Chương III Luật Công an nhân dân 2018: Tổ chức của công an nhân dân
Số hiệu: | 37/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 23/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1137 đến số 1138 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Rút ngắn thời hạn thực hiện nghĩa vụ CAND xuống còn 24 tháng
Đây là nội dung nổi bật tại Luật Công an nhân dân 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 20/11/2018.
Theo đó, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND là 24 tháng (02 năm) thay vì là 36 tháng (03 năm) như tại Luật Công an nhân dân 2014.
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.
Công dân được tuyển chọn vào CAND cần:
- Đáp ứng tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an;
- Có nguyện vọng và CAND có nhu cầu.
Luật Công an nhân dân 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019, riêng các quy định sau sẽ có hiệu lực từ ngày 11/01/2019:
- Các quy định của Luật này về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng;- Các quy định của Luật này về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
1. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an xã, phường, thị trấn và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.
1. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
2. Chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị công an được giao phụ trách. Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có chức vụ hoặc cấp bậc hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ hoặc cấp bậc hàm thấp hơn.
Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ cao hơn nhưng cấp bậc hàm ngang hoặc thấp hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có cấp bậc hàm ngang hoặc cao hơn nhưng chức vụ thấp hơn.
ORGANIZATION OF THE PEOPLE’S PUBLIC SECURITY FORCE
Article 17. Organizational system of the People’s Public Security Force
1. The organizational system of the People’s Public Security Force shall be composed of:
a) The Ministry of Public Security;
b) The Departments of Public Security of provinces and centrally run cities;
c) The Public Security Divisions of rural districts, urban districts, towns or provincial cities;
d) The Public Security Offices of communes, wards or townships.
2. The Government shall elaborate on the building of the regular Public Security forces of communes or townships.
3. In order to meet requirements concerning protection of national security, maintenance of social order and safety, the Minister of Public Security shall decide to establish Public Security posts, stations and independent units located in necessary areas.
Article 18. Authority to regulate the functions, tasks, powers and organizational structure of the People’s Public Security Force
1. The Government shall regulate the functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security.
2. The Minister of Public Security shall regulate the functions, duties, powers and operational machinery of affiliates of the Ministry of Public Security, Departments of provinces and centrally-affiliated cities, Public Security Divisions of rural districts, urban districts, townships, provincially-affiliated cities, cities controlled by centrally-affiliated cities, Public Security Offices of communes, wards, townlets and other forces under the authority of the People's Public Security Force.
Article 19. Commanders in the People’s Public Security Force
1. The Minister of Public Security shall be the chief commander of the People’s Public Security Force.
2. Inferior public security commanders shall take responsibility before superior public security commanders for the organization and operation of public security units under their authority. Local public security commanders must be answerable to superior public security commanders and to the Party Committees and other authorities of the same level.
3. People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts holding higher positions or ranks shall be superiors of officers, non-commissioned officers and conscripts holding lower positions or ranks.
In case where officers, non-commissioned officers and conscripts hold higher positions but have equivalent or lower ranks, they shall be superiors of officers, non-commissioned officers or conscripts having equivalent or higher ranks but holding lower positions.