Chương 2 Luật Cải cách ruộng đất 1953: Tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất
Số hiệu: | 197/SL | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 04/12/1953 | Ngày hiệu lực: | 19/12/1953 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Không còn phù hợp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
TỊCH THU, TRƯNG THU, TRƯNG MUA RUỘNG ĐẤT
Mục 1: ĐỐI VỚI RUỘNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ CỦA ĐẾ QUỐC XÂM LƯỢC KHÁC; CỦA ĐỊA CHỦ VIỆT GIAN, PHẢN ĐỘNG, CƯỜNG HÀO GIAN ÁC
- Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác.
- Đối với địa chủ Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất, trâu bò, nông cụ, lương thực thừa, nhà cửa thừa và tài sản khác.
Phần không tịch thu thì trưng thu.
Mục 2: ĐỐI VỚI RUỘNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN CỦA NHÂN SĨ DÂN CHỦ, ĐỊA CHỦ KHÁNG CHIẾN, ĐỊA CHỦ THƯỜNG.
- Đối với nhân sĩ dân chủ, địa chủ kháng chiến, địa chủ thường, thì:
Trưng thu toàn bộ ruộng đất hiện có cùng trâu bò và nông cụ.
Không đụng đến tài sản khác.
Giá trưng mua ruộng đất là giá sản lượng trung bình hàng năm của ruộng đất trưng mua.
Giá trưng mua trâu bò, nông cụ là giá thị trường ở địa phương.
Giá trưng mua được trả bằng một loại công phiếu riêng.
Công phiếu ấy được trả lãi 1,5 phần trăm mỗi năm.
Sau thời hạn mười năm sẽ hoàn vốn.
Mục 3: ĐỐI VỚI RUỘNG ĐẤT CỦA ĐỊA CHỦ ĐÃ PHÂN TÁN.
- Từ ngày ban hành sắc lệnh giảm tô (14 tháng 7 năm 1949) đến ngày ban hành sắc lệnh phát động quần chúng triệt để giảm tô (12 tháng 4 năm 1953), việc phân tán ruộng đất của địa chủ với mục đích trốn tránh sắc lệnh giảm tô và sắc lệnh thuế nông nghiệp, là không chính đáng.
Đối với ruộng đất của địa chủ đã phân tán trong trường hợp kể trên, thì xử trí như sau:
1) Ruộng đất đã phân tán vào tay địa chủ thì tịch thu, trưng thu hoặc trưng mua tuỳ trường hợp, như đã quy định ở điều 3 và điều 4.
Giá trưng mua ruộng đất phân tán nói trên là nguyên giá lúc mua.
Giá trưng mua đó được trả cho địa chủ đã mua ruộng đất phân tán bằng công phiếu.
2) Ruộng đất đã phân tán vào tay phú nông thì trưng mua theo nguyên giá lúc mua.
Giá trưng mua sẽ trả dần trong thời hạn không quá năm năm, bằng tiền hay hiện vật.
3) Ruộng đất đã phân tán vào tay trung nông thì coi đó là việc trong nội bộ nông dân lao động, dùng lối thuyết phục mà dàn xếp một cách thoả thuận, để trung nông tự động nhường lại cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất.
Khi trung nông nhường lại, thì phải đảm bảo cho họ còn số diện tích không dưới mức bình quân chiến hữu hiện nay của trung nông trong xã.
Trung nông nhường ruộng đất được Chính phủ đền bù bằng tiền hay hiện vật theo nguyên giá lúc mua.
4) Ruộng đất đã phân tán vào tay bần cố nông thì không đụng đến.
5) Ruộng đất đã phân tán vào tay tư sản dân tộc thì trưng mua theo nguyên giá lúc mua.
Giá trưng mua sẽ trả dần trong thời hạn không quá năm năm, bằng tiền hay hiện vật.
6) Ruộng đất đã phân tán vào tay các tầng lớp tiểu tư sản, thì thuyết phục họ tự động nhường lại cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất.
Nếu họ không đủ sống với nghề chính, thì phải để lại cho họ một phần ruộng đất để bù cho họ đủ sống.
Người nhường ruộng đất được Chính phủ đến bù bằng tiền hay hiện vật theo nguyên giá lúc mua.
- Từ ngày ban hành sắc lệnh phát động quần chúng thực hiện giảm tô (12 tháng 4 năm 1953), những việc phân tán ruộng đất trái phép của địa chủ đều không được thừa nhận.
Ruộng đất địa chủ phân tán trái phép bị tịch thu.
Địa chủ trái phép phải bồi thường thiệt hại cho người đã nhận ruộng đất phân tán đó.
- Nay xóa bỏ nợ mà nông dân lao động và các tầng lớp nghèo ở nông thôn đã vay của địa chủ.
- Nay xoá bỏ độc quyền mặt biển và khúc sông.
Mục 4: ĐỐI VỚI RUỘNG ĐẤT CÔNG VÀ NỬA CÔNG NỬA TƯ VÀ RUỘNG ĐẤT CỦA TÔN GIÁO.
- Trưng thu:
- Công điền, công thổ;
- Ruộng phe, ruộng giáp, ruộng xóm; ruộng tư văn, tư vũ, lộc điền; ruộng hậu, ruộng họ, ruộng môm sinh, v.v..
- Ruộng đất của các đoàn thể.
Ruộng đất của tôn giáo (Nhà Chung, nhà chùa, thánh thất, tu viên, v.v...) thì trưng thu và trưng mua.
Trường hợp có mua chính đáng thì trưng mua.
Mục 5: ĐỐI VỚI CÁC LOẠI RUỘNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN KHÁC. RUỘNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN CỦA ĐỊA CHỦ KIÊM NHÀ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VÀ CỦA NHÀ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP KIÊM ĐỊA CHỦ
- Để khuyến khích sản xuất và phát triển kinh tế quốc dân, công thương nghiệp được bảo hộ.
Không đụng đến công thương nghiệp của địa chủ.
Không đụng đến đất đại trực tiếp dùng vào việc kinh doanh công thương nghiệp.
Những ruộng đất khác của địa chủ kiêm nhà công thương nghiệp và của nhà công thương nghiệp kiêm địa chủ thì trưng mua.
Ruộng đất và tài sản của những người có ít ruộng đất phát canh hoặc thuê người làm.
- Những nGười có ít ruộng đất, nhưng vì tham gia công tác kháng chiến, vì thiếu sức lao động, vì bận làm nghề khác mà phải phát canh hoặc thuê người làm, thì không coi là địa chủ.
Không đụng đến ruộng đất và tài sản của họ.
Ruộng đất và tài sản của phú nông.
- Kinh tế phú nông được bảo tồn.
Không đụng đến ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của phú nông.
Ruộng đất và tài sản của trung nông
- Bảo hộ ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của trung nông.
Trung nông thiếu ruộng đất được chia thêm ruộng đất.
Mục 6: ĐỐI VỚI RUỘNG VẮNG CHỦ VÀ RUỘNG ĐẤT BỎ HOANG RUỘNG ĐẤT VẮNG CHỦ
- Trưng thu ruộng đất của địa chủ không rõ tông tích.
- Đối với ruộng đất của địa chủ vắng mặt vì tham gia công tác kháng chiến và của địa chủ tản cư ở vùng tự do mà không phải là Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì trưng mua.
- Đối với ruộng đất ở vùng tự do của địa chủ hiện nay ở vùng tạm bị chiếm, thì tuỳ thái độ chính trị của từng người mà tịch thu, trưng thu hoặc trưng mua.
Nếu là Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì xử trí như đã quy định ở điều 3.
Nếu không phải là Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì trưng mua, như đã quy định ở điều 4.
RUỘNG ĐẤT BỎ HOANG
- Trưng thu ruộng đất của địa chủ bỏ hoang bất cứ vì lý do gì.
Ruộng đất không phải của địa chủ mà bỏ hoang quá hai năm không có lý do chính đáng thì trưng thu.
Mục 7: ĐỐI VỚI RUỘNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN CỦA NGOẠI KIỀU.
- Về nguyên tắc, ngoại kiều không có quyền chiếm hữu ruộng đất ở Việt Nam.
Ngoại kiều được phép sử dụng ruộng đất ở Việt Nam.
Ngoại kiều nông dân từ trước đến nay sống ở nông thôn về nghề cày cấy, trồng trọt, nếu làm mọi bổn phận như người Việt Nam thì được quyền sở hữu ruộng đất.
- Đối với địa chủ ngoại kiều hợp tác với địch hoặc là phản động, cường hào gian ác, thì tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất và tài sản, tuỳ tội nặng nhẹ.
Phần không tịch thu thì trưng mua.
Đối với địa chủ ngoại kiều không hợp tác với địch, không phải là phản động, cường hào gian ác, thì trưng mua toàn bộ ruộng đất, trâu bò và nông cụ.
- Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác.
- Đối với địa chủ Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất, trâu bò, nông cụ, lương thực thừa, nhà cửa thừa và tài sản khác.
Phần không tịch thu thì trưng thu.
- Đối với nhân sĩ dân chủ, địa chủ kháng chiến, địa chủ thường, thì:
Trưng thu toàn bộ ruộng đất hiện có cùng trâu bò và nông cụ.
Không đụng đến tài sản khác.
Giá trưng mua ruộng đất là giá sản lượng trung bình hàng năm của ruộng đất trưng mua.
Giá trưng mua trâu bò, nông cụ là giá thị trường ở địa phương.
Giá trưng mua được trả bằng một loại công phiếu riêng.
Công phiếu ấy được trả lãi 1,5 phần trăm mỗi năm.
Sau thời hạn mười năm sẽ hoàn vốn.
- Từ ngày ban hành sắc lệnh giảm tô (14 tháng 7 năm 1949) đến ngày ban hành sắc lệnh phát động quần chúng triệt để giảm tô (12 tháng 4 năm 1953), việc phân tán ruộng đất của địa chủ với mục đích trốn tránh sắc lệnh giảm tô và sắc lệnh thuế nông nghiệp, là không chính đáng.
Đối với ruộng đất của địa chủ đã phân tán trong trường hợp kể trên, thì xử trí như sau:
1) Ruộng đất đã phân tán vào tay địa chủ thì tịch thu, trưng thu hoặc trưng mua tuỳ trường hợp, như đã quy định ở điều 3 và điều 4.
Giá trưng mua ruộng đất phân tán nói trên là nguyên giá lúc mua.
Giá trưng mua đó được trả cho địa chủ đã mua ruộng đất phân tán bằng công phiếu.
2) Ruộng đất đã phân tán vào tay phú nông thì trưng mua theo nguyên giá lúc mua.
Giá trưng mua sẽ trả dần trong thời hạn không quá năm năm, bằng tiền hay hiện vật.
3) Ruộng đất đã phân tán vào tay trung nông thì coi đó là việc trong nội bộ nông dân lao động, dùng lối thuyết phục mà dàn xếp một cách thoả thuận, để trung nông tự động nhường lại cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất.
Khi trung nông nhường lại, thì phải đảm bảo cho họ còn số diện tích không dưới mức bình quân chiến hữu hiện nay của trung nông trong xã.
Trung nông nhường ruộng đất được Chính phủ đền bù bằng tiền hay hiện vật theo nguyên giá lúc mua.
4) Ruộng đất đã phân tán vào tay bần cố nông thì không đụng đến.
5) Ruộng đất đã phân tán vào tay tư sản dân tộc thì trưng mua theo nguyên giá lúc mua.
Giá trưng mua sẽ trả dần trong thời hạn không quá năm năm, bằng tiền hay hiện vật.
6) Ruộng đất đã phân tán vào tay các tầng lớp tiểu tư sản, thì thuyết phục họ tự động nhường lại cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất.
Nếu họ không đủ sống với nghề chính, thì phải để lại cho họ một phần ruộng đất để bù cho họ đủ sống.
Người nhường ruộng đất được Chính phủ đến bù bằng tiền hay hiện vật theo nguyên giá lúc mua.
- Từ ngày ban hành sắc lệnh phát động quần chúng thực hiện giảm tô (12 tháng 4 năm 1953), những việc phân tán ruộng đất trái phép của địa chủ đều không được thừa nhận.
Ruộng đất địa chủ phân tán trái phép bị tịch thu.
Địa chủ trái phép phải bồi thường thiệt hại cho người đã nhận ruộng đất phân tán đó.
- Nay xóa bỏ nợ mà nông dân lao động và các tầng lớp nghèo ở nông thôn đã vay của địa chủ.
- Nay xoá bỏ độc quyền mặt biển và khúc sông.
- Trưng thu:
- Công điền, công thổ;
- Ruộng phe, ruộng giáp, ruộng xóm; ruộng tư văn, tư vũ, lộc điền; ruộng hậu, ruộng họ, ruộng môm sinh, v.v..
- Ruộng đất của các đoàn thể.
Ruộng đất của tôn giáo (Nhà Chung, nhà chùa, thánh thất, tu viên, v.v...) thì trưng thu và trưng mua.
Trường hợp có mua chính đáng thì trưng mua.
- Để khuyến khích sản xuất và phát triển kinh tế quốc dân, công thương nghiệp được bảo hộ.
Không đụng đến công thương nghiệp của địa chủ.
Không đụng đến đất đại trực tiếp dùng vào việc kinh doanh công thương nghiệp.
Những ruộng đất khác của địa chủ kiêm nhà công thương nghiệp và của nhà công thương nghiệp kiêm địa chủ thì trưng mua.
Ruộng đất và tài sản của những người có ít ruộng đất phát canh hoặc thuê người làm.
- Những nGười có ít ruộng đất, nhưng vì tham gia công tác kháng chiến, vì thiếu sức lao động, vì bận làm nghề khác mà phải phát canh hoặc thuê người làm, thì không coi là địa chủ.
Không đụng đến ruộng đất và tài sản của họ.
Ruộng đất và tài sản của phú nông.
- Kinh tế phú nông được bảo tồn.
Không đụng đến ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của phú nông.
Ruộng đất và tài sản của trung nông
- Bảo hộ ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của trung nông.
Trung nông thiếu ruộng đất được chia thêm ruộng đất.
- Trưng thu ruộng đất của địa chủ không rõ tông tích.
- Đối với ruộng đất của địa chủ vắng mặt vì tham gia công tác kháng chiến và của địa chủ tản cư ở vùng tự do mà không phải là Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì trưng mua.
- Đối với ruộng đất ở vùng tự do của địa chủ hiện nay ở vùng tạm bị chiếm, thì tuỳ thái độ chính trị của từng người mà tịch thu, trưng thu hoặc trưng mua.
Nếu là Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì xử trí như đã quy định ở điều 3.
Nếu không phải là Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì trưng mua, như đã quy định ở điều 4.
- Trưng thu ruộng đất của địa chủ bỏ hoang bất cứ vì lý do gì.
Ruộng đất không phải của địa chủ mà bỏ hoang quá hai năm không có lý do chính đáng thì trưng thu.
- Về nguyên tắc, ngoại kiều không có quyền chiếm hữu ruộng đất ở Việt Nam.
Ngoại kiều được phép sử dụng ruộng đất ở Việt Nam.
Ngoại kiều nông dân từ trước đến nay sống ở nông thôn về nghề cày cấy, trồng trọt, nếu làm mọi bổn phận như người Việt Nam thì được quyền sở hữu ruộng đất.
- Đối với địa chủ ngoại kiều hợp tác với địch hoặc là phản động, cường hào gian ác, thì tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất và tài sản, tuỳ tội nặng nhẹ.
Phần không tịch thu thì trưng mua.
Đối với địa chủ ngoại kiều không hợp tác với địch, không phải là phản động, cường hào gian ác, thì trưng mua toàn bộ ruộng đất, trâu bò và nông cụ.
Tình trạng hiệu lực: Không còn phù hợp