Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 số 26/2018/QH14
Số hiệu: | 26/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 15/07/2018 | Số công báo: | Từ số 777 đến số 778 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính thức Luật hóa đặt cược thể thao từ năm 2019
Đây là nội dung nổi bật tại Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 vừa được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2018.
Theo đó, bổ sung quy định về Đặt cược thể thao vào Luật mà trước đây chỉ quy định ở các Nghị định và giới hạn ở một số lĩnh vực như đua ngựa, đua chó…
Cụ thể, đặt cược thể thao là hình thức giải trí có thưởng mà người tham gia đặt cược thực hiện dự đoán về kết quả có thể xảy ra trong các sự kiện thể thao được sử dụng để kinh doanh đặt cược.
Việc kinh doanh đặt cược thể thao phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước;
- Doanh nghiệp kinh doanh đặt cược thể thao chỉ được hoạt động kinh doanh khi đã được cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh đặt cược thể thao;
- Hoạt động kinh doanh phải minh bạch, khách quan, trung thực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia;
- Đồng tiền sử dụng để đặt cược, trả thưởng là Đồng Việt Nam.
Chính phủ quyết định Danh mục các hoạt động thể thao được phép kinh doanh đặt cược thể thao.
Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 26/2018/QH14 |
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2018 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THỂ DỤC, THỂ THAO
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau:
“3. Ưu tiên đầu tư phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 như sau:
“1. Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Hoạt động thể dục, thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.”;
b) Bổ sung khoản 7 vào Điều 10 như sau:
“7. Tổ chức đặt cược thể thao trái phép; đặt cược thể thao trái phép.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
a) Bổ sung khoản 1a vào Điều 11 như sau:
“1a. Thể dục, thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao tự nguyện nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người tập.”;
b) Bổ sung khoản 6 và khoản 7 vào Điều 11 như sau:
“6. Tổ chức, cá nhân được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, khai thác công trình thể thao phục vụ hoạt động thể dục, thể thao quần chúng.
7. Trẻ em, học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ luyện tập thể dục, thể thao tại cơ sở thể thao theo quy định của Chính phủ.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:
“2. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng được đánh giá bằng các tiêu chí sau đây:
a) Số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên;
b) Số gia đình thể thao;
c) Số cộng tác viên thể dục, thể thao;
d) Số câu lạc bộ thể thao;
đ) Số công trình thể thao;
e) Số giải thể thao tổ chức hằng năm.”;
b) Bổ sung khoản 3 vào Điều 12 như sau:
“3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết khoản 2 Điều này.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quần chúng
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các giải thể thao quần chúng sau đây:
a) Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho học sinh, sinh viên; Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc cho học sinh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho lực lượng vũ trang theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho học sinh, sinh viên và lực lượng vũ trang.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật; giải thi đấu thể thao quần chúng cấp quốc gia.
4. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng của địa phương mình.
5. Cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
6. Cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng phải tuân theo quy định của Luật này và có trách nhiệm quy định nội dung, hình thức, chế độ bồi dưỡng, giải thưởng và bảo đảm kinh phí cho việc tổ chức giải thi đấu.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 21 như sau:
“1. Nhà nước có chính sách dành đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường, bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các cấp học và trình độ đào tạo; ưu tiên phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị thể dục, thể thao cho hoạt động giáo dục thể chất ở các cấp học và trình độ đào tạo;
b) Quy định số lượng, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao ở các cấp học và trình độ đào tạo;
c) Xây dựng, ban hành chương trình giáo dục thể chất, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao, hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa trong nhà trường;
d) Ban hành tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực của học sinh, sinh viên.”;
b) Bổ sung khoản 5 vào Điều 21 như sau:
“5. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trách nhiệm phối hợp của cơ sở thể thao công lập do mình quản lý với cơ sở giáo dục để sử dụng công trình thể thao phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 22 như sau:
“1. Tổ chức thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.”;
b) Bổ sung khoản 6 vào Điều 22 như sau:
“6. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc; thành lập câu lạc bộ thể thao của học sinh, sinh viên.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 23 như sau:
“4. Được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Thi đấu thể thao trong nhà trường
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thi đấu thể thao để phát triển phong trào thể dục, thể thao trong nhà trường.
2. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức thi đấu thể thao ít nhất một lần trong mỗi năm học. Nội dung, hình thức và các quy định về thi đấu thể thao phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.”.
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 27 như sau:
“3. Tổ chức huấn luyện, thi đấu thể thao ứng dụng nghiệp vụ phục vụ cho công tác, chiến đấu và thể thao thành tích cao.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:
“Điều 31. Phát triển thể thao thành tích cao
1. Thể thao thành tích cao là hoạt động huấn luyện và thi đấu thể thao có hệ thống của huấn luyện viên, vận động viên nhằm đạt được thành tích, kỷ lục thể thao.
2. Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao, tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao; có chính sách đặc thù cho vận động viên nữ, huấn luyện viên nữ trong quá trình tập luyện, thi đấu.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:
“Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao
1. Vận động viên thể thao thành tích cao có các quyền sau đây:
a) Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thi đấu thể thao;
b) Được chăm sóc và chữa trị chấn thương trong thời gian tập luyện và thi đấu thể thao;
c) Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền lương, tiền hỗ trợ tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật;
d) Được thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao;
đ) Được tham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Được bảo đảm việc học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn;
g) Vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khỏe, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
h) Vận động viên không còn khả năng thi đấu thể thao được Nhà nước tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật; được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở thể thao;
i) Vận động viên đội tuyển quốc gia, vận động viên đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành bị tai nạn trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao làm mất khả năng lao động hoặc chết thì vận động viên, thân nhân của họ được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.
2. Vận động viên thể thao thành tích cao có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nỗ lực tập luyện, thi đấu giành thành tích cao;
b) Thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
c) Chấp hành luật thi đấu của môn thể thao và điều lệ giải thể thao;
d) Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật; nâng cao ý chí, lòng tự hào dân tộc.
3. Chính phủ quy định chi tiết các điểm b, c, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này.”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
“Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên thể thao thành tích cao
1. Huấn luyện viên thể thao thành tích cao có các quyền sau đây:
a) Được hưởng tiền lương và chế độ dinh dưỡng đặc thù theo quy định của pháp luật;
b) Được bảo đảm trang thiết bị huấn luyện;
c) Được thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong huấn luyện;
d) Được học tập chính trị và nâng cao trình độ chuyên môn;
đ) Được tham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Huấn luyện viên huấn luyện vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khỏe, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Huấn luyện viên thể thao thành tích cao có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuyển chọn vận động viên;
b) Quản lý, giáo dục vận động viên;
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình huấn luyện thể thao sau khi được cơ quan sử dụng vận động viên phê duyệt;
d) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho vận động viên trong tập luyện và thi đấu thể thao;
đ) Chấp hành luật thi đấu của môn thể thao và điều lệ giải thể thao.
3. Chính phủ quy định chi tiết các điểm a, đ và e khoản 1 Điều này.”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:
“Điều 37. Giải thể thao thành tích cao
1. Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam.
2. Đại hội thể thao toàn quốc.
3. Giải thi đấu vô địch, giải thi đấu vô địch trẻ từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam.
4. Giải thi đấu vô địch quốc gia, giải thi đấu vô địch trẻ quốc gia hằng năm từng môn thể thao.
5. Giải thi đấu, trận thi đấu do liên đoàn thể thao quốc gia hoặc liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức hoặc đăng cai tổ chức.
6. Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Giải thi đấu, trận thi đấu thể thao thành tích cao khác do liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.”.
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao thành tích cao
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các giải thể thao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định tổ chức các giải thể thao quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của các liên đoàn thể thao quốc gia.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức các giải thể thao sau đây:
a) Giải thể thao quy định tại khoản 5 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của Chủ tịch liên đoàn thể thao quốc gia hoặc người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng cai tổ chức giải trong trường hợp chưa có liên đoàn thể thao quốc gia;
b) Giải thể thao quy định tại khoản 6 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Giải thể thao quy định tại khoản 7 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của Chủ tịch liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”.
“Điều 38a. Thẩm quyền ban hành luật thi đấu của môn thể thao
1. Chủ tịch liên đoàn thể thao quốc gia quyết định ban hành luật thi đấu của môn thể thao hoặc quyết định áp dụng luật thi đấu của môn thể thao do liên đoàn thể thao quốc tế ban hành.
2. Trường hợp chưa thành lập liên đoàn thể thao quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định ban hành luật thi đấu của môn thể thao hoặc quyết định áp dụng luật thi đấu của môn thể thao do liên đoàn thể thao quốc tế ban hành.”.
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền ban hành điều lệ giải thể thao thành tích cao
1. Điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 37 của Luật này được thực hiện theo quy định của các tổ chức thể thao quốc tế.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.
3. Chủ tịch liên đoàn thể thao quốc gia phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 37 của Luật này.
Trường hợp chưa thành lập liên đoàn thể thao quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 37 của Luật này.
4. Chủ tịch liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 37 của Luật này.
Trường hợp chưa thành lập liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 37 của Luật này.”.
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 40 như sau:
“Điều 40. Thủ tục đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao
1. Tổ chức đề nghị đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc mạng điện tử một bộ hồ sơ đăng cai tổ chức giải quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao thành tích cao.
2. Hồ sơ đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao bao gồm:
a) Đơn đề nghị đăng cai tổ chức giải thể thao, trong đó nêu rõ tên giải thi đấu, mục đích tổ chức, dự kiến thời gian, địa điểm, số lượng vận động viên tham gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn tài chính và các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn khi tổ chức giải;
b) Điều lệ giải thể thao;
c) Chương trình thi đấu.
3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 của Luật này quyết định tổ chức giải thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 37 của Luật này quyết định tổ chức giải thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 44 như sau:
“2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, đào tạo vận động viên, huấn luyện viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp.”;
b) Bổ sung khoản 3 vào Điều 44 như sau:
“3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động thể thao chuyên nghiệp.”.
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 49 như sau:
“Điều 49. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
1. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là doanh nghiệp thực hiện đào tạo, huấn luyện vận động viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp.
2. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là thành viên của liên đoàn thể thao quốc gia.
3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp phải tuân thủ các quy định của liên đoàn thể thao quốc gia và liên đoàn thể thao quốc tế khi tham gia thi đấu thể thao chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia hoặc liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức.”.
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 50 như sau:
“Điều 50. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
1. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp bao gồm:
a) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên thể thao đáp ứng yêu cầu của hoạt động thể thao chuyên nghiệp;
b) Có vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp;
c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”.
22. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 51 như sau:
“2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp chỉ được kinh doanh hoạt động thể thao khi đã được cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định tại Điều 50 của Luật này và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.
23. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 54 như sau:
“2. Các loại hình hoạt động của cơ sở thể thao bao gồm đơn vị sự nghiệp thể thao, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao.”.
24. Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau:
“Điều 55. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp
1. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp bao gồm:
a) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao.
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
b) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”.
25. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như sau:
“Điều 56. Hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao
1. Hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.
2. Hộ kinh doanh và các tổ chức khác muốn kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm và hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện phải đăng ký thành lập doanh nghiệp và đáp ứng đủ các điều kiện về kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm và hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện theo quy định của Chính phủ.”.
26. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 65 như sau:
“1. Trong quy hoạch, các dự án xây dựng trường học, khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, doanh trại đơn vị vũ trang nhân dân phải dành quỹ đất để xây dựng công trình thể thao theo quy định của Chính phủ.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 65 như sau:
“4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi lập kế hoạch sử dụng đất phải dành quỹ đất cho thể dục, thể thao phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao.”;
c) Bổ sung khoản 5 vào Điều 65 như sau:
“5. Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất dành cho công trình thể dục, thể thao, cơ quan có thẩm quyền phải bố trí quỹ đất tương ứng để thay thế.”.
“Điều 67a. Đặt cược thể thao
1. Đặt cược thể thao là hình thức giải trí có thưởng mà người tham gia đặt cược thực hiện dự đoán về kết quả có thể xảy ra trong các sự kiện thể thao được sử dụng để kinh doanh đặt cược.
2. Kinh doanh đặt cược thể thao phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Kinh doanh đặt cược thể thao là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Doanh nghiệp kinh doanh đặt cược thể thao chỉ được hoạt động kinh doanh khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược thể thao;
c) Hoạt động kinh doanh đặt cược thể thao phải minh bạch, khách quan, trung thực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia;
d) Đồng tiền sử dụng để đặt cược thể thao, trả thưởng trong kinh doanh đặt cược thể thao là Đồng Việt Nam.
3. Chính phủ quyết định Danh mục các hoạt động thể thao được phép kinh doanh đặt cược thể thao, quy định chi tiết về kinh doanh đặt cược thể thao.”.
28. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 69 như sau:
“6. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các nhiệm vụ do Nhà nước giao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.”.
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 71 như sau:
“5. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các nhiệm vụ do Nhà nước giao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.”;
b) Bổ sung khoản 12 vào Điều 71 như sau:
“12. Công nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị đủ tiêu chuẩn tổ chức giải thể thao thành tích cao.”.
Điều 2. Thay thế một số cụm từ tại một số điều của Luật Thể dục, thể thao
1. Thay thế cụm từ “chuẩn y” bằng cụm từ “phê duyệt” tại khoản 3 Điều 68, khoản 3 Điều 70 và khoản 2 Điều 72.
2. Thay thế cụm từ “Ủy ban Thể dục thể thao” bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5, khoản 2 Điều 16, Điều 19, khoản 4 Điều 69 và khoản 9 Điều 71.
3. Thay thế cụm từ “Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao” bằng cụm từ “Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tại điểm b khoản 2 Điều 28, khoản 4 Điều 35, khoản 3 Điều 42, điểm a khoản 2 Điều 57 và khoản 4 Điều 61.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2018.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 26/2018/QH14 |
Hanoi, June 14, 2018 |
ON AMENDMENTS TO PHYSICAL TRAINING AND SPORTS
Pursuant to Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on amendments to the Law on Physical Training and Sports No. 77/2006/QH11.
Article 1. Amendments to the Law on Physical Training and Sports
1. Clause 3 Article 4 shall be amended as follows:
“3. Prioritize investment in development of physical training and sports in severely disadvantaged areas; prioritize development of swimming, traditional martial arts and national sports.”.
2. Article 10 shall be amended as follows:
a) Clause 1 Article 10 shall be amended as follows:
“1. Taking advantage of physical training and sport activities to infringe upon the State's interests, nation and lawful rights and interests of organizations and individuals; harming human health, life, honor, dignity and prestige. Physical training and sport activities in contravention of social ethics, fine customs and traditions and cultural identities.”;
b) Clause 7 shall be added to Article 10 as follows:
“7. Organize illegal sports betting or participate in illegal sports betting.”.
3. Article 11 shall be amended as follows:
a) Clause 1a shall be added to Article 11 as follows:
“1a. Mass physical training and sports are voluntary training, performance, and competitions associated with physical training and sports aiming to promote better physical and spiritual health of participants.”;
b) Clause 6 and Clause 7 shall be added to Article 11 as follows:
“6. Organizations and individuals may enjoy incentive policies as per the law while building and utilizing sports facilities as private sector involvement for the mass physical training and sports.
7. Children, students, senior citizens, disabled people, people with meritorious services to the revolution, ethnic minorities in severely disadvantaged areas and other entities are eligible for exemption from or reduction in tickets for physical training and sports at sports facilities as prescribed by the Government.”.
4. Article 12 shall be amended as follows:
a) Clause 2 Article 12 shall be amended as follows:
“2. Mass physical training and sports movements shall be evaluated based on the following criteria:
a) The number of people habitually doing physical exercises;
b) The number of sports families;
c) The number of physical training and sports collaborators;
d) The number of sports clubs;
dd) The number of sports facilities;
e) The number of annual sports tournaments.”;
b) Clause 3 shall be added to Article 12 as follows:
“3. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall elaborate Clause 2 hereof.”.
5. Article 13 shall be amended as follows:
“Article 13. Power to consider holding mass sports tournaments
1. The Prime Minister has power to consider holding the following mass sports tournaments:
a) Regional, continental and world games held in Vietnam for disabled people at the request of the Minister of Culture, Sports and Tourism;
b) Regional, continental and world games held in Vietnam for students, National Phu Dong Sports Game for students at the request of the Minister of Education and Training;
c) Regional, continental and world games held in Vietnam for the armed forces at the request of the Minister of National Defense, the Minister of Public Security.
2. The Minister of Education and Training, the Minister of National Defense, the Minister of Public Security, within their competence, have power to consider holding regional, continental and world sports tournaments in Vietnam for students and the armed forces.
3. The Minister of Culture, Sports and Tourism has power to consider holding regional, continental and world sports tournaments in Vietnam for disabled people; hold national mass sports games.
4. People’s Committees have power to consider holding mass sports tournaments in provinces.
5. Agencies and organizations have power to consider holding mass sports tournaments within their scope of competence.
6. Agencies and organizations having power to consider holding mass sports tournaments shall comply with this Law and stipulate contents, forms, allowances, awards and ensure funding for the tournaments to be held.”.
6. Article 21 shall be amended as follows:
a) Clause 1 and Clause 2 Article 21 shall be amended as follows:
“1. The State adopts policies to reserve land and invest in the construction of facilities for physical education and sports in schools, and ensure sufficient physical training and sports teachers and lecturers for all education and training levels; the state also gives priority to development of swimming, traditional martial arts and national sports.
2. The Minister of Education and Training, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, within their competence, shall:
a) Stipulate standards for physical training and sports facilities and equipment for physical education for all education and training levels;
b) Stipulate number and qualifications of physical training and sports teachers and lecturers for all education and training levels;
c) Formulate and promulgate physical education programs, training and refresher courses for physical training and sports teachers and lecturers, and provide guidelines for extra-curricular sports in schools;
d) Promulgate standards for evaluation of students’ physical fitness.”;
b) Clause 5 shall be added to Article 21 as follows:
“5. Ministries, ministerial-level agencies, People's Committees of provinces shall cooperate with public sports establishments under their management and educational institutions to use sports facilities to serve the physical education and sports in schools.".
7. Article 22 shall be amended as follows:
a) Clause 1 Article 22 shall be amended as follows:
“1. Implement physical education curricular as prescribed by the Minister of Education and Training, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.”;
b) Clause 6 shall be added to Article 22 as follows:
“6. Encourage and facilitate the development of swimming, traditional martial arts and national sports; establish sports clubs of students.".
8. Clause 4 Article 23 shall be amended as follows:
“4. Receive particular allowances as prescribed by the Government.”.
9. Article 25 shall be amended as follows:
“Article 25. Sports competitions in schools
1. The Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, People’s Committees shall hold sports competitions to develop physical training and sports movements in schools.
2. The school must hold at least one sports competition every academic year. Contents, forms and sports rules in the competition must be conformable with psychological and physiological characteristics at students’ age and facility condition of the school.”.
10. Clause 3 Article 27 shall be amended as follows:
“3. Organize armed force-related sports training and competitions intended for their duties, combat and high-achievement sports.”.
11. Article 31 shall be amended as follows:
“Article 31. Development of high-achievement sports
1. High-achievement sports mean systematic sports training and competition of coaches or athletes aiming at gaining sports achievements or records.
2. The State shall pursue a policy to develop high-achievement sports, invest construction of modern facilities and equipment; provide training for athletes and coaches to gain national or international level; hold high-achievement sports games, participate in international sports tournaments; encourage organizations and individuals to develop high-achievement sports; introduce a particular policy for female athletes and coaches during their training and competitions.”.
12. Article 32 shall be amended as follows:
“Article 32. Rights and obligations of high-achievement sports athletes
1. A high-achievement sports athlete has the following rights:
a) Receive equipment, devices and means for sports training and competitions;
b) Receive medical treatment of their injuries during training and competitions;
c) Receive special nutrition regime, salaries and remuneration associated with the training and competitions as per the law;
d) Adopt safety measures in sports training and competitions;
dd) Participate in and receive benefits from insurance against occupational accident or diseases, medical insurance, social insurance, unemployment insurance as per the law;
e) Facilitate their academic, political and professional learning;
g) Athletes who record outstanding achievements in national and international sports tournaments are entitled to incentives regarding professional training, healthcare, rewards and other benefits as per the law;
h) Athletes who are no longer able to compete shall be enabled to learn a skilled trade and find a job as per the law; and be given priority to do jobs at sports establishments;
i) If an athlete of a national team or team in province or central-affiliated city (hereinafter referred to as province) meets with an accident during sports training and competitions resulting in his/her permanent incapacity for work or death, the athlete or his/her relative is entitled to receive benefits as per the law.
2. A high-achievement sports athlete has the following obligations:
a) Use his/her best efforts to practice and compete to gain high-achievements;
b) Follow training curriculum and lesson plans of his/her coaches;
c) Abide by regulations on sports competition and rules of sports tournaments;
d) Self improve his/her ethical qualities, sense of discipline, and elevate his/her sense of national pride.
3. The Government shall elaborate Points b, c, dd, e, g, h and I Clause 1 hereof.”.
13. Article 33 shall be amended as follows:
“Article 33. Rights and obligations of high-achievement sports coaches
1. A high-achievement sports coach has the following rights:
a) Receive salaries and special nutrition regime as per the law;
b) Receive training equipment;
c) Adopt safety measures during training;
d) Facilitate their political and professional advancement.
dd) Participate in and receive benefits from insurance against occupational accident or diseases, medical insurance, social insurance, unemployment insurance as per the law;
e) Coaches training athletes who record outstanding achievements in national and international sports tournaments are entitled to incentives regarding professional training, healthcare, rewards and other benefits as per the law.
2. A high-achievement sports coach has the following obligations:
a) Recruit athletes;
b) Manage and educate athletes;
c) Formulate and implement sports training programs with approval of agencies that employ athletes;
d) Adopt safety measures for athletes in sports training and competitions;
dd) Abide by regulations on sports competition and rules of sports tournaments.
3. The Government shall elaborate Points a, dd, and e Clause 1 hereof.”.
14. Article 37 shall be amended as follows:
“Article 37. High-achievement sports tournaments
1. Regional, continental and world sports games held in Vietnam.
2. National sports games.
3. Regional, continental and world championships and junior championships of each sport held in Vietnam.
4. Annual national championships and national junior championships of each sport.
5. Tournaments and matches held or hosted by national sports federations or international sports federations.
6. Provincial championships of each sport.
7. Other high-achievement sports tournaments and matches held by provincial sports federations.”.
15. Article 38 shall be amended as follows:
“Article 38. Power to consider holding high-achievement sports tournaments
1. The Prime Minister has power to consider holding sports tournaments prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 37 of this Law at the request of the Minister of Culture, Sports and Tourism.
2. The Minister of Culture, Sports and Tourism has power to consider holding sports tournaments prescribed in Clause 3 and Clause 4 Article 37 of this Law at the request of national sports federations.
3. The President of People’s Committee of province has power to consider holding the following sports tournaments:
a) Tournaments prescribed in Clause 5 Article 37 of this Law at the request of the President of national sports federation or a legal representative of the organization that hosts the tournament in case of absence of a national sports federation;
b) Tournaments prescribed in Clause 6 Article 37 of this Law at the request of the head of the physical training and sports authority affiliated to the People's Committee of province;
c) Tournaments prescribed in Clause 7 Article 37 of this Law at the request of the President of provincial sports federation.”.
16. Article 38a shall be added as follows:
“Article 38a. Power to promulgate regulations on sports competitions
1. The President of national sports federation shall promulgate regulations on sports competitions or apply regulations promulgated by international sports federations.
2. In case of absence of a national sports federation, the Minister of Culture, Sports and Tourism shall promulgate regulations on sports competitions or apply regulations promulgated by international sports federations.”.
17. Article 39 shall be amended as follows:
“Article 39. Power to promulgate rules of high-achievement sports tournaments
1. Rules of sports tournaments prescribed in Clause 1 and Clause 3 Article 37 of this Law shall be applied in accordance with rules of international sports organizations.
2. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall consider approving the rules of sports tournaments as prescribed in Clause 2 Article 37 of this Law.
3. The President of national sports federation shall approve the rules of sports tournaments prescribed in Clause 4 and Clause 5 Article 37 of this Law.
In case of absence of a national sports federation, the Minister of Culture, Sports and Tourism shall consider approving the rules of sports tournaments prescribed in Clause 4 and Clause 5 Article 37 of this Law.
4. The President of provincial sports federation shall consider approving the rules of sports tournaments prescribed in Clause 6 and Clause 7 Article 37 of this Law.
In case of absence of a provincial sports federation, the head of physical training and sports authority affiliated to the People's Committee of province shall consider approving the rules of sports tournaments prescribed in Clause 6 and Clause 7 Article 37 of this Law.”.
18. Article 40 shall be amended as follows:
“Article 40. Procedures for hosting high-achievement sports tournaments
1. An applicant for hosting high-achievement sports tournaments shall submit an equivalent application in person, by post or online as prescribed in Clause 2 hereof to the authority that is competent to consider holding the high-achievement sports tournament.
2. An application for hosting high-achievement sports tournament includes:
a) An application form, stating name of tournament, purposes, intended time, venue, number of athletes, facilities, technical equipment, sources of funds and measures to maintain order and safety during the tournament;
b) Rules of sports tournament;
c) Competition schedule.
3. Within 30 days from the date on which the valid and complete application is received, the competent person prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 37 of this Law shall consider holding the sports tournament; if the application is refused, the competent authority must provide explanation in writing.
Within 10 days from the date on which the valid and complete application is received, the competent person prescribed in Clauses 3, 4, 5, 6 and 7 Article 37 of this Law shall consider holding the sports tournament; if the application is refused, the competent authority must provide explanation in writing.”
19. Article 44 shall be amended as follows:
a) Clause 2 Article 44 shall be amended as follows:
“2. The State encourages organizations and individuals to establish professional sports clubs, train athletes and coaches and hold professional sports competitions.”;
b) Clause 3 shall be added to Article 44 as follows:
“3. Professional sports clubs are entitled to receive incentive policies as per the law to serve the professional sports.”.
20. Article 49 shall be amended as follows:
“Article 49. Professional sports clubs
1. Professional sports club is an enterprise that trains and coaches athletes and holds professional sports competitions.
2. Professional sports clubs are members of national sports federations.
3. Professional sports clubs shall abide by regulations of national sports federations and international sports federations when they participate in professional sports competitions held by national sports federations or international sports federations.”.
21. Article 50 shall be amended as follows:
“Article 50. Sports business requirements applied to professional sports clubs
1. Sports business requirements applied to professional sports clubs:
a) Their officials and employees are qualified for professional sports;
c) There are professional athletes and coaches;
c) There are facilities and equipment suitable for professional sports.
2. The Government shall elaborate Clause 1 hereof.”.
22. Clauses 2, 3 and 4 Article 51 shall be amended as follows:
“2. Business registration authorities shall grant business registration certificates to professional sports clubs as prescribed in law on enterprises.
3. A professional sports club may commence its sports business only when it obtains a certificate of eligibility for sports business issued by the physical training and sports authority affiliated to the People's Committee of province as prescribed in Article 50 of this Law.
4. Procedures for issuing a certificate of eligibility for sports business:
a) An application for issuing a certificate of eligibility for sports business;
b) A copy of business registration certificate;
c) A summary of preparation for business requirements as prescribed in Article 50 of this Law.
Within 7 working days from the date on which the valid and complete application is received, the physical training and sports authority affiliated to the People's Committee of province shall verify if the professional sports club meets business requirements prescribed in Article 50 of this Law and issue a certificate of eligibility for sports business; if the application is refused, the competent authority must provide explanation in writing.”.
23. Clause 2 Article 54 shall be amended as follows:
“2. Forms of sports establishments: sports public sector entities, sports enterprises, household businesses and other organizations engaging in sports business.”.
24. Article 55 shall be amended as follows:
“Article 55. Sports business requirements applied to enterprises
1. Sports business requirements applied to enterprises:
a) Their staff members are qualified for the sports business;
b) They have facilities and equipment suitable for sports.
2. Procedures for issuing certificate of eligibility for sports business:
a) An application for issuing a certificate of eligibility for sports business;
b) A summary of preparation for business requirements as prescribed in Article 1 of this Law.
Within 7 working days from the date on which the valid and complete application is received, the physical training and sports authority affiliated to the People's Committee of province shall verify if the professional sports club meets business requirements prescribed in Clause 1 of this Article and issue a certificate of eligibility for sports business; if the application is refused, the competent authority must provide explanation in writing.
3. The Government shall elaborate Clause 1 hereof.”.
25. Article 56 shall be amended as follows:
“Article 56. Household businesses and other organizations engaging in sports business
1. Household businesses and other organizations engage in sports business in accordance with this Law and law on enterprises.
2. Household businesses and other organizations wishing to do business in adventure sports and sports requiring that instructors must register enterprise establishment and meet conditions for that kinds of sports as prescribed by the Government.”.
26. Article 65 shall be amended as follows:
a) Clause 1 Article 65 shall be amended as follows:
“1. In planning, projects for building schools, urban areas, residential areas, industrial zones, hi-tech zones, people's armed barracks must reserve land fund for sports facilities as prescribed by the Government.”;
b) Clause 4 Article 65 shall be amended as follows:
“4. Competent authorities, upon preparing land-use planning, shall reserve land fund for physical training and sports in conformity with the planning of network of culture and sports establishments.”;
c) Clause 5 shall be added to Article 65 as follows:
“5. If land fund intended for physical training and sports facilities are converted to other purposes of use, the competent authorities shall allocate other equivalent land fund as substitution.”.
27. Article 67a shall be added as follows:
“Article 67a. Sports betting
1. Sports betting is a form of entertainment with rewards in which participants predict the result of sporting events used for betting purpose.2. Sports betting must meet the following rules:
a) Sports betting business is a conditional business activity under the strict control of competent regulatory bodies;
b) Sports betting companies are permitted to operate only after obtaining certificate of eligibility for sports betting issued by competent authorities;
c) Betting business activities must be conduct in a transparent, objective and honest manner and protect rights and legitimate interests of involved parties;
d) The Vietnamese dong is the currency used for sports betting and rewards.
3. The Government shall issue a list of sports activities permitted for sports betting business and provide guidelines for sport betting business.”.
28. Clause 6 Article 69 shall be amended as follows:
“6. Operational costs associated with tasks assigned by the State shall be funded by the State as prescribed in the Law on State Budget.”.
29. Article 71 shall be amended as follows:
a) Clause 5 Article 71 shall be amended as follows:
“5. Operational costs associated with tasks assigned by the State shall be funded by the State as prescribed in the Law on State Budget.”;
b) Clause 12 shall be added to Article 71 as follows:
“12. Recognize facilities and equipment that meet standards for high-achievement sports tournaments.”.
30. Article 79 shall be annulled.
Article 2. Replacement of certain phrases in the Law on Physical Training and Sports
1. Replacing the phrase “chuẩn y” with the phrase “phê duyệt” in Clause 3 Article 68, Clause 3 Article 70 and Clause 2 Article 72.
2. Replacing the phrase “Ủy ban Thể dục thể thao” (Committee of Physical Training and Sports” with the phrase “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (the Ministry of Culture, Sports and Tourism) in Clause 2 and Clause 3 Article 5, Clause 2 Article 16, Article 19, Clause 4 Article 69 and Clause 9 Article 71.
3. Replacing the phrase “Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao” (Minister or Chairperson of Physical Training and Sports” with the phrase “Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (the Minister of Culture, Sports and Tourism) in Point b Clause 2 Article 28, Clause 4 Article 35 , Clause 3 Article 42, Point a Clause 2 Article 57 and Clause 4 Article 61.
This Law comes into force as of January 1, 2019.
This Law is passed by the 14th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at the 5th meeting on June 14, 2018.
|
CHAIRPERSON OF NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực