Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2004 số 20/2004/QH11
Số hiệu: | 20/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2004 |
Ngày công báo: | 15/07/2004 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2001 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2004/QH11 |
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2004 |
LUẬT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 20/2004/QH11 NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997.
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng:
1. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 4. Chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình tổ chức tín dụng
1. Thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng, xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
2. Đầu tư vốn và các nguồn lực khác để phát triển các tổ chức tín dụng nhà nước, tạo điều kiện cho các tổ chức này giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tiền tệ.
3. Nhà nước thành lập các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác; phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Chính phủ quy định chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay vốn.
Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách phù hợp với đặc thù của từng loại hình ngân hàng chính sách.
4. Bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hợp tác nhằm tạo điều kiện cho người lao động tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống."
2. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 12. Các loại hình tổ chức tín dụng
1. Tổ chức tín dụng được thành lập theo pháp luật Việt Nam bao gồm tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng nước ngoài được mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại diện tại Việt Nam.
3. Tổ chức tín dụng nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ."
3. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 20. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng.
2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
4. Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
5. Tổ chức tín dụng hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tổ chức tín dụng hợp tác gồm ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân và các hình thức khác.
6. Cổ đông lớn là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của một tổ chức tín dụng.
7. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
8. Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.
9. Tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền.
10. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
11. Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê.
12. Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
13. Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản "Nợ" khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
14. Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua thương phiếu, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
15. Tái chiết khấu là việc mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán."
4. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 30. Điều lệ
1. Điều lệ của tổ chức tín dụng phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và nơi đặt trụ sở chính;
b) Nội dung và phạm vi hoạt động;
c) Thời hạn hoạt động;
d) Vốn điều lệ và phương thức góp vốn;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát;
e) Thể thức bầu, bổ nhiệm và miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát;
g) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông;
h) Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;
i) Các trường hợp giải thể, thủ tục giải thể;
k) Thủ tục sửa đổi điều lệ.
2. Điều lệ của tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
5. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 31. Những thay đổi phải được chấp thuận
1. Tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong những điểm sau đây:
a) Tên của tổ chức tín dụng;
b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp;
c) Địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện;
d) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
đ) Chuyển nhượng cổ phần có ghi tên quá tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước;
e) Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn;
g) Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và thành viên Ban kiểm soát.
2. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tín dụng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này và phải đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này."
6. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 32. Mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện; thành lập công ty, đơn vị sự nghiệp
Tổ chức tín dụng được phép:
1. Mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa bàn trong nước, ngoài nước nơi có nhu cầu hoạt động, kể cả nơi đặt trụ sở chính sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
2. Thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và quản lý, khai thác, bán tài sản trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và tài sản mà Nhà nước giao cho các tổ chức tín dụng xử lý thu hồi nợ;
3. Thành lập các đơn vị sự nghiệp sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản."
7. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 37. Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị có chức năng quản trị tổ chức tín dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Hội đồng quản trị có số thành viên tối thiểu là ba người, gồm những người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng.
3. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được uỷ quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) tổ chức tín dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng này không được phép tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty của tổ chức tín dụng.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được tham gia Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân trung ương."
8. Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 38. Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của tổ chức tín dụng.
3. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng có tối thiểu là ba người, trong đó có một người là Trưởng ban và ít nhất phải có một nửa số thành viên là chuyên trách.
4. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định.
5. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc và được sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng để thực hiện các nhiệm vụ của mình."
9. Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 39. Tổng giám đốc (Giám đốc)
1. Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm;
b) Có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết; hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật;
c) Có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành và quản lý tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng này không được phép là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty của tổ chức tín dụng."
10. Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 42. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Các tổ chức tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ; trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc".
11. Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 45. Nhận tiền gửi
1. Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác.
2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước."
12. Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 46. Phát hành giấy tờ có giá
Tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước."
13. Điều 52 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 52. Bảo đảm tiền vay
1. Tổ chức tín dụng chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ để cho vay.
2. Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay.
3. Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
4. Tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ. Tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản cho vay này được Chính phủ xử lý."
14. Điều 53 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 53. Xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay
1. Tổ chức tín dụng được yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay.
2. Tổ chức tín dụng phải tổ chức việc xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay.
3. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng."
15. Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 57. Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác
1. Tổ chức tín dụng được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho khách hàng.
2. Các tổ chức tín dụng được tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau.
3. Tổ chức tín dụng là ngân hàng có thể được Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu.
4. Việc chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác trong hệ thống các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quy định."
16. Điều 79 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 79. Giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính
1. Giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như sau:
a) Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác;
b) Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng được cho vay hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định mức cho vay tối đa đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Mức bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ."
17. Điều 81 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 81. Tỷ lệ bảo đảm an toàn
1. Tổ chức tín dụng phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:
a) Khả năng chi trả được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản "Có" có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản "Nợ" phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của tổ chức tín dụng;
b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có so với tài sản "Có", kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro;
c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các tỷ lệ nói tại khoản 1 Điều này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
3. Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần phải trừ khỏi vốn tự có khi tính toán các tỷ lệ an toàn."
18. Điều 84 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 84. Tài chính, kế toán
Thu, chi tài chính, năm tài chính, hạch toán của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê."
19. Điều 105 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 105. Hình thức hoạt động
1. Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Tổ chức tín dụng liên doanh;
b) Tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài;
c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
2. Tổ chức tín dụng nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam."
20. Điều 122 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 122. Kiểm toán
1. Chậm nhất là 30 ngày trước khi kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước kiểm toán các hoạt động của mình. Việc chọn tổ chức kiểm toán độc lập được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Trong quá trình kiểm toán, tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các thông tin theo yêu cầu của Kiểm toán viên.
3. Việc kiểm toán đối với các tổ chức tín dụng hợp tác do Ngân hàng Nhà nước quy định phù hợp với yêu cầu quản lý và quy mô hoạt động của các tổ chức này."
1. Bãi bỏ các điều 6, 7, 8, 9, 10, 43, 85 và 86.
2. Thay cụm từ "kiểm toán nội bộ" tại tiêu đề mục 4 Chương II, Điều 41 và Điều 44 bằng cụm từ "kiểm soát nội bộ"; thay cụm từ "giấy tờ có giá ngắn hạn" tại Điều 70 bằng cụm từ "giấy tờ có giá"; thay cụm từ "quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật phá sản doanh nghiệp" tại điểm d khoản 1 Điều 40, cụm từ "theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp" tại Điều 98, cụm từ "theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp" tại khoản 3 Điều 54 và khoản 1 Điều 100 bằng cụm từ "theo quy định của pháp luật về phá sản"; thay cụm từ "tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài" tại các điều 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112 và 113 bằng cụm từ "tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài".
3. Bỏ cụm từ "cơ quan thuộc Chính phủ" tại khoản 3 Điều 116.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 20/2004/QH11 |
Hanoi, June 15, 2004 |
LAW
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON CREDIT INSTITUTIONS
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session,
This Law amends and supplements a number of articles of the Law on Credit Institutions, which was passed on December 12, 1997 by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Law on Credit Institutions:
1. Article 4 is amended and supplemented as follows:
"Article 4.- The State's policies on building up credit institutions of different types
1. To uniformly manage all banking activities, to build a system of modern credit institutions capable of meeting the economy's and population's demands for capital and banking services, and to contribute to implementing the national monetary policies, ensuring the safety of the system of credit institutions and protecting the legitimate interests of money depositors.
2. To invest capital and other resources in the development of State-run credit institutions, thus creating conditions for these institutions to play a leading and key role in the monetary market.
3. The State shall set up policy banks operating for non-profit purposes to serve the poor and other policy beneficiaries; serve mountainous, island, deep-lying and remote areas as well as areas meeting with socio-economic difficulties; serve agriculture, rural areas and peasants in order to implement the State's socio-economic policies. The Government shall prescribe preferential credit policies regarding capital, interest rates as well as capital-borrowing conditions and terms.
Basing itself on the provisions of this Law, the Government shall prescribe the organization and operation of policy banks to suit the characteristics of each type of the policy bank.
4. To protect the ownership as well as other rights and legitimate interests in the operation of cooperative credit institutions in order to create conditions for the laborers to assist one another in production and life."
2. Article 12 is amended and supplemented as follows:
"Article 12.- Types of credit institution
1. Credit institutions set up under the Vietnamese law, including State-run credit institutions, joint-stock credit institutions, cooperative credit institutions, joint-venture credit institutions and credit institutions with 100% foreign capital.
2. Foreign credit institutions that open foreign banks' branches and their representative offices in Vietnam.
3. Foreign credit institutions that contribute their capital to, and/or purchase shares from, credit institutions operating in Vietnam according to the Government's regulations."
3. Article 20 is amended and supplemented as follows:
"Article 20.- Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. A credit institution means an enterprise set up under the provisions of this Law and other law provisions to carry out banking activities.
2. A bank means a type of credit institution which is entitled to perform the entire banking operations and other relevant business activities. According to the nature and objectives of their operation, banks include commercial banks, development banks, investment banks, policy banks, cooperative banks and other types of banks.
3. A non-bank credit institution means a type of credit institution which is entitled to perform a number of banking operations as routine business activities, but not entitled to take demand deposits or provide payment services. Non-bank credit institutions include financial companies, financial leasing companies and other non-bank credit institutions.
4. A foreign credit institution means a credit institution set up under the law of a foreign country.
5. A cooperative credit institution means an institution which conducts monetary business and provides banking services, set up voluntarily by organizations, individuals or households to carry out banking activities under the provisions of this Law and the Cooperative Law for the principal objective of mutual assistance in production and business development and life improvement. Cooperative credit institutions include cooperative banks, people's credit funds and other forms.
6. A major shareholder means an individual or organization that owns more than 10% of the charter capital or holds more than 10% of the voting-right share capital of a credit institution.
7. Banking activities mean monetary business activities and banking services of regularly taking deposits and using such deposits for granting credit and providing payment services.
8. Credit activities mean a credit institution's use of its own capital or mobilized capital to grant credit.
9. A deposit means a sum of money deposited by an organization or individual at a credit institution or another organization engaged in banking activities in form of demand deposits, time deposits, savings deposits and other forms. A deposit may or may not bear interests and must be reimbursed to the money depositor.
10. Credit granting means a transaction in which a credit institution agrees to allow a client to use a sum of money on the principle of repayment through operations of lending, discounting, financial leasing, banking guarantee and other operations.
11. Financial leasing means a medium- or long-term credit operation on the basis of a financial leasing contract between the lessor being a credit institution and the lessee-client.
12. Bank guarantee means a written commitment of a credit institution to the obligee for fulfilling a financial obligation on behalf of its client when such client fails to fulfill the committed obligation; the client must acknowledge the debt and refund to the credit institution the money amount already paid on his/her behalf.
13. Own capital comprises the actual value of the charter capital, reserve funds and a number of other "debit" assets of a credit institution as prescribed by the State Bank. Own capital serves as a basis for the calculation of safety ratios in banking operations.
14. Discounting means the purchase of commercial bills and/or other valuable papers from their beneficiaries by a credit institution before they become mature.
15. Re-discounting means the re-purchase of commercial bills and/or other valuable papers which have been discounted before they become mature."
4. Article 30 is amended and supplemented as follows:
"Article 30.- The charter
1. The charter of a credit institution must comprise the following principal contents:
a/ The name and address of the head office;
b/ The contents and scope of its operation;
c/ The operation duration;
d/ The charter capital and modes of capital contribution;
e/ Tasks and powers of the Managing Board, the general director (director) and the Control Board;
f/ Procedures for election, appointment and dismissal of the Managing Board's members, general director (director) and the Control Board;
g/ Rights and obligations of shareholders;
h/ Principles for financial, accounting, examination, control and internal audit activities;
i/ Cases of dissolution and dissolution procedures;
j/ Procedures for amendment of the charter.
2. The charter of a credit institution shall be implemented only after it is approved by the State Bank, except otherwise provided for by law."
5. Article 31 is amended and supplemented as follows:
"Article 31.- Changes subject to approval
1. A credit institution must obtain the State Bank's written approval before it changes one of the following contents:
a/ Its name;
b/ The level of its charter capital and/or allocated capital;
c/ The location of its head-office, transaction bureau, branch or representative office;
d/ The contents, scope and duration of its operation;
e/ The transfer of registered shares exceeding the percentage prescribed by the State Bank;
f/ The percentage of shares of major shareholders;
g/ Members of the Managing Board, the general director (director) and members of the Control Board.
2. After obtaining the State Bank's approval, the credit institution must register with the competent State agency the change(s) prescribed in Clause 1 of this Article and publish such change(s) in a central or local newspaper according to law provisions regarding the contents prescribed at Points a, b, c and d, Clause 1 of this Article."
6. Article 32 is amended and supplemented as follows:
"Article 32.- Opening of transaction bureaus, branches and representative offices; setting up of companies and non-business units
Credit institutions are entitled to:
1. Open transaction bureaus, branches and representative offices in various geographical areas at home and abroad, where there is demand for their operation, even where they are headquartered, after obtaining the State Bank's written approval;
2. Set up dependent companies which have the legal person status and follow independent accounting with their own capital to operate in a number of domains such as finance, banking, insurance as well as management, exploitation and sale of assets in the course of handling loan-guarantee assets and assets assigned by the State to credit institutions for debt recovery;
3. Set up non-business units after obtaining the State Bank's written approval."
7. Article 37 is amended and supplemented as follows:
"Article 37.- The Managing Board
1. The Managing Board functions to administer a credit institution according to the provisions of this Law and other law provisions.
2. The Managing Board is composed of at least three members, who have prestige and professional ethics, and knowledge about banking operations.
3. The chairman and other members of the Managing Board must not authorize persons who are not members of the Managing Board to perform their respective tasks or powers.
4. The chairman of the Managing Board must not concurrently be the general director (director) or the deputy general director (deputy director) of the same credit institution, except otherwise provided for by law.
5. The chairman of the Managing Board of a credit institution must not participate in the Managing Board of, or administering, another credit institution, except for cases where the latter is the former's attached company.
The chairman of the Managing Board of a grassroots people's credit fund may participate in the Managing Board of the Central People's Credit Fund."
8. Article 38 is amended and supplemented as follows:
"Article 38.- The Control Board
1. The Control Board of a credit institution shall operate according to the provisions of this Law and other law provisions.
2. The Control Board is tasked to examine financial activities, supervise the observance of the accounting regime and the safety in the credit institution's operation, and conduct internal audit in each period and each domain in order to accurately evaluate the business activities and actual financial situation of the credit institution.
3. The Control Board of a credit institution is composed of at least three members, including its head, and at least half of its members work on a full-time basis.
4. Members of the Control Board must satisfy the requirements on professional qualifications and ethics prescribed by the State Bank.
5. The Control Board has its assisting apparatus and may use the internal examination and control system of the credit institution to perform its tasks."
9. Article 39 is amended and supplemented as follows:
"Article 39.- The general director (director)
1. The general director (director) of a credit institution is a person who is answerable to the Managing Board for running routine activities according to his/her tasks and powers in accordance with the provisions of this Law and other law provisions.
2. The general director (director), deputy general director (deputy director) of a credit institution must satisfy the following criteria:
a/ Residing in Vietnam during the working term;
b/ Having good health and professional ethics, being honest and righteous; being knowledgeable about law and having good sense of law observance;
c/ Having professional qualifications and capabilities to run and manage a credit institution as prescribed by the State Bank.
3. The general director (director) of a credit institution must not be the general director (director) or the chairman of the Managing Board of another credit institution, except for cases where the latter is the former's attached company."
10. Article 42 is amended and supplemented as follows:
"Article 42.- Internal examination and control
Credit institutions must regularly examine and control the observance of laws and internal regulations; directly examine and control professional operations in all domains at their respective transaction bureaus, branches, representative offices and dependent companies."
11. Article 45 is amended and supplemented as follows:
"Article 45.- Taking deposits
1. Banks may take deposits from organizations, individuals and other credit institutions.
2. Non-bank credit institutions may take deposits with a term of one year or more from organizations and individuals as prescribed by the State Bank."
12. Article 46 is amended and supplemented as follows:
"Article 46.- Issuance of valuable papers
Credit institutions may issue deposit certificates, bonds and other valuable papers to mobilize capital from domestic and foreign organizations and individuals according to the State Bank’s regulations."
13. Article 52 is amended and supplemented as follows:
"Article 52.- Security of loans
1. Credit institutions shall take initiative in seeking feasible and efficient production and business projects, which are capable of repaying debts, to provide loans for.
2. Credit institutions may consider and decide to provide loans, which are secured or unsecured with pledged or mortgaged assets of the borrowing clients, or with the third party’s guarantee, and are answerable for their own decisions. Credit institutions must not provide loans which are pledged with the shares of the very lending credit institutions.
3. Credit institutions shall consider and decide on the provision of loans secured with assets formed from borrowed capital.
4. State-run credit institutions may provide unsecured loans as designated by the Government. Losses of such loans due to objective causes shall be handled by the Government."
14. Article 53 is amended and supplemented as follows:
"Article 53.- Consideration and approval of loans, examination of the use of loans
1. Credit institutions may request their clients to supply documents proving the feasibility of their business plans as well as financial capabilities of their own and of the guarantors before deciding to provide loans.
2. Credit institutions must organize loan consideration and approval on the principle of division of responsibilities for the stage of loan evaluation and the stage of loan decision.
3. Credit institutions shall have the responsibilities and the rights to examine and supervise the process of borrowing capital, using loan capital and repaying debts by their clients."
15. Article 57 is amended and supplemented as follows:
"Article 57.- Discounting and re-discounting of commercial bills and other valuable papers
1. Credit institutions may discount commercial bills and other valuable papers for their clients.
2. Credit institutions may re-discount commercial bills and other valuable papers for one another.
3. Credit institutions being banks may have the discounted commercial bills and other valuable papers re-discounted by the State Bank.
4. The discounting and re-discounting of commercial bills and other valuable papers within the system of credit institutions shall be prescribed by the State Bank."
16. Article 79 is amended and supplemented as follows:
"Article 79.- Limits of loans, guarantee and discounting of commercial bills and other valuable papers, financial leasing
1. The loan limit for a client is prescribed as follows:
a/ The total loan debt balance for a client must not exceed 15% of the own capital of a credit institution, except for loans from the trusted capital sources of the Government, organizations and individuals or cases where the borrowing client is another credit institution;
b/ In cases where the capital demand of a client exceeds 15% of the own capital of a credit institution or the client wishes to mobilize capital from different sources, credit institutions may syndicate loans according to the State Bank Governor's regulations;
c/ In special cases, for the performance of socio-economic tasks, if the credit institutions' syndicated loans cannot meet a client's capital-borrowing demand, the Prime Minister may decide on the maximum loan amount on a case-by-case basis.
2. The amount of guarantee and discounting of commercial bills and other valuable papers for a client must not exceed the ratio between this amount and the own capital of the credit institution set by the State Bank Governor.
3. The financial leasing amount for a client of credit institutions shall comply with the Government's regulations."
17. Article 81 is amended and supplemented as follows:
"Article 81.- Safety ratios
1. The credit institution must maintain the following safety ratios:
a/ The solvency which is determined by the ratio between the credit institution's "credit" assets available for immediate payment and the "debit" assets payable at a given time;
b/ The minimum capital safety ratio which is determined by the ratio between the own capital and the "credit" assets, including off-balance sheet commitments adjusted according to the extent of risk;
c/ The maximum proportion of the short-term capital sources used for the provision of medium- and long-term loans.
2. The State Bank Governor shall prescribe the ratios stated in Clause 1 of this Article for each type of credit institution.
3. The total capital amount invested by a credit institution in another credit institution in form of capital contribution or share purchase must be excluded from its own capital upon the calculation of the safety ratios."
18. Article 84 is amended and supplemented as follows:
"Article 84.- Finance and accounting
Financial revenues and expenditures, fiscal year and cost-accounting of credit institutions shall comply with law provisions on finance, accounting and statistics."
19. Article 105 is amended and supplemented as follows:
"Article 105.- Forms of operation
1. Foreign credit institutions shall be permitted to operate in Vietnam in the following forms:
a/ Joint-venture credit institutions;
b/ Credit institutions with 100% foreign capital;
c/ Foreign banks' branches in Vietnam.
2. Foreign credit institutions may open their representative offices in Vietnam. Foreign credit institutions' representative offices must not conduct business activities in Vietnam."
20. Article 122 is amended and supplemented as follows:
"Article 122.- Auditing
1. At least 30 days before the end of a fiscal year, a credit institution must select an independent auditing organization fully meeting the conditions prescribed by the State Bank to audit its operations. The selection of independent auditing organizations shall comply with the law provisions on bidding.
2. In the course of auditing, the credit institutions shall have to supply in time accurate and sufficient information at the auditors' requests.
3. The auditing of cooperative credit institutions shall be prescribed by the State Bank in compliance with the management requirements and operation scope of these institutions."
Article 2.-
1. To annul Articles 6, 7, 8, 9, 10, 43, 85 and 86.
2. To replace the phrase "internal auditing" in the title of Section 4 of Chapter II, Article 41 and Article 44 with the phrase "internal control"; to replace the phrase "short-term valuable papers" in Article 70 with the phrase "valuable papers"; to replace the phrase "prescribed in Clause 2, Article 50 of the Law on Enterprise Bankruptcy" at Point d, Clause 1, Article 40, the phrase "according to the provisions of the Law on Enterprise Bankruptcy" in Article 98, and the phrase "according to the provisions of the legislation on enterprise bankruptcy" in Clause 3 of Article 54 and Clause 1 of Article 100, with the phrase "according to law provisions on bankruptcy"; to replace the phrase "non-bank credit institutions with 100% foreign capital" in Articles 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112 and 113 with the phrase "credit institutions with 100% foreign capital".
3. To cancel the phrase "the agencies attached to the Government" in Clause 3 of Article 116.
Article 3.-
1. This Law takes effect as from October 1, 2004.
2. The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on June 15, 2004 by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 5th session.
|
NATIONAL ASSEMBLY CHAIRMAN |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực