuất bản phẩm mà cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền đã có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc cấm lưu hành.
Cơ sở in, nhân bản chỉ được in, nhân bản xuất bản phẩm sau khi đã ký kết hợp đồng kinh tế với nhà xuất bản theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về hợp đồng.
Việc in, nhân bản các sản phẩm khác do Chính phủ quy định.
Cơ sở in, nhân bản khi phát hiện tác phẩm, tài liệu có nội dung vi phạm những quy định tại Điều 22 của Luật này phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có quyết định đình chỉ in thì nhà xuất bản có tác phẩm, tài liệu bị đình chỉ in phải bồi thường thiệt hại cho cơ sở in, nhân bản. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản quyết định sai thì phải bồi thường thiệt hại cho nhà xuất bản.
Tổ chức phát hành của Nhà nước có trách nhiệm phát hành xuất bản phẩm của các nhà xuất bản tới người sử dụng. Chính phủ có chính sách tài trợ cho việc phát hành xuất bản phẩm tới vùng dân tộc thiểu số, vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh.
Nhà xuất bản, ngoài việc ký hợp đồng với tổ chức phát hành của Nhà nước, được tự phát hành xuất bản phẩm của mình hoặc uỷ thác cho tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh phát hành xuất bản phẩm.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm chỉ được phép hoạt động sau khi có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền và hoàn thành các thủ tục khác theo quy định của pháp luật.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.
Không một tổ chức, cá nhân nào được phát hành xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc cấm lưu hành của cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản.
Tổ chức, cá nhân phát hành, khi phát hiện xuất bản phẩm không hợp pháp, xuất bản phẩm có nội dung vi phạm những quy định tại Điều 22 của Luật này phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có quyết định đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu xuất bản phẩm thì nhà xuất bản có xuất bản phẩm phải bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân phát hành. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản quyết định sai thì phải bồi thường thiệt hại cho nhà xuất bản.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực