Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi số 02/2002/QH11
Số hiệu: | 02/2002/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 16/12/2002 | Ngày hiệu lực: | 27/12/2002 |
Ngày công báo: | 25/01/2003 | Số công báo: | Số 5 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 02/2002/QH11 |
|
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 02/2002/QH11 NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 2002 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
''Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
1. Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết.
Văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết;
2. Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
a) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
b) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
c) Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
d) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;
3. Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp:
a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
b) Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.''
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 3. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án, dự thảo, cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến; tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức thích hợp.
3. Ý kiến tham gia về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu để tiếp thu chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản.''
3. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 9. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, huỷ bỏ, bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Văn bản quy phạm pháp luật khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành thì vẫn còn nguyên hiệu lực và phải được nghiêm chỉnh thi hành.
2. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải xác định rõ trong văn bản đó danh mục các điều, khoản, điểm và các văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành mà nay trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới; có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật, điều, khoản, điểm đó."
4. Bổ sung Điều 12a sau Điều 12 như sau:
''Điều 12a. Giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm kịp thời phát hiện và xử lý văn bản quy phạm pháp luật sai trái.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan, tổ chức khác và công dân có quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật sai trái."
5. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 17. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư."
6. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 22. Lập chương trình, thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
1. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm các quyền, nghĩa vụ của công dân.
2. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật được quy định tại Điều 87 của Hiến pháp năm 1992 gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và đồng thời gửi đến Chính phủ. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; những quan điểm, nội dung chính của văn bản; dự báo tác động kinh tế - xã hội; dự kiến nguồn lực bảo đảm thi hành và điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo văn bản. Kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội cũng được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
Chính phủ lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
3. Uỷ ban pháp luật của Quốc hội chủ trì và phối hợp với Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội thẩm tra dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
4. Căn cứ vào dự kiến của Chính phủ, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Uỷ ban pháp luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội lập dự án chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội quyết định.
5. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm.
6. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ trong năm đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm tại kỳ họp cuối năm của năm trước."
7. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
''Điều 25. Thành lập Ban soạn thảo
1. Cơ quan, tổ chức trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực;
b) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình;
c) Dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trình;
d) Dự án luật, dự án pháp lệnh do đại biểu Quốc hội trình.
3. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và các thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học.
4. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo; chịu trách nhiệm trước cơ quan trình dự án, dự thảo về nội dung, chất lượng của dự án, dự thảo và tiến độ soạn thảo.
5. Cơ quan, tổ chức có thành viên trong Ban soạn thảo có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.''
8. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
''Điều 26. Nhiệm vụ của Ban soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
Trong việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, Ban soạn thảo có nhiệm vụ sau đây:
1. Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án, dự thảo; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo;
2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án, dự thảo;
3. Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự án, dự thảo;
4. Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức thích hợp tuỳ theo tính chất và nội dung của từng dự án, dự thảo;
5. Chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan đến dự án, dự thảo. Trong tờ trình nêu rõ sự cần thiết phải ban hành, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng và nội dung chính của dự án, dự thảo, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;
7. Trong việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, phải tính đến điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.''
9. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
''Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
1. Cơ quan, tổ chức trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo Ban soạn thảo trong quá trình xây dựng dự án, dự thảo;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến dự án, dự thảo;
c) Xem xét, quyết định việc trình dự án luật, dự thảo nghị quyết ra Quốc hội, trình dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Trong trường hợp chưa trình được dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo chương trình thì phải kịp thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội và nêu rõ lý do.
2. Đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự án pháp lệnh có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Văn phòng Quốc hội bảo đảm điều kiện cần thiết cho Ban soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh do đại biểu Quốc hội trình.
3. Đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội không do Chính phủ trình, thì chậm nhất là bốn mươi lăm ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm gửi dự án, dự thảo đến Chính phủ để Chính phủ tham gia ý kiến.
Đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình, thì chậm nhất là bốn mươi ngày, trước ngày khai mạc phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm gửi dự án, dự thảo đến Chính phủ để Chính phủ tham gia ý kiến.''
10. Bổ sung Điều 29a sau Điều 29 như sau:
''Điều 29a. Thẩm định dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
1. Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ tư pháp thành lập để thẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo.
2. Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định về những vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự án, dự thảo;
b) Sự phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật;
c) Tính khả thi của văn bản;
d) Việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo;
đ) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự án, dự thảo.
4. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến thẩm định, chỉnh lý dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Chính phủ. Trong trường hợp có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan thẩm định thì cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.''
11. Bổ sung Điều 34a sau Điều 34 như sau:
"Điều 34a. Uỷ ban pháp luật của Quốc hội bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh
Uỷ ban pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua bằng các hoạt động sau đây:
1. Tham gia thẩm tra các dự án luật, dự án pháp lệnh do Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra.
Trong trường hợp có ý kiến khác với cơ quan chủ trì thẩm tra về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với dự án luật, dự án pháp lệnh thì Uỷ ban pháp luật báo cáo với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về ý kiến của mình;
2. Tham gia chỉnh lý dự án luật, dự án pháp lệnh.''
12. Điều 45 được sửa đổi, bổ sung thành các điều 45, 45a và 45b như sau:
"Điều 45. Xem xét, thông qua dự án luật
Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án luật, Quốc hội có thể xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc hai kỳ họp của Quốc hội.'';
"Điều 45a. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại một kỳ họp của Quốc hội
Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại một kỳ họp theo trình tự sau đây:
1. Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án thuyết trình về dự án;
2. Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
3. Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án luật. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án luật có thể được thảo luận ở Tổ hoặc Đoàn đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật được trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan đến dự án.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn thư ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội biểu quyết một số nội dung của dự án luật để làm cơ sở cho việc chỉnh lý;
4. Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tư pháp và các cơ quan hữu quan căn cứ vào ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật;
5. Quốc hội nghe đọc dự thảo đã được chỉnh lý; thảo luận, biểu quyết thông qua một số nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết thông qua dự thảo luật;
6. Dự thảo luật được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật.
Trong trường hợp dự thảo luật chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì việc chỉnh lý và thông qua dự thảo luật được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 45b của Luật này.'';
"Điều 45b. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại hai kỳ họp của Quốc hội
Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại hai kỳ họp theo trình tự sau đây:
1. Tại kỳ họp thứ nhất:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án thuyết trình về dự án;
b) Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án luật. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án luật có thể được thảo luận ở Tổ hoặc Đoàn đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật được trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan đến dự án;
d) Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn thư ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội và chuẩn bị những nội dung cơ bản của dự án luật để trình Quốc hội biểu quyết làm cơ sở cho việc chỉnh lý;
2. Trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tư pháp và các cơ quan hữu quan căn cứ vào ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật;
3. Tại kỳ họp thứ hai:
a) Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật;
b) Quốc hội nghe đọc dự thảo đã được chỉnh lý; thảo luận, biểu quyết thông qua một số nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết thông qua dự thảo luật;
c) Dự thảo luật được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật.
Trong trường hợp dự án luật chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì việc xem xét, thông qua tại kỳ họp tiếp theo do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.''
13. Điều 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 47. Trình tự xem xét, thông qua dự án pháp lệnh
1. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án pháp lệnh, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét, thông qua dự án pháp lệnh tại một hoặc hai phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh tại một phiên họp theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án thuyết trình về dự án;
b) Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận, Chủ tọa phiên họp kết luận và Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo pháp lệnh;
đ) Trong trường hợp dự thảo pháp lệnh còn có ý kiến khác nhau thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề cần được chỉnh lý và chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tư pháp và các cơ quan hữu quan chỉnh lý dự thảo pháp lệnh.
Cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc chỉnh lý dự thảo pháp lệnh;
e) Uỷ ban thường vụ Quốc hội nghe đọc dự thảo đã được chỉnh lý; thảo luận, biểu quyết thông qua một số nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết thông qua dự thảo pháp lệnh;
g) Dự thảo pháp lệnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh.
3. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh tại hai phiên họp theo trình tự sau đây:
a) Tại phiên họp thứ nhất, việc trình và thảo luận được thực hiện theo trình tự quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này; Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận, biểu quyết một số vấn đề của dự án pháp lệnh để làm cơ sở cho việc chỉnh lý;
b) Trong thời gian giữa hai phiên họp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tư pháp và các cơ quan hữu quan chỉnh lý dự thảo pháp lệnh;
c) Tại phiên họp thứ hai, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc chỉnh lý dự thảo pháp lệnh.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội nghe đọc dự thảo đã được chỉnh lý, thảo luận, biểu quyết thông qua một số nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết thông qua dự thảo pháp lệnh;
d) Dự thảo pháp lệnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh.
4. Trong trường hợp dự án pháp lệnh chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì việc xem xét, thông qua tại phiên họp tiếp theo do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra."
14. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 60. Thành lập Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định
1. Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết, nghị định.
Cơ quan chủ trì soạn thảo thành lập Ban soạn thảo.
Đối với nghị định quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 của Luật này thì Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo.
2. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo và các thành viên là đại diện cơ quan thẩm định và đại diện của các cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học.
3. Cơ quan chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo; chịu trách nhiệm trước Chính phủ về nội dung, chất lượng của dự thảo và tiến độ soạn thảo.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thành viên trong Ban soạn thảo có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về những nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác của mình và chịu trách nhiệm về ý kiến đó."
15. Điều 61 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 61. Nhiệm vụ của Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định
Trong việc soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định, Ban soạn thảo có nhiệm vụ sau đây:
1. Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự thảo; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo;
2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo;
3. Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo;
4. Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức thích hợp tuỳ theo tính chất và nội dung của từng dự thảo;
5. Chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan đến dự thảo. Trong tờ trình nêu rõ sự cần thiết phải ban hành, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng và nội dung chính của dự thảo, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành."
16. Điều 62 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 62. Tham gia ý kiến xây dựng dự thảo nghị quyết, nghị định
1. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, nghị định, cơ quan soạn thảo gửi bản dự thảo tới Hội đồng dân tộc, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan, tổ chức hữu quan, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) để tham gia ý kiến.
2. Tuỳ theo tính chất và nội dung dự thảo nghị quyết, nghị định, Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ đăng tải dự thảo nghị quyết, nghị định trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
Cá nhân góp ý kiến về dự thảo nghị quyết, nghị định thông qua cơ quan, tổ chức của mình, trực tiếp hoặc gửi thư góp ý tới Văn phòng Chính phủ, cơ quan, tổ chức soạn thảo dự thảo hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Cơ quan soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định có trách nhiệm nghiên cứu các ý kiến tham gia để tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết, nghị định và báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến.''
17. Điều 63 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 63. Thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định
1. Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định trước khi trình Chính phủ.
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ tư pháp thành lập để thẩm định các dự thảo nghị quyết, nghị định do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo.
2. Phạm vi thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định theo quy định tại khoản 2 Điều 29a của Luật này.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự thảo nghị quyết, nghị định; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết, nghị định. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định.
4. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến thẩm định, chỉnh lý dự thảo nghị quyết, nghị định để trình Chính phủ. Trong trường hợp có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan thẩm định thì cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Văn phòng Chính phủ gửi dự thảo nghị quyết, nghị định và văn bản thẩm định đến các thành viên Chính phủ trước phiên họp của Chính phủ. Chính phủ chỉ xem xét, thảo luận dự thảo nghị quyết, nghị định khi đã có văn bản thẩm định."
18. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 64. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, nghị định
1. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, nghị định, Chính phủ có thể xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, nghị định tại một hoặc hai phiên họp của Chính phủ.
2. Tại phiên họp của Chính phủ, đại diện cơ quan soạn thảo thuyết trình về dự thảo; cơ quan thẩm định trình bày ý kiến thẩm định dự thảo; đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.
3. Các thành viên của Chính phủ thảo luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
4. Dự thảo nghị quyết, nghị định được Chính phủ thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
5. Thủ tướng Chính phủ ký nghị quyết, nghị định.
6. Trong trường hợp dự thảo nghị quyết, nghị định chưa được thông qua, thì Chính phủ cho ý kiến về những vấn đề cần phải chỉnh lý và định thời hạn trình lại dự thảo."
19. Điều 65 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 65. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
1. Dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ giao và chỉ đạo việc soạn thảo.
2. Cơ quan được giao soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo.
3. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan soạn thảo gửi lấy ý kiến Hội đồng dân tộc, các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
4. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ đăng tải dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
5. Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
6. Cơ quan soạn thảo chỉnh lý dự thảo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
7. Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký quyết định, chỉ thị.''
20. Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 69. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương và Toà án quân sự về tổ chức; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
2. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.''
21. Điều 70 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 70. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao do Chánh án Toà án nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.
Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư, Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư để lấy ý kiến của Bộ quốc phòng, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao ký quyết định, chỉ thị, thông tư.
2. Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.
Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư để lấy ý kiến của Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký quyết định, chỉ thị, thông tư.''
22. Điều 75 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 75. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.''
23. Bổ sung Điều 80a trước Điều 81 như sau:
''Điều 80a. Mục đích giám sát, kiểm tra
Việc giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung sai trái của văn bản để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ văn bản nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản sai trái.''
24. Bổ sung Điều 80b sau Điều 80a như sau:
''Điều 80b. Nội dung giám sát, kiểm tra
Nội dung giám sát, kiểm tra văn bản bao gồm:
1. Sự phù hợp của văn bản với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;
2. Sự phù hợp của hình thức văn bản với nội dung văn bản đó;
3. Sự phù hợp của nội dung văn bản với thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản."
25. Điều 82 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 82. Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát, xử lý văn bản trái pháp luật
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.
3. Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
4. Chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản thuộc thẩm quyền giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm gửi văn bản đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản và yêu cầu cơ quan ban hành văn bản sửa đổi hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền. Cơ quan ban hành văn bản phải chấp hành ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội."
26. Bổ sung Điều 82a sau Điều 82 như sau:
"Điều 82a. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật
1. Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách.
Uỷ ban pháp luật của Quốc hội còn giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản thuộc thẩm quyền giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm gửi văn bản đến Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội.
Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu cơ quan ban hành văn bản xem xét lại văn bản để đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc huỷ bỏ. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đã ban hành văn bản có trách nhiệm trả lời Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội; nếu cơ quan đã ban hành văn bản không đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc huỷ bỏ văn bản thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu cơ quan ban hành văn bản xem xét lại văn bản để đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc huỷ bỏ. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đã ban hành văn bản có trách nhiệm trả lời Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội; nếu cơ quan đã ban hành văn bản không đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc huỷ bỏ văn bản thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo thẩm quyền.''
27. Điều 83 được sửa đổi, bổ sung như sau:
''Điều 83. Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật
1. Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; xem xét, quyết định đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
3. Bộ tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.''
1. Sửa đổi, bổ sung về từ ngữ trong một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
a) Bỏ cụm từ "cơ quan thuộc Chính phủ" tại tên của Chương V, tại các điều 18, 71, 72, 74 và khoản 2 Điều 84;
b) Bỏ cụm từ "Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ" tại tên của Mục 1 và Mục 2 của Chương V, tại các điều 16, 58, 66 và 84;
c) Thay cụm từ "phân bổ ngân sách nhà nước" bằng cụm từ "phân bổ ngân sách trung ương" tại khoản 2 Điều 20;
d) Cụm từ "... , thì cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi dự án luật, dự án pháp lệnh đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên để lấy ý kiến" tại đoạn 2 Điều 30 được sửa thành: "..., thì cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi dự án luật, dự án pháp lệnh đến Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của các tổ chức thành viên có liên quan để lấy ý kiến.";
đ) Bổ sung cụm từ "dự thảo nghị quyết" vào sau các cụm từ "dự án luật, dự án pháp lệnh", "dự án luật", "dự án pháp lệnh" tại Điều 29;
e) Bỏ từ "kiểm sát" tại tên của Chương IX.
2. Bãi bỏ khoản 2 Điều 27, khoản 3 Điều 29, Điều 31, khoản 3 Điều 32 và Điều 85 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày công bố.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
No: 02/2002/QH11 |
|
LAW
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON THE PROMULGATION OF LEGAL DOCUMENTS
(No. 02/2002/QH11 of December 16, 2002)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly at its 10th session;
This Law amends and supplements a number of articles of the Law on the Promulgation of Legal Documents, which was passed on November 12, 1996 by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Law on the Promulgation of Legal Documents:
1. To amend and supplement Article 1 as follows:
"Article 1.- Legal documents
Legal documents are documents promulgated by competent State agencies according to the law-prescribed procedures and order, containing common rules of conduct the implementation of which is guaranteed by the State and aims to regulate social relations along the socialist orientation.
The system of legal documents consists of:
1. Documents promulgated by the National Assembly: the Constitution, laws and resolutions.
Documents promulgated by the National Assembly Standing Committee: ordinances and resolutions;
2. Documents promulgated by other competent State agencies at the central level to implement legal documents of the National Assembly and the National Assembly Standing Committee:
a/ Orders and decisions of the State President;
b/ Resolutions and decrees of the Government; decisions and directives of the Prime Minister;
c/ Decisions, directives and circulars of the ministers and the heads of the ministerial-level agencies;
d/ Resolutions of the Judges’ Council of the Supreme People’s Court; decisions, directives and circulars of the Chief Judge of the Supreme People’s Court and the Chairman of the Supreme People’s Procuracy;
e/ Joint resolutions and circulars between competent State agencies and between competent State agencies and socio-political organizations;
3. Documents promulgated by the People’s Councils and People’s Committees to implement legal documents of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, and documents of superior State agencies; documents promulgated by the People’s Committees to implement resolutions of the People’s Councils of the same level:
a/ Resolutions of the People’s Councils;
b/ Decisions and directives of the People’s Committees."
2. To amend and supplement Article 3 as follows:
"Article 3.- Contribution of comments to the elaboration of legal documents
1. Vietnam Fatherland Front and its member organizations, other social organizations, economic organizations, State agencies, people’s armed force units and individuals shall be entitled to contribute comments to the elaboration of legal documents.
2. In the process of elaborating legal documents, the concerned agencies and organizations shall, depending on the nature and contents of the draft documents, create conditions for agencies, organizations and individuals to contribute comments; and organize the solicitation of opinions of the subjects to be directly affected by the documents within an appropriate scope and in an appropriate form.
3. Comments and opinions on draft legal documents must be studied and absorbed in order to revise such documents."
3. To amend and supplement Article 9 as follows:
"Article 9.- Amendment, supplementation, replacement, abolition, annulment or suspension of the implementation of legal documents
1. Legal documents can be amended, supplemented, replaced, abolished or annulled only with legal documents of the very State agencies which have promulgated such documents or be suspended from implementation, abolished or annulled with documents of competent State agencies.
Documents amending, supplementing, replacing, abolishing, annulling, or suspending the implementation of, other documents must clearly state the titles, articles, clauses and/or points of the documents to be amended, supplemented, replaced, abolished, annulled or suspended from implementation.
Legal documents which have not yet been amended, supplemented, replaced, abolished, annulled or suspended from implementation by competent State agencies shall remain effective and must be strictly implemented.
2. When promulgating legal documents, the promulgating agencies must clearly state therein the lists of articles, clauses and/or points as well as legal documents which they have promulgated and now become contrary to the provisions of the new legal documents; amend and/or supplement such legal documents, articles, clauses and/or points."
4. To add the following Article 12a after Article 12:
"Article 12a.- Supervision and examination of legal documents
1. Legal documents must be supervised and examined by competent State agencies.
2. Within the scope of their respective tasks and powers, the agencies competent to promulgate legal documents and the agencies supervising and examining legal documents shall have to detect and handle in time wrong legal documents.
3. Vietnam Fatherland Front and its member organizations, other agencies and organizations as well as citizens shall be entitled to supervise legal documents and propose competent State agencies to handle wrong legal documents."
5. To amend and supplement Article 17 as follows:
"Article 17.- Competence of the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy to promulgate legal documents and the forms of such documents
In pursuance to the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, orders and decisions of the State President, the Judges’ Council of the Supreme People’s Court may promulgate resolutions, the Chief Judge of the Supreme People’s Court and the Chairman of the Supreme People’s Procuracy may promulgate decisions, directives and circulars."
6. To amend and supplement Article 22 as follows:
"Article 22.- Drawing up and adoption of law- and ordinance-making programs
1. The ordinance- and law-making programs shall be drawn up on the basis of the Party’s line, undertakings and policies, the strategy on socio-economic development, defense, security and State management requirements in each period while guaranteeing the citizen’s rights and obligations.
2. Agencies, organizations and National Assembly deputies having the right to submit bills as prescribed in Article 87 of the 1992 Constitution shall send the proposals to elaborate laws or ordinances to the National Assembly Standing Committee and concurrently to the Government. the law- or ordinance-making proposals must clearly state the necessity to promulgate the documents; the subjects and scope of regulation; major viewpoints and contents of the documents; anticipated socio-economic impacts; expected resources to secure the enforcement and conditions to ensure the compilation of the documents. Any recommendations of National Assembly deputies on laws or ordinances shall be also addressed to the National Assembly Standing Committee and the Government.
The Government shall work out tentative programs to make laws and/or ordinances on the issues falling under the scope of its functions, tasks and powers before submitting them to the National Assembly Standing Committee, and give its opinions on the law- or ordinance-making proposals of other agencies, organizations or National Assembly deputies, and recommendations of National Assembly deputies on laws or ordinances.
3. The National Assembly’s Law Committee shall assume the prime responsibility and coordinate wit the Nationality Council and other Committees of the National Assembly in evaluating the Government’s tentative law- and ordinance-making programs, the law- or ordinance-making proposals of other agencies, organizations or National Assembly deputies, and recommendations of National Assembly deputies on laws or ordinances..
4. Basing itself on the Government’s tentative programs, the law- or ordinance-making proposals of other agencies, organizations and National Assembly deputies, recommendations of National Assembly deputies on laws and ordinances, as well as the evaluation opinions of the Law Committee, the National Assembly Standing Committee shall draw up the tentative law- and ordinance-making programs and submit them to the National Assembly for decision.
5. The law- and ordinance-making programs shall consist of the law- and ordinance-making programs for each term of the National Assembly and the annual law- and ordinance-making programs.
6. The National Assembly shall decide on the law- and ordinance-making program for the whole term in the first year of each National Assembly term; and decide on the law- and -ordinance making program of each year at the year-end session of the previous year."
7. To amend and supplement Article 25 as follows:
"Article 25.- Setting up of drafting committees
1. The agencies or organizations submitting bills or draft resolutions of the National Assembly, draft ordinances or resolutions of the National Assembly Standing Committee shall set up drafting committees.
2. The National Assembly Standing Committee shall set up a drafting committee in the following cases:
a/ Bills, draft ordinances or resolutions having contents related to many branches or domains;
b/ Bills or draft resolutions of the National Assembly, to be submitted by the National Assembly Standing Committee;
c/ Bills, draft ordinances or resolutions, to be submitted by the Nationality Council or Committees of the National Assembly;
d/ Bills or draft ordinances, to be submitted by National Assembly deputies.
3. A drafting committee shall be composed of the head of the agency or organization in charge of the drafting as its chairman and representatives of concerned agencies and organizations as well as specialists and scientists as its members.
4. The agencies or organizations in charge of the drafting must ensure the conditions for the operation of the drafting committees, be accountable before the agencies submitting the draft documents for the contents, and quality of the draft documents and the drafting tempo.
5. The agencies and organizations participating in the drafting committees shall have to give written comments on the bills, draft ordinances or resolutions."
8. To amend and supplement Article 26 as follows:
"Article 26.- Tasks of the bill-, ordinance- or resolution-drafting committees
When drafting bills, ordinances or resolutions, the drafting committees shall have the following tasks:
1. Reviewing the situation of law enforcement, evaluating current legal documents related to the draft documents; surveying and assessing the actual situation of social relations related to their major contents;
2. Organizing the study of information and documents related to the draft documents;
3. Outlining, compiling and revising the draft documents;
4. Gathering comments of the concerned agencies, organizations and individuals as well as subjects to be directly affected by the documents within a scope and in a form appropriate to the nature and contents of each draft document;
5. Preparing the reports on and other documents related to the draft documents. Such a report must clearly state the necessity to promulgate the legal document, the purposes, requirements, scope, subjects and principal contents of the document, the matters that require guiding opinions and the matters on which opinions remain divergent;
6. Coordinating with the concerned agencies and organizations in preparing the drafts of the detailing and guiding documents;
7. While drafting bills, ordinances and resolutions, the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to must be taken into consideration."
9. To amend and supplement Article 28 as follows:
"Article 28.- Tasks and powers of the agencies, organizations and National Assembly deputies submitting bills, draft ordinances or resolutions
1. The agencies, organizations and National Assembly deputies submitting bills, draft ordinances or resolutions shall have the following tasks and powers:
a/ To direct the drafting committees in the process of elaborating the draft documents;
b/ To request the concerned agencies, organizations and individuals to supply materials and information related to the draft documents;
c/ To consider and decide on the submission of bills or draft resolutions to the National Assembly, and the submission of draft ordinances or resolutions to the National Assembly Standing Committee. Where a bill, draft ordinance or resolution cannot be submitted according to schedule, to report such in time to the National Assembly Standing Committee, clearly stating the reasons therefor.
2. National Assembly deputies submitting bills or draft ordinances shall have the tasks and powers specified in Clause 1 of this Article. The National Assembly’s Office shall ensure necessary conditions for the committees to draft bills or ordinances to be submitted by National Assembly deputies.
3. With regard to bills or draft resolutions of the National Assembly, which are not submitted by the Government, at least 45 days before the opening of a National Assembly session, the agencies, organizations or National Assembly deputies that submit such draft documents shall have to send them to the Government for comments.
With regard to draft ordinances or resolutions of the National Assembly Standing Committee, which are not submitted by the Government, at least 40 days before the opening of a meeting of the National Assembly Standing Committee, the agencies, organizations or National Assembly deputies that submit such draft documents shall have to send them to the Government for comments.
10. To add the following Article 29a after Article 29:
"Article 29a.- Evaluation of bills, draft ordinances and resolutions
1. The Ministry of Justice shall have to evaluate bills, draft ordinances and resolutions so that the Government considers before deciding to submit them to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee.
Evaluating councils shall be set up by the Minister of Justice to evaluate bills, draft ordinances or resolutions compiled by the Ministry of Justice.
2. The evaluating agencies shall examine the following matters:
a/ The necessity to promulgate laws, ordinances or resolutions; the subjects and scope of regulation of the draft documents;
b/ The compatibility of the draft documents’ contents with the Party’s line, undertakings and policies; their constitutionality, legality and consistency with the legal system;
c/ The documents’ enforceability;
d/ The compliance with the drafting procedures and order;
e/ The language and techniques of drafting the documents.
3. In case of necessity, the evaluating agencies may request the agencies in charge of the drafting to report on the matters related to the contents of the bills, draft ordinances or resolutions; they shall conduct by themselves or jointly with the agencies in charge of the drafting field surveys of the matters related to the contents of the draft documents. The agencies in charge of the drafting shall have to supply information and documents in service of the evaluation of the draft documents.
4. The agencies in charge of the drafting shall have to study the evaluation opinions and revise the bills, draft ordinances or resolutions accordingly before submitting them to the Government. If they hold opinions divergent from those of the evaluating agencies, they shall report them to the Government for consideration and decision."
11. To add the following Article 34a after Article 34:
"Article 34a.- Assurance by the Law Committee of the National Assembly of the bills’ and draft ordinances’ constitutionality, legality and consistency with the legal system
The National Assembly’s Law Committee shall have to assure the bills’ and draft ordinances’ constitutionality, legality and consistency with the legal system before submitting such documents to the National Assembly and the National Assembly Standing Committee for consideration and passage by carrying out the following activities:
1. Taking part in evaluating the bills and draft ordinances the evaluation of which falls under the charge of the Nationality Council or other Committees of the National Assembly.
In cases where the Law Committee has opinions divergent from those of the agencies in charge of the evaluation regarding the bills’ or draft ordinances’ constitutionality, legality and/or consistency with the legal system, it shall report its opinions to the National Assembly and the National Assembly Standing Committee.
2. Participating in revising bills and draft ordinances."
12. To amend and supplement Article 45 into the following Articles 45, 45a and 45b:
"Article 45.- Consideration and passage of bills
Depending on the nature and contents of bills, the National Assembly may consider and pass bills at one or two of its sessions."
"Article 45a.- Order of consideration and passage of bills at one session of the National Assembly
The National Assembly shall consider and pass bills at session in the following order:
1. Representatives of the bill-submitting agencies, organizations or National Assembly deputies make presentation on the bills;
2. Representatives of the evaluating agencies present evaluation reports;
3. The National Assembly discuss the bills’ principal contents and matters on which opinions remain divergent at plenary meetings. Before being put up for discussion at plenary meetings, the bills may be discussed in groups or delegations of National Assembly deputies.
In the discussion process, the bill-submitting agencies, organizations or National Assembly deputies may make additional presentation on matters related to the bills.
The National Assembly Standing Committee shall direct the Secretariat of the session to sum up the opinions of National Assembly deputies.
In case of necessity, the National Assembly shall vote on a number of contents of the bills, which shall serve as a basis for their revision.
4. The National Assembly Standing Committee shall direct the agencies in charge of the evaluation, the bill-submitting agencies, the Law Committee, the Ministry of Justice and concerned agencies to revise the bills on the basis of the National Assembly deputies’ opinions.
The National Assembly Standing Committee shall report to the National Assembly on the acceptance of opinions and the revision of the bills.
5. The National Assembly shall hear the reading of the revised bills; discuss and vote to pass a number of contents on which opinions remain divergent, then vote to pass the bills.
6. Bills shall be passed into laws if they are voted for by over half of the total number of National Assembly deputies. The National Assembly chairman shall sign the laws for authentication.
In cases where the bills have not yet been passed or have been partially passed the revision and passage of such bills shall comply with the provisions in Clauses 2 and 3, Article 45b of this Law."
"Article 45b.- Order of consideration and passage of bills at two sessions of the National Assembly
The National Assembly shall consider and pass bills at two sessions in the following order:
1. At the first session:
a/ Representatives of the bill-submitting agencies, organizations or National Assembly deputies make presentation on the bills;
b/ Representatives of the evaluating agencies present evaluation reports;
c/ The National Assembly discuss the bills’ principal contents and key matters on which opinions remain divergent at plenary meetings. Before being put up for discussion at plenary meetings, the bills may be discussed in groups or delegations of National Assembly deputies.
In the discussion process, the bill-submitting agencies, organizations or National Assembly deputies may make additional presentation on matters related to the bills.
d/ The National Assembly Standing Committee shall direct the Secretariat of the session to sum up the opinions of National Assembly deputies and prepare the basic contents of the bills to be submitted to the National Assembly for voting, serving as a basis for their revision.
2. At the interval between the National Assembly’s two sessions, the National Assembly Standing Committee shall direct the evaluating agencies, the bill-submitting agencies, the Law Committee, the Ministry of Justice and concerned agencies to revise the bills on the basis of the National Assembly deputies’ opinions.
3. At the second session:
a/ The National Assembly Standing Committee report to the National Assembly on the acceptance of opinions and revision of the bills;
b/ The National Assembly hear the reading of the revised bills; discuss and vote to pass a number of contents on which opinions remain divergent, then vote to pass the bills.
c/ Bills shall be passed into laws if they are voted for by over half of the total number of National Assembly deputies. The National Assembly chairman shall sign the laws for authentication.
In cases where the bills have not yet been passed or have been partially passed, the consideration and passage of such bills at subsequent sessions shall be decided by the National Assembly at the proposal of the National Assembly Standing Committee."
13. To amend and supplement Article 47 as follows:
"Article 47.- Order of consideration and passage of draft ordinances
1. Depending on the nature and contents of draft ordinances, the National Assembly Standing Committee may consider and pass them at one or two of its meetings.
2. The National Assembly Standing Committee shall consider and pass draft ordinances at one meeting in the following order:
a/ Representatives of the draft ordinance-submitting agencies, organizations or National Assembly deputies make presentation on the bills;
b/ Representatives of the evaluating agencies present the evaluation reports;
c/ Representatives of the agencies, organizations and individuals invited to attend the meeting present their opinions;
d/ The National Assembly Standing Committee discuss, the meeting’s chairperson concludes, and the National Assembly Standing Committee vote to pass the draft ordinances;
e/ In cases there remain divergent opinions on the draft ordinances, the National Assembly Standing Committee shall give its opinions on the matters which need to be revised and direct the agencies in charge of the evaluation, the draft ordinance-submitting agencies, the Law Committee, the Ministry of Justice and concerned agencies to revise the draft ordinances.
The evaluating agencies shall report to the National Assembly Standing Committee on the revision of the draft ordinances.
f/ The National Assembly Standing Committee hear the reading of the revised draft ordinances; discuss and vote to pass those contents on which opinions remain divergent and vote to pass the draft ordinances.
g/ Draft ordinances shall be passed when they are voted for by over half of the total number of National Assembly Standing Committee members. The National Assembly chairman shall sign the ordinances.
3. The National Assembly Standing Committee shall consider and pass draft ordinances at two meetings in the following order:
a/ At the first meeting, the presentation and discussion shall be conducted in the order prescribed at Points a, b and c, Clause 2 of this Article; the National Assembly Standing Committee shall discuss and vote on a number of matters of the draft ordinances, which shall serve as a basis for their revision;
b/ At the interval between two meetings, the National Assembly Standing Committee shall direct the agencies in charge of the evaluation, the draft ordinance-submitting agencies, the Law Committee, the Ministry of Justice and concerned agencies to revise the draft ordinances.
c/ At the second meeting, the agencies in charge of the evaluation shall report to National Assembly Standing Committee on the revision of the draft ordinances.
The National Assembly Standing Committee shall hear the reading of the revised draft ordinances; discuss and vote to pass those contents on which opinions remain divergent, then vote to pass the draft ordinances.
d/ Draft ordinances shall be passed if they are voted for by over half of the total number of the National Assembly Standing Committee members. The National Assembly chairman shall sign the ordinances.
4. In cases where the ordinances have not yet been passed or have been partially passed, the consideration and passage of such draft ordinances at subsequent sessions shall be decided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the agencies in charge of the evaluation."
14. To amend and supplement Article 60 as follows:
"Article 60.- Setting up of committees for drafting resolutions and decrees
1. The Government shall decide on the agencies in charge of drafting resolutions or decrees.
The agencies in charge of the drafting shall set up drafting committees.
For decrees mentioned at Point b, Clause 2, Article 65 of this Law, the Government shall decide to set up drafting committees.
2. A drafting committee shall be composed of a representative of the agency in charge of the drafting as its head and representatives of the evaluating agency and other concerned agencies and organizations, specialists and scientists as its members.
3. The agencies in charge of the drafting shall have to ensure conditions for the operation of the drafting committees, be accountable to the Government for the contents and quality of draft documents and the drafting tempo.
4. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, which participate in the drafting committees shall have to give written opinions on the contents related to their working domains and be answerable for their opinions."
15. To amend and supplement Article 61 as follows:
"Article 61.- Tasks of the committees for drafting resolutions and decrees
When drafting resolutions or decrees, the drafting committees shall have the following tasks:
1. Reviewing the situation of law enforcement, evaluating current legal documents related to the draft documents; surveying and assessing the actual situation of social relations related to the principal contents of the draft documents;
2. Organizing the study of information and materials related to the draft documents;
3. Outlining, compiling and revising the draft documents;
4. Gathering comments of the concerned agencies, organizations and individuals as well as subjects to be directly affected by the documents within a scope and in a form appropriate to the nature and contents of each draft document;
5. Preparing the reports on and other documents related to the draft documents. Such a report must clearly state the necessity to promulgate the legal documents, the purposes, requirements, scope, subjects and principal contents of the draft documents, the matters that require guiding opinions and the matters on which opinions remain divergent;
6. Coordinating with the concerned agencies and organizations in preparing the drafts of the detailing and guiding documents;"
16. To amend and supplement Article 62 as follows:
"Article 62.- Contribution of comments to the elaboration of draft resolutions and decrees
1. Depending on the nature and contents of draft resolutions or decrees, the drafting agencies shall send the draft documents to the Nationality Council, the Central Committee of Vietnam Fatherland Front, Vietnam General Confederation of Labor, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the concerned agencies and organizations, the People’s Councils and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as the provincial level) for comments.
2. Depending on the nature and contents of draft resolutions or decrees, the Prime Minister shall assign the Government Office to publish draft resolutions or decrees on the mass media and the Internet so that agencies, organizations and individuals can give their comments.
Individuals can give their comments on draft resolutions and decrees through their agencies or organizations, directly to or by mail to the Government Office, the drafting agencies or organizations, or through the mass media.
3. The agencies drafting resolutions or decrees shall have to study the comments so as to revise the draft resolutions or decrees, then make reports on the acceptance of comments."
17. To amend and supplement Article 63 a follows:
"Article 63.- Evaluation of draft resolutions and draft decrees
1. The Ministry of Justice shall have to evaluate draft resolutions and draft decrees before submitting them to the Government.
Evaluating councils shall be set up by the Minister of Justice to evaluate resolutions and decrees drafted by the Ministry of Justice.
2. The scope of evaluation of draft resolutions and decrees shall comply with the provisions in Clause 2, Article 29a of this Law.
3. In case of necessity, the evaluating agencies shall request the drafting agencies to report on matters related to the contents of the draft resolutions or decrees, conduct by themselves or jointly with the drafting agencies field surveys of the matters related to the contents of the draft resolutions or decrees. The agencies in charge of the drafting shall have to supply information and documents in service of the evaluation of the draft resolutions or decrees.
4. The agencies in charge of the drafting shall have to study the evaluation opinions and revise the draft resolutions or decrees accordingly before submitting them to the Government. In cases where their opinions are divergent from those of the evaluating agencies, the agencies in charge of the drafting shall report them to the Government for consideration and decision.
5. The Government Office shall send draft resolutions or decrees and evaluation documents to the cabinet members before the Government’s meetings. The Government shall only consider and discuss draft resolutions or decrees when the evaluation documents are available."
18.- To amend and supplement Article 64 as follows:
"Article 64.- Order of consideration and adoption of draft resolutions and draft decrees
1. Depending on the nature and contents of draft resolutions and/or decrees, the Government may consider and adopt them at one or two meetings of the Government.
2. At the Government’s meetings, the representatives of the drafting agencies make presentation on the draft documents; the evaluating agencies present their evaluation opinions on the draft documents; then the representatives of the agencies and organizations invited to the meetings present their opinions.
3. The cabinet members discuss the matters on which opinions remain divergent.
4. Draft resolutions and decrees of the Government shall be adopted when they are voted for by over half of the total number of cabinet members.
5. The Prime Minister signs resolutions and decrees.
6. In cases where draft resolutions or decrees have not yet been adopted, the Government shall give opinions on matters which need to be revised and determine the deadline for re-submission of the draft documents."
19. To amend and supplement Article 65 as follows:
"Article 65.- Drafting and promulgation of decisions and directives of the Prime Minister
1. The drafting of decisions and directives of the Prime Minister shall be assigned and directed by the Prime Minister.
2. The agencies assigned with the drafting shall have to compile the drafts.
3. Depending on the nature and contents of draft decisions or directives, the drafting agencies shall send them to the Nationality Council, cabinet members, the chairmen of the provincial-level People’s Councils and the presidents of the provincial People’s Committees, concerned agencies, organizations and individuals for comments.
4. Depending on the nature and contents of draft decisions or directives, the Prime Minister shall assign the Government Office to publish such draft documents on the mass media and the Internet so that agencies, organizations and individuals can give comments thereon.
5. The Ministry of Justice shall have to evaluate draft decisions and directives of the Prime Minister.
6. The drafting agencies shall revise the draft documents and report to the Prime Minister on the comments of the concerned agencies, organizations and individuals.
7. The Prime Minister shall consider and sign decisions and directives."
20. To amend and supplement Article 69 as follows:
"Article 69.- Decisions, directives and circulars of the Chief Judge of the Supreme People’s Court and the Chairman of the Supreme People’s Procuracy
1. Decisions, directives and circulars of the Chief Judge of the Supreme People’s Court shall be promulgated to perform the organizational management of local People’s Courts and Military Courts and stipulate other matters under the jurisdiction of the Chief Judge of the Supreme People’s Court.
2. Decisions, directives and circulars of the Chairman of the Supreme People’s Procuracy shall be promulgated to stipulate measures to ensure the performance of the tasks and the exercise of the powers of the People’s Procuracies at all levels and stipulate other matters under the jurisdiction of the chairman of the Supreme People’s Procuracy."
21. To amend and supplement Article 70 as follows:
"Article 70.- Drafting and promulgation of decisions, directives and circulars of the Chief Judge of the Supreme People’s Court and the Chairman of the Supreme People’s Procuracy
1. The drafting of decisions, directives and circulars of the Chief Judge of the Supreme People’s Court shall be organized and directed by the Chief Judge of the Supreme People’s Court.
Draft decisions, directives and circulars of the Chief Judge of the Supreme People’s Court shall be discussed and commented by the Judges’ Council of the Supreme People’s Court. Depending on the nature and contents of draft decisions, directives or circulars, the Chief Judge of the Supreme People’s Court shall decide to send them to the Ministry of Defense, the Standing Boards of the provincial-level People’s Councils, the local People’s Courts, military courts as well as concerned agencies, organizations and individuals for comments.
The Chief Judge of the Supreme People’s Court shall sign decisions, directives and circulars.
2. The drafting of decisions, directives and circulars of the Chairman of the Supreme People’s Procuracy shall be organized and directed by the Chairman of the Supreme People’s Procuracy.
Draft decisions, directives and circulars of the Chairman of the Supreme People’s Procuracy shall be discussed and commented by the Prosecutors’ Committee of the Supreme People’s Procuracy. Depending on the nature and contents of draft decisions, directives or circulars, the Chairman of the Supreme People’s Procuracy shall decide to send them to the Supreme People’s Court, the Ministry of Justice, the local People’s Procuracies, the Military Procuracies as well as concerned agencies, organizations and individuals for comments.
The Chairman of the Supreme People’s Procuracy shall sign decisions, directives and circulars."
22. To amend and supplement Article 75 as follows:
"Article 75.- Effective time of legal documents
1. Laws and resolutions of the National Assembly and ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee shall take effect as from the dates the State President signs orders to promulgate them, except the cases where such documents prescribe other dates on which they shall take effect.
2. Legal documents of the State President shall take effect as from the dates they are published in the Official Gazette, except the cases where such documents prescribe other dates on which they shall take effect.
3. Legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy and joint legal documents shall take effect 15 days after the dates they are published in the Official Gazette or later if it is so prescribed therein. For legal documents of the Government or the Prime Minister, which stipulate measures to be implemented in an emergency state, they may prescribe their effective dates earlier."
23. To add the following Article 80a before Article 81:
"Article 80a.- Purposes of supervision and inspection
The supervision and inspection of legal documents shall be conducted to detect wrong contents of the documents so as to suspend in time their implementation, to abolish or annul the documents with a view to ensuring the constitutionality, legality and consistency of the legal system, and at the same time to make proposals to competent agencies to determine the responsibilities of the agencies or individuals that have promulgated such wrong documents."
24. To add the following Article 80b after Article 80a:
"Article 80b.- Supervision and inspection contents
The contents of the supervision and inspection of documents include:
1. The documents’ compliance with the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly as well as documents of superior State agencies;
2. The compatibility of the documents’ form with their contents;
3. The compatibility of the documents’ contents with the jurisdiction of the document-promulgating agencies."
25. To amend and supplement Article 82 as follows:
"Article 82.- Supervision and handling of unlawful documents by the National Assembly Standing Committee
1. The National Assembly Standing Committee shall exercise the right to supervise legal documents of the State agencies within the scope of its tasks and powers.
2. The National Assembly Standing Committee shall abolish by itself or at the proposals of the Nationality Council, the National Assembly’s Committees or National Assembly deputies part or the whole of legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy, which are contrary to its ordinances or resolutions; suspend the implementation of part or the whole of legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy, which are contrary to the Constitution, laws or resolutions of the National Assembly, then submit to the National Assembly for decision the abolition of part or the whole of such legal documents.
3. The National Assembly Standing Committee shall annul by itself or at the proposals of the Prime Minister, the Nationality Council, the National Assembly’s Committees or National Assembly deputies part or the whole of wrong resolutions of the provincial-level People’s Councils.
4. Within three days after signing for promulgation legal documents, the agencies which promulgate the documents under the supervising competence of the National Assembly Standing Committee shall have to send such documents to the National Assembly Standing Committee.
If detecting that the legal documents are contrary to the Constitution, laws or resolutions of the National Assembly, ordinances or resolutions of the National Assembly Standing Committee, the National Assembly Standing Committee shall suspend the implementation thereof and request the agencies which have promulgated such documents to amend or annul them according to their competence. The agencies which have promulgated such documents must abide by the opinions of the National Assembly Standing Committee."
26. To add the following Article 82a after Article 82:
"Article 82a.- Supervision of legal documents by the Nationality Council and Committees of the National Assembly
1. The Nationality Council and Committees of the National Assembly shall supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, and the heads of the ministerial-level agencies, and joint legal documents between competent State agencies at the central level or between competent State agencies and central bodies of socio-political organizations in the domains under the management of the Nationality Council or Committees.
The National Assembly’s Law Committee shall also supervise legal documents of the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy.
2. Within three days after signing for promulgation legal documents, the agencies which promulgate the documents under the supervising competence of the Nationality Council and/or Committees of the National Assembly shall have to send such documents to the Nationality Council and/or Committees of the National Assembly.
If detecting that the legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy, show signs of contradiction to the Constitution, laws or resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council and/or Committees of the National Assembly shall request the agencies which have promulgated such documents to re-consider them in order to suspend their implementation, amend or abolish such documents. Within thirty days after receiving such requests, the agencies which have promulgated such documents shall have to reply the Nationality Council and/or Committees of the National Assembly. If they refuse to suspend the implementation of such documents, amend or abolish them, the Nationality Council and Committees of the National Assembly shall propose the National Assembly Standing Committee to consider and decide.
If detecting that the legal documents of ministers or heads of the ministerial-level agencies, and joint legal documents between competent State bodies at the central level or between competent State agencies and central bodies of socio-political organizations show signs of contradiction to the Constitution, laws or resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council and/or Committees of the National Assembly shall request the agencies which have promulgated such documents to re-consider them in order to suspend their implementation, amend or abolish such documents. Within thirty days after receiving such requests, the agencies which have promulgated such documents shall have to reply the Nationality Council and/or Committees of the National Assembly. If they refuse to suspend the implementation of such documents, amend or abolish them, the Nationality Council and/or Committees of the National Assembly shall propose the Prime Minister to consider and handle them according to his competence.
27. To amend and supplement Article 83 as follows:
"Article 83.- Examination and supervision of unlawful documents by the Government
1. The Government shall examine legal documents of the ministries, the ministerial-level agencies, the provincial-level People’s Councils and People’s Committees.
2. The Prime Minister shall consider and decide to annul, or suspend the implementation of, part or the whole of legal documents of the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or the provincial-level People’s Committees, which are contrary to the Constitution, laws and legal documents of superior State agencies; consider and decide to suspend the implementation of part or the whole of resolutions of the provincial-level People’s Councils, which are contrary to the Constitution, laws and legal documents of superior State agencies, and at the same time propose the National Assembly Standing Committee to annul them.
3. The Ministry of Justice shall assist the Government in performing the uniform State management over the examination of legal documents, assist the Prime Minister in examining and handling unlawful documents of the ministries, the ministerial-level agencies, the provincial-level People’s Councils and People’s Committees."
Article 2.-
1. To amend and supplement the following words and phrases in a number of articles of the Law on the Promulgation of Legal Documents as follows:
a/ To remove the phrase "the agencies attached to the Government" in the title of Chapter V, in Articles 18, 71, 72, and 74 and Clause 2 of Article 84;
b/ To remove the phrase "the heads of the agencies attached to the Government" in the titles of Sections 1 and 2 of Chapter V, and in articles 16, 58, 66 and 84;
c/ To replace the phrase "the allocation of the State budget" with the phrase "the allocation of the central budget" in Clause 2 of Article 20.;
d/ The phrase "..., then the drafting agencies shall have to send bills and draft ordinances to Vietnam Fatherland Front and its member organizations for comments" in Paragraph 2 of Article 30 is amended into: "…, then the drafting agencies shall have to send bills and draft ordinances to the Central Committee of Vietnam Fatherland Front and central committees of its concerned member organizations for comments.";
e/ To add the phrase "draft resolutions" after the phrases "bills and draft ordinances," "bills," and "draft ordinances" in Article 29;
f/ To remove the word "control" in the title of Chapter IX.
2. To annul Clause 2 of Article 27, Clause 3 of Article 29, Article 31, Clause 3 of Article 32, and Article 85 of the Law on the Promulgation of Legal Documents.
Article 3.- This Law takes implementation effect as from the date of its promulgation.
Article 4.- The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
|
NATIONAL ASSEMBLY CHAIRMAN |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực