Chương 7 Luật tài nguyên nước 1998: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Số hiệu: | 08/1998/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 20/05/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1999 |
Ngày công báo: | 31/07/1998 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về tài nguyên nước;
3. Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước;
4. Cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước;
5. Quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán, xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và các tác hại khác do nước gây ra;
6. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước;
7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực hiện điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
8. Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo sự phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi địa phương theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật và sự phân cấp của Chính phủ.
5. Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các công trình quan trọng quốc gia về tài nguyên nước.
2. Chính phủ phê duyệt danh mục, quy hoạch các lưu vực sông lớn và các dự án công trình quan trọng về tài nguyên nước.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt các quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi theo sự uỷ quyền của Chính phủ.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ vào quy hoạch về tài nguyên nước phê duyệt các dự án công trình về tài nguyên nước theo sự uỷ quyền và phân cấp của Chính phủ.
5. Chính phủ quy định việc uỷ quyền và phân cấp phê duyệt các quy hoạch, dự án công trình quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo sự phân công của Chính phủ.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, quản lý kết quả điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.
Chính phủ quy định cụ thể việc phân công, phân cấp và quản lý kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên nước.
Việc phân công, phân cấp thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước phải bảo đảm quyền quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ và bảo hộ quyền khai thác, sử dụng hợp pháp tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân.
Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước.
1. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp về tài nguyên nước.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc hòa giải các tranh chấp về tài nguyên nước phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp loại giấy phép về tài nguyên nước nào thì có trách nhiệm giải quyết khiếu nại phát sinh từ việc thực hiện giấy phép đó. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
3. Những tranh chấp khác về tài nguyên nước được giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước để tư vấn cho Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
2. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước gồm Chủ tịch Hội đồng là một Phó Thủ tướng Chính phủ, ủy viên thường trực là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ủy viên khác là đại diện của một số Bộ, ngành, địa phương và một số nhà khoa học, chuyên gia.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước do Chính phủ quy định.
1. Nội dung quản lý quy hoạch lưu vực sông bao gồm:
a) Lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông, bảo đảm quản lý thống nhất quy hoạch kết hợp với địa bàn hành chính;
b) Thực hiện việc phối hợp với các cơ quan hữu quan của các Bộ, ngành và địa phương trong việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước của lưu vực sông và trong việc lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện các quy hoạch lưu vực sông nhánh;
c) Kiến nghị giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông.
2. Cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông là cơ quan sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông.
1. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương và Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực